Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Các biện pháp tránh thai an toàn và phổ biến nhất cho phụ nữ

Áp dụng các biện pháp tránh thai an toàn là cách hiệu quả để bạn không có thai ngoài ý muốn. Tuy nhiên, không phải biện pháp tránh thai nào cũng phù hợp với mọi đối tượng. Việc hiểu rõ ưu nhược điểm của các biện pháp tránh thai sẽ giúp bạn có những lựa chọn ngừa thai an toàn, phù hợp nhất với bản thân mình.

Dưới đây là tổng hợp 8 các biện pháp tránh thai an toàn, hiện đại dành cho nữ. Bạn sẽ biết ưu nhược điểm của từng phương pháp dưới góc nhìn của Bác sĩ Sản phụ khoa Nguyễn Thị Nhung.

1. Tránh thai bằng cách uống thuốc ngừa thai hàng ngày

Thuốc ngừa thai hàng ngày (thuốc ngừa thai tháng) là một dạng viên uống tránh thai chứa hỗn hợp progesterone và estrogen. Hỗn hợp này có khả năng kiểm soát hoạt động của buồng trứng và tử cung; ngăn chặn quá trình rụng trứng tự nhiên theo chu kỳ.

Với một trong các biện pháp tránh thai an toàn này; các chất nội tiết trong thuốc sẽ làm đặc chất nhầy cổ tử cung; khiến tinh trùng khó di chuyển vào tử cung khi bạn quan hệ tình dục. Hơn nữa, uống thuốc tránh thai hàng ngày còn có thể khiến trứng khó bám vào thành tử cung; từ đó làm giảm tỷ thụ thai.

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai cao khi sử dụng đúng cách, đều đặn.
  • Có khả năng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng kinh và có thể cải thiện tình trạng da theo hướng tích cực.
  • Người dùng chủ động được thời gian tránh thai và mang thai trở lại.

Nhược điểm

  • Cần uống thuốc đều đặn. Khả năng mang thai sau khi quan hệ tình dục không an toàn cao hơn nếu bạn quên uống thuốc. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo cách xử lý khi quên uống thuốc tránh thai hàng ngày 
  • Không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không thể duy trì đều đặn uống hằng ngày.

Những đối tượng không thích hợp với việc uống thuốc tránh thai hàng ngày

  • Có thai hoặc nghi ngờ có thai.
  • Đang cho con bú (có thể dùng loại thuốc tránh thai hàng ngày chỉ chứa progestin).
  • Lớn tuổi (≥ 35 tuổi) và nghiện hoặc thường xuyên hút thuốc lá.
  • Tăng huyết áp hoặc các bệnh lý tim mạch và đông máu (bệnh mạch máu, thuyên tắc tĩnh mạch sâu, bệnh lý van tim, thiếu máu cơ tim, tai biến mạch máu não…), có nhiều nguy cơ mắc bệnh lý mạch vành.
  • Ung thư vú hay có tiền sử ung thư vú.
  • Xơ gan, suy giảm chức năng gan, u gan.
  • Bị đau nửa đầu (migrain).
  • Đái tháo đường có biến chứng (thận, thần kinh, võng mạc, mạch máu).
  • Đang bị lupus ban đỏ hệ thống và có kháng thể kháng phospholipid.

>> Bạn có thể xem thêm Khi nào phụ nữ muốn quan hệ nhất? 8 thời điểm nàng khao khát chàng mãnh liệt

2.  Ưu nhược điểm khi uống thuốc tránh thai khẩn cấp

các biện pháp tránh thai an toàn
Một trong các biện pháp tránh thai an toàn là dùng thuốc khẩn cấp, thường dùng sớm sau khi quan hệ tình dục không an toàn.

Thuốc tránh thai khẩn cấp được dùng để ngừa thai ngay sau khi bạn quan hệ tình dục trong những tình huống không an toàn; ví dụ: không dùng hoặc rách bao cao su, quên uống thuốc ngừa thai hàng ngày.

Để nâng cao hiệu quả ngừa thai của thuốc tránh thai khẩn cấp, bạn cần uống càng sớm càng tốt sau khi quan hệ tình dục. Thuốc chứa thành phần nội tiết có khả năng ngăn cản phôi thai di chuyển vào tử cung để làm tổ và phát triển. 

Tuy có hiệu quả ngừa thai cao những các chuyên gia sức khỏe sinh sản khuyến cáo bạn không nên lạm dụng thuốc ngừa thai khẩn cấp như một trong các biện pháp tránh thai an toàn.

Ưu điểm

  • Hiệu quả ngừa thai cao khi uống thuốc trong vòng 72h sau khi quan hệ tình dục không an toàn.
  • Tiện lợi, nhanh chóng, dễ tìm mua, giá cả thấp.

Nhược điểm

  • Đây là một trong các biện pháp tránh thai tuy an toàn nhưng có thể gây ra nhiều phản ứng phụ khi sử dụng như: buồn nôn, nôn, mệt mỏi, chảy máu âm đạo bất thường hoặc thay đổi chu kỳ kinh nguyệt.

Liều dùng thuốc ngừa thai ngừa thai khẩn cấp giống nhau ở phụ nữ với các mức cân nặng khác nhau. Tuy nhiên, với phụ nữ có thể trạng béo phì với chỉ số BMI >= 30 thì tác dụng tránh thai sẽ giảm gấp 3 lần so với thông thường.

Vì thế, nếu là người thừa cân, béo phì với BMI >=30, bạn nên sử dụng biện pháp ngừa thai tạm thời khác hiệu quả hơn.

3. Tiêm thuốc ngừa thai là một trong các biện pháp tránh thai an toàn

Thuốc tiêm tránh thai chứa hormone progesterone; được chỉ định tiêm một lần vào bắp tay hoặc tiêm dưới da (thường là ở tay và mông). Đây là một trong các biện pháp tránh thai an toàn có thể được thực hiện 3 tháng 1 lần để ngăn cản quá trình thụ thai.

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai cao. Con số đo lường được đạt tỷ lệ ngừa thai 99,6% sau khi áp dụng.
  • Hiệu lực thuốc kéo dài đến 3 tháng sau khi tiêm. Không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Phụ nữ muốn có con trở lại chỉ cần ngừng thuốc vài tháng.
  • Phù hợp với các đối tượng đặc biệt như người có bệnh van tim chưa có biến chứng, phụ nữ cho con bú.

Nhược điểm

  • Không phòng ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Phải theo dõi số tháng đã sử dụng để cân nhắc liều tiêm tiếp theo.
  • Có thể gây tăng cân và một số tác dụng phụ khác như: rong kinh, mất kinh, loãng xương, nhức đầu, thay đổi tâm trạng thất thường.

Về bản chất, tiêm ngừa thai là đưa hormone progestin vào cơ thể. Thuốc có thể gây giảm ham muốn tình dục của nữ giới ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên, tác dụng phụ này chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ trong số chị em đã tiêm thuốc như một trong các biện pháp tránh thai an toàn. 

Theo hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản của Bộ y tế, tùy vào thời điểm tiêm thuốc mà chị em cần kiêng quan hệ hoặc dùng các biện pháp tránh thai an toàn kèm theo như bao cao su, cụ thể:

  • Tiêm thuốc trong vòng 7 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt: bạn có thể quan hệ mà không cần dùng thêm các biện pháp tránh thai an toàn hỗ trợ. Với trường hợp đang dùng thuốc tránh thai nội tiết liên tục đúng cách cũng áp dụng tương tự.
  • Tiêm thuốc sau 7 ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt: Sau khi tiêm, trong vòng 7 ngày đầu bạn nên kiêng quan hệ hoặc dùng thêm biện pháp tránh thai khác hỗ trợ. Trường hợp vô kinh, cho con bú vô kinh cũng áp dụng tương tự.

>> Bạn có thể xem thêm Ý nghĩa của những nụ hôn trên cơ thể chàng muốn thổ lộ với bạn!

4. Ưu nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai

Ưu nhược điểm của phương pháp cấy que tránh thai
Cấy que tránh thai là một trong các biện pháp tránh thai an toàn và có hiệu quả trong thời gian dài

Que cấy tránh thai là một dụng cụ tránh thai nhỏ chứa hormone progesterone được đưa vào dưới cánh tay không thuận của phụ nữ. Khi đó, hormone từ que cấy sẽ làm ức chế quá trình rụng trứng và làm đặc chất nhầy để ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung.

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai lâu dài (lên đến 3 năm sau 1 lần cấy).
  • Nếu muốn mang thai trở lại, bạn chỉ cần gặp bác sĩ hoặc y tá để tháo que cấy ra. Bạn có thể mang thai ngay sau lần quan hệ tình dục đầu tiên kể từ lúc được tháo bỏ que cấy tránh thai.

Nhược điểm

  • Bạn phải sắp xếp thời gian đến cơ sở y tế chuyên môn để thực hiện một trong các biện pháp tránh thai an toàn này.
  • Không phòng tránh được các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Có thể gây một số phản ứng phụ sau khi cấy que tránh thai như: tăng cân, chảy máu bất thường.

Que cấy tránh thai thường sẽ giải phóng thuốc vào cơ thể ngay sau 24h. Tuy nhiên, cũng giống thuốc tiêm tránh thai; nó phụ thuộc vào thời điểm cấy mà bạn có thể cần hoặc không cần thêm một trong các biện pháp tránh thai an toàn hỗ trợ khác khi quan hệ tình dục, cụ thể:

  • Trường hợp cấy trong 7 ngày (5 ngày đối với implanon) đầu chu kỳ kinh; hoặc ngay sau phá thai, sẩy thai; hoặc đang dùng các biện pháp tránh thai an toàn như nội tiết (liên tục, đúng cách); bạn không cần dùng thêm biện pháp nào.
  • Trường hợp cấy sau 7 ngày (5 ngày đối với Implanon) đầu kinh, hoặc đang cho con bú vô kinh, hoặc quá 7 ngày sau phá thai, sẩy thai; bạn cần kiêng quan hệ tình dục hoặc sử dụng thêm các biện pháp tránh thai an toàn để hỗ trợ trong 7 ngày kế tiếp.

>> Bạn có thể xem thêm Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt cho sức khỏe và sinh lý?

5. Sử dụng miếng dán tránh thai là một trong các biện pháp tránh thai an toàn

Miếng dán tránh thai có kích thước khoảng 20cm2 được dán ở da. Một trong các biện pháp tránh thai an toàn này này chứa hormone estrogen và progestin; có hiệu quả ngừa thai trong 7 ngày sau khi dán. Sau đó, bạn cần dán miếng khác ở một vùng da khác.

Ưu điểm

  • Tiện lợi, dễ sử dụng, người dùng có thể tự dán và tự tháo.
  • Không cần phải sử dụng hàng ngày, chỉ cần thay đổi miếng dán sau mỗi tuần để đảm bảo hiệu quả ngừa thai.
  • Có khả năng điều hòa nội tiết tố và điều hòa kinh nguyệt.

Nhược điểm

  • Có thể gây kích ứng da tạo cảm giác ngứa ngáy, khó chịu ở vùng da sử dụng miếng dán.
  • Không phòng ngừa được các bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không phù hợp với phụ nữ từ 35 tuổi trở lên và các đối tượng đặc biệt như: đang cho con bú, phụ nữ mắc các bệnh lý do rối loạn nội tiết estrogen.
  • Người áp dụng một trong các biện pháp tránh thai an toàn này có thể gặp phải các tác dụng phụ như đau đầu, buồn nôn, đau ngực, tâm trạng thay đổi thất thường.

Theo các nghiên cứu và đánh giá lâm sàng, hầu hết các loại thuốc kháng sinh đều không ảnh hưởng đến tác dụng của miếng dán tránh thai. Tuy nhiên, thuốc Rifampicin và Rifabutin thường được dùng trong điều trị lao có thể làm giảm hiệu quả của miếng dán tránh thai hoặc các loại tránh thai nội tiết kết hợp khác như thuốc uống tránh thai hàng ngày kết hợp hay vòng âm đạo.

Ngoài kháng sinh, nếu đang sử dụng một số loại thuốc khác như: Thuốc kháng virus nhóm ức chế protease Ritonavir- booster và một số thuốc chống co giật như: Phenytoin, carbamazepine, barbiturate, primidone, topiramat, oxcarbazepine, lamotrigin… bạn cũng cần chú ý vì có thể gây tương tác, làm giảm tác dụng của thuốc.

>> Bạn có thể xem thêm 12 cách để nhanh hết kinh mọi chị em nên biết

6. Đặt vòng tránh thai là lựa chọn phổ biến trong các biện pháp tránh thai an toàn

đặt vòng tránh thai
Đặt vòng tránh thai cũng là một lựa chọn trong các biện pháp tránh thai an toàn, nhưng nó không phù hợp với tất cả phụ nữ.

Vòng tránh thai là một dụng cụ nhỏ (thường có hình chữ T) được đặt vào buồng tử cung của phụ nữ. Vòng tránh thai có 2 loại. Một loại chứa đồng và một loại chứa progesterone. 

Đặt vòng tránh thai cũng có thể được xem là một trong các biện pháp tránh thai an toàn và khẩn cấp nếu được bác sĩ đặt vào buồng tử cung trong vòng 120 giờ kể từ lúc quan hệ tình dục không an toàn.

Ưu điểm

  • Hiệu quả tránh thai cao và thời gian tác dụng lâu dài (từ 5 – 10 năm).
  • Khi muốn mang thai trở lại chỉ cần tháo vòng ra khỏi tử cung.

Nhược điểm

  • Tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
  • Bạn phải sắp xếp thời gian để thực hiện một trong các biện pháp tránh thai an toàn này tại các cơ sở y tế uy tín.
  • Có nhiều tác dụng phụ như: rong kinh, đau vùng hạ vị, chảy máu âm đạo bất thường.

Đặt vòng tránh thai không chống chỉ định với phụ nữ sau sinh mổ. Tuy nhiên, nếu bạn có sẹo mổ cũ từ 2 lần trở lên, các bác sĩ thường khuyên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn khác trước khi đặt vòng. Bởi sau sinh mổ sẽ tồn tại sẹo mổ cũ, tử cung không trở về vị trí bình thường nên có thể rất khó khăn trong quá trình thực hiện thủ thuật này.

>> Bạn có thể xem thêm Đặt vòng tránh thai quan hệ có đau không? Đi tìm lời giải cho chị em nhút nhát

7. Ưu nhược điểm của biện pháp tránh thai bằng bao cao su nữ

Bao cao su nữ là sản phẩm được đặt vào âm đạo ngay trước khi quan hệ tình dục. Nó đóng vai trò như một hàng rào ngăn cản tinh trùng xâm nhập vào tử cung. Từ đó, cản trở quá trình thụ thai xảy ra. 

Ưu điểm

  • Có khả năng ngừa thai và ngừa bệnh lây qua đường tình dục.
  • Không làm thay đổi nội tiết tố.
  • Chủ động khi muốn sử dụng hoặc ngừng sử dụng.

Nhược điểm

  • Dễ bị rách hoặc bong ra trong lúc quan hệ tình dục.
  • Vì ít phổ biến hơn bao cao su dành cho nam nên bạn có thể mất một khoảng thời gian để làm quen.
  • Có thể khiến bạn gặp chứng dị ứng với chất liệu của bao cao su

8. Các biện pháp tránh thai an toàn bằng mũ (nắp) chụp tử cung

Các biện pháp tránh thai an toàn bằng mũ (nắp) chụp tử cung
Mũ (nắp) chụp tử cung là một trong các biện pháp tránh thai an toàn và tiện lợi

Mũ chụp tử cung là tên gọi của một dụng cụ ngừa thai làm bằng silicone mềm, được đặt sâu bên trong âm đạo để che kín cổ tử cung. Cũng giống như bao cao su, các biện pháp tránh thai an toàn bằng mũ chụp tử cung tạo ra một hàng rào vật lý không tinh trùng xâm nhập vào tử cung để ngăn cản quá trình thụ thai.

Ưu điểm

  • Có thể tái sử dụng.
  • Phụ nữ đang cho con bú hoặc sau sinh 10 ngày có thể sử dụng được.
  • Nhỏ gọn, tiện lợi khi mang theo bên mình.
  • Không chứa nội tiết tố nên hạn chế tối đa việc làm rối loạn nội tiết khi cơ thể.

Nhược điểm

  • Khó sử dụng đúng cách
  • Làm tăng nguy cơ viêm nhiễm âm đạo hoặc mang thai khi sử dụng sai cách
  • Kích thước tử cung của bạn có thể thay đổi sau khi sinh con. Vì thế, với các biện pháp tránh thai an toàn bằng mũ chụp tử cung, bạn cũng phải thay đổi kích thước nắp để vừa với tử cung.
  • Bạn có thể bị dị ứng với chất diệt tinh trùng có ở nắp chụp tử cung.

Theo Tổng cục thống kê (Điều tra BĐDS và KHHGĐ, 1/4/2020), trên toàn quốc, năm 2020, trong tổng số phụ nữ 15-49 tuổi sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn thì tỷ lệ phụ nữ sử dụng vòng tránh thai lên đến 45,3%. Sau đó là thuốc tránh thai hằng ngày đường uống chiếm 23,2 % và các biện pháp tránh thai an toàn bằng bao cao su chiếm 18,1%.

[inline_article id=258874]

Theo Bác sĩ Nhung, ngừa thai bằng cách đặt vòng tránh thai vẫn là một trong các biện pháp tránh thai an toàn chiếm được nhiều cảm tình của giới nữ vì hiệu quả cao, thời gian sử dụng lâu dài và ít tác dụng phụ. Tuy nhiên với các biện pháp tránh thai an toàn này, bạn nên khám phụ khoa định kỳ để đảm bảo vòng luôn nằm đúng vị trí và đảm bảo hiệu quả ngừa thai.

By Đỗ Khánh Linh

Chuyên viên Nội dung Đỗ Khánh Linh đã có gần 2 năm kinh nghiệm viết kiến thức sức khỏe thể chất và tinh thần dành cho phụ nữ, bố mẹ và những phương pháp nuôi dạy con hiệu quả.
Hiện tại, chị đang phụ trách viết bài Mẹ & Bé cho trang MarryBaby với mong muốn cung cấp các thông tin khoa học, thiết thực để giúp các bố mẹ, các gia đình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện nhất.