Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

7 cách chữa hôi miệng bằng lá ổi, mật ong và nước muối

Miệng là khu vực bẩn nhất trong cơ thể với hàng hà vô số vi sinh vật. Ai cũng có thể bị hôi miệng vào một lúc nào đó trong ngày, chẳng hạn vào sáng sớm hay khi miệng khô nước. Dưới đây là một số cách chữa hôi miệng bằng lá ổi, chữa hôi miệng bằng mật ong và trị hôi miệng bằng nước muối mà bạn có thể tham khảo. 

7 cách chữa hôi miệng bằng lá ổi, mật ong và nước muối
Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi, chữa hôi miệng bằng mật ong và trị hôi miệng bằng nước muối

Kể cả người khỏe mạnh cũng có rất nhiều vi khuẩn trong miệng. Số lượng vi khuẩn được cân bằng nhờ phản ứng miễn dịch bình thường của cơ thể cũng như môi trường bên trong miệng. Tuy nhiên, việc thờ ơ trong chăm sóc răng miệng sẽ dẫn tới hôi miệng.

Thức ăn thừa mắc kẹt trong kẽ răng và sâu trong họng sẽ cung cấp dưỡng chất cho vi khuẩn sinh sôi. Những vi khuẩn này cùng với các sản phẩm phụ của quá trình trao đổi chất sẽ góp phần gây ra hơi thở khó chịu.

Tình trạng khô miệng cũng góp phần khiến hơi thở “rau mùi”. Nước bọt rất cần thiết để dưỡng ẩm miệng, trung hòa các axit do mảng bám gây ra, đồng thời rửa trôi các tế bào chết tích tụ trên lưỡi, nướu và bên trong má.

Các cách chữa hôi miệng bằng lá ổi

Các cách chữa hôi miệng bằng lá ổi
Lá ổi trị được nhiều bệnh liên quan đến răng miệng và hơi thở

Một nghiên cứu vào năm 2014 đăng trên tờ tạp chí dược liệu học Pharmacognosy Review cho rằng lá ổi rất hiệu quả trong điều trị bệnh nha chu. Nó có công dụng chống mảng báng, chống viêm nhiễm, kháng khuẩn và chống oxy hóa. Lá ổi giúp răng nướu chắc khỏe và trị hôi miệng tận gốc rễ.

Các tác dụng của lá ổi đối với hơi thở

– Giúp hơi thở thơm mát: Chức năng quan trọng của lá ổi là tạo môi trường tươi mát trong miệng, giúp hơi thở thơm mát cả ngày.

– Tiêu diệt mầm bệnh: Hàm lượng vitamin C trong lá ổi gấp 4 lần quả cam và vitamin A gấp 10 lần quả chanh, giúp tăng cường sức khỏe răng miệng, ngăn ngừa loét miệng dẫn tới hôi miệng. Vitamin C còn giúp loại bỏ vi khuẩn xung quanh răng và lưỡi.

– Ngăn ngừa viêm họng: Nhiễm trùng cổ họng khiến vi khuẩn càng sinh sôi mạnh mẽ, gây hôi miệng. Lúc này, lá ổi đóng vai trò như lá kinh giới cay, giúp đẩy lùi tình trạng viêm họng.

– Giảm sưng đau viêm nhiễm: Lá ổi giúp giảm nhanh các triệu chứng viêm xung quanh miệng, trị đau họng và đau nướu hiệu quả, đặc biệt với những người mắc chứng răng nhạy cảm.

[inline_article id=255261]

5 cách sử dụng lá ổi để trị hôi miệng

– Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi bằng cách uống hoặc súc miệng: Bạn đun sôi 250ml nước, rửa sạch 4-6 lá ổi, cho vào nồi nước sôi và để lửa liu riu trong 5 phút cho đến khi lá ổi chuyển màu. Tắt bếp, chắt nước vào cốc hoặc lọ thủy tinh, vắt thêm tí nước cốt chanh hoặc vài lát gừng vào để tăng hương vị. Bạn uống khi còn ấm hoặc dùng như nước súc miệng để trị đau và hôi miệng, sưng nướu.

– Nhai lá ổi, một cách chữa hôi miệng bằng lá ổi: Lá ổi rất giàu axit tannic, malic, oxalic và phosphoric cũng như canxi, oxalate và mangan giúp hơi thở thơm tho. Bạn rửa sạch lá ổi rồi nhai trong miệng 2 lần mỗi ngày, hoặc ăn quả ổi xanh vài lần trong tuần cũng giúp cải thiện hơi thở “rau mùi”. Việc nhai lá ổi cũng giúp giảm đau răng và trị chảy máu chân răng.

lá ổi luộc
Bạn luộc một ít nước lá ổi để súc miệng

– Cách chữa hôi miệng bằng lá ổi – ngậm nước lá ổi với bạc hà: Bạn cho vài lá ổi và lá bạc hà vào máy xay nhuyễn, sau đó lọc bã chắt lấy nước cốt rồi ngậm trong 5 phút để loại bỏ mảng bám gây hôi miệng. Súc miệng lại bằng nước ấm. Phần nước cốt còn thừa bạn bảo quản trong tủ lạnh tối đa 3 ngày.

– Đánh răng với kem lá ổi: Bạn cho lá ổi vào cối, rắc thêm muối giã nát, vắt lấy nước cốt, trộn với một ít kem đánh răng. Bạn dùng bàn chải quết hỗn hợp này để làm thành kem đánh răng như bình thường. Thực hiện 2 lần sáng, tối sẽ giúp hơi thở tươi mát, răng chắc nướu khỏe.

Trị hôi miệng bằng nước muối

trị hôi miệng bằng nước muối
Nước muối trị hôi miệng rất hiệu quả

Súc miệng bằng nước muối sẽ trung hòa các axit trong cổ họng, giúp duy trì độ pH cân bằng trong miệng, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi.

Nước muối cũng giúp loại bỏ đờm trong đường hô hấp và khoang mũi, giảm viêm đau họng, đồng thời tống khứ các vi khuẩn và virus tắc nghẽn trong miệng. Súc miệng để trị hôi miệng bằng nước muối ấm 3 lần mỗi ngày sẽ giảm nguy cơ đường hô hấp trên đến 40%.

Chưa kể nước muối còn giúp giảm đau do viêm amidan, trị chảy máu chân răng, đau răng và sưng nướu, đồng thời giúp các vết loét mau lành.

Trị được tất cả những vấn đề này thì hôi miệng cũng sẽ không còn. Do đó mỗi ngày, đặc biệt là vào sáng sớm, bạn nên súc miệng bằng nước muối. Bạn pha nửa thìa cà phê muối vào cốc nước ấm, khuấy đều. Hớp một ngụm lớn rồi đảo trong miệng, ngửa đầu ra sau. Khoảng 30 giây thì bạn nhổ ra ngoài. Lặp lại cho tới khi hết cốc nước.

Trị hôi miệng bằng mật ong

Trị hôi miệng bằng mật ong
Trị hôi miệng bằng mật ong

Trong mật ong không có không khí, do đó mật ong có thể bảo quản lâu mà không sinh vi khuẩn hay nấm. Mật ong có tính kháng khuẩn rất cao, giúp loại bỏ hại khuẩn trong miệng và tạo môi trường lý tưởng cho lợi khuẩn phát triển. Nhờ vậy mà hơi thở của bạn cũng sạch thơm hơn.

– Trị hôi miệng bằng cách thoa mật ong lên nướu: Bạn thoa đều mật ong lên nướu, sau đó dùng lưỡi trét đều mật ong trong vòm miệng để loại bỏ hại khuẩn. Thực hiện trong 3-5 phút cho đến khi mùi hơi thở biến mất.

– Trị hôi miệng bằng mật ong và quế: Bạn hòa 1 thìa cà phê mật ong với nửa thìa bột quế trong cốc nước ấm. Súc miệng bằng hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày vào sáng và tối.

– Chữa hôi miệng bằng mật ong và baking soda (thuốc muối): Bạn hòa 1 thìa cà phê baking soda với 1 thìa cà phê mật ong trong nước ấm, uống một lần mỗi ngày. Thực hiện trong vài ngày thì hơi thở sẽ thơm tho hơn.

[inline_article id=228793]

Hy vọng các thông tin về cách chữa hôi miệng bằng lá ổi, chữa hôi miệng bằng mật ong, trị hôi miệng bằng nước muối sẽ hữu ích với bạn. Song chúng chỉ có thể trị được chứng hôi miệng thông thường. Một số căn bệnh cũng có thể là nguyên nhân gây hôi miệng và cần được trị đến nơi đến chốn như bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, viêm phổi hoặc viêm phế quản, viêm xoang mãn tính, tiểu đường, trào ngược axit mãn tính, bệnh gan hoặc bệnh thận. Lúc này bạn cần đi khám bác sĩ để trị dứt bệnh, đừng quên uống nước thường xuyên để ngăn ngừa khô miệng nhé.

Xuân Thảo

By Thu Hoàng

Hoàng Diệu Thu là biên tập viên dày dạn kinh nghiệm của MarryBaby và có thể viết tốt hầu hết các chuyên mục về Mẹ và Bé.