Cách trị sẹo lâu năm cho bé có khó không? Thật ra, sự hình thành sẹo là một phần của quá trình cơ thể tự chữa lành, do đó sẹo không gây tiêu cực cho sức khỏe nên cũng không cần điều trị. Tuy nhiên, những vết sẹo này vẫn làm “đau đầu” phụ huynh vì nó sẽ ảnh hưởng xấu tới ngoại hình của bé yêu.
Do đó, cách trị sẹo lâu năm hướng tới kết quả là làm giảm sự xuất hiện, làm mờ các vết sẹo để bảo đảm tính thẩm mỹ cho làn da của trẻ. Về cơ bản, để có kết quả này, bạn có thể áp dụng các phương pháp sau đây:
Các cách trị sẹo lâu năm theo phương pháp y khoa hiện đại
Những phương pháp hiện đại như cách trị sẹo lâu năm, cách trị sẹo rỗ lâu năm, cách trị sẹo lồi lâu năm, cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo… thường áp dụng cho trẻ em là:
1. Kem xóa sẹo
Bạn có thể mua chúng ở các cửa hàng dược phẩm. Cách trị sẹo lâu năm này thường được thực hiện theo phương pháp dùng kem để thoa lên vết thương mới kéo da non.
Đối với trẻ sơ sinh, bạn nên mua loại kem xóa sẹo dành riêng cho độ tuổi này để trị sẹo lồi, trị sẹo rỗ và cũng là cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo. Lý do là vì những loại kem ở độ tuổi lớn hơn có thể chứa steroid sẽ gây hại cho con.
2. Tiêm steroid
Tiêm steroid là cách để trị sẹo lồi lâu năm, cách làm vết thương mau lành không để lại sẹo. Bạn chỉ nên dùng phương pháp này khi có chỉ định của bác sĩ và cách này cũng rất hiếm được áp dụng đối với trẻ em.
3. Phẫu thuật loại bỏ sẹo
Phương pháp phẫu thuật là một cách để trị sẹo lồi lâu năm, cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo đáng để bạn cân nhắc. Cách này tuy tốn nhiều chi phí nhưng thường mang lại kết quả tốt nhất về mặt thẩm mỹ.
4. Dùng laser
Một chùm tia năng lượng cao sẽ đốt mô sẹo lớn. Không giống như điều trị bằng phẫu thuật, điều trị bằng laser khó loại bỏ được sẹo, nhưng lại khá thành công trong việc làm giảm sự hiện diện của sẹo như làm mờ, thu hẹp vùng sẹo.
Tuy nhiên, phương pháp này không được khuyến khích cho trẻ em.
5. Tấm silicon
Một miếng thạch cao có chứa gel silicon được dán lên vết sẹo. Liệu pháp này có hiệu quả tốt nhất trên vết thương mới lành. Đây cũng là cách trị vết sẹo lồi, cách trị vết sẹo thâm hiệu quả bằng cách tạo áp lực lên vết thương, bảo vệ nơi collagen đang xây dựng lại mô da.
6. Áp lạnh
Đây là phương pháp sử dụng độ lạnh (chườm đá lên vết thương). Cách trị sẹo lâu năm, trị sẹo rỗ lâu năm, trị sẹo lồi lâu năm, làm vết thương mau lành không để lại sẹo, cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo… đơn giản mà bạn có thể thử áp dụng,
Lưu ý: Trước khi áp dụng các phương pháp điều trị này, bao gồm cả kem xóa sẹo cho trẻ sơ sinh, bạn nên tham khảo kỹ ý kiến của bác sĩ điều trị để phòng ngừa các tác dụng phụ không phù hợp với độ tuổi của bé cưng, bạn nhé!
Các cách trị sẹo lâu năm, cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo tại nhà
Các cách trị sẹo lâu năm theo phương pháp y khoa hiện đại đòi hỏi chi phí cao và đôi khi phức tạp. Do vậy, các cách trị sẹo lâu năm tại nhà cũng có thể hỗ trợ việc trị sẹo và đem tới hiệu quả tốt. Bạn tham khảo nhé!
1. Phương pháp thoa lên vết sẹo
- Nha đam: Chất gel trong nha đam có đặc tính chăm sóc da. Đây cũng là một chất dưỡng ẩm chống vi khuẩn, chống nấm tự nhiên. Bạn có thể trị sẹo bằng cách thoa gel lên vết thương, để trong 30 phút và rửa sạch. Thực hiện 2 lần/ngày.
- Dầu dừa: Dầu dừa đã được sử dụng từ bao đời nay để trị sẹo. Bạn làm ấm dầu dừa rồi thoa lên vùng bị sẹo trong 2-4 phút. Thực hiện 3 lần/ngày.
- Gỗ đàn hương: Trộn một thìa bột gỗ đàn hương với vài giọt dầu nền để tạo thành hỗn hợp sền sệt. Dùng tăm bông chấm hỗn hợp này lên vết sẹo và rửa sạch sau 20 phút. Thực hiện 3 lần/ngày. Bạn cũng có thể trộn bột gỗ đàn hương với bột nghệ, tỷ lệ bằng nhau rồi dùng như cách trên.
2. Phương pháp tối ưu hóa dinh dưỡng: Biện pháp cực quan trọng trong cách trị vết thương trên mặt không để lại sẹo, trị sẹo rỗ, trị sẹo lồi
Đây là biện pháp cực quan trọng bạn cần thực hiện cho trẻ để giảm thiểu sẹo sau khi bị thương. Con cần ăn nhiều thực phẩm có lợi, đồng thời giảm lượng thức ăn cản trở quá trình lành vết thương. Điều này sẽ đẩy nhanh quá trình làm lành và tránh hoặc hạn chế để lại sẹo sau này.
* Trẻ bị sẹo kiêng ăn gì?
Dinh dưỡng đóng một vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa sẹo. Một số thực phẩm chứa các chất dinh dưỡng có thể giúp hỗ trợ cách trị sẹo lâu năm, cải thiện quá trình chữa lành vết thương và củng cố mô trong cơ thể. Trong khi đó, nhiều thực phẩm cũng có thể cản trở quá trình phục hồi da và kéo dài thời gian lành sẹo. Nếu bé cưng đang có một vết thương sắp lành thì đã đến lúc bạn phải nghiêm túc xem lại chế độ dinh dưỡng của con.
Để hiểu nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể bé yêu, bạn cần biết chữa lành vết thương là một quá trình phức tạp với ba giai đoạn chính: gây viêm; sinh trưởng và phát triển tế bào ở vết thương (tăng sinh) và tái tạo (chữa lành).
Gây viêm
Khi bắt đầu quá trình chữa lành, cơ thể cần thêm chất dinh dưỡng để cung cấp cho vết thương. Sưng tấy có thể xảy ra để kiểm soát chảy máu, tiêu diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng và cho phép các tế bào sửa chữa di chuyển đến vết thương. Lúc này, cơ thể phải sử dụng năng lượng và protein dự trữ.
Vì vậy, vết thương làm cơ thể có nhu cầu cao hơn về năng lượng, protein, vitamin và khoáng chất trong thời gian đầu.
Sinh trưởng và phát triển tế bào ở vết thương (tăng sinh)
Trong giai đoạn này, mô liên kết mới và các mạch máu siêu nhỏ được gọi là mô hình thành trên bề mặt vết thương. Chúng cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng và oxy để phát triển, kéo các tế bào nơi vết thương lại gần với nhau.
Tái tạo
Giai đoạn cuối cùng là tái tạo. Đây là lúc tái tạo collagen và vết thương được đóng lại hoàn toàn. Tế bào được sử dụng trong giai đoạn sửa chữa ban đầu bị loại bỏ (các vết mài). Collagen nằm trong giai đoạn tăng sinh được thay thế bằng collagen dày, ngăn nắp, giúp làm mịn và tăng cường độ bền của làn da ở vết thương và giảm độ dày của sẹo. Giai đoạn tu sửa này bắt đầu khoảng 3 tuần sau khi vết thương hiện diện và có thể kéo dài hơn một năm. Nếu dinh dưỡng đủ, vết thương sẽ nhanh lành và giảm nguy cơ hình thành sẹo.
Do vậy, trên quy trình chữa lành vết thương đó, rõ ràng có nhiều thực phẩm mà bạn không nên cho trẻ ăn trong lúc này. Đó là gì?
♦ Đường
Vì sao trong câu trả lời trẻ bị sẹo kiêng ăn gì lại gọi tên của đường? Đường không có công dụng tích cực đối với làn da. Đặc biệt, chất này có thể làm suy giảm lượng collagen và elastin của cơ thể.
Collagen và elastin có vai trò cấu trúc da, tạo nên độ dày và đàn hồi cho da. Mô sẹo hình thành khi nơi đây hiện diện ít collagen hơn mức cần phải có. Và việc ăn nhiều đường có nguy cơ làm suy giảm collagen và elastin khiến vết sẹo dày và rõ hơn.
Hãy chủ động giúp trẻ tránh xa đường, để ý cả phần đường ẩn trong thực phẩm chế biến sẵn khi con đang có vết thương sắp lành.
♦ Thực phẩm giàu nitrat
Trong quá trình chữa lành vết thương thì sự thông suốt, chắc khỏe của các mạch máu hướng đến vết thương rất quan trọng. Đây là những “nhà cung cấp chính” chất dinh dưỡng và oxy cần thiết để sửa chữa “sự cố” xảy ra. Việc dung nạp nhiều thực phẩm chứa nitrat có thể gây tổn thương các mạch này, làm suy giảm quá trình chữa lành của cơ thể.
Nitrat có lợi cho sức khỏe khi chúng hiện diện trong rau quả nhưng khi được bổ sung trong thực phẩm chế biến sẵn như thịt xông khói, xúc xích thì nitrat hóa học này là chất bảo quản, rất có hại cho cơ thể. Việc ăn nhiều thực phẩm giàu nitrat có thể gây ra chứng xơ vữa động mạch. Các mảng chất béo hình thành trong mạch máu làm cản trở lưu lượng máu, giảm thời gian chữa lành của cơ thể và dễ hình thành sẹo. Và bạn cũng cần nhớ xơ vữa động mạch về lâu dài có thể dẫn đến đột quỵ, đau tim và rối loạn chảy máu.
♦Caffeine
Caffeine nằm trong danh sách những thực phẩm cần tránh trong quá trình chữa lành vết thương. Mặc dù caffeine được biết đến với đặc tính chống oxy hóa mạnh, nhưng việc hấp thụ quá nhiều caffeine không chỉ gây cản trở sự hấp thụ chất dinh dưỡng mà còn làm cơ thể mất nước khiến da giảm độ đàn hồi và trở nên mỏng manh, dễ bị tổn thương.
Caffeine cũng có thể hạn chế việc cung cấp chất dinh dưỡng và oxy cho vết thương. Tình trạng làm giảm lượng máu do mất nước gây ra sự thiếu máu khiến quá trình sinh trưởng, phát triển, kết dính và di chuyển của tế bào mới bị hạn chế. Từ đó, vết thương cũng chậm lành.
Caffeine hiện diện nhiều trong ca cao, thường có mặt trong ác món bánh trẻ thích như bánh kem, chocolate…, bạn hãy cẩn trọng khi cho trẻ ăn cũng là cách trị sẹo lâu năm nhé!
Bên cạnh việc kiêng cữ, trẻ bị sẹo không nên ăn gì thì bạn cũng cần biết trẻ bị sẹo nên ăn gì để cải thiện quá trình chữa lành vết thương và hình thành sẹo.
* Trẻ bị sẹo nên ăn gì?
Mặc dù sự hình thành sẹo sẽ khác nhau ở mỗi con trẻ, nhưng việc đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng cho bé sẽ cải thiện quá trình lành vết thương và giúp tăng cường sức khỏe tổng thể cho con cưng.
Để vết thương của trẻ sớm lành và không để lại sẹo, bạn cần bổ sung những chất dinh dưỡng sau đây trong bữa ăn của con cưng nhé!
♦ Chất đạm
Protein được chia thành các axit amin, hai trong số đó rất quan trọng đối với việc chữa lành vết thương: L-Arginine và glutamine. Các axit amin này sẽ giúp hình thành collagen, rất quan trọng cho sức mạnh của làn da.
- L-Arginine: Có trong những thực phẩm như đậu nành, lạc (đậu phộng), hạt bí ngô, tảo xoắn, thịt gà.
- Glutamine: Có trong những thực phẩm giàu protein như thịt bò, thịt gà, cá, trứng và các loại rau củ quả như đậu, củ dền, bắp cải, rau chân vịt, cải xoăn, cà rốt, mùi tây, cần tây, đu đủ và thực phẩm lên men như miso.
♦ Vitamin nhóm B
Vitamin B1 và B5 rất cần thiết để tăng tốc độ chữa lành vết thương, khiến quá trình này diễn ra dễ dàng bằng cách tăng cường mô và tăng số lượng nguyên bào sợi giúp tiết ra collagen.
Bạn có thể tìm thấy vitamin B trong các loại thực phẩm như trứng, thịt gia cầm, cá, rau xanh và các loại đậu, hạnh nhân, bơ, đậu lăng, hạt hướng dương, dưa đỏ, cà chua, lạc, khoai lang, nấm, ngũ cốc nguyên hạt, đậu Hà Lan, hạt mè, đậu nành và dưa hấu.
♦ Vitamin C
Vitamin C là một trong những chất chống oxy hóa, quan trọng nhất để chữa lành vết thương vì làm tăng độ bền của thành mạch máu và hỗ trợ sản xuất collagen.
Vitamin C có nhiều trong các loại rau lá xanh và trái cây họ cam quýt.
♦ Vitamin A
Vitamin A cũng là một chất chống oxy hóa quan trọng đối với sức khỏe làn da. Vitamin này hỗ trợ phản ứng viêm và có thể giúp ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.
Khi vết thương đang lành, vitamin A rất quan trọng để kích thích sự phát triển của các mạch máu mới và sản xuất các mô liên kết, giảm hình thành sẹo.
Rau lá xanh đậm, cá và trứng đều là những nguồn cung cấp vitamin A. Thận trọng khi bổ sung vitamin A vì trẻ có thể bị ngộ độc nếu dùng quá liều.
Tâm lý trẻ 6 tuổi và cách giải quyết những vấn đề thường gặp
6 tuổi là thời điểm mà 70% nền tảng cho cuộc sống sau này của trẻ được định hình. Vậy làm sao để tâm lý trẻ 6 tuổi luôn ổn định và đi đúng hướng?
♦ Kẽm
Một trong những khoáng chất quan trọng nhất trẻ cần dung nạp để cải thiện sự hình thành sẹo, có cách trị sẹo lâu năm là kẽm.
Kẽm hỗ trợ quá trình tổng hợp protein và sự phát triển của collagen. Việc cung cấp đủ kẽm có khả năng khiến vết thương lành nhanh hơn so với bình thường là 43%. Đồng thời, sự thiếu hụt khoáng chất vi lượng này cũng làm chậm thời gian chữa lành và gây ra những vết sẹo xấu.
Kẽm hiện diện nhiều trong cá, thịt gia cầm và trứng và các loại đậu, hạt…
Hãy tối ưu hóa dinh dưỡng của bé cưng để tăng tốc độ chữa lành vết thương, hạn chế các vết sẹo xấu! Chế độ dinh dưỡng này cần được duy trì lâu dài vì tùy theo vết thương thì giai đoạn lành hẳn ở trẻ có thể kéo dài hơn một năm đấy. Đây cũng là chế độ ăn lành mạnh bạn nên tập cho trẻ từ nhỏ để con có một thân thể luôn khỏe mạnh, bạn nhé!
C.L.T