Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư được không là thắc mắc chung của rất nhiều người. Vì sao sàng lọc ung thư lại quan trọng đến vậy trong thời đại ngày nay?
Nguyên nhân là do môi trường sống ngày càng ô nhiễm, thực phẩm bẩn tràn lan, lối sống không lành mạnh, ăn uống thiếu khoa học, sử dụng nhiều thuốc lá, rượu bia… khiến nguy cơ mắc ung thư của người Việt ngày càng tăng cao.
Xét nghiệm máu là một trong những xét nghiệm phổ biến, không gây đau đớn hay tốn quá nhiều thời gian nên rất nhiều người muốn tìm hiểu xem chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư được không. Cùng tìm hiểu câu trả lời ngay sau đây nhé!
Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư được không?
Câu trả lời là có thể nhưng còn nhiều khía cạnh khác cần phải xem xét.
1. Xét nghiệm máu không thể hiện được 100% bản chất của ung thư
Nếu bạn thắc mắc chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư được không thì câu trả lời là được. Tuy nhiên, như tiêu đề đã nêu rõ, xét nghiệm máu không thể hiện được 100% bản chất của ung thư.
Nguyên nhân là do máu và khối u thường có những chất tương đồng nhau, điều này dễ dẫn đến kết quả sai lệch. Vì vậy người bệnh không nên tự đánh giá chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư mà nên thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác theo chỉ định của bác sĩ để có kết quả chính xác nhất.
2. Xét nghiệm máu không phát hiện được tất cả các loại ung thư
Thực chất, ung thư là căn bệnh đa hình thái với hơn 200 loại và có thể xuất hiện ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể. Mỗi loại ung thư sẽ có phương pháp phát hiện khác nhau.
Một số loại tiết ra các dấu ấn ung thư rất ít trong máu. Nếu trong quá trình làm mà thấy chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư cao hơn bình thường, bác sĩ chỉ có thể nghi ngờ chứ chưa đưa ra kết luận cuối cùng được.
Vì vậy, có thể nói nếu chỉ xét nghiệm máu thì không thể tầm soát được tất cả các loại ung thư. Bác sĩ chỉ đưa ra chỉ định xét nghiệm máu phát hiện ung thư trong một số trường hợp đặc biệt chứ không phải tất cả.
[inline_article id=272806]
Ưu và nhược điểm của phương pháp phát hiện ung thư bằng xét nghiệm máu
Dưới đây là những ưu, nhược điểm khi bạn chọn cách phát hiện ung thư bằng xét nghiệm máu:
1. Ưu điểm
- Tìm ra các dấu ấn ung thư: Là các protein đặc biệt do tế bào ung thư hoặc các hormone sinh ra. Khi nồng độ của các dấu ấn này tăng cao thì bác sĩ có thể nghi ngờ bệnh nhân đang mắc bệnh ung thư để chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm chuyên sâu khác.
- Phát hiện các gen gây ung thư: Ung thư hình thành do đột biến gen trong cơ thể. Hình thức xét nghiệm này hiện vẫn còn mới và đang được kỳ vọng sẽ mang lại kết quả chính xác hơn phương pháp xét nghiệm tìm ra dấu ấn ung thư.
2. Nhược điểm
- Độ chính xác thấp: Nồng độ của một số chất tăng cao chưa thể kết luận là do ung thư mà còn có thể là do những bệnh lý khác. Vì vậy, chưa thể kết luận là người đó có mắc ung thư hay không nếu chỉ dựa vào xét nghiệm máu
- Phương pháp này phát hiện được ung thư ở giai đoạn rất muộn: vì các chất chỉ điểm khối u trong máu chỉ tăng khi bệnh đã ở giai đoạn muộn, ở giai đoạn sớm thì tỷ lệ phát hiện bất thường bằng xét nghiệm máu vẫn chưa có nhiều.
Chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư nào?
Tùy từng loại ung thư mà người ta phân tích những chỉ số khác nhau. Dưới đây là những chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư cơ bản để bạn tham khảo:
Chỉ số | Nguy cơ mắc ung thư |
CEA | Ung thư vú, vùng đầu cổ, đại trực tràng, thực quản, phổi, dạ dày, gan, tụy, tuyến giáp, buồng trứng, cổ tử cung |
AFP | Ung thư gan nguyên phát, buồng trứng, tinh hoàn |
CA 125 | Ung thư buồng trứng, phổi, vú, tử cung và các đường tiêu hóa |
CA 19-9 | Ung thư dạ dày, tuyến tụy, đường tiêu hóa |
CA 15-3 | Ung thư vú, phổi |
CYFRA 21-1 | Ung thư thực quản, phổi, vú, tuyến tụy, cổ tử cung |
CA 72-4 | Ung thư dạ dày, buồng trứng, tinh hoàn |
NSE | Ung thư phổi tế bào nhỏ, u nguyên bào thần kinh, u nội tiết |
Kháng nguyên PSA | Ung thư tuyến tiền liệt |
Ngoài xét nghiệm máu, người bệnh có thể phát hiện ung thư bằng những xét nghiệm nào khác?
Các cơ sở y tế, bệnh viện hiện nay có rất nhiều gói khám sàng lọc ung thư đa dạng để mọi người lựa chọn tùy theo mong muốn và tình trạng sức khỏe của mình.
Nhất là những người có nguy cơ cao như người hút thuốc lá, bị bệnh đại tràng, viêm gan, viêm dạ dày, rối loạn kinh nguyệt… thì càng nên đi sàng lọc sớm.
Tùy từng gói mà bác sĩ sẽ chỉ định những xét nghiệm khác nhau. Điểm chung là sẽ có thăm khám lâm sàng, quan sát và tìm kiếm các hạch, nốt ruồi, khối u bất thường trên cơ thể.
Sau đó, bạn sẽ được thực hiện chẩn đoán hình ảnh bằng các phương pháp như chụp CT, MRI, PET, siêu âm, nội soi, sinh thiết để phát hiện xem các cơ quan bên trong cơ thể có gì bất thường không.
Trong quá trình nội soi, nếu phát hiện trong cơ thể có polyp hoặc khối u, bác sĩ cũng có thể thực hiện cắt bỏ hoặc sinh thiết đồng thời.
Vừa rồi là những thông tin về chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư. Như vậy, nếu bạn thắc mắc không biết chỉ số xét nghiệm máu phát hiện ung thư được không thì câu trả lời là được, nhưng vẫn chưa đủ. Để có kết luận chính xác, bạn nên thực hiện thêm một số xét nghiệm chuyên sâu khác theo chỉ định của bác sĩ.
Hiếu Nguyên