Cà leo là loại cây thường được trồng nhiều ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Cây có vị the, tính ấm, được xem là dược liệu quý trong y học. Công dụng của cà gai leo đã được công nhận trong nhiều nghiên cứu và chứng minh trong thực tiễn.
Cà leo là loại cây thường được trồng nhiều và mọc dại ở miền Bắc và miền Trung Việt Nam. Cây có vị the, tính ấm, được xem là dược liệu quý trong y học. Công dụng của cà gai leo đã được công nhận trong nhiều nghiên cứu và chứng minh trong thực tiễn.
Hai công trình nghiên cứu khoa học là “Nghiên cứu tác dụng ức chế quá trình xơ của cà gai leo trên mô hình gây xơ gan được thực nghiệm” của TS. Nguyễn Thị Minh Khai và “Nghiên cứu công dụng trên collagenase của cà gai leo” của TS. Nguyễn Thị Bích Thu và cộng sự đã công bố cà gai leo có tác dụng trong điều trị xơ gan.
Đôi nét về cây cà gai leo
Cà gai leo tên khoa học Solanum hainanense hoặc Solanum procumbens Lour., thuộc họ Cà (Solanaceae). Cây còn có tên gọi khác như cà vạnh, cà cườm, cà quánh, cà quýnh, cà gai dây, cà lù.
Thân cà gai leo có chiều dài trung bình tầm 60 – 100cm, chia nhiều cành. Lá cây mọc so le, thuôn dài hoặc hình bầu dục, phiến lá nông. Mặt trên lá màu xanh sẫm, mặt dưới nhạt hơn, phủ lông tơ màu trắng.
Cây cà gai leo ra hoa từ tháng 4 đến tháng 9 và có quả vào tháng 9 đến tháng 12. Hoa màu trắng, hơi ngả vàng, kích thước tầm 3 x 2 mm. Quả cà gai leo mọng, hình cầu, có cuống dài, khi chín sẽ có màu đỏ, hạt màu vàng.
Hầu hết các bộ phận của cây như rễ, cành lá, quả đều có thể được dùng làm thuốc.
Các loại cà gai leo
Cà gai leo thường được phân loại theo 3 cách sau:
- Dựa trên màu sắc của hoa: Cà gai leo với hoa màu trắng thường được trồng phổ biến hơn cây có hoa màu tím. Trong đó, cà gai leo hoa trắng với dây nhỏ hơn được dùng để chế biến thành các bài thuốc chữa bệnh. Cây có hoa tím với dây lớn ít sử dụng hơn, chủ yếu được trồng để làm hàng rào.
- Dựa theo vùng miền: Cà gai leo trồng ở miền Trung thường có thân cằn cỗi, màu nâu cứng cáp. Ngược lại, cây được trồng ở miền Bắc và Nam thường có màu xanh mướt hơn, kích thước lớn và dễ trồng, dễ sống hơn.
- Dựa theo tính chất của cây: Tùy theo cách chế biến, cây sẽ được chia thành hai dạng là cà gai leo tươi và cà gai leo khô. Cà gai leo tươi có đặc điểm là nhiều nước, được sử dụng ngay sau khi thu hái. Cà gai leo khô là thành phẩm đã được sơ chế phơi hoặc sấy khô, dễ bảo quản và sử dụng lâu dài.
Công dụng của cà gai leo
Theo Đông y, cà gai leo có vị hơi the, tính ấm, có tác dụng chữa phong thấp, đau lưng, nhức xương, tiêu độc, tiêu đờm, trừ ho, giảm đau, cầm máu, trị rắn cắn, viêm gan, xơ gan, gan nhiễm mỡ.
Hiện nay, khi khoa học công nghệ phát triển mạnh mẽ, Cà gai leo là một trong các dược liệu được đầu tư với nhiều nghiên cứu đầy đủ và bài bản nhất. Cho thấy răng công dụng của cây cà gai leo có thể kể đến như:
1. Công dụng của cây cà gai leo trong điều trị viêm gan B
Cà gai leo chứa chất glycoalcaloid, giúp tăng cường hệ miễn dịch, điều trị viêm gan virus, đặc biệt là viêm gan B. Đồng thời, bài thuốc từ loại cây này còn hạn chế các triệu chứng như chán ăn, mệt mỏi, vàng da, men gan cao.
Đã có rất nhiều nghiên cứu chứng minh được tác dụng hiệu quả của cà gai leo trên các bệnh nhân viêm gan B, xơ gan và hỗ trợ điều trị ung thư gan. Ghi nhận trường hợp lâm sàng ghi nhận sau 3 tháng sử dụng bài thuốc từ cà gai leo, nồng độ vi rút trong máu giảm rõ rệt ở hầu hết các bệnh nhân, thậm chí đã ghi nhận trường hợp âm tính virus.
Hiện tại trong khi thuốc đầu tay sử dụng cho bệnh lý viêm gan B là interferon rất đắt đỏ và có nhiều tác dụng không mong muốn thì tiềm năng sử dụng cà gai leo hỗ trợ điều trị viêm gan B mạn tính thể hoạt động là rất lớn.
2. Công dụng chữa bệnh của cây cà gai leo, ức chế tế bào ung thư
Dịch chiết từ cây cà gai leo có thể ức chế được một số dòng tế bào ung thư do virus như tế bào ung thư gan (Hep 3B, PLC/PRF), ung thư cổ tử cung.
Ngoài ra, dịch này cũng có tác dụng chống oxy hóa, chống viêm, làm giảm tổn thương do oxy hóa gây ra ở gan. Theo kết quả từ nghiên cứu khoa học, dịch chiết toàn phần từ cây cà gai leo và Glycoalcaloid đều có tác dụng chống oxy hóa có ý nghĩa tương ứng là 47,5% và 38,1%.
3. Công dụng của cà gai leo khô, chữa trị phong thấp, đau nhức răng
Trước khi có các nghiên cứu chuyên sâu của Y học hiện đại như bây giờ thì rễ cà gai leo từ lâu đã được người dân tộc thiểu số trên vùng núi phía Bắc nước ta dùng để điều trị các chứng đau nhức xương khớp do phong thấp, đau răng hay chảy máu chân răng rất hiệu quả.
4. Làm chậm sự tiến triển của xơ gan
Đã có nhiều nghiên cứu chứng minh được răng dược chất glycoalkaloid trong cà gai leo có tác dụng làm chậm sự tiến triển của xơ và giảm mức độ xơ giai đoạn sớm.
5. Công dụng của cà gai leo, hỗ trợ giải độc gan, hạ men gan
Một luận án tiến sĩ y học đã nghiên cứu ra rằng: “Dịch chiết từ cây Cà gai leo có tác dụng đáng kể trong việc bảo vệ gan dưới tác dụng độc của TNT, thể hiện rõ thông qua việc hạn chế hủy hoại tế bào gan; hạn chế việc tăng trọng lượng gan do nhiễm độc TNT và giảm bớt các biểu hiện tổn thương gan trên tiêu bản vi thể”.
Có thể thấy, cà gai leo là một trong những dược liệu được nghiên cứu chuyên sâu và chứng minh được công dụng trong hỗ trợ điều trị bệnh viêm gan, ngăn ngừa xơ gan, hạ men gan, giải độc và bảo vệ gan.
6. Tác dụng giải rượu:
Theo kinh nghiệm dân gian, cà gai leo dùng chữa ngộ độc rượu rất tốt. 100 g cà gai leo khô sắc với 400 ml nước còn 150 ml, uống trong ngày khi thuốc còn ấm. Hoặc 50 g cà gai leo khô hãm với nước sôi, cho người say rượu uống thay nước.
Khi uống nhiều rượu bia, chức năng tế bào gan sẽ bị suy giảm gây tăng men gan, suy gan, xơ gan do rượu Dùng bài thuốc này sẽ nhanh chóng tỉnh rượu, bảo vệ tốt tế bào gan.
Cách dùng cà gai leo
Có nhiều cách chế biến cà gai leo, trong đó cách đơn giản và dễ làm nhất là hãm trà. Công dụng của trà cà gai leo là gì? Những ai có các bệnh về gan, dùng cà gai leo sắc uống hoặc hãm trà với liều lượng thích hợp có thể giúp bệnh tình thuyên giảm.
Cách pha trà cà gai leo
- Bước 1: Rửa sạch 50gr cà gai leo khô và cho vào ấm hãm trà.
- Bước 2: Cho nước sôi vào ấm vừa đủ ngập phần cà gai leo, sau đó bạn rót bỏ hết phần nước đó.
- Bước 3: Bạn tiếp tục dùng 200ml nước sôi hãm trà lần 2 trong vòng 10 phút.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn cho vào ấm 1 lít nước sôi nữa là có được 1 ấm trà cà gai leo thơm ngon.
Một số điều cần lưu ý khi dùng cà gai leo
Công dụng của cà gai leo trong việc điều trị các bệnh về gan đã được chứng minh. Tuy nhiên, không phải cứ dùng càng nhiều là càng tốt. Bạn cần lưu ý một số điểm dưới đây khi dùng cà gai leo để tránh “tiền mất tật mang”
- Liều lượng cà gai leo khuyến cáo dùng mỗi ngày là 16 – 20 gram. Bạn không nên dùng quá liều quy định vì có thể gây ra tác dụng phụ.
- Không nên dùng cà gai leo cho trẻ em dưới 6 tuổi, phụ nữ mang thai và cho con bú.
- Khi mua cà gai leo, bạn cần kiểm tra kỹ nguồn gốc, xuất xứ, uy tín nơi bán để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng. Việc sử dụng dược liệu giả không những không hiệu quả mà còn có thể gây ngộ độc và khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Cần tìm hiểu kỹ để tránh nhầm lẫn giữa các loại cây giống nhau trong cùng một họ. Cà gai leo có thể bị nhầm với cà tàu, cà độc dược, cà dại.
- Nếu có sử dụng thêm thuốc tây thì cách ít nhất 2 tiếng bạn mới dùng cà gai leo.
- Nếu dùng cà gai leo để chữa bệnh về gan, bạn không nên ngâm chung với rượu.
Hy vọng các thông tin về công dụng của cà gai leo trong bài viết trên sẽ hữu ích với bạn trong quá trình tìm hiểu về loại dược liệu này.
Xem thêm:
- Uống nước lá gì dễ ngủ? 4 thức uống giúp bạn ngủ ngon hơn
- Tác dụng của cây hương thảo, loài thảo mộc tuy nhỏ mà có võ
- Tại sao kẽm quan trọng đối với cơ thể và top các loại trái cây chứa nhiều kẽm nhất
- Sâm đương quy có tác dụng gì? Cách sử dụng hiệu quả cần biết?
- Uống chanh muối có tác dụng gì? Thức uống bình dân mà công dụng không ngờ