Sau đợt bùng phát dịch Covid-19 vừa qua, số ca nhiễm ngày càng tăng. Nhiều người ngoài việc cố gắng bảo vệ gia đình còn trang bị máy thở oxy cá nhân để đề phòng trường hợp nếu mắc Covid-19. Song không phải ai cũng có thể tự dùng loại thiết bị y tế này. MarryBaby sẽ hướng dẫn cách sử dụng máy thở oxy cá nhân cũng như review một số loại máy cụ thể.
Máy thở oxy là gì?
Máy thở là một thiết bị hỗ trợ hoặc tái tạo quá trình thở bằng cách bơm không khí vào phổi. Loại máy thở này có thể cung cấp thể tích, áp suất và lưu lượng cần thiết để bình thường hóa nồng độ oxy, carbon dioxide và pH trong máu. Nó theo dõi và đáp ứng các nhu cầu riêng biệt của từng bệnh nhân.
Mặc dù máy thở không tham gia vào điều trị bệnh, nhưng lại hỗ trợ phổi để thở trong khi cơ thể không tự thực hiện được.
Tác dụng của máy thở oxy
Máy thở đóng một vai trò quan trọng trong việc cứu sống người bệnh, cả trong bệnh viện và trên xe cứu thương. Những người cần thông khí thở lâu dài cũng có thể sử dụng chúng tại nhà.
Khi phổi hít vào và thở ra không khí một cách bình thường, nó sẽ hấp thụ oxy mà tế bào cần để tồn tại và thải ra carbon dioxide. Thế nhưng, Covid-19 có thể làm viêm đường hô hấp và về cơ bản, phổi sẽ bị chìm trong chất lỏng.
Máy thở giúp bơm oxy vào cơ thể một cách cơ học. Không khí đi vào cơ thể qua một ống thông từ miệng và xuống khí quản.
Máy thở được cài đặt để lấy một số nhịp thở nhất định mỗi phút. Bác sĩ sẽ quyết định lập trình cho máy thở khởi động khi bệnh nhân cần trợ giúp. Trong trường hợp này, máy sẽ tự động thổi không khí vào phổi nếu cơ thể không tự thở trong một khoảng thời gian nhất định.
Đối tượng nào cần máy thở oxy?
Mọi người đều cần thông khí để tồn tại, đặc biệt là với những người bị suy hô hấp điều này lại càng cần thiết. Nếu không nhận đủ oxy và không thải hết carbon dioxide ra ngoài, tính mạng sẽ bị đe dọa.
Có nhiều chấn thương và tình trạng có thể gây suy hô hấp và cần đến máy thở oxy, bao gồm:
– Bị chấn thương đầu
– Mắc bệnh phổi, viêm phổi
– Chấn thương tủy sống
– Bệnh bại liệt
– Ngừng tim đột ngột
– Hội chứng suy hô hấp sơ sinh
– Hội chứng suy hô hấp cấp tính (ARDS)
– Nhiễm trùng huyết
– Hỗ trợ điều trị sau phẫu thuật do dùng thuốc mê không tự thở được
Một số người mắc Covid-19 bị khó thở nghiêm trọng và lâm vào tình trạng suy hô hấp cũng được chỉ định dùng máy thở oxy. Tuy nhiên, điều này chỉ xảy ra ở những trường hợp trở nên nghiêm trọng.
>>> Bạn có thể quan tâm: Bà bầu có nên uống nước chanh sả gừng không? Cách nấu nước chanh sả gừng
Sử dụng máy thở oxy trong bao lâu?
Máy thở không chữa được Covid-19 hoặc các bệnh khác gây khó thở. Thiết bị y tế này chỉ giúp cơ thể tồn tại cho đến khi khỏi bệnh và phổi có thể tự hoạt động.
Khi bác sĩ cho rằng bệnh nhân đã đủ khỏe, họ sẽ kiểm tra nhịp thở. Máy thở vẫn được kết nối nhưng được đặt để bạn có thể tự thở. Khi bạn thở bình thường, các ống sẽ được rút ra và máy thở sẽ được tắt.
Việc sử dụng máy trợ thở oxy cá nhân tại nhà cũng như vậy.
Các loại máy thở oxy và cách sử dụng
Có nhiều loại máy thở và mỗi loại cung cấp các mức hỗ trợ khác nhau. Loại bác sĩ sử dụng sẽ tùy thuộc vào tình trạng của mỗi người.
1. Mặt nạ thở máy
Máy thở bằng mặt nạ là một phương pháp không xâm lấn để hỗ trợ thở và cung cấp oxy cho cơ thể. Để sử dụng loại mặt nạ này, bệnh nhân đeo mặt nạ che kín mũi và miệng, không khí sẽ được thổi vào đường thở và phổi.
Loại máy thở oxy cá nhân bằng mặt nạ này thường được sử dụng cho các bệnh như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Song một số bác sĩ cũng dùng loại này cho những người bị Covid-19 khó thở hoặc cơ thể không có đủ lượng oxy.
2. Máy thở cơ học
Máy thở cơ học là máy đảm nhận toàn bộ quá trình thở. Bác sĩ sử dụng chúng khi một người không thể tự thở.
Máy thở cơ học hoạt động thông qua một ống đường lồng qua cổ họng, bơm không khí vào phổi và vận chuyển carbon dioxide đi. Bộ phận thông gió điều chỉnh áp suất, độ ẩm và nhiệt độ của không khí. Điều này cho phép các chuyên gia chăm sóc sức khỏe kiểm soát nhịp thở và mức oxy của một người.
Những người bị Covid-19 nếu bị nặng sẽ cần một máy thở cơ học.
[inline_article id=225336]
3. Túi hồi sức bằng tay
Túi hồi sức bằng tay hay còn gọi là máy hồi sức bằng tay là thiết bị cho phép mọi người điều khiển luồng không khí của máy thở bằng tay. Các thiết bị này bao gồm một túi rỗng, hay còn gọi là “bàng quang” và chúng ta có thể tự bóp để bơm không khí vào phổi.
Thiết bị y tế này có thể được gắn vào máy thở mặt nạ, hoặc nếu bệnh nhân được đặt nội khí quản, bác sĩ có thể gắn một thiết bị vào ống trong cổ họng người bệnh.
Túi hồi sức bằng tay là một giải pháp tạm thời nếu một ai đó đang sử dụng máy thở cơ học nhưng phải ngưng sử dụng nó, chẳng hạn trường hợp mất điện.
4. Máy thở mở khí quản
Loại máy thở này chỉ dành riêng cho những người đã trải qua phẫu thuật mở khí quản. Đây là một thủ thuật mà bác sĩ tạo một lỗ mở trong khí quản và đưa một ống vào, cho phép không khí đi vào và ra. Điều này giúp người bệnh thở mà không cần sử dụng mũi hoặc miệng.
Có nên sử dụng máy thở oxy cá nhân tại nhà hay không?
Theo các chuyên gia y tế, thở bằng các loại máy thở cũng có nhiều rủi ro. Một người thở càng lâu thì rủi ro càng cao. Các biến chứng có thể bao gồm:
– Xẹp phổi, tổn thương phổi, phù phổi, tràn khí màng phổi…
– Hút hoặc hít thở các chất lạ vào đường thở (ví dụ: nước bọt)
– Nhiễm trùng xoang
– Tắc nghẽn đường thở
– Tổn thương dây thanh âm lâu dài do đặt nội khí quản
Để hạn chế rủi ro, bác sĩ hoặc nhân viên y tế có kinh nghiệm sẽ thực hiện một số bước để giảm khả năng xảy ra các biến chứng này. Chẳng hạn như theo dõi chặt chẽ những người đang sử dụng máy thở, điều chỉnh áp suất không khí và mức oxy phù hợp với tình hình bệnh nhân hoặc cho người bệnh sử dụng thêm các loại thuốc bổ trợ.
[inline_article id=225326]
Như vậy, việc tự ý sử dụng máy trợ thở oxy cá nhân ở nhà khi không có chuyên môn có thể khiến người dùng gặp rủi ro, biến chứng, thậm chí tử vong nếu sử dụng sai cách.
Hơn nữa, không phải người nào mắc Covid-19 cũng cần thở máy. Theo số liệu thống kê đợt dịch gần đây, chỉ khoảng 0,17% trường hợp thở máy không xâm lấn và 1,3% số ca thở máy xâm lấn.
Bộ Y tế đã khuyến cáo mọi người không nên tự ý mua máy thở oxy về dùng tại nhà. Bởi vì việc thiết lập, vận hành và sử dụng loại máy này khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với các loại máy như đo huyết áp, đường huyết…
Việc tích trữ và tranh nhau mua máy thở trong tình hình hiện nay vừa gây lãng phí vừa khiến cho tình trạng khan hiếm nguồn cung cho các bệnh viện, cơ sở y tế. Ngoài ra, việc sử dụng các bình oxy ở gia đình cũng có nguy cơ gây cháy nổ nguy hiểm.
>>> Bạn có thể quan tâm: Trẻ bị viêm phổi có nên nằm điều hòa hay không?
Top 5 máy thở oxy cá nhân mini dùng tại nhà
Trong điều kiện gia đình có thể thiết lập hệ thống máy thở cũng như có người nhà có chuyên môn vận hành, theo dõi, sử dụng, bạn có thể tham khảo những dòng máy thở đang thịnh hành trên thị trường sau:
♦ Máy tạo oxy iMediCare iOC-3LA
• Thông số
– Lưu lượng khí oxy: 3 lít/phút
– Độ tập trung oxy tinh khiết: 93% ± 3%
– Công suất: 280W
– Kích thước: 62cm x 43cm x 32cm
– Sản xuất tại: Trung Quốc
– Bảo hành: 24 tháng
• Ưu điểm
– Máy tạo oxy iMediCare iOC-3LA có khả năng lọc bụi và vi khuẩn.
– Tạo ra lượng oxy tinh khiết cho người dùng.
– Màn hình LCD có kích thước lớn với các nút điều khiển thông minh, tiện lợi cho việc sử dụng.
– Có chức năng cảnh báo khi mất điện, hoặc xảy ra sự cố, giảm được rủi ro cho người dùng.
Giá bán tham khảo: 11.400.000 đồng.
♦ Máy thở oxy cá nhân mini: Máy tạo oxy đa năng Haier LP-1L-1Y
• Thông số
– Oxy tinh khiết: 30% – 90%
– Công suất: 110W
– Kích thước: 36cm x 24cm x 27cm
– Sản xuất tại: Trung Quốc
– Bảo hành: 12 tháng
• Ưu điểm
– Thiết kế nhỏ gọn, hỗ trợ cung cấp oxy hiệu quả, phù hợp để sử dụng ở gia đình.
– Tích hợp 3 chức năng tạo oxy, tạo anion và xông khí dung, hiệu quả cao trong điều trị tại nhà.
– Các anion được máy tạo ra còn có tác dụng diệt khuẩn, khử mùi, nâng cao chất lượng oxy của không khí trong gia đình.
– Độ ồn thấp, hoạt động êm.
– Tạo được lượng oxy tinh khiết cao với lưu lượng 1 – 5 lít/phút.
Giá bán tham khảo: 15.000.000 đồng.
♦ Máy tạo oxy Owgels ZY-603
• Thông số
– Oxy tinh khiết: 93% ± 3%
– Công suất: 250W
– Lưu lượng khí oxy: 1 – 3 lít/phút
– Sản xuất tại: Trung Quốc
– Bảo hành: 24 tháng
• Ưu điểm
– Thiết kế nhỏ gọn, giúp duy trì và hỗ trợ hô hấp, phù hợp sử dụng trong gia đình.
– Máy được trang bị thêm nhiều tiện ích quan trọng như chế độ báo độ tinh khiết thấp, chế độ cảnh báo khi nhiệt độ cao, chế độ báo duy trì…
– Màn hình LCD rõ nét để người dùng tiện theo dõi.
– Có bánh xe, tiện cho việc di chuyển.
Giá bán tham khảo: 7.990.000 đồng.
♦ Máy tạo oxy Kaneko Jay-5aw
• Thông số
– Độ tập trung oxy tinh khiết: ≥ 90%
– Công suất tiêu thụ: 480VA
– Nơi sản xuất: Trung Quốc
– Bảo hành: 12 tháng
• Ưu điểm
– Máy nhẹ, nhỏ gọn, dễ dàng để di chuyển từ phòng này qua phòng khác.
– Tạo lượng oxy ổn định, có thể cung cấp cho 1 hoặc 2 bệnh nhân cùng lúc.
– Có thể điều chỉnh được lượng oxy ở mức từ 0,5 – 5 lít/phút.
– Có chức năng báo động khi có sự cố như nồng độ oxy thấp, ngắt điện…
Giá bán tham khảo: 12.000.000 đồng.
♦ Máy thở oxy cá nhân mini: Máy tạo oxy 3 lít/phút Kaneko JAY-3AW
• Thông số
– Độ tập trung oxy tinh khiết: ≥ 90%
– Công suất tiêu thụ: 300VA
– Kích thước: 53cm x 28cm x 35cm
– Nơi sản xuất: Trung Quốc
– Bảo hành: 12 tháng
• Ưu điểm
– Kaneko là thương hiệu cao cấp của Nhật Bản.
– Lưu lượng khí oxy đạt 3 lít/phút, không chỉ phù hợp khi sử dụng tại gia đình, mà còn ở phòng khám và bệnh viện.
– Điều chỉnh được lượng oxy mức 0,5 – 3 lít.
– Có độ ồn thấp.
Giá bán tham khảo: 7.700.000 đồng.
Việc sử dụng máy thở oxy cá nhân tại nhà không hề đơn giản. Vậy nên, tốt hơn hết bạn và gia đình hãy chú ý chăm sóc sức khỏe, bổ sung các loại thực phẩm tăng sức đề kháng chống lại dịch bệnh. Nếu cần thiết phải sử dụng máy trợ thở, hãy hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Hương Hoa