Theo Trung tâm sức khỏe San Diego, nước tiểu chứa ít nhất 95% nước, 5% còn lại là phức hợp các thành phần khác nhau bao gồm natri, clorua, urê và creatinine.
Nước tiểu màu vàng là phổ biến nhất của con người. Sở dĩ nước tiểu có màu này là kết quả của sắc tố nước tiểu (urochrome) và quá trình làm cho nước tiểu loãng ra hay cô đặc hơn.
Nếu bạn quan tâm tới sức khỏe, lo lắng khi thấy nước tiểu có màu lạ, cùng MarryBaby khám phá thông điệp sức khỏe mà màu nước tiểu muốn thể hiện.
Các yếu tố ảnh hưởng màu nước tiểu
Các yếu tố sau đây cũng có thể làm bạn mắc các bệnh ảnh hưởng màu sắc nước tiểu
- Độ tuổi: Khối u trong thận và bàng quang có thể gây ra tiểu máu, thường gặp ở người lớn tuổi. Đàn ông trên 50 tuổi tiểu máu do phì đại tiền liệt tuyến.
- Giới tính: Hơn một nửa phụ nữ bị nhiễm trùng đường tiểu thường kèm theo tiểu máu. Đàn ông thường bị sỏi thận hoặc sỏi bàng quang.
- Bệnh sử gia đình: Gia đình có tiền sử bệnh thận hay bị sỏi thận thì các thành viên trong gia đình có nguy cơ mắc các bệnh này cao hơn.
Màu sắc nước tiểu nói gì về cơ thể?
Nước tiểu trong suốt
Trung tâm sức khỏe San Diego giải thích nước tiểu trong suốt chỉ ra rằng cơ thể bạn quá dư nước. Đây không phải là vấn đề đáng lo ngại, nhưng hậu quả của việc nước quá nhiều trong cơ thể làm loãng các muối thiết yếu, tạo sự mất mt cân bằng hóa học trong máu của bạn.
Nước tiểu màu xanh nhạt
Nếu thấy nước tiểu có màu xanh nhạt, đừng quá lo lắng. Bạn khỏe mạnh với các chỉ số cơ thể bình thường nếu có nước tiểu nhạt màu.
Nước tiểu màu vàng
Như đã nói ban đầu, nước tiểu màu vàng là hết sức bình thường, cho thấy mọi việc bên trong của bạn vẫn hoạt động tốt. Bạn uống nước đều đặn và khả năng thẩm thấu nước của cơ thể hoạt động hoàn hảo. Không phải lo bạn nhé!
Hiện tượng nước tiểu màu vàng có thể gặp sau khi bạn uống vitamin B2. Đây chỉ là một hiện tượng do dư thừa vitamin B2 mà thôi.
Nước tiểu màu vàng sẫm
Nếu nước tiểu có màu vàng sẫm, có vẻ sức khỏe của bạn vẫn bình thường, nhưng bạn uống quá ít nước.
Nước tiểu màu mật ong/hổ phách
Khi nước tiểu chuyển màu mật ong/hổ phách, cơ thể bạn tiếp nạp lượng nước ít hơn nhu cầu. Khi thấy nước tiểu có màu này, bạn nên tăng cường lượng nước dung nạp mỗi ngày, uống từng hớp nhỏ và uống nhiều lần.
Nước tiểu màu đỏ
Nếu nước tiểu chuyển sang màu đỏ, đó là chuông cảnh báo tình trạng sức khỏe của bạn có vấn đề. Nước tiểu có máu gọi là Huyết niệu (hematuria). Bình thường trong nước tiểu không có hồng cầu.
Nhưng vì một nguyên nhân nào đó làm cho hồng cầu vỡ nhiều quá, huyết cầu tố được giải phóng vào trong huyết tương không kịp biến hết thành bilirubin gián tiếp được bài tiết nguyên dạng ra nước tiểu.
Các nguyên nhân dẫn đến màu nước tiểu đỏ
- Huyết niệu: Những yếu tố có thể gây tiểu máu bao gồm nhiễm trùng đường tiểu, phì đại tuyến tiền liệt, khối u lành tính hoặc ác tính, u nang thận, sỏi thận – bàng quang,…
- Thức ăn: củ cải đường, quả mâm xôi, cây đại hoàng…
- Dùng thuốc: Rifampin, thuốc kháng sinh thường dùng để điều trị bệnh lao, thuốc giảm đau dùng trong các tình trạng viêm bàng quang và đường tiểu (pyridium),…
- Nhiễm chất độc: nhiễm độc chì hoặc thủy ngân mạn tính.
Nước tiểu có màu xanh lam
Một số loại thuốc và thuốc nhuộm thực phẩm có thể tạo ra nước tiểu màu xanh da trời.
Cũng có thể do triệu chứng rối loạn chuyển hóa hiếm có gia tăng chứng tăng canxi huyết trong gia đình, là một bệnh di truyền hiếm gặp. Bệnh này còn được gọi là hội chứng tã lót màu xanh dương. Trẻ em bị hội chứng này có nước tiểu xanh dương.
[remove_img id=39375]
Nước tiểu màu nâu sẫm hay màu trà
Một số loại thuốc hay thức ăn dung nạp vào người có thể gây đổi màu nước tiểu sang màu nâu sẫm hay màu trà. Nếu không từ các nguyên nhân này, màu nước tiểu nâu sẫm cảnh báo bạn về tình trạng sức khỏe của mình.
- Thức ăn: lượng lớn cây đại hoàng, đậu fava, cây lô hội
- Thuốc: Thuốc trị sốt rét, thuốc kháng sinh dùng để chữa các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, đường sinh dục và hệ tiêu hóa, thuốc nhuận trường hoặc thuốc giãn cơ…
- Bệnh lý một số bệnh về gan và thận, các bệnh nhiễm trùng đường tiểu, ngộ độc đồng hoặc phenol hoặc u hắc tố.
Bạn nên thường xuyên kiểm tra màu nước tiểu. Nếu nước tiểu màu vàng bạn có thể yên tâm vì cơ thể bình thường, nhưng nếu chuyển sang đỏ hoặc màu sẫm, đừng lơ là mà nên đến khám sức khỏe ngay, bạn nhé!
Tổng hợp