Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Làm thế nào để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết?

Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm đang có dấu hiệu bùng phát mạnh mẽ trong thời gian gần đây. Mắc sốt xuất huyết lâu ngày nhưng không biết điều trị có thể dẫn đến nhiều biến chứng.

Tuy nhiên, sốt xuất huyết dễ bị nhầm lẫn với sốt phát ban do đều có biểu hiện ban đầu là sốt cao. Vì vậy, chúng ta cần phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết để có hướng chăm sóc và điều trị đúng cách.

1. Sốt phát ban là gì?

1.1 Sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là gì

Sốt phát ban (Roseola) là bệnh có tính chất lây nhiễm do virus, chủ yếu là virus đường hô hấp như virus sởi, virus rubella… gây nên. Sốt phát ban thường xảy ra ở trẻ em. Bệnh này có thể lây lan do tiếp xúc với dịch tiết ra từ nước mũi hoặc cổ họng người nhiễm bệnh trước khi biểu hiện ra triệu chứng bệnh. Thời gian ủ bệnh thường là 7 ngày.

1.2 Dấu hiệu nhận biết sốt phát 

  • Sau thời gian ủ bệnh, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao từ 38–40°C.
  • Chảy nước mũi, sưng cổ họng, hạch cổ, chảy nước mắt và tiêu chảy nhẹ
  • Trong vòng 12–24 giờ sau sốt, hồng ban sẽ xuất hiện tùy theo tính chất, đặc điểm virus và thể trạng từng người.

2. Sốt xuất huyết là gì?

2.1 Sốt xuất huyết là gì?

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Sốt xuất huyết (Dengue fever) là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra. Nguyên nhân lây truyền bệnh này là do muỗi cái phần lớn thuộc nhóm Aedes aegypti và số ít còn lại là muỗi thuộc nhóm Aedes albopictus. Loài muỗi này cũng chính là thủ phạm lây truyền bệnh sốt chikungunya, sốt vàng da và nhiễm virus Zika.

Muỗi Aedes aegypti là vật chủ lây truyền virus Dengue. Virus truyền nhiễm vào người bệnh thông qua vết đốt từ loài muỗi cái mang mầm bệnh.

Sau thời gian ủ bệnh 4–10 ngày, muỗi mang mầm virus có thể lây lan virus cho người trong suốt quãng đời còn lại của nó.

2.2 Dấu hiệu nhận biết để phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Ngoài biểu hiện sốt cao đột ngột, liên tục trên 38°C; còn có các dấu hiệu bệnh riêng của bệnh sốt xuất huyết để phân biệt giữa sốt phát ban và sốt xuất huyết như:

  • Buồn nôn, nôn trớ.
  • Sung huyết ở da (xuất huyết ở lỗ chân lông).
  • Chảy máu chân răng.
  • Đau đầu.
  • Đau hốc mắt.
  • Đau ở các khớp.

>> Bạn có thể tham khảo: Uống nước dừa buổi tối có tốt không?

3. Cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết

Cách đơn giản nhất để bạn phân biệt hai bệnh sốt phát ban và sốt xuất huyết là dùng ngón trỏ và ngón cái căng vùng da tại vị trí phát ban đỏ. Sau khi bạn bỏ tay ra, nếu chấm đỏ biến mất; sau đó màu đỏ lại hiện ra thì đây là biểu hiện của sốt phát ban. Còn ngược lại, bạn vẫn thấy chấm đỏ li ti sau khi căng da thì là sốt xuất huyết.

Song, để phân biệt bệnh nhân chính xác đang mắc bệnh sốt phát ban hay là sốt xuất huyết, bạn nên đưa bệnh nhân đến trung tâm y tế gần nhà và bệnh viện để khám bệnh. Bác sĩ sẽ làm xét nghiệm máu để xác định chính xác bệnh và điều trị.

Khi đã biết phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết, bạn sẽ xác định đúng bệnh, từ đó có biện pháp chăm sóc phù hợp.

4. Cách chăm sóc bệnh nhân sốt phát ban và sốt xuất huyết

Sau khi đã phân biệt được đâu là sốt phát ban và đâu là sốt xuất huyết, bạn cần có phương pháp điều trị hợp lý cho từng bệnh.

4.1 Sốt phát ban nên làm gì? Cách chăm sóc bệnh nhân sốt phát ban

Do bệnh do virus gây ra nên thuốc kháng sinh sẽ không chữa khỏi bệnh. Vì vậy, chỉ có thể điều trị các triệu chứng của bệnh và tăng cường hệ miễn dịch để giúp bệnh nhân thoải mái hơn.

Ngoài ra, bạn có thể chăm sóc bệnh nhân tại nhà bằng cách:

  • Để bệnh nhân nghỉ ngơi trên giường đến khi khỏi hẳn sốt, cần hạ sốt đúng cách nếu bệnh nhân sốt cao hơn 38°C bằng cách cho uống paracetamol theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Bổ sung đủ nước (nước lọc, nước ép trái cây).
  • Có thể uống thuốc ho có nguồn gốc thảo dược để làm dịu tình trạng viêm sưng, đau họng.
  • Cho bệnh nhân ăn những thực phẩm mềm, dễ tiêu hóa như súp, cháo loãng, sữa…
  • Lau sạch mũi.
  • Vệ sinh da, cơ thể đầy đủ, tránh kiêng gió, kỵ nước bằng cách trùm kín chăn, không vệ sinh cơ thể.

Đối với trường hợp sốt cao, có thể dùng acetaminophen hoặc ibuprofen. Nếu bệnh nhân có các triệu chứng khác hoặc trở nên ốm nặng, có thể đến bệnh viện để xét nghiệm máu hoặc nước tiểu.

Để tăng cường hệ miễn dịch, bạn cũng có thể cho bệnh nhân ăn sữa chua không đường, tỏi ngâm giấmdưa gang để mau khỏi bệnh.

4.2 Bị sốt xuất huyết nên làm gì?

Do sốt xuất huyết có các triệu chứng giống sốt thông thường nên để chữa trị, ta có thể áp dụng những cách làm bệnh nhân hạ sốt như:

  • Uống paracetamol để giảm đau và hạ sốt. Lưu ý là không dùng aspirin hoặc ibuprofen, vì những loại thuốc này có thể gây ra các vấn đề chảy máu ở những người bị sốt xuất huyết.
  • Hạ thân nhiệt người bệnh bằng cách chườm nước ấm nhưng không nên cho tắm thường xuyên.
  • Uống nhiều nước (2,5-3 lít mỗi ngày cho người trưởng thành).
  • Bổ sung các thực phẩm giúp tăng sức đề kháng, giàu protein và sắt.
  • Đến bệnh viện khi có triệu chứng nặng.

>> Bạn có thể xem thêm: Bị sốt xuất huyết nên làm gì và ăn gì cho nhanh khỏi?

Hy vọng với cách phân biệt sốt phát ban và sốt xuất huyết trên, mọi người sẽ không còn bị nhầm lẫn cũng như biết các chữa trị chính xác hơn.

[inline_article id=272280]

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.