Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Quả hồng kỵ với gì? Những đại kỵ khi ăn quả hồng

Hồng là một loại quả ngon, thanh mát cùng với vô vàn dưỡng chất như vitamin A, C, B, kali, đồng, mangan, magiê, phốt pho. Chính vì thế hồng chính là món trái cây yêu thích của nhiều người.

Giàu dinh dưỡng là vậy nhưng ăn quả hồng cũng có nhiều kiêng kỵ. Hôm nay MarryBaby sẽ mách bạn ăn quả hồng kiêng kỵ với món gì, không nên ăn hồng lúc nào để không ảnh hưởng đến sức khỏe.

1. Tác dụng của quả hồng

Chưa cần quan tâm đến ăn quả hồng kiêng kỵ với gì; tác dụng của quả hồng sẽ khiến bạn vô cùng yêu thích loại quả của mùa thu này:

  • Ăn hồng hỗ trợ giảm cân.
  • Quả hồng giúp tăng miễn dịch; chống xuất huyết.
  • Ăn hồng giúp duy trì sức khỏe thị lực, mắt sáng khỏe.
  • Ăn quả hồng tốt cho tim mạch, chống viêm, chống ung thư.
  • Quả hồng giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa tế bào bị tổn thương.
  • Chất xơ trong hồng giúp giảm cholesterol; làm chậm quá trình tiêu hóa carbohydrate và đường.

>> Bạn có thể tham khảo thêm: Ăn hồng có tác dụng gì cho sức khỏe? Lưu ý khi ăn hồng

2. Quả hồng kiêng kỵ với gì?

Dù không thể phủ nhận những tác dụng của quả hồng mang lại, ăn hồng cũng có nhiều kiêng kỵ. Nguyên nhân chủ yếu đến từ chất tannin, pectin và đường chứa trong quả hồng. Vậy ăn quả hồng kiêng kỵ với gì?

2.1 Quả hồng kiêng kỵ với thịt tôm, cua

Kiêng kỵ thịt tôm cua
Ăn quả hồng kỵ với món gì? Quả hồng kiêng kỵ với thịt tôm, cua và hải sản nhiều đạm

Thịt tôm, cua và nhiều hải sản khác rất giàu protein. Kết hợp với chất tannin của quả hồng rất dễ kết tủa thành chất không tiêu hóa được.

Do chất tannin dễ kết tủa; đồng thời có thể ức chế sự bài tiết dịch tiêu hóa, làm cho các chất này đọng lại trong ruột và lên men; gây ra các triệu chứng ngộ độc thực phẩm như nôn mửa, chướng bụng, tiêu chảy ở người ăn.

Nếu xuất hiện sỏi dạ dày thì người ăn hồng kèm hải sản sẽ bị đau bụng nhẹ. Trong trường hợp nặng, nó có thể kích thích đường tiêu hóa và gây xuất huyết dạ dày; viêm dạ dày và loét dạ dày; thậm chí gây thủng dạ dày nguy hiểm đến tính mạng.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn sữa chua không đường có tác dụng gì cho sức khỏe?

2.2 Quả hồng kiêng kỵ với món gì? Không ăn hồng khi uống rượu

Tuyệt đối không ăn hồng khi đang uống rượu bia. Sau khi rượu vào dạ dày, ruột tăng tiết dịch, axit tannic trong hồng gặp axit dịch vị tạo thành chất nhớt; ngoài ra, nó còn dễ gặp và kết hợp xenlulozơ tạo thành sỏi, gây tắc ruột.

2.3 Ăn quả hồng kiêng kỵ với gì? Không được ăn vỏ hồng

Một số người cảm thấy rằng nhai vỏ quả hồng trong khi ăn hồng sẽ có hương vị thơm ngon hơn. Thực tế, cách ăn này là phản khoa học. Vì phần lớn axit tannic trong quả hồng tập trung ở phần vỏ. Dù hồng có chín đến đâu; chất tannin vẫn luôn tồn tại trong vỏ. Nếu ăn chung với vỏ sẽ dễ gây khó tiêu, dễ hình thành sỏi dạ dày.

2.4 Không ăn quả hồng cùng thịt ngỗng

Thịt ngỗng
Ăn quả hồng kiêng kỵ với thịt gì? Thịt ngỗng

Ăn quả hồng kiêng kỵ với món gì? Chắc hẳn nhiều bạn thắc bạn cũng thắc mắc thịt ngỗng kiêng ăn với gì. Một trong những món thịt ngỗng kiêng chính là quả hồng.

Trong thịt ngỗng có chứa lượng protein rất dồi dào và nếu kết hợp với chất tanin trong quả hồng rất dễ ngưng tụ thành protein axit tannic. Chất này tích tụ trong dạ dày sẽ gây ra những cơn đau bụng, sốt cao, trong trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong nếu không được chữa trị kịp thời.

>> Bạn có thể tham khảo: 10 tác dụng của trứng ngỗng với sức khỏe cả gia đình

2.5 Ăn quả hồng kiêng kỵ với món gì? Không ăn hồng với khoai lang

Ăn hồng cùng với khoai lang sẽ khiến dạ dày bạn “khóc thét”. Khoai lang chứa nhiều tinh bột, khi vào trong dạ dày sẽ sản sinh một lượng lớn axit dạ dày. Chất tannin và pectin trong hồng khi gặp tinh bột sẽ kết tủa dưới tác dụng của axit dạ dày.

Từ đó hình thành sỏi không hòa tan. Nguy hiểm hơn bạn có thể bị viêm loét; xuất huyết dạ dày khi ăn hồng kết hợp khoai lang.

2.6 Không nên ăn quả hồng với quả chà là, táo, cam, lựu

Những loại trái cây này (đặc biệt là trái cây chưa chín) có hàm lượng axit tannic cao. Axit tannic có thể tạo thành protein axit tannic sau khi tiếp xúc với axit dịch vị. Chất này khó tan trong nước, lắng đọng trong dạ dày. Sau đó nếu gặp phải thực phẩm chứa pectin và chất xơ thực vật sẽ tạo thành sỏi trong dạ dày của bạn.

2.7 Ai không nên ăn quả hồng? Những người đang mắc bệnh tiểu đường và bệnh về dạ dày

Quả hồng có 10,8% hàm lượng đường và hầu hết là các cặp đường đơn. Những cặp đường này có thể dễ dàng được cơ thể chúng ta hấp thụ sau khi ăn; và có thể dẫn đến tăng đường huyết. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường; đặc biệt là những người kiểm soát đường huyết kém và các bệnh mãn tính về dạ dày thì càng có hại.

Bên cạnh đó, chất tannin trong quả hồng có thể ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ sắt và không tốt cho quá trình điều trị của người thiếu máu do thiếu sắt. Ngoài ra, những người bệnh yếu, mới hồi phục sau ốm; phụ nữ sau sinh và những người có quá nhiều axit cũng không nên ăn quả hồng.

>> Bạn có thể tham khảo: Tác dụng của lá xoài tươi, chữa tiểu đường, dạ dày, sỏi thận

2.8 Quả hồng kỵ với gì? Không nên ăn hồng lúc đói

Axit trong dạ dày tăng cao và có nồng độ cao khi đói; quả hồng chứa nhiều tanin và chất làm se. Nếu gặp axit dịch vị nồng độ cao có thể hình thành sỏi dạ dày.

[inline_article id=266829]

2.9 Ăn hồng với liều lượng vừa phải

Quả hồng kỵ với gì
Ăn quả hồng kỵ với gì? Không nên ăn một lúc quá nhiều hồng

Axit tannic trong quả hồng có thể tạo thành các hợp chất mà cơ thể không thể hấp thụ được canxi, kẽm, magiê, sắt và các khoáng chất khác trong thực phẩm.

Vì vậy, ăn nhiều quả hồng dễ dẫn đến thiếu hụt các khoáng chất này. Và vì trong quả hồng có chứa nhiều đường nên sẽ ảnh hưởng đến cảm giác thèm ăn và làm giảm lượng chất trong bữa ăn. Chỉ nên ăn không quá 200g hồng/lần ăn.

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn Healthy là gì? 14 thực đơn ăn uống healthy cho người mới bắt đầu

2.10 Súc miệng sau khi ăn hồng

Quả hồng có nhiều đường và chứa pectin. Sau khi ăn quả hồng, một phần đường và pectin sẽ luôn đọng lại trong miệng; đặc biệt là ở kẽ răng.

Ngoài ra, axit tannic có tính axit yếu dễ gây mòn răng và hình thành sâu răng. Vì vậy, bạn nên uống vài ngụm nước sau khi ăn hồng, hoặc súc miệng để loại bỏ các chất này ra khỏi răng.

Trên đây là những thông tin liên quan đến việc ăn quả hồng kiêng kỵ với gì. Hãy đón xem tiếp những bài viết của MarryBaby để có được những thông tin hữu ích cho sức khỏe của bạn và gia đình nhé!

By Huỳnh Quế Trân

Tác giả Huỳnh Quế Trân đang phụ trách sản xuất các bài viết cho chuyên mục Mẹ và Bé cũng như Đời sống sức khỏe gia đình. Với sứ mệnh gián tiếp chăm sóc các thiên thần nhỏ và mẹ bầu, chị không ngừng cung cấp những chủ đề hữu ích và thiết thực dành cho các độc giả của MarryBaby.