Ai cũng từng trải qua tình trạng suy nhược cơ thể vài lần trong đời vì ốm đau, bệnh tật, làm việc quá sức hoặc thai nghén. Cho nên tình trạng này có thể coi là phổ biến và là vấn đề nghiêm trọng hơn bạn tưởng.
Nếu suy nhược cơ thể nặng và kéo dài, tình trạng này có thể gây ra những hệ quả khôn lường cho sức khỏe của phụ nữ, chẳng hạn như khả năng sinh sản kém, sảy thai, dễ mắc bệnh trầm cảm hoặc các bệnh về thể chất khác.
Do vậy, chị em không nên chủ quan với chứng bệnh suy nhược cơ thể, cho dù các triệu chứng của bệnh này có lúc không nghiêm trọng đi chăng nữa.
Suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược, còn được gọi là yếu, một tình trạng cơ thể mệt mỏi, mất sức, không còn đủ năng lượng để hoạt động. Tình trạng này có thể gây khó khăn cho việc chuyển động của một bộ phận nào đó trên cơ thể hoặc khó vận động toàn thân.
Suy nhược cơ thể có khi chỉ là một triệu chứng tạm thời của người làm việc quá sức, người bị ốm bình thường như cảm, cúm, ho. Tuy nhiên, chứng bệnh này cũng có thể trở thành mãn tính khi bạn bị mắc các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, hen suyễn.
Nguyên nhân gây suy nhược cơ thể
Nguyên nhân phổ biến gây ra chứng bệnh suy nhược cơ thể bao gồm:
- Bệnh cúm
- Bệnh tuyến giáp
- Thiếu máu
- Trầm cảm hoặc lo lắng
- Thiếu ngủ
- Bệnh tiểu đường
- Suy tim sung huyết, đau tim
- Thiếu vitamin B-12
- Bị ảnh hưởng bởi tác dụng phụ của thuốc, thường xảy ra khi dùng thuốc an thần nhẹ để điều trị lo âu
- Một số bệnh về cơ
- Dùng hóa trị
- Ung thư
- Đột quỵ
- Chấn thương thần kinh hoặc cơ bắp
- Uống thuốc quá liều
- Uống vitamin quá liều
- Trúng độc
- Tiêu chảy
*Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do ung thư thường xuất hiện chậm, trong một khoảng thời gian dài.
*Các dấu hiệu suy nhược cơ thể do đau tim hoặc đột quỵ thường xảy ra ngay lập tức.
Các triệu chứng của suy nhược cơ thể
Tình trạng suy nhược diễn ra ở một phận trên cơ thể gọi là suy nhược một phần. Tình trạng suy nhược diễn ra trên khắp cơ thể gọi là suy nhược toàn phần. Mỗi loại suy nhược sẽ có các triệu chứng đặc trưng và bạn có thể dựa vào đó để chẩn đoán bệnh.
1. Suy nhược cơ thể một phần
Khi bị suy nhược cơ thể một phần, bạn sẽ thường gặp phải các triệu chứng như sau:
- Di chuyển chậm chạp
- Run không kiểm soát được
- Cơ bắp co giật
- Cơ bắp bị chuột rút
2. Suy nhược cơ thể toàn phần
Suy nhược toàn thân khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, kiệt sức, tương tự như cảm giác lúc bị cúm. Bạn thường gặp phải các triệu chứng như sau:
- Sốt
- Các triệu chứng giống như bệnh cúm
- Đau ở vùng bị ảnh hưởng
- Có thể gặp phải các triệu chứng khẩn cấp cần phải cấp cứu
Khi gặp phải các triệu chứng khẩn cấp sau, bạn nên đến ngay bệnh viện để được kiểm tra và điều trị:
- Chóng mặt
- Lú lẫn
- Khó nói
- Thay đổi tầm nhìn
- Đau tức ngực
- Khó thở
Chẩn đoán chứng suy nhược cơ thể
- Tại bệnh viện, bác sĩ sẽ hỏi về các triệu chứng bạn gặp phải và thời gian khi bạn bắt đầu có các triệu chứng.
- Bác sĩ có thể yêu cầu xét nghiệm nước tiểu, máu hoặc cả hai để tìm dấu hiệu nhiễm trùng và các tình trạng sức khỏe khiến cơ thể yếu ớt.
- Nếu bạn đang bị đau, bác sĩ có thể yêu cầu kiểm tra hình ảnh để đánh giá tình trạng sức khỏe. Các loại hình kiểm tra hình ảnh có thể bao gồm: X-quang, chụp MRI, chụp CT, siêu âm.
- Bác sĩ có thể thực hiện chụp MRI và đo điện tâm đồ cho bạn nếu nghi ngờ bạn mắc chứng đau tim hoặc đột quỵ.
Cách điều trị suy nhược cơ thể từ các nguyên nhân phổ biến
Dưới đây là một số phương pháp điều trị suy nhược cơ thể dựa trên từng nguyên nhân gây ra chứng bệnh này:
1. Mất nước
Nếu mệt mỏi, suy nhược cơ thể do bị mất nước, bạn nên tăng lượng chất lỏng để giúp sức khỏe ổn định trở lại. Bạn có thể bổ sung nước bằng nhiều cách như:
- Uống nhiều nước
- Uống nước ép trái cây
- Ăn cháo, súp
- Kết hợp nghỉ ngơi
Tuy nhiên, nếu tình trạng mất nước nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị. Tại bệnh viện, bạn có thể được các bác sĩ điều trị bằng các phương pháp sau:
- Truyền nước biển
- Dùng thuốc tăng huyết áp
*Nhiều người băn khoăn không biết suy nhược cơ thể có nên truyền nước không thì câu trả lời là có nhé.
2. Thiếu máu
Nếu suy nhược cơ thể do thiếu máu, bạn cần bổ sung sắt để ttăng cường máu cho cơ thể. Bạn có thể bổ sung sắt bằng các cách sau:
- Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Ăn nhiều thực phẩm giàu chất sắt như các loại rau màu đỏ, thịt đỏ, gan động vật
- Uống viên sắt dạng thực phẩm bổ sung
- Hạn chế ăn các thực phẩm gây hại cho máu
Tuy nhiên, nếu bị thiếu máu nghiêm trọng, bạn nên đến bệnh viện để được điều trị. Tại bệnh viện, các bác sĩ cho thể bổ sung máu cho bạn bằng cách:
- Truyền máu
- Kết hợp uống viên sắt dạng thực phẩm bổ sung
3. Suy nhược cơ thể do làm việc quá sức
Trong trường hợp này, bạn có thể điều trị như sau:
- Tạm ngừng làm việc
- Dành thời gian nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc mỗi ngày
- Ăn uống điều độ, đầy đủ dưỡng chất
- Uống nhiều nước
- Vận động nhẹ nhàng như đi bộ, thiền
- Không sử dụng chất kích thích, thức khuya, hoạt động thể chất nặng
[inline_article id=253188]
4. Thai nghén
Việc ốm nghén khiến bà bầu thường xuyên bị nôn ói, ăn và ngủ kém gây mất nước, mất sức, chóng mặt, mệt mỏi. Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể thực hiện như sau:
- Tìm cách làm giảm các triệu chứng của ốm nghén
- Ăn thực phẩm giàu chất sắt
- Tránh ăn các thực phẩm làm tăng triệu chứng ốm nghén
- Ngủ nghỉ điều độ
- Tránh căng thẳng mệt mỏi
- Uống nhiều nước
- Tập luyện nhẹ nhàng
5. Suy nhược cơ thể do các bệnh theo mùa thường gặp
Cảm, cúm gây mất nước, khiến bạn mệt mỏi dẫn đến suy nhược cơ thể. Bạn có thể thực hiện các cách sau để làm giảm triệu chứng suy nhược cơ thể như:
- Điều trị bệnh cho khỏi dứt điểm
- Ăn thức ăn lỏng
- Uống nhiều nước
- Ăn nhiều thực phẩm giàu vitamin
- Giữ ấm cơ thể
- Tập thể dục hàng ngày
- Dành thời gian để nghỉ ngơi
Suy nhược cơ thể uống thuốc gì?
Suy nhược cơ thể không phải là một loại bệnh nan y mà chỉ là một tình trạng do mắc bệnh hoặc các vấn đề về sức khỏe gây ra nên không có thuốc trị suy nhược cơ thể.
Tình trạng này chỉ có thể điều trị bằng cách chẩn đoán nguyên nhân gây ra chứng suy nhược cơ thể và điều trị nguyên nhân đó kết hợp với chế độ ăn uống, bồi bổ, nghỉ ngơi, luyện tập đúng cách.
Tuy nhiên, bạn vẫn có thể uống thuốc bổ cho người suy nhược cơ thể để tăng cường sức khỏe. Song bạn cần uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Tình trạng suy nhược cơ thể có thể xảy ra với bất cứ ai, nhất là phụ nữ trong thời kỳ thai nghén và phụ nữ làm việc trong môi trường áp lực cao. Để phòng tránh chứng bệnh này, hàng ngày bạn nên ăn uống, ngủ nghỉ điều độ, khoa học để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể chống lại bệnh tật. Cơ thể khỏe mạnh sẽ tránh được nguy cơ mắc bệnh, thiếu năng lượng dẫn đến chứng suy nhược cơ thể.
Hanako