Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Thải độc cơ thể bằng cách làm sạch “lục phủ ngũ tạng”

Ai cũng biết thải độc cơ thể thường xuyên giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt hơn. Mỗi bộ phận cơ quan nội tạng có khả năng đề kháng khác nhau, cách thải độ cũng khác nhau. Bài viết sẽ giúp bạn biết cách thải độc hiệu quả cho từng cơ quan trong “lục phủ ngũ tạng”.

Thải độc cơ thể cần tiến hành ở những cơ quan trọng yếu như phổi, thận, gan , mật… giúp đảm bảo sức khỏe cho bạn thường xuyên.

Thải độc phổi

Phổi xem như cái máy hút bụi của cơ thể, hứng chịu không khí ô nhiễm, môi trường bụi bặm và khói xe, khói thuốc. Phổi rất dễ bị tổn thương, lại có khả năng đề kháng kém nhất nên khả năng phổi nhiễm độc và sinh bệnh rất cao. Không khí ô nhiễm, kéo vào trong buồng phổi bụi bẩn, chất độc trong không khí, kim loại nặng, vi khuẩn, mầm bệnh… Phổi không được làm sạch, có khả năng dẫn đến ung thư.

Các dấu hiệu phổi nhiễm độc

  • Người hay bị táo bón.
  • Dễ mệt mỏi, hay xúc động
  • Sắc mặt kém, da xỉn màu và không đẹp.

Cách thải độc cho phổi

Hạn chế ra ngoài khi mật độ ô nhiễm cao: Hạn chế ra đường khi trời âm u, thay đổi thời tiết. Đeo khẩu trang y tế khi ra đường, ngăn khói bụi và ô nhiễm xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp.

Không hút thuốc: 80% bệnh nhân ung thư phổi do có liên quan khói thuốc lá. Do vậy, tuyệt đối không hút thuốc để bảo vệ bản thân và người xung quanh.

Uống nhiều nước: Việc đi tiểu thường xuyên giúp xả chất độc hại có trong cơ thể ra ngoài. Uống nước cũng giúp mang lại làn da khoẻ mạnh hơn

Ăn  táo: Viện nghiên cứu vệ sinh Mỹ đã chứng minh ăn táo nhiều giảm tới 33% nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp như ho, đờm…. Chất pectin có trong táo và chất chống oxy hóa có thể làm giảm tình trạng viêm phổi.

Thải độc thận

Thận đảm nhận vai trò điều chỉnh nội tiết (tiết hóc môn) và bài tiết. Chính vì vậy, thận được ví như nhà máy xử lý nước thải, giúp lọc máu và các thành phần thủy phân trong cơ thể. Thận không khoẻ, bị ngưng trệ sẽ ảnh hưởng nặng nề tới sức khoẻ. Lâu dầu dẫn đến thận hư.

Dấu hiệu thận bẩn

  • Phù nề, mặt nổi nhiều mụn
  • Dễ mệt mỏi, cáu gắt
  • Dễ buồn nôn, ói mửa
  • Dễ nghẹt thở, tim đập mạnh

Giải pháp giúp thận khoẻ

Không ăn quá mặn: Mỗi ngày chỉ dùng 5-6gr/người.

Uống nhiều nước: Uống nhiều nước giúp làm loãng nước tiểu, ngăn ngừa sỏi thận và đào thải muối khỏi cơ thể.

Uống nước cam mỗi ngày: Cam giúp nâng cao nồng độ citrate trong nước tiểu, giảm nguy cơ sỏi thận.

Không tự mua thuốc uống: Có 5 nguyên nhân hàng đầu gây ra nhiễm độc niệu là viêm thận, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh thận đa nang và uống thuốc tùy tiện không theo đơn của bác sĩ.

Thải độc gan

Gan giúp đào thải và chuyển hóa rượu và đảm nhận hơn 250 chức năng giải độc. Gan có một mạch máu quan trọng (tĩnh mạch cửa gan) dẫn đến ruột. Các chất khó chuyển hóa trong đường ruột sẽ được đưa trở về gan để gan tái thực hiện chức năng giải độc.

Uống nhiều rượu và uống thường xuyên khiến tốc độ phân giải trong cơ thể quá tải, dẫn đến ngộ độc rượu. Thói quen ăn uống kém khoa học, ăn nhiều dầu mỡ cũng dẫn đến men gan cao, làm tổn hại gan.

Dấu hiệu gan không khỏe

  • Tâm trạng bức rứt khó chịu
  • Thiếu tập trung, mệt mỏi
  • Luôn đầy hơi, đau bụng

Thải độc giúp gan khoẻ mạnh

Đi ngủ sớm: 11h đêm là thời điểm gan làm việc nhiều nhất. Ngủ sớm giúp gan đủ sức khoẻ hồi phục. Ngược lại, thức khuya quá mức sẽ gây ra mệt mỏi và bệnh tật.

Giảm stress: Căng thẳng và cảm giác bất an dễ gây ra các bệnh về gan.

Vệ sinh đường ruột

Ruột là nơi thải độc của cơ thể qua đường tiêu hoá. Chất thải cơ thể tích tụ trong đường ruột, nơi đó diễn ra quá trình bài tiết. Các phản ứng sinh hoá xảy ra, biến thức ăn thừa thành phân và thải ra ngoài. Vì là “nhà máy vệ sinh” nên ruột rất bẩn.

 

Nhiều thức ăn nhiễm độc tích tụ trong đường ruột, hoặc không chuyển hoá được sinh độc tố. Khi cơ thể bị táo bón, hoặc hoạt động của ruột không tốt, độc tố nằm lâu hơn và có thể thẩm thấu ngược vào cơ thể. Ruột cần được thải độc thường xuyên.

Dấu hiệu ruột nhiễm độc

  • Da thô ráp, lỗ chân lông to. Sắc mặt kém
  • Xuất hiện nhiều mụn trứng cá ở phần cằm
  • Táo bón thường xuyên
  • Hay đầy hơi, dẫn đến ợ và đánh rắm
  • Đau vùng thượng vị

Cách rửa đường ruột

Chọn thực phẩm giàu chất xơ: Tăng cường bài tiết cơ thể bằng cách ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, giàu chất xơ như trái cây. Ăn thô tốt hơn ăn thực phẩm mềm và chế biến tinh mịn.

Tập thể dụng buổi sáng: Bài thể dục lắc mông xoay tròn vào buổi sáng có tác dụng tốt trong việc cải thiện tình trạng táo bón. Cách thực hiện: đứng mở rộng chân bằng vai, xoay mông theo chiều kim đồng hồ từ 30-50 cái, sau đó xoay vòng ngược lại.

Người bị táo bón nên dậy sớm, tập thể dục và đi đại tiện trước 7 giờ sáng. Đây là khung giờ đường ruột hoạt động mạnh mẽ nhất.

Làm sạch mật

Trong cơ thể, gan hoạt động sản xuất mật liên tục. Mật là một chất sền sệt màu vàng hơi xanh lục, có vị đắng. Mật góp phần quan trọng vào quá trình tiêu hoá thức ăn. Chúng còn giúp cho các chất béo đã được tiêu hoá có thể đi qua được thành ruột.

 

Dấu hiệu mật bẩn

  • Mệt mỏi, buồn ngủ
  • Mất cảm giác ngon miệng
  • Buồn nôn, táo bón
  • Những sát thủ gây hại cho mật

Cách nào làm sạch mật

Ăn uống: Ăn nhiều thực phẩm nhiều chất xơ như cần tây, ngô, khoai lang và các loại rau củ quả khác. Hạn chế ăn các thực phẩm như nội tạng động vật chứa nhiều cholesterol, lòng đỏ trứng.

Tăng cường vận động: Hạn chế ngồi nhiều, làm nội tạng bị xệ xuống đè cuống mật, làm dịch mật khó lưu thông. Dịch mật khi bị dồn ứ và tắc nghẽn sẽ dễ gây ra sỏi mật

Rửa tay trước và sau khi đi vệ sinh: Khi đường ruột bị nhiễm khuẩn, một số vi khuẩn ở đường ruột có khả năng gửi ký sinh trùng lên ống mật và túi mật.

Các cơ quan nội tạng trong cơ thể đóng vai trò quan trọng trong việc trao đổi chất, làm sạch cơ thể. Khi bản thân chúng bị bẩn, cần có cách thải độc cơ thể thường xuyên và hiệu quả, giúp “bộ máy cơ thể” hoạt động hiệu quả và trơn tru, phòng tránh các bệnh phát sinh.

Theo Health.sohu