Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tràn dịch phổi, mỗi nguyên nhân đều có cách điều trị riêng. Do đó, việc nhận biết sớm dấu hiệu là cực kỳ quan trọng.
Tràn dịch màng phổi là gì?
Phổi được bao bọc bởi 1 lớp màng mỏng gọi là màng phổi. Bên trong màng phổi có chứa 1 lượng dịch nhỏ khoảng vài ml giúp cho bề mặt màng phổi luôn trơn láng khi cọ sát.
Tràn dịch màng phổi là hiện tượng các chất lỏng tích tụ trong phần không gian giữa các lớp màng phổi gia tăng. Loại chất dịch này có thể di chuyển trong khoang ngực khi bạn thở gây áp lực lên phổi sẽ vô cùng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng.
Nếu xuất hiện một trong những dấu hiệu sau, rất có thể bạn đã bị tràn dịch màng phổi:
- Sốt liên tục trên 38,5 độ hoặc cao hơn.
- Đau ngực âm ỉ một bên do dịch đã tràn ra trong phổi, khi nghiêng về phía nào sẽ đau bên ấy. Cơn đau sẽ ngày một tăng dần.
- Ho khan kể cả khi ngủ, có thể sẽ bị khó thở, nếu kéo dài sẽ dẫn đến tình trạng ngưng thở.
[inline_article Id=18612]
Tràn dịch màng phổi có nguy hiểm không?
Tràn dịch màng phổi không phải là một bệnh hô hấp mà là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nhau. Vì vậy, mức độ nguy hiểm của nó phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh.
Trong y học, tràn dịch màng phổi được phân thành 2 loại chính:
- Tràn dịch không biến chứng khi dịch ở màng phổi không nhiều, triệu chứng nhẹ, không gây bất kỳ nguy hiểm nào khác.
- Tràn dịch thể phức tạp có 3 thể:
Thể 1: Tràn dịch dưỡng trấp: Biểu hiện dịch mờ đục. Tính chất của dịch: vô trùng, thành phần tế bào chủ yếu là lymphocyte, protein ≥ 3 g/dl, glucose = glucose/máu, lipid ≥ 400 – 660 mg/dl, Triglycerid ≥ 100mg/dl
Thể 2: Tràn dịch màng phổi lao: Biểu hiện dịch màu vàng. Tính chất của dịch: Là dịch tiết, PCR lao (+) có khả năng lây lan mạnh.
Thể 3: Tràn dịch do bệnh lý ác tính: Biểu hiện dịch màu vàng hoặc đỏ. Tính chất dịch: Là dịch tiết, làm cell block thấy tế bào ác tính hoặc sinh thiết sẽ thấy hình ảnh mô ác tính.
Đáng ngại nhất là do lao phổi hoặc ung thư phổi gây ra.
Về lao màng phổi: Bệnh này thường gặp ở người trẻ tuổi từ 25-35 tuổi với các triệu chứng ho kéo dài, ho khan, ho có đờm, sốt nhẹ không rõ nguyên nhân, sút cân, cơ thể mệt mỏi. Chụp phim sẽ thấy phổi có màu trắng thì rất có khả năng bạn đã bị tràn dịch màng phổi do lao màng phổi.
Còn về ung thư phổi: Ung thư phổi hoặc bất kì loại ung thư nào cũng có thể là nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. Tràn dịch do ung thư thường xảy ở người lớn tuổi, có thời gian dài hút thuốc lá và thường phát triển nhanh ở những người có thể trạng kém.
Ngoài ra tràn dịch màng phổi còn đến từ các nguyên nhân sau:
- Rối loạn thứ phát: có nghĩa là chúng luôn dễ bị ảnh hưởng bởi những tác động đến vùng ngực, phổi.
- Bệnh gan hoặc thận: xơ gan làm cho chất lỏng tích tụ trong cơ thể và rò rỉ vào ngực.
- Nhiễm trùng đường hô hấp: các bệnh lao, viêm phổi đều là tác nhân dễ gây tràn dịch màng phổi.
- Thuyên tắc phổi: tắc nghẽn động mạch phổi và gây áp lực lên màng phổi, làm cho dịch lỏng thoát ra ngoài.
[inline_article Id=1608]
Cách điều trị tràn dịch phổi
Cách điều trị bệnh dựa trên nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi. Do đó để điều trị triệt để tràn dịch màng phổi cần điều trị dứt điểm bệnh lý gây ra hiện tượng này.
Chọc hút dịch màng phổi
Trong trường hợp tràn dịch màng phổi quá nhiều, các bác sĩ thường chọc màng phổi để hút dịch hoặc thực hiện một số phẫu thuật thu hẹp khoảng cách giữa phổi màng phổi và khoang ngực để ngăn ngừa sự phát triển của chất lỏng.
Nếu tràn dịch lớn, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân uống nhiều nước hơn để thử nghiệm.
Phương pháp Pleurodesis
Ở phương pháp này bác sĩ sẽ tiêm một chất gây kích thích (như talc hoặc doxycycline ) qua ống ngực vào không gian màng phổi. Chất này làm tiêu hủy thành màng phổi và ngực, sau đó tạo liên kết chặt chẽ khi 2 vùng này lành lại. Pleurodesis có thể ngăn ngừa tràn dịch màng phổi trở lại trong nhiều trường hợp.
Phẫu thuật cắt bỏ màng phổi
Phẫu thuật diễn ra tại vùng bên trong không gian màng phổi, loại bỏ các khu vực viêm nguy hiểm hoặc các mô không khỏe mạnh.
Tạm kết: Không chỉ ở người lớn, tràn dịch màng phổi còn có thể gặp ở cả trẻ nhỏ.
Có khá nhiều nguyên nhân gây tràn dịch màng phổi và chỉ cần tác động nhỏ từ bên ngoài cũng có thể khiến bệnh chuyển biến khó lường. Do đó, tốt nhất, nếu phát hiện các dấu hiệu bệnh, bạn nên đưa bệnh nhân đến các cơ sở y tế để được khám, chuẩn đoán và điều trị dứt điểm.