Nếu có những ngày bạn mệt đến mức chẳng còn sức lực để làm việc hoặc chẳng có hứng thú với món ăn đã từng rất yêu thích, thì có thể bạn đã bị suy nhược cơ thể.
Tình trạng suy nhược cơ thể để lâu không chữa trị dễ khiến bạn mệt mỏi, uể oải, bệnh tật triền miên trong khi công việc cứ dồn ứ mà chẳng đâu vào đâu. Đừng để tình trạng này ảnh hưởng đến bạn lâu, nếu còn nhẹ, hãy chữa sớm bằng những thói quen lành mạnh, trong đó có chế độ ăn uống khoa học.
Suy nhược cơ thể nên ăn gì để nhanh tươi tỉnh trở lại? Trước hết, bạn hãy tìm hiểu suy nhược cơ thể là gì và những dấu hiệu của suy nhược cơ thể.
Suy nhược cơ thể là gì?
Suy nhược cơ thể khiến bạn mệt mỏi toàn thân kéo dài trong nhiều ngày dù cho đã nghỉ ngơi nhiều nhưng cũng không thấy đỡ hơn. Tình trạng suy nhược khiến bạn kiệt sức, không còn năng lượng cho bất kỳ hoạt động gì.
Bạn dễ bị suy nhược cơ thể nếu thuộc nhóm người hay ốm vặt, lười ăn, kém hấp thu. Người làm việc quá sức, nghỉ ngơi không hợp lý hoặc ăn uống thiếu chất cũng dễ bị suy nhược cơ thể.
Thông thường, nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch, suy nhược cơ thể là do một số yếu tố như: mắc tiểu đường tuýp 2, thiếu máu, ăn uống kiêng khem, trầm cảm, căng thẳng kéo dài, viêm khớp dạng thấp, sau phẫu thuật, hạ đường huyết, nhiễm trùng toàn thân, suy giảm miễn dịch…
Đặc biệt, phụ nữ sau sinh, nhất là sinh mổ, cũng dễ bị suy nhược vì mất nhiều máu, cơ thể đuối sức sau quá trình vượt cạn khó khăn.
[inline_article id=172191]
Dấu hiệu suy nhược cơ thể
Bạn phải hiểu lúc nào cơ thể báo động về tình trạng suy nhược cơ thể thì mới biết suy nhược cơ thể nên ăn gì. Dấu hiệu suy nhược thường bao gồm:
– Đau nhức cơ thể thường xuyên và hay tái diễn, khiến bạn mệt mỏi cả ngày.
– Dễ gặp ác mộng về đêm nên thường bị mất ngủ, khó ngủ dẫn đến tư duy kém, khó tập trung, phản xạ chậm.
– Thường bị đuối sức và dễ mắc các bệnh như cảm cúm, cảm lạnh do suy giảm miễn dịch.
– Gặp các vấn đề về da như bị lão hóa nhanh hay da xanh xao, nhợt nhạt do thiếu vitamin và khoáng chất.
– Viêm họng, đau cơ, đau khớp nhưng không sưng đỏ, nổi hạch lympho mềm.
– Có dấu hiệu bị trầm cảm như sợ hãi vô cớ, sống khép kín, không muốn tiếp xúc với người khác.
– Cảm giác chán ăn, đầy hơi, buồn nôn, giảm ngon miệng, thậm chí là không muốn nhìn thấy đồ ăn. Lúc này biết được suy nhược cơ thể nên ăn gì là rất cần thiết.
– Suy nhược kéo dài gây kiệt sức, khó thở, hoa mắt, chóng mặt và sụt cân nhanh.
Suy nhược cơ thể nên ăn gì?
Người bị suy nhược thường không hấp thu tốt thức ăn và luôn mệt mỏi. Do đó, điều quan trọng là giúp người bệnh có hứng thú hơn trong việc ăn uống và lấy lại năng lượng.
Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Bên cạnh điều trị bệnh theo hướng dẫn từ bác sĩ, bạn hãy tuân thủ chế độ ăn uống lành mạnh dưới đây:
- Bổ sung chất béo thực vật như dầu mè, đậu nành, lạc, ngô, ô liu, mỡ cá
- Ăn thực phẩm giàu chất xơ, rau củ quả và ngũ cốc
- Dùng một số món cháo giúp lấy lại năng lượng như cháo đậu đỏ, cháo đậu đen hạt sen, cháo chim cút mè đen, cháo củ cải, cháo lươn…
- Canh có chứa đa dạng dưỡng chất như canh gà hầm hoàng kỳ, canh hạt sen tim lợn, canh ngô hầm chân giò, canh nghêu cà rốt đậu đỏ
- Thịt dê hầm gừng và cá chép hấp cách thủy cũng là những món ăn giàu dinh dưỡng.
Tuân thủ suy nhược cơ thể nên ăn gì là chưa đủ. Người bệnh cũng cần phải tránh một số thực phẩm như rượu, thuốc lá, caffeine, trà, soda… Đồng thời, bạn cần hạn chế thực phẩm có chứa nhiều chất béo động vật và lượng đường lớn.
Dù biết suy nhược cơ thể nên ăn gì thì bạn cũng đừng ăn tùy tiện. Tốt nhất nên ăn 3 bữa/ngày và xen lẫn thêm với 2 bữa ăn phụ, tuyệt đối không bỏ bữa. Bạn cũng cần tuân thủ ăn uống theo lời khuyên của bác sĩ, nhất là đối với phụ nữ sau sinh, người mắc bệnh tiểu đường và tim mạch.
Bổ sung vitamin và khoáng chất cho cơ thể
Người bị suy nhược thường bị thiếu chất do cơ thể kém hấp thu. Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Dưới đây là một số vitamin và khoáng chất bạn cần bổ sung để đánh bại sự mệt mỏi.
1. Vitamin nhóm B
– Vitamin B1 (Thiamin): Vitamin B1 chịu trách nhiệm chuyển đổi thức ăn thành năng lượng. Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Ăn thực phẩm giàu vitamin B1 như hạt hướng dương, đậu xanh, đậu đen, lúa mạch, đậu pinto, đậu lăng và yến mạch.
– Vitamin B2 (Riboflavin): Vitamin B2 giúp cơ thể bạn xây dựng tế bào hồng cầu và chuyển hóa đường, chất béo, đạm thành năng lượng. Thực phẩm giàu vitamin B2 gồm đậu nành, cải bó xôi, tempeh (tương nén), sữa chua tự nhiên, trứng, măng tây, hạnh nhân, gà tây và gan bò.
– Vitamin B3 (Niacin): Cơ thể thiếu vitamin B3 sẽ làm bạn bị mệt và suy nhược do không thể chuyển hóa thức ăn thành năng lượng. Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Sẽ thiếu sót nếu bỏ qua thực phẩm giàu vitamin B3 như cá ngừ, thịt gà, thịt gà tây, cá hồi, thịt cừu, thịt bò, cá mòi, đậu phộng, tôm, gạo lứt.
– Vitamin B5 (Pantothenic acid): Nếu năng lượng của cơ thể bạn giảm do căng thẳng quá độ, vitamin này sẽ giúp chống lại sự mệt mỏi, phòng ngừa suy giảm trí nhớ và cải thiện tinh thần. Thực phẩm giàu vitamin B5 gồm nấm hương, quả bơ, khoai lang, đậu lăng, thịt gà, sữa chua tự nhiên, bông cải xanh.
– Vitamin B6 (Pyridoxine): Vitamin B6 rất tốt cho não bộ, hệ thống thần kinh và hệ miễn dịch. Thực phẩm giàu vitamin B6 gồm chuối, hạt hướng dương, khoai tây, khoai lang, cá hồi, thịt gà, thịt bò, gà tây, cá ngừ.
2. Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Thực phẩm giàu vitamin D
Vitamin D cần thiết cho xương và răng khỏe mạnh, giúp điều chỉnh insulin, tâm trạng và hệ thống miễn dịch để bạn giảm nguy cơ mắc chứng trầm cảm cũng như rối loạn hoảng sợ.
Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Đó là thực phẩm giàu vitamin D như cá ngừ, cá thu và cá hồi, các loại sữa, nước cam, sữa đậu nành và ngũ cốc, gan bò, phô mai, lòng đỏ trứng.
3. Vitamin C
Vitamin C giúp bạn cải thiện hệ thống miễn dịch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Nghiên cứu còn chỉ ra vitamin C giúp cải thiện tâm trạng bởi đóng vai trò trong việc sản xuất serotonin – hormone mang lại cảm giác hạnh phúc.
Thực phẩm giàu vitamin C chủ yếu có trong trái cây họ cam quýt, quả mọng, bông cải xanh và súp lơ trắng.
4. Vitamin E
Vitamin E giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của các gốc tự do gây ra các vấn đề như mất trí nhớ, bệnh tim và các bệnh tự miễn dịch.
Tác dụng của vitamin E còn giúp bạn chống lại sự mệt mỏi của tuyến thượng thận, đóng vai trò quan trọng với sức khỏe tim mạch và nhận thức.
Thực phẩm giàu vitamin E gồm hạt hướng dương, hạnh nhân, đậu phộng, quả bơ, cải bó xôi, bí đỏ, măng tây, bông cải xanh…
5. Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Bổ sung sắt
Sắt giúp bạn điều trị mệt mỏi và chống lại căng thẳng. Thiếu sắt còn khiến bạn dễ bị mắc bệnh truyền nhiễm hơn.
Thực phẩm giàu sắt bao gồm thịt, cá, đậu nành, trứng, trái cây khô, bông cải xanh, rau lá xanh đậm, đậu xanh, các loại hạt…
6. Omega-3
Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Chắc chắn không thể bỏ qua omega-3. Dưỡng chất này đóng vai trò quan trọng đối với chức năng tế bào và sức khỏe não bộ, đồng thời giúp bạn chống lại sự mệt mỏi.
Thực phẩm giàu omega-3 gồm dầu cá, cá, các sản phẩm từ sữa, rau xanh, ngũ cốc, dầu thực vật, các loại hạt…
7. Suy nhược cơ thể nên ăn gì? Thực phẩm giàu magie
Magie giúp sản xuất năng lượng trong cơ thể bạn và giúp cải thiện chất lượng giấc ngủ. Ngoài ra, magie còn giúp giảm huyết áp, giảm căng thẳng vì làm giảm mức cortisol – hormone gây căng thẳng.
Thực phẩm giàu magie gồm chocolate, quả bơ, các loại hạt, cây họ đậu, đậu phụ, ngũ cốc, quả chuối, rau xanh.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Vai trò của vitamin và khoáng chất đối với sức khỏe phụ nữ
Người lớn tuổi, người dễ mắc bệnh và người thường xuyên làm việc nhiều cũng như phải chịu căng thẳng thời gian dài cần biết suy nhược cơ thể nên ăn gì. Đặc biệt, phụ nữ mang thai và sau sinh càng cần phải bổ sung vitamin và khoáng chất để tinh thần và thể chất khỏe mạnh, đồng thời tăng cường tiết sữa chất lượng cho con bú.
Tuyết Lan