Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Lập kế hoạch nuôi heo đất – Cách giữ tiền tiết kiệm

Dù mức thu nhập thấp hay cao thì việc lên kế hoạch thu – chi như thế nào cho hợp lý luôn là điều quan trọng. Qua cách giữ tiền tiết kiệm cũng lập cho bạn tính rõ ràng, biết suy nghĩ chín chắn.

Trong Tăng Văn Chính Công Gia Huấn có ghi rằng: “Đạo lí chăm lo gia đình thì tiết kiệm là kế sách lâu dài. Sống trong thời loạn, thì không xa xỉ là nghĩa quan trọng” tức là tuy kinh tế không giàu có no đủ, nhưng khi biết tính toán, biết tiết kiệm, thì có thể nhờ cần kiệm mà được giàu sang.

Tiết kiệm từ chi phí điện – nước

Tiết kiệm nguồn điện không cần thiết trong sinh hoạt: máy quạt, đèn, tivi,.. là cách tiết kiệm tiền đáng kể. Nếu thiết bị điện không dùng trong một thời gian dài thì nên tắt đi; nói như thế cũng có cái lý của nó cả, tắt khi không sử dụng trong thời gian dài là vì có những đồ dùng điện như: tủ lạnh, điều hòa, bình nóng lạnh…

Bạn có thể chọn tháng có chi phí tiền điện cao nhất làm tiêu chuẩn. Những tháng sau, đặt chỉ tiêu cho cả gia đình cắt giảm lượng điện tiêu thụ, tiền hóa đơn các tháng thấp hơn tháng tiêu chuẩn sẽ được bỏ vào heo đất để tăng cho các khoản giải trí, mua sắm khi cần.

Ngắt tủ lạnh đúng lúc:

  • Việc ngắt tủ lạnh liên tục trong một thời gian dài sẽ khiến cho giàn nóng lạnh sẽ nhanh bị oxi hóa và hư hỏng. Đồng thời sau khi mở máy để cho tủ lạnh hoạt động lại sẽ tiêu thụ một loại điện năng để làm lạnh ngay từ đầu gây hao tổn điện rất lớn.
  • Bạn cũng có thể tiết kiệm điện bằng cách nên đựng đồ ăn trong đồ inox, sứ thủy tinh, vì nó truyền lạnh rất tốt; đồng thời để đồ ăn sao cho trong tủ lạnh có nhiều không gian hở để tỏa nhiệt ít hơn. Nếu nhà bạn đang có con nhỏ thì hạn chế để con mình đóng mở tủ lạnh thường xuyên.

Bật điều hòa khi thật sự cần

Nhiều người có thói quen và thậm chí nghĩ rằng: tắt máy điều hòa khi không dùng rồi không lâu sau lại bật lên, thậm chí thấy lạnh quá tắt đi rồi ngay lập tức thấy nóng thì lại bật trở lại (Trường hợp này khuyên bạn nên bật máy quạt thì sẽ lợi điện hơn), vì điều hòa cũng giống như tủ lạnh, lại mất một lương nhiệt để khởi động lại, như thế cực kì hao phí.

Tính toán trước khi mua những đồ vật có giá trị

Công đoạn này rất quan trọng vì đây là tài sản chung của gia đình nên cần có sự thống nhất của hai người, do đó trước khi mua vật gì có giá trị bạn nên bàn bạc với ông xã mình để có cách giữ tiền tiết kiệm: đồ vật đó có thật sự cần thiết trong lúc này không, đồng thời có phù hợp với khả năng tài chính của gia đình không?

Nếu ví tiền còn eo hẹp bạn chỉ nên mua những thứ có khả năng mua và thấy cần thiết để mua dần dần, tránh tình trạng mua nhiều, thích gì mua đó mà không có sự tính toán trước, để khi lúc cần tiền lại không có, nhiều lúc chưa đến ngày lương mà tiền lại gần hết. Trường hợp không đủ vốn nên hạn chế mua vay trả góp để không phát sinh lãi mẹ sinh ra lãi con.

Tương tự, mỗi khi cân nhắc và cắt giảm được tiền chi vào một món đồ giá trị, bạn cho tiền này vào khoảng tiết kiệm.

bàn về việc chi - tiêu trong gia đình
Vợ chồng cùng nhau bàn về việc chi – tiêu trong gia đình

Có sổ kế hoạch thu – chi

Là người đã có gia đình nên có sổ chi tiêu để lên kế hoạch cho việc sử dụng tiền đúng mục đích. Chỉ cần dành vài phút vào buổi tối để ghi lại khoảng thu – chi trong ngày và lên kế hoạch mau sắm các thứ vào ngày hôm sau. Sổ thu – chi được coi là một chiếc thước đo hữu hiệu để kiểm soát việc thu – chi bạn ngày này thậm chí tháng này tăng giảm như thế nào trong cách giữ tiền tiết kiệm

Nuôi heo đất cùng con

Cùng con nuôi heo đất không những gắn kết thêm tình cảm giữa mẹ và bé mà còn giúp bé có tính tiết kiệm không đua đòi nay từ nhỏ. Tuy nhiên không nên quá thiết chặt trong việc tiêu tiền làm cho bé cảm giác mình bị giám sát, không tự nhiên bên cạnh đó tạo cho bé tính ki bo, hà tiện là không tốt.

Nên giải thích cho bé là tại sao bé phải tiết kiệm tiền và hàng ngày để bé tự giác trích bao nhiêu tiền vặt vào trong chú heo đất. Có lời hứa với bé khi bé đạt thành tích tốt hay sinh nhật sẽ lấy ra làm quà thưởng. Điều nay giúp bé ý thức được đồng tiền biết quý trọng đồ vật do bé tự mua từ chính đồng tiền do mình tự tích góp nên.

 bỏ ống heo
Giữ tiền tiết kiệm bằng cách dạy cho con thói quen bỏ ống heo

Hàng tháng sau khi tổng kết việc thu – chi hãy trích một phần trong khoản tiền dư để chiêu đãi cho gia đình một bữa ăn hoành tráng, hay mua sắm. Nếu tháng này gia đình bạn đang cảm thấy quá căng thẳng thì nên tổ chức một chuyến đi dã ngoại nào đó (nhưng trước khi đi thì nên xem có đủ kinh phí không nhé).

Năng nhặt chặt bị, bạn sẽ rất ngạc nhiên khi thấy việc giữ tiền tiết kiệm và dành dụm những khoản rất nhỏ có thể mang lại cho gia đình số tiền đáng kể. Số tiền này có thể dùng cho chuyến du lịch gia đình, hoặc góp vào quỹ từ thiện, điều quan trọng là cho con cái hiểu giá trị của việc tiết kiệm đáng kể đến thế nào.

Hạ Lê

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội một lần

Muốn rút  một lần, bạn cần nộp hồ sơ cho tổ chức bảo hiểm xã hội nơi bạn đóng, hồ sơ bao gồm: sổ BHXH, quyết định nghỉ việc, đơn đề nghị hưởng một lần.

Hướng dẫn làm đơn xin rút sổ Bảo hiểm xã hội một lần

Bạn hãy điền đầy đủ họ và tên và thông tin của người hưởng của người hưởng ở mục họ và tên, sinh ngày, giới tính, số sổ Bảo hiểm xã hội hoặc số định danh, số chứng minh thư hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước.

Ở mục địa chỉ liên hệ, bạn hãy điền đầy đủ địa chỉ nơi đang cư trú của người có yêu cầu giải quyết: Số nhà, ngõ (ngách, hẻm), đường phố, tổ (thôn, xóm, ấp), xã (phường, thị trấn), huyện (thị xã, thành phố), tỉnh, thành phố; trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thủ tục thì ghi địa chỉ của người được ủy quyền;

Trường hợp người hưởng ủy quyền cho người khác làm đơn và thực hiện toàn bộ thủ tục thì bạn hãy điền thêm nội dung họ và tên, ngày sinh và giới tính của người được uỷ quyền ở mục họ và tên người uỷ quyền, sinh ngày, giới tính, nếu bạn là người hưởng thì bỏ trồng phần này và gạch chéo. Mục nội dung yêu cầu giải quyết trong mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội một lần, bạn cần đánh dấu vào nội dung yêu cầu giải quyết và điền rõ các thông tin.

Lưu ý cuối đơn bạn cần điền bổ sung

a) Trường hợp bạn nộp hồ sơ quá hạn so với thời gian hưởng lương hưu hoặc bạn bị mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ thì bạn cần bổ sung giải trình, trong thời gian nộp hồ sơ chậm người hưởng có xuất cảnh trái phép hoặc bị Tòa án tuyên bố mất tích hoặc chấp hành hình phạt tù giam không (nếu có thì bạn hãy điền lại cụ thể thời gian người hưởng xuất cảnh trái phép, bị tuyên bố mất tích hoặc thời gian chấp hành hình phạt tù giam) hoặc nêu rõ mất giấy chứng nhận chờ hưởng chế độ và bạn phải làm cam kết chịu trách nhiệm về nội dung giải trình.

b) Trường hợp người hưởng thay đổi nơi đăng ký khám chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu thì bạn hãy điền bổ sung tên cơ sở khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế ban đầu người hưởng lựa chọn theo quy định của Bộ Y tế (Trạm y tế xã, hoặc Bệnh viện đa khoa huyện/tương đương, hoặc các cơ sở khám chữa bệnh khác theo phân cấp của ngành y tế); trường hợp đã có thẻ Bảo hiểm y tế  thì ghi đầy đủ số thẻ đã có.

c) Trường hợp người hưởng không thống nhất thông tin về họ, tên đệm, tên, ngày, tháng, năm sinh giữa chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước và hồ sơ hưởng, chờ hưởng Bảo hiểm xã hội, bạn nhớ điền rõ trong đơn không thống nhất về thông tin gì kèm theo bản sao chứng minh thư/hộ chiếu/thẻ căn cước của người hưởng.

Trong trường hợp người hưởng có yêu cầu khác thì bạn hãy điền rõ nội dung yêu cầu và các thông tin liên quan đến yêu cầu giải quyết.

– Để chọn hình thức nhận tiền lương hưu, trợ cấp bạn cần đánh dấu tiếp bạn nơi nhận là tại cơ quan Bảo hiểm xã hội hay thông qua tổ chức dịch vụ BHXH để nhận tiền mặt ; nếu người hưởng muốn nhận tiền thông qua tài khoản ATM thì bạn hãy điền bổ sung tên chủ tài khoản, số tài khoản, ngân hàng, chi nhánh ngân hàng mở tài khoản.

Mẫu đơn xin rút sổ bảo hiểm xã hội một lần:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

Kính gửi: Bảo hiểm xã hội………………………………

Họ và tên: ………………………………………………….. sinh ngày …../…../…….. giới tính…..

Số sổ BHXH/Số định danh:…………………………………………………………………………….

Số CMT/Hộ chiếu/Thẻ căn cước …………………………. .do ……………………………………

cấp ngày ………. tháng ………. năm…………..;

Số điện thoại (nếu có): ……………………………………

Địa chỉ liên hệ :……………………………………………………………………………………………………

Họ và tên người được uỷ quyền: …………………………………………….sinh ngày …../…./…….

giới tính……

Nội dung yêu cầu giải quyết:

BHXH một lần

Lương hưu. Thời điểm hưởng từ tháng …… năm …………

– Giải trình về việc nộp hồ sơ chậm hơn so với thời điểm hưởng lương hưu (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Địa chỉ nơi nhận ……………………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Nơi đăng ký KCB …………………………………………………………………………………………………..

Trợ cấp một lần để đi nước ngoài định cư

Chuyển nơi hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ tháng ……. năm ……………

– Địa chỉ nơi cư trú mới ……………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Nơi đăng ký KCB …………………………………………………………………………………………………..

Chuyển nơi quản lý hồ sơ chờ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH từ tháng ….. năm ………

Địa chỉ nơi cư trú mới ……………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………..

Hưởng lại lương hưu/trợ cấp BHXH ……………………………………………………………………

Nơi đăng ký KCB ……………………………………………………………………………………………………..

Nhận lương hưu/trợ cấp BHXH của những tháng chưa nhận

Yêu cầu khác ………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………………………..

Hình thức nhận tiền lương hưu/trợ cấp BHXH

Tiền mặt          Tại cơ quan BHXH          Qua tổ chức dich vụ BHXH

ATM: Chủ tài khoản …………………………………….Số tài khoản …………………………………….

Ngân hàng ………………………………………………………….. Chi nhánh ………………………………….

 ………….., ngày ……. tháng ….. năm ……

Người làm đơn

(Ký, ghi rõ họ tên)

Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích các bạn trong trường hợp muốn tiến hành rút sổ bảo hiểm xã hội một lần.

Diễm My

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

5 điều cần biết khi nhập hộ khẩu cho con

Nhập hộ khẩu cho con là một thủ tục hành chính hoàn toàn miễn phí mà các bố mẹ nên tiến hành càng sớm càng tốt. Được ghi tên vào hộ khẩu, trẻ sơ sinh sẽ được đảm bảo tốt hơn các quyền lợi về y tế và việc học tập sau này. Để hoàn tật thủ tục nhập khẩu cho con, mẹ có thể tham khảo 5 bước dưới đây.

1. Quyết định nơi nhập khẩu cho con

Nhiều mẹ thắc mắc, nên nhập hộ khẩu cho con theo cha hay mẹ. Trên thực tế, pháp luật không bắt buộc về chọn lựa này, nên ba mẹ cần bàn bạc xem nơi thường trú nào thuận tiện nhất cho việc nuôi dưỡng và chăm sóc bé, theo đó tiến hành nhập khẩu cho trẻ sơ sinh.

2. Đảm bảo không nhập khẩu cho con trễ hạn

Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày bé được đăng ký khai sinh, cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, người giám hộ, người nuôi dưỡng, chăm sóc bé nên đăng ký hộ khẩu thường trú cho bé.

Trong trường hợp gia đình bạn mới chuyển chỗ ở, trong vòng 12 tháng sau khi đến chỗ ở và đã đủ điều kiện đăng ký thường trú thì nên tiến hành nhập khẩu cho con theo quy định.

Nếu nhập khẩu vào hộ khẩu của người quen biết, trong vòng 60 ngày khi có sự đồng ý của người sở hữu hộ khẩu, ba mẹ nên tiến hành đăng ký hộ khẩu cho con nhé.

Nếu quá thời hạn này mà ba mẹ chưa làm thủ tục nhập hộ khẩu cho con thì sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.Nhập hộ khẩu cho con

3. Chuẩn bị giấy tờ để nhập hộ khẩu cho con 

Nhập hộ khẩu cho con cần giấy tờ gì cũng là thắc mắc của rất nhiều mẹ. Theo quy định, người đi đăng ký nhập hộ khẩu cho trẻ (có thể là cha, mẹ hoặc đại diện hộ gia đình, ông, bà, người nuôi dưỡng, chăm sóc, người thân thích của trẻ) chuẩn bị những giấy tờ sau:

  • 1 tờ bản sao giấy khai sinh của trẻ (có dấu đỏ do UBND phường, xã cấp) và 1 bản photo.
  • Giấy chứng nhận kết hôn của ba mẹ (nếu cha, mẹ của trẻ có đăng ký kết hôn) hoặc Quyết định ly hôn và 1 bản photo.
  • Sổ hộ khẩu gia đình (bản chính).

4. Quy trình nhập hộ khẩu cho con

Việc đăng ký hộ khẩu diễn ra ở cơ quan công an quận, huyện, thành phố hoặc thị trấn. Sau khi điền đầy đủ thông tin vào mẫu Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu (mẫu HK02).

Tiếp đó, ba mẹ nộp các giấy tờ, mẫu khai nói trên tại công an quận, huyện, thị xã, thành phố nơi cư trú của bố hoặc mẹ (nếu bố, mẹ không cùng hộ khẩu thường trú) hoặc nơi cư trú chung của bố, mẹ (nếu có cùng hộ khẩu thường trú).

Cán bộ nhận hồ sơ kiểm tra thông tin ghi trong mẫu khai HK02, đối chiếu các giấy tờ, lấy Bản sao giấy khai sinh (có dấu đỏ), giấy chứng nhận kết hôn, quyết định ly hôn (bản photo) (để bỏ vào hồ sơ tàng thư hộ khẩu).

Thời gian làm thủ tục nhập khẩu: Từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần.

Thời gian nhập khẩu trong bao lâu: Khi làm xong giấy tờ, cán bộ ở cơ quan công an quận, huyện, thành phố sẽ đưa giấy hẹn, trong đó ghi rõ thời gian (tối đa 10 ngày) sẽ nhận lại sổ hộ khẩu.

5. Đăng ký hộ khẩu trễ hạn, ba mẹ cần chuẩn bị gì?

Trong trường hợp nhập hộ khẩu cho con muộn, ba mẹ cũng vẫn chuẩn bị các giấy tờ và tiến hành các bước như bình thường. Tuy nhiên, vì đăng ký trễ nên sẽ phải đóng phí phạt theo luật định, từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng.

Nếu bé có giấy khai sinh ở nơi khác muốn nhập khẩu vào các thành phố lớn theo hộ khẩu của ba hoặc mẹ, ba mẹ bé cần chuẩn bị thêm 1 bản cam kết hoặc đơn xin xác nhận chưa nhập hộ khẩu cho con vào nơi khác. Tuy nhiên, dù trễ hạn bao lâu, ba mẹ cũng không cần giấy xác nhận về hộ khẩu, hộ tịch hay tình trạng lưu trú tại UBND phường nơi đang cư trú.

Trên đây là những điều cần biết và trình tự thủ tục để tiến hành nhập hộ khẩu cho con. Ba mẹ ơi, đừng quên nhập khẩu cho bé để con sớm được hưởng những quyền lợi chính đáng theo luật quy định nhé.

 

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

6 cách giúp bạn thoát khỏi cảnh nợ nần

Nợ nần thật sự là điều khủng khiếp mà ai ai trong chúng ta đều muốn tránh xa. Hầu như khi rơi vào trường hợp đó thay vì tìm cách vượt qua nó, nhưng có nhiều người lại rơi vào bế tắc.

Hiểu được những gì bạn đang gặp phải

Thông thường chúng ta thường gặp phải hai món nợ: nợ có dự tính như nợ học phí, nợ trả góp xe máy, còn đối với khoản nợ phát sinh sau những buổi tiệc tùng, chi tiêu quá tay thì gọi là nợ không được dự tính trước.

  • Hình thức mang nợ thế nào đi chăng nữa thì nợ cũng là mối lo của bạn về mặt tài chính. Xác định khoản nợ dự tính, xác định thu nhập cá nhân có thể trả món nợ này không rồi hãy quyết định mượn.
  • Riêng đối với khoản nợ phát sinh, bạn nên tỉnh táo trước những lời mời mua sắm, du lịch, giải trí… Cái chính là bạn phải hiểu đó là một vấn đề cần được giải quyết một cách nghiêm túc. Bạn hãy luôn sẵn sàng đối diện với thử thách để giúp bản thân vượt qua cảnh nợ nần.
Hiểu được những gì bạn đang gặp phải
Xác định vấn đề vì sao đưa bạn đến nợ nần giúp bạn lên kế hoạch trả nợ nần hiệu quả

Tìm ra nguyên nhân dẫn đến các món nợ

  • Trong lúc rơi vào trường hợp này, bạn đặt ra cho mình rất nhiều câu hỏi: Số tiền  kiếm được mỗi tháng là bao nhiêu, phân chia các khoản chi tiêu hàng tháng,  khoản chi tiêu nào làm bạn lâm vào cảnh nợ nần…
  • Xác định được nguồn gây nợ rồi, việc bạn cần làm là kiên quyết cắt đi những khoản phát sinh đó. Bạn đang chi quá nhiều tiền cho việc ăn ở đi lại. Thay vì  thuê một căn nhà rộng thoải mái nhưng ở xa chỗ làm, vậy tại sao bạn không tìm một căn nhà ở vừa đủ lại gần công ty.  Việc này giúp bạn vừa tiết kiệm tiền thuê nhà lẫn tiền xăng hằng ngày.

Tóm lại dù là câu trả lời nào đi nữa thì bạn cũng đừng quá lo lắng, mà hãy thật bình tĩnh xác định phạm vi của vấn đề.

Tuyệt đối không được bi quan

Phần lớn số người bị rơi vào cảnh nợ nần thường có cảm xúc rất tiêu cực, họ tự trách bản thân, hay người khiến họ rơi vào hoàn cảnh này. Điều đó thật không nên, vì bạn càng bi quan thì càng mất kiểm soát hành vi, dẫn đến vấn đề cũ không được giải quyết mà bạn còn phải đối mặt với vấn đề mới. Vậy nên bạn hãy luôn giữ cho cảm xúc của mình không rơi vào trạng thái tiêu cực.

Không bi quan
Cố gắng đừng quá bi quan khi đang lâm vào nợ nần, bình tĩnh giúp tìm giải pháp tốt hơn

Hạn chế chi tiêu các khoảng không cần thiết

  • Để làm được điều này bạn phải có cuốn sổ ghi chép chi tiết việc tiêu dùng hàng tháng. Trong quá trình đó, bạn sẽ nhận ra các khoản chi không cần thiết và lập tức loại bỏ chúng ngay để tránh nguy cơ nợ nần càng ngày càng tăng.
  • Sau đó, bạn đặt ra giới hạn cho việc sử dụng tiền, bằng cách quy định số tiền bạn được chi tiêu trong một ngày theo các khoản chi tiêu và sắp xếp chúng theo thứ tự ưu tiên.
  • Đồng thời liệt kê các khoản nợ của bạn, và lên kế hoạch cụ thể cho việc trả chúng trong thời gian bao lâu.
Hạn chế chi tiêu các khoảng không cần thiết
Cắt giảm các khoản chi tiêu rất khó khăn, nhưng mau chóng giúp bạn vượt qua nợ nần

Tìm kiếm sự giúp đỡ

  • Nếu là khoảng nợ nần cần được giải quyết sớm, bạn cố gắng vận dụng các mối quan hệ để thuyết phục họ tin và cho bạn vay khoản vừa đủ để trả, thay vì vay ngân hàng phải trả lãi thêm.
  • Hãy chắc chắn rằng bạn sẽ trả món nợ khi bạn có thể, tuyệt đối không được vay hơn khoản nợ, không lấy đầu này đắp đầu kia bằng cách vay mượn, làm món nợ nặng nề hơn.
  • Tuyệt đối bỏ thói quen chi tiêu không rõ ràng dẫn đến cảnh nợ nần.
  • Còn nếu không vay được hãy tự giúp đỡ bản thân mình, thậm chí cắt giảm tối đa nhu cầu chi dùng.

Tăng thu nhập

Thay vì nằm đó buồn chán, vậy tại sao không tìm cách tạo ra tiền. Nếu giờ hành chính bạn đi làm, vào giờ nghỉ bạn có thể nhận các sản phẩm gia công để kiếm thêm được một khoảng, thậm chí là làm phục vụ ca tối của các nhà hàng quán ăn… Công việc chắc chắn có rất nhiều chỉ cần bạn nghiêm túc xem nó là công việc chính thứ hai để giúp bạn thoát khỏi cảnh nợ nần. Lưu ý là đi làm thêm nhưng vẫn phải cân bằng việc chăm sóc con cái và gia đình nhé!

Tăng thu nhập tránh nợ nần
Năng nhặt chặt bị, tăng thu bằng việc làm thêm, giảm chi dùng giúp bạn nhanh vượt qua khốn khó.

Bạn đã tốn một khoản thời gian để rơi vào cảnh nợ nần, thì cũng nên kiên nhẫn dành ra một khoảng như vậy hoặc hơn để thanh toán hết chúng. Hãy duy trì sự kiên nhẫn và bạn sẽ sớm thoát khỏi hoàn cảnh ấy và mọi thứ lại đâu vào đó. Bài viết đã gợi ý cho bạn 6 cách để thoát cảnh nợ nần, hy vọng nó có thể giúp đỡ bạn phần nào trong giai đoạn khủng hoảng đó.

Hồng Linh

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Kế hoạch sinh con năm 2017: Những chuẩn bị về tài chính

Nếu có dự định mang thai và sinh con năm 2017, đây là lúc thích hợp nhất để hai vợ chồng bạn lên kế hoạch. Ngoài tâm lý và sức khỏe, tài chính cũng là một vấn đề làm nhiều mẹ tương lai cảm thấy băn khoăn. Tuy nhiên, nếu chỉ ngồi nhìn những khoản chi phí sau, bạn có thể sẽ cảm thấy ngán ngẩm, thậm chí ngại có con. Ngược lại, nếu có sự chuẩn bị và lên kế hoạch sinh con năm 2017 từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.

Có kế hoạch mang thai và sinh con năm 2017, bạn phải chuẩn bị bao nhiêu tiền?
Có kế hoạch mang thai và sinh con năm 2017, bạn phải chuẩn bị bao nhiêu tiền?

1/ Khoản phải chi cho 9 tháng 10 ngày và năm đầu tiên của bé

Khoảng 40.000.000 – 100.000.000 đồng, bao gồm: các chi phí cơ bản như phí khám dưỡng thai, chi dùng gia tăng cho dinh dưỡng, và “tiền đi đẻ”, và sữa, bỉm, áo quần, chăn nệm và đồ chơi.

3.500.000 đồng tiền khám thai, bao gồm tiền khám cơ bản và tiền cho các loại xét nghiệm cần thiết trong thai kỳ. Bạn nên chọn một phòng khám tốt nhất có thể (các yếu tố chọn lựa bao gồm gần nhà hoặc tiện đường đi, đúng tuyến hoặc đúng bệnh viện bạn muốn chọn để lâm bồn, đúng bác sĩ mà bạn chọn theo,…).

10.000.000 – 20.000.000 đồng là khoản chi cho việc sinh con, tùy thuộc bệnh viện và loại hình dịch vụ bạn dùng đến. Lưu ý, bạn nên tính đủ cả những ngày nghỉ không thu nhập của ông xã và những người chăm sóc bạn, chi phí thuê mướn người chăm sóc tại bệnh viện, tại gia và các khoản sinh hoạt phí khác. Ngoài các khoản tiền “cứng” phải nộp cho bệnh viện, bạn cũng nên lưu tâm đến một số tiền mệnh giá nhỏ để tặng cho những nhân viên y tế, và một hoặc hai chiếc phong bì to hơn dành để cảm ơn đội ngũ y bác sĩ. Hãy làm điều này với sự trân trọng và lòng biết ơn đến những người giúp bạn trong giờ khắc lâm bồn.

[inline_article id=70540]

5.000.000 đồng chi dùng cho bản thân, bao gồm chi phí sữa bầu, mua quần áo mới (dưới 7 bộ đi làm, 7 bộ mặc ở nhà), giày dép mới và chi phí massage trị liệu.

3.000.000 đồng tiền mua sắm cho góc riêng của bé sơ sinh. Các khoản phải mua gồm các loại khăn (khăn sữa, khăn lót 2 mặt, khăn quấn bé, khăn tắm,…), quần áo sơ sinh, tã bỉm, vài món đồ chơi cơ bản. Sản phẩm vệ sinh cho bé (gồm dung dịch tắm bé dịu nhẹ, nước giặt quần áo trẻ em, bông gòn, tăm bông, băng cuống rốn,..

Tiền sữa cho bé: Ngay từ bây giờ hãy tích cực tìm hiểu về sữa mẹ và nuôi con bằng sữa mẹ. Điều này sẽ giúp bạn tiết kiệm khoảng 20.000.000 đồng tiền sữa mỗi năm. Tuy nhiên, nếu không đủ lượng sữa cho con bú, đừng quá lo. Bạn vẫn có thể nhờ sự trợ giúp từ người “mẹ nuôi” – sữa công thức.

6.000.000 -10.000.000 đồng tương đương 500.000 đồng/ tháng cho chi phí riêng của bé. Hãy giới hạn con số này trong các khoản tối cơ bản như tã bỉm và các lỉnh kỉnh chi mục khác.

Ngoài ra, bạn có thể sẽ phải cần thêm chi phí để thuê người giúp việc, người chăm sóc bé trong những tháng đầu sau sinh hoặc khi bạn bắt đầu đi làm lại.

[inline_article id=59666]

2/ Tuyệt chiêu tiết kiệm tiền hiệu quả

Bên cạnh những khoản chi “không thể không có”, bạn có thể cắt giảm một số loại phí.

Tiết kiệm chi phí y tế: Bạn có thể hỏi bác sĩ xem mình có thể bớt được khoản xét nghiệm nào, và hậu quả của chúng, nếu có. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, những thông tin này cũng giúp bạn hiểu hơn về thai kỳ cũng như sức khỏe của mình.

Tiết kiệm tiền thực phẩm: Bạn có thể tiết kiệm tiền uống sữa bầu nếu đầy đủ tự tin về mảng kiến thức dinh dưỡng và có sẵn thói quen chăm sóc bản thân. Tuy nhiên đừng bỏ qua các loại thực phẩm bổ sung, bạn nhé.

– Tiết kiệm chi phí sinh nở: Nếu công ty có mua BHYT, bạn sẽ được chi trả nếu sinh thường, còn nếu công ty mua các gói bảo hiểm “xịn” hơn, có thể bạn được chi phí sinh dịch vụ.

Tiết kiệm chi phí cho bản thân: Nhờ anh xã massage có thể giúp bạn tiết kiệm một khoản tiền massage đáng kể. Các khoản chi dùng cho quần áo và giày dép có thể gói gọn hoặc bỏ qua nếu bạn có sẵn nhiều bộ áo quần rộng và quyết tâm chỉ tăng cân chuẩn (8-12kg). Tuy nhiên, đừng quá tiết kiệm mà lơ là cơ thể mình nhé!

Tiết kiệm mà không keo kiệt các khoản chi cho bé: Hãy đi mua đồ đạc cho bé từ tháng thứ 7 trở đi, và mua thật ít, như mỗi thứ một vài món, hoặc giới hạn trong 1 danh sách không quá 30 món, hoặc một số tiền nhất định. Bạn nên nhớ rằng, trẻ sơ sinh lớn rất nhanh. Ngay cả khi bạn chưa kịp nhận ra, những bộ đồ này đã không còn vừa với bé nữa.

Categories
Tài chính - Bảo hiểm Gia đình

Chuẩn bị sinh con: Khoản chi phí sinh con sẽ như thế nào?

Khi bạn cùng chồng (hoặc vợ) quyết định có con thì có khá nhiều việc bạn cần làm trước khi thực hiện thiên chức cao cả này:

1. Giải quyết nợ nần

Hãy kiểm tra tài chính gia đình và giải quyết nợ nần trước khi chuẩn bị sinh con. Nhiều cặp vợ chồng sau khi cưới còn nợ những khoản chi phí cho đám cưới, tiền mua nhà, trang trí nội thất… Nên giải quyết các khoản nợ trước khi chuẩn bị sinh con, nếu không, gia đình bạn sẽ càng khó xoay trở hơn khi có thêm thành viên nữa.

2. Dự phòng tài chính chi phí cho mẹ

Sau khi đã giải quyết nợ nần, hai vợ chồng bạn cần lên kế hoạch để dành tiền tiết kiệm để chuẩn bị đón thành viên mới. Bạn cần chuẩn bị chi phí sinh con như:

  • Khám thai và sinh đẻ: Khi có em bé, phụ nữ mang thai sẽ phải đến bệnh viện thường xuyên để theo dõi thai kỳ, xem em bé nhà bạn phát triển thế nào. Ngoài ra, chi phí nằm viện khi sinh sẽ rất tốn kém. Nếu bạn chọn khám và sinh con ở những bệnh viện lớn, bệnh viện quốc tế thì chi phí sinh con sẽ càng cao hơn.
Chuẩn bị sinh con: chi phí sinh con
Chuẩn bị tốt vấn đề tài chính trước khi sinh con bạn sẽ không phải lo lắng nhiều việc phát sinh sau đó
  • Quần áo cho mẹ: Đây là khoản chi phí sinh con mà nhiều bà mẹ tương lai quên mất khi lập kế hoạch tài chính. Vì thường trong 3 tháng đầu thai kỳ, cơ thể bạn không thay đổi quá nhiều nên vẫn có thể sử dụng các trang phục cũ. Sau đó, quá trình tăng cân diễn ra nhanh hơn, bạn cần thay đổi kích cỡ quần áo. Do đó, dù chi phí này nhỏ nhưng bạn cũng không nên quên liệt kê trong kế hoạch tài chính để hạn chế lại những phát sinh ngoài dự kiến. Tuy nhiên, yêu cầu cơ bản của trang phục bà bầu là thoải mái vận động nên bạn cũng không cần phải bỏ quá nhiều tiền vào những mốt thời trang “ngắn hạn” này.
  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe cho mẹ: Phụ nữ mang thai cần được bổ sung thêm các chất dinh dưỡng và vitamin, dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi cũng như đảm bảo sức khoẻ của mẹ như axit folic để hạn chế nguy cơ khuyến tật ống thần kinh, viên sắt để tránh thiếu máu, viên bổ sung canxi… Đặc biệt nhu cầu dinh dưỡng, dưỡng chất trong quá trình mang thai sẽ cao hơn so với bình thường vì vậy mà việc đầu tư tài chính cho việc bồi dưỡng sức khỏe là hoàn toàn cần thiết. Những chi phí sinh con này hoàn toàn tính được dựa trên giá cả của những loại sữa dành cho bà bầu hay những thực phẩm chuyên bổ sung các dưỡng chất thiết yếu.

Mang thai cần chế độ dinh dưỡng đặc biệt và vì thế, chi phí cho thực phẩm cũng tăng theo.
  • Chi phí sinh con cho thời gian nghỉ thai sản: Sau khi sinh bạn sẽ có khoảng 6 tháng không đi làm nên thu nhập của gia đình sẽ bị giảm sút trong khi các khoản chi phí trong gia đình như tiền điện, nước, cáp, ăn uống, đi lại… vẫn phải thanh toán. Mặc dù bạn vẫn được hưởng lương theo chế độ bảo hiểm xã hội nhưng thu nhập thực tế của bạn sẽ giảm đi. Vì vậy, không gì tốt hơn là hãy chuẩn nguồn tài chính cần thiết cho khoảng thời gian mà bạn chưa đi làm trở lại trong kế hoạch tài chính của mình để tránh tình trạng thiếu trước hụt sau.

3. Chi phí cho em bé

Đây là chi phí lớn nhất cần dự trữ trong ngân sách và đặc biệt sẽ kéo dài liên tục nên gia đình bạn có thể xem đây là các khoản chi phí dài hạn. Cụ thể là một số khoản phí như sau:

  • Chi phí sinh con: Sữa cho em bé: Nếu may mắn bạn có nguồn sữa mẹ đủ dồi dào để bé bú trong khoảng thời gian đầu đời, tuy nhiên một số bà mẹ chỉ có sữa trong 3 tháng đầu hoặc không có sữa, hoặc sữa không đủ cho bé bú thì phải sử dụng thêm sữa ngoài. Đây là khoản phí tương đối lớn và lâu dài mà bạn cần tính toán dự trù. Tham khảo ngay giá cả các loại sữa em bé và bổ sung vào bảng kế hoạch chuẩn bị tài chính để có con của mình, bạn nhé!
  • Vật dụng cá nhân: quần áo, khăn, tã, bình sữa, nôi, giường, đồ chơi… sẽ có rất nhiều thứ cần phải mua nếu bé là con đầu lòng. Hãy tham khảo ý kiến của những người kinh nghiệm để tham khảo và lên danh sách những vật dụng thật sự cần thiết cho bé cũng như số lượng phù hợp để tránh trường hợp lãng phí, mua dư thừa vì bé phát triển rất nhanh, mỗi giai đoạn bé sẽ có nhu cầu khác nhau.
  • Chi phí gửi nhà trẻ, học phí: Đây là khoản chi phí sinh con không hề nhỏ nhưng bạn có thể dự toán trước. Tính toán chi phí này bình quân theo mỗi tháng và bình quân theo năm ít nhất trong 5 năm đầu đời.
  • Dự phòng bất trắc, bệnh tật: Đây chỉ là khoản chi phí sinh con dự phòng thêm, nhưng không thể không có. Vì nhiều bé sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh, nhưng nhiều bé vừa sinh ra đã bệnh. Kéo thêm chi phí phát sinh sẽ rất lớn, nên tốt nhất bạn cần dự phòng trước.

4. Lên kế hoạch tài chính cho chi phí sinh con

Sau khi đã lập danh sách và liệt kê từng khoản chi phí cho từng mục như trên, chúng tôi tin rằng bạn đã ước chừng được chi phí tổng cần thiết. Với tổng chi phí dự trù này các cặp vợ chồng có thể bắt đầu kế hoạch tiết kiệm, tính toán chi tiêu trong khoản thu nhập của hai vợ chồng như:

  • Chia tổng thu nhập có được thành nhiều phần, trong đó có phần tiết kiệm tài chính chuẩn bị cho em bé trong tương lai. Tốt nhất bình quân chia theo từng tháng chi phí cho con trong ít nhất 5 năm đầu đời của bé.
  • Hạn chế và giảm bớt các khoản chi tiêu có thể tiết giảm như như ăn uống nhà hàng, du lịch, giải trí…
  • Tuỳ theo điều kiện thực tế gia đình để cân đối các chi phí như khám thai ở bệnh viện công thay vì phòng khám quốc tế, quần áo bầu và em bé cũng như các vật dụng không nhất thiết phải mua mới hoàn toàn vì bạn có thể xin lại những vật dụng này…. nếu gia đình bạn không quá dư giả về tài chính.
  • Lựa chọn và mua bảo hiểm có lợi ích như Bảo hiểm thai sản.

Mua sắm vật dụng thông minh và tập thói quen chi tiêu hợp lý sẽ giúp vợ chồng bạn chủ động và có những điều kiện để chăm sóc và nuôi dạy con tốt nhất.

Nếu chỉ ngồi và nhìn những khoản liệt kê này, đôi khi bạn sẽ cảm thấy ngán ngẩm và ngại có con. Nhưng nếu lên kế hoạch và có sự chuẩn bị từ trước, bạn sẽ không phải lo lắng nhiều.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tiết kiệm thêm một số khoản như: Khám thai và sinh đẻ bằng bảo hiểm y tế, quần áo của bạn và em bé bạn cũng có thể xin lại của một số người thân quen, vì thật ra, đồ cũ được giặt giũ nhiều lần sẽ mềm và mát hơn đồ mới. Hoặc khi đến ngày sinh, bạn cũng có lương được trợ cấp từ bảo hiểm xã hội… Nếu trừ ra, bạn sẽ thấy giảm được một khoản chi phí đáng kể. Bạn cũng nên nhớ rằng, ngoài vấn đề tài chính thì vấn đề chuẩn bị cho thai kỳ khỏe mạnh cũng quan trọng không kém trước khi chuẩn bị sinh con.

Hạnh Phan