Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Noel ăn gì? 14+ món ăn truyền thống không thể thiếu trong dịp Giáng Sinh

Trong bài viết này, MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu các món ăn Giáng Sinh truyền thống trên khắp thế giới. Nếu bạn chưa biết Noel ăn gì thì hãy tham khảo ngay danh sách các món ăn trong dịp Giáng Sinh dưới đây.

1. Các loại súp

Noel ăn gì? Các loại súp

Noel ăn gì? Súp là món ăn khai vị không thể thiếu trong các bữa tiệc. Món ăn này cũng là món ăn phổ biến mỗi ngày trong bữa ăn của người phương Tây và được chế biến đặc biệt hơn trong bữa tiệc Giáng Sinh thịnh soạn.

Thực tế, chúng ta không có công thức chung cho các món súp. Do đó, tuỳ vào ý nghĩa của buổi tiệc, khẩu vị và sở thích mà món súp sẽ có công thức chế biến riêng cho mỗi bữa ăn.

Bên cạnh việc tìm hiểu Noel ăn gì; bạn cũng cần chuẩn bị những lời chúc Giáng Sinh gửi đến người thân và bạn bè để tăng thêm sự ấm áp cho buổi tiệc nhé.

2. Gà tây nướng

Noel ăn gì? Gà tây nướng

Gà tây nướng chính là một món ăn chính trong các bữa tiệc Giáng sinh. Người ta thường ăn gà tây nướng kèm với khoai tây nghiền, nước sốt thịt và sốt nam việt quất.

Những con gà tây chúng ta thấy ngày nay có nguồn gốc từ Thổ Nhĩ Kỳ và được người Mexico bản địa thuần hóa. Sau đó, các thương gia người Anh đã mua chúng từ Mexico về nước trong các cuộc chinh phục Tây Ban Nha. Đây có lẽ là sự kiện đầu tiên để món gà tây du nhập vào Vương Quốc Anh.

Trước khi gà tây được du nhập vào Vương Quốc Anh, người ta thường ăn ngỗng vào dịp Giáng Sinh. Cho đến khi vua Henry VII (1485 – 1509) là người đầu tiên đã chọn gà tây trở thành món ăn chính trong ngày Giáng sinh.

Tuy nhiên, phải đến những năm 1950, gà tây mới trở thành món ăn Giáng sinh phổ biến hơn thịt ngỗng. Vì lượng thịt một con gà tây có thể đủ lớn để phục vụ cho một bàn tiệc nhiều người ăn trong gia đình.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách ướp gà nướng đơn giản để có món gà nướng cực ngon cho bà bầu

3. Đùi heo muối

Noel ăn gì? Ăn đùi heo muối

Ngoài gà tây thì noel ăn gì đây? Bạn có thể chọn món đùi heo muối dai ngọt, đậm vị và thơm hương khói. Đây là một món ăn truyền thống của người Na Uy được làm từ thịt heo rừng.

Bạn có thể tăng thêm sự thú vị khi thưởng thức món đùi heo muối kèm với bánh pudding, kẹo ngọt và rượu vang. Noel này, bạn hãy cùng gia đình thưởng thức thử món ăn này nhé.

Bên cạnh các món ăn gì vào Noel; bạn cũng nên tìm hiểu thêm cách nấu cháo để bữa tiệc Giáng Sinh thêm đa dạng món ăn nhé.

4. Cá hầm rượu và thảo mộc

Cá hầm rượu và thảo mộc ăn trong dịp Giáng Sinh

Lễ Giáng Sinh là một trong những ngày lễ lớn của Thiên Chúa Giáo. Vào ngày này, hầu như từ các tu viện, nhà thờ cho đến các gia đình đều ăn mừng sinh nhật Chúa rất lớn. Trong thời Trung cổ, những bữa ăn Giáng Sinh của các tu sĩ nam nữ sẽ ngon miệng hơn mọi ngày.

Vậy các tu sĩ sẽ ăn gì vào Noel? Nếu ngày thường họ chỉ ăn súp rau nhão và bánh mì thô, hoặc thỉnh thoảng có ăn cá, phô mát và thịt gia cầm. Vào Giáng Sinh, họ sẽ được ăn món cá hầm với rượu và thảo mộc; ăn kèm với bánh mì kẹp thịt băm hoặc nội tạng động vật cùng với một loại nước sốt đặc biệt.

>> Bạn có thể xem thêm: 5 cách làm cá mòi ngon, người ghét ăn cá cũng thích mê!

5. Các loại thịt nướng

Noel ăn gì? Các loại thịt nướng

Ngày Giáng Sinh ăn gì? Vào thế kỷ 14, bàn ăn trong mùa Giáng Sinh tại tu viện của các tu sĩ nam nữ còn có thêm món thịt bò nướng từ thịt heo và thịt nai. Món thịt này thường được nấu trong một bếp riêng và ăn trong một phòng đặc biệt gọi là “misericord” có nghĩa là “phòng phá giới”.

Người ta ước tính rằng vào dịp Giáng sinh, các bữa ăn của các tu sĩ có thể lên tới 7000 calo/ngày, nhiều hơn khoảng ba lần so với mức calo cần dung nạp mỗi ngày. Do đó, các tu sĩ rất dễ tăng cân sau mỗi dịp Giáng sinh.

6. Cá chép chiên

Noel ăn gì? Cá chép chiên

Noel ăn gì? Món cá chép chiên là một món ăn truyền thống của người Slovakia vào mỗi dịp Giáng Sinh. Theo truyền thống, trước khi chế biến món ăn với cá chép các gia đình Slovakia cần phải cho cá bơi trong bồn tắm của gia đình từ 1-2 ngày. Ý nghĩa của điều này là giúp loại bỏ bùn đất ra khỏi đường tiêu hoá của cá và giúp bảo quản cá được tươi sống.

Theo truyền thuyết từ xa xưa, việc người Slovakia ăn cá vào dịp Giáng Sinh sẽ giúp mang đến may mắn cho người ăn. Ngoài ra, cá cũng là một biểu tượng gắn liền với Chúa Giêsu trong văn hoá của Thiên Chúa giáo.

Cá chép sau khi vớt từ bồn tắm sẽ được người Slovakia làm sạch và ngâm với sữa hoặc muối để khử mùi tanh. Sau đó, họ sẽ khứa cá từ trên đầu xuống đuôi tạo thành hình móng ngựa với ý nghĩa mang đến may mắn cho người thưởng thức chúng.

Bạn cũng có thể xem thêm cách nấu lẩu cua đồng hột vịt lộn để bổ sung vào thực đơn Noel ăn gì nhé.

7. Bánh khúc gỗ

Bánh khúc gỗ ăn trong dịp Noel

Từ thời xa xưa, ở các nước Bắc Âu người ta thường ăn mừng ngày tôn vinh thần mặt trời bằng cách đốt một khúc củi lớn và tổ chức buổi tiệc Yule cho đến khi củi tàn. Còn ở các nước La Mã cổ đại, có lễ hội tôn vinh thần mặt trời Mithra vào ngày 25/12. Cho đến khi vua Constantine Đại đế gia nhập đạo Công giáo vào thế kỷ 4 thì lễ hội này được thánh hoá thành ngày lễ Giáng Sinh.

Việc thánh hoá một số nghi lễ ngoại giáo thành lễ truyền thống của Công giáo cũng là một cách truyền giáo trong giai đoạn đầu của tôn giáo này. Việc truyền giáo còn được thể hiện qua việc chế biến các món ăn truyền thống trong ngày kỷ niệm sự chào đời của Chúa Giêsu.

Tuy nhiên, các truyền thống lễ hội trên sau đó dần biến mất khi các lò sưởi bằng gas và điện xuất hiện. Để bảo tồn phong tục truyền thống này, các đầu bếp bánh ngọt người Pháp đã chế biến ra một món tráng miệng có hình khúc cây để trang trí cho bữa tiệc Giáng sinh thêm sống động.

>> Bạn có thể xem thêm: 4 cách làm bánh mì nướng bơ đơn giản ‘ngon tuyệt cú mèo’

8. Bánh pudding

Ăn bánh pudding trong ngày lễ Giáng Sinh

Noel ăn gì? Bạn có thể chọn món pudding thơm ngon làm món tráng miệng trong bữa tiệc Giáng sinh. Vào thế kỷ 15, bánh pudding được làm từ thịt bê thái nhỏ, vụn bánh mì, rượu vang, thảo dược, trái cây khô, mận và gia vị.

Tuy nhiên, đến thế kỷ 16, chiếc bánh pudding đã dần được thay thế thành phần với thịt và các loại rau. Và cho đến thế kỷ 19, bánh pudding đã được thay thế thành phần và vị gần giống với bánh pudding ngày nay.

9. Kẹo cây gậy

Trẻ em thích ăn kẹo cây gậy vào noel

Trẻ em vào Noel ăn gì? Kẹo là một loại thực phẩm được hầu hết trẻ em yêu thích. Trong dịp Noel, những chiếc kẹo cây gậy sẽ là một món quà mà các đứa trẻ mong đợi nhất. Loại thực phẩm này không chỉ là món ăn để dụ con nít mà còn mang một ý nghĩa rất đặc biệt đã trở thành một xu hướng thịnh hành bắt đầu từ thế kỷ 17.

Vào đêm Giáng Sinh năm 1670, linh mục chánh xứ người Đức tại Nhà thờ lớn Cologne ở Cologne, Đức đã sáng tạo ra chiếc kẹo gậy để dụ những đứa trẻ im lặng trong suốt Thánh Lễ đêm hôm đó. Những chiếc kẹo được ông nặn thành hình cây trượng hình chữ J của người chăn cừu; là những trẻ nhỏ đầu tiền được gặp gỡ Chúa Hài Đồng giáng sinh. Kể từ đó, kẹo gậy đã trở thành một biểu tượng và món ăn không thể thiếu trong mỗi dịp Giáng Sinh.

>> Bạn có thể xem thêm: Hướng dẫn các mẹ cách làm gà nướng mật ong bằng lò nướng cho cả nhà đổi vị

10. Bánh quy gừng

Noel ăn gì? Bánh quy gừng

Chiếc bánh gừng được người Châu Âu từ lâu xem là biểu tượng của thần mặt trời dùng để mừng ngày Đông chí. Bánh gừng truyền thống được làm từ vụn bánh mì, quả hạnh, trái cây, gừng, đường,… Đến thế kỷ 16, chiếc bánh gừng có vụn bánh mì được thay bằng bột, thêm trứng cũng như vị ngọt,…

Khi nhắc đến lịch sử của chiếc bánh Giáng Sinh này thì phải kể đến Nữ hoàng Elizabeth I là người đầu tiên khởi xướng ra chiếc bánh gừng hình người. Bà đã cho chế biến chiếc bánh quy gừng thành hình các vị khách ghé thăm cung điện của bà.

Sau đó, chiếc bánh quy gừng đã được thay đổi hình dạng là ngôi nhà khi lấy cảm hứng từ câu chuyện anh em nhà Grimm về Hansel và Gretel. Đây có lẽ là một món quà Giáng Sinh rất ý nghĩa và được nhiều người yêu thích.

11. Bánh bí ngô

Ăn bánh bí ngô trong đêm 24/12

Ngoài bánh quy gừng thì Noel này ăn gì? Bạn có thể làm mới thực đơn tráng miệng trong dịp Giáng Sinh này với món bánh bí ngô. Món ăn đã phổ biến từ rất lâu vì sự bổ dưỡng và tốt cho sức khỏe. Bánh được làm từ các nguyên liệu gồm bí ngô, mật ong và kem tạo nên hương vị thơm béo, ngọt ngào rất lạ.

>> Bạn có thể xem thêm: 8 cách nấu cháo sườn ngon thơm ngon và sánh mịn

12. Bánh trái cây

Bánh trái cây có lẽ là một món tráng miệng gây nhiều tranh cãi bởi cách chế biến món ăn. Vào thời La Mã cổ đại, người ta chế biến món bánh trái cây với các nguyên liệu gồm hạt lựu, nho khô và hạt thông.

Sau đó vào thời Trung cổ, những người thợ làm bánh sử dụng trái cây, mật ong và gia vị được bảo quản để làm ra chiếc bánh trái cây. Chiếc bánh truyền thống này bắt đầu được phổ biến vào thế kỷ 15 ở Anh Quốc và lan rộng sang các nước Châu Âu. Rồi đến thế kỷ 19, bánh trái cây đã “vượt biên giới” trở nên phổ biến ở Mỹ.

Điều khiến chiếc bánh trái cây trở thành chiếc bánh “tai tiếng” là do sử dụng nguyên liệu trái cây sấy khô có nguyên liệu bảo quản. Cách bảo quản nguyên liệu này là ngâm trái cây trong rượu và ủ trong thời gian dài nên không còn giữ được những dưỡng chất tươi ngon vốn dĩ ban đầu của trái cây.

13. Cocktail trứng (eggnog)

Noel ăn gì? Cocktail trứng

Noel ăn uống gì? Bánh cocktail trứng còn có tên gọi là eggnog được làm bằng kem, sữa, đường và lòng đỏ trứng. Bạn cũng có thể chế biến thức uống này kèm bột quế hay nhục đậu khấu, thêm một chút rượu brandy, rum hay whiskey. Đây chính là một thức uống rất phổ biến trong lễ Giáng Sinh và các dịp lễ khác tại Châu Âu.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nấu nước uống 5 loại đậu để giữ dáng và làm đẹp

14. Rượu táo

Uống rượu táo trong đêm Giáng Sinh

Bên cạnh cocktail, Noel ăn uống gì nữa? Bạn có thể thưởng thức rượu táo làm từ táo lên men có nồng độ cồn từ rất ít cho tới không. Đây là một loại rượu được ưa chuộng trong những bữa tiệc gia đình có cả người lớn và trẻ nhỏ như tiệc Giáng sinh cuối năm.

Như vậy MarryBaby vừa giới thiệu đến bạn một danh sách Noel ăn gì. Hy vọng danh sách này sẽ giúp bạn có thêm ý tưởng để làm một buổi tiệc Giáng Sinh thật ấm cúng bên gia đình và bạn bè nhé.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

16 cách làm trắng da tự nhiên không bắt nắng và an toàn

Ngoài việc thường xuyên dưỡng da vào buổi sáng và ban đêm; bạn có thể áp dụng các cách làm trắng da tự nhiên cho khuôn mặt từ nguyên liệu thiên nhiên dưới đây sẽ giúp da thêm trắng hồng tươi tắn. 

1. Mặt nạ dưa leo

[key-takeaways title=””]

Để giúp làn da trắng mịn và ẩm mượt, bạn có thể đắp trực tiếp dưa leo lên da mặt. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn da mặt trắng mịn nhanh hơn, thì có thể xay nhuyễn dưa leo với mật ong hoặc sữa chua rồi đắp lên mặt.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch 1 quả dưa leo và cắt thành từng lát mỏng rồi đắp trực tiếp lên mặt. 
  • Bước 2: Bạn nằm thư giãn trong khoảng 20-30 phút rồi gỡ dưa leo ra. 
  • Bước 3: Bạn rửa mặt lại với nước sạch và tiếp tục thực hiện các bước dưỡng da thường ngày.
Cách làm trắng da tự nhiên với dưa leo an toàn
Cách làm trắng da tự nhiên với dưa leo an toàn

2. Cách làm trắng da tự nhiên với đu đủ và chanh

[key-takeaways title=””]

Trong đu đủ có chứa các chất carotenoid, flavonoid và vitamin C có thể giúp làm trắng da và cải thiện làn da bị thâm sạm hiệu quả.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn cắt 1/4 trái đu đủ chín thành từng miếng nhỏ.
  • Bước 2: Dùng máy xay nhuyễn đu đủ với 1/4 muỗng cà phê nước cốt chanh tươi. 
  • Bước 3: Rửa mặt sạch với nước rồi đắp hỗn hợp đu đủ và nước chanh, kết hợp massage nhẹ nhàng theo chuyển động tròn trên toàn khuôn mặt trong khoảng 2-3 phút. 
  • Bước 4: Sau đó, bạn để nguyên hỗn hợp lưu lại trên da mặt và nằm thư giãn trong 20 phút để các dưỡng chất thấm sâu vào da.
  • Bước 5: Cuối cùng, bạn rửa mặt lại bằng nước sạch và thực hiện các bước dưỡng da khác.

Bên cạnh các cách làm trắng da tự nhiên; bạn có thể tham khảo thêm top 5 mặt nạ mướp đắng trị mụn hiệu quả tận gốc ngăn ngừa tái phát.

3. Cách để da trắng hơn với khoai tây và sữa tươi

Bên cạnh các cách trên; bạn có thể thực hiện hiện cách làm trắng da tự nhiên với khoai tây và sữa tươi theo công thức dưới đây.

Cách thực hiện:   

  • Bước 1: Bạn nghiền nhuyễn và trộn đều 1 củ khoai tây đã luộc chín cùng với 2 muỗng canh sữa tươi không đường.
  • Bước 2: Bạn làm sạch da rồi đắp hỗn hợp khoai tây và sữa tươi lên toàn mặt.
  • Bước 3: Bạn nằm thư giãn trong khoảng 15-20 phút.
  • Bước 4: Bạn rửa mặt lại với nước sạch và tiếp tục thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

[key-takeaways title=””]

Thành phần acid lactic trong sữa tươi không đường khi kết hợp với khoai tây sẽ giúp tẩy da chết, dưỡng trắng và bảo vệ da khỏi ánh nắng mặt trời cũng như các tác nhân gây hại từ môi trường.

[/key-takeaways]

4. Cách làm trắng da tự nhiên với cám gạo

[key-takeaways title=””]

Cám gạo chứa vitamin, khoáng chất và các nguyên tố vi lượng hỗ trợ làm sáng da và tẩy tế bào chết. Cách làm trắng da tự nhiên với cám gạo này rất an toàn và phù hợp với tất cả mọi loại da.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn cần trộn đều 2 muỗng cà phê cám gạo với 1 muỗng cà phê mật ong để tạo thành hỗn hợp sền sệt.
  • Bước 2: Bạn làm sạch da mặt và đắp hỗn hợp cám lên toàn khuôn mặt.
  • Bước 3: Bạn thực hiện massage mặt nhẹ nhàng và nằm thư giãn khoảng 15-20 phút.
  • Bước 4: Bạn rửa mặt lại với nước sạch và dưỡng da như bình thường.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách đắp mặt nạ chuối mật ong giúp da sáng mịn tức thì

5. Cách để trắng và cấp ẩm da với nha đam 

Nha đam là cách làm trắng da tự nhiên hiệu quả
Nha đam là cách làm trắng da tự nhiên hiệu quả

[key-takeaways title=””]

Trong nha đam có chứa các khoáng chất, lignin, axit salicylic, axit amin, anthraquinones và nước giúp dưỡng ẩm cho da. Bên cạnh đó, trong nha đam còn có chứa các vitamin và khoáng chất giúp giảm lượng dầu thừa và nuôi dưỡng làn da trắng mịn tự nhiên.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn rửa sạch 1 nhánh nha đam tươi với nước.
  • Bước 2: Bạn gọt vỏ và lấy phần thịt trong suốt bên trong nha đam. Sau đó, bạn tiếp tục rửa lại phần thịt của nha đam với nước muối để tránh gây kích ứng da.
  • Bước 3: Bạn cắt mỏng hoặc xay nhuyễn phần thịt của nha đam, rồi đắp trực tiếp lên mặt.
  • Bước 4: Sau đó, bạn massage nhẹ nhàng khuôn mặt trong 15-20 phút để các dưỡng chất của nha đam được thấm sâu vào da.
  • Bước 6: Bạn rửa mặt lại bằng nước ấm và tiếp tục thực hiện các bước dưỡng da khác.

6. Cách làm trắng da tự nhiên với trứng gà

[key-takeaways title=””]

Trứng gà chứa khoáng chất, vitamin B6, vitamin B12 và protein giúp nuôi dưỡng làn da khỏe mạnh, cải thiện tình trạng thô ráp, giảm nếp nhăn và chống lại các tác nhân gây hại từ môi trường trên da.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn trộn đều 1 trái trứng gà và 1 muỗng cà phê mật ong thành hỗn hợp đặc sệt.
  • Bước 2: Bạn rửa mặt sạch và thoa hỗn hợp trứng gà mật ong lên mặt.
  • Bước 3: Bạn massage nhẹ nhàng trên toàn mặt để các dưỡng chất hấp thụ vào lỗ chân lông dễ dàng hơn.
  • Bước 4: Bạn rửa mặt sạch với nước và thực hiện các bước dưỡng da như thường ngày.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách nấu nước uống 5 loại đậu để giữ dáng và làm đẹp

7. Làm trắng da với mặt nạ cà chua

[key-takeaways title=””]

Đắp mặt nạ cà chua cũng là một trong những cách làm trắng da tự nhiên được nhiều chị em ưa chuộng. Trong cà chua có vitamin C, carotenoit và nước sẽ giúp làm trắng, chống lão hoá và cấp ẩm cho làn da. Để hiệu quả làm trắng phát huy tốt hơn, bạn có thể xay nhuyễn cà chua với sữa tươi không đường và nước cốt chanh để đắp lên mặt nhé.

[/key-takeaways]

  • Bước 1: Bạn rửa sạch 1 trái cà chua, rồi cắt thành từng lát mỏng.
  • Bước 2: Bạn đắp cà chua lên mặt trong khoảng 20 phút.
  • Bước 3: Bạn rửa mặt lại với nước và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

8. Cách làm trắng da tự nhiên với mặt nạ nghệ

Cách làm trắng da tự nhiên với mặt nạ nghệ
Cách làm trắng da tự nhiên với mặt nạ nghệ

[key-takeaways title=””]

Bột nghệ kết hợp với chanh và nước hoa hồng giúp tẩy da chết, làm trắng da và se khít lỗ chân lông.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn cho vào chén rồi trộn đều 3 muỗng cà phê bột nghệ, 3 muỗng cà phê nước cốt chanh và 1 muỗng nước hoa hồng.
  • Bước 2: Bạn cần làm sạch da và và đắp hỗn hợp lên mặt trong khoảng 15 phút.
  • Bước 3: Bạn rửa mặt lại với nước và dưỡng da như thường ngày.

>> Bạn có thể xem thêm: Phụ nữ ăn dứa có tác dụng gì cho sức khỏe và ‘chuyện ấy’?

9. Mặt nạ khoai tây và nước cốt chanh

[key-takeaways title=””]

Khoai tây có chứa chất catecholase có tác dụng làm sáng da. Ngoài ra, chanh có tính axit giúp làm mờ các vết thâm trên da hiệu quả.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn xay nhuyễn 1 củ khoai tây với 2 muỗng cà phê nước cốt chanh.
  • Bước 2: Bạn đắp hỗn hợp khoai tây và nước cốt chanh trên mặt trong khoảng 30 phút.
  • Bước 3: Bạn rửa mặt lại với nước và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

10. Cách làm trắng da tự nhiên với chanh và mật ong

[key-takeaways title=””]

Các thành phần trong chanh có công dụng làm sáng da hiệu quả. Bên cạnh đó, mật ong là nguyên liệu giúp cấp ẩm và làm mịn da.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn trộn đều hỗn hợp với 2 muỗng canh mật ong và 2 muỗng canh nước cốt chanh.
  • Bước 2: Bạn làm sạch da mặt và đắp hỗn hợp chanh mật ong lên mặt trong 5 phút.
  • Bước 3: Bạn dùng một chiếc khăn mềm thấm nước ấm, rồi vắt khô và đắp lên mặt từ 15-20 phút.
  • Bước 4: Bạn rửa mặt lại với nước ấm và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

11. Mặt nạ giấm táo và nước trắng da

Cách làm trắng da tự nhiên an toàn là kết hợp giấm táo với nước
Cách làm trắng da tự nhiên an toàn là kết hợp giấm táo với nước

[key-takeaways title=””]

Giấm táo sẽ giúp cải thiện làn da không đều màu và se khít lỗ chân lông hiệu quả.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn trộn 1/2 ly giấm táo và 1/2 ly nước với nhau. 
  • Bước 2: Bạn rửa sạch mặt và thoa hỗn hợp lên da trong 3-4 phút.
  • Bước 3: Bạn rửa mặt lại với nước sạch và thực hiện các bước dưỡng da.

12. Cách làm trắng da tự nhiên với bột vỏ cam

[key-takeaways title=””]

Vỏ cam có chứa axit citric có tác dụng làm trắng da hiệu quả. Khi bạn kết hợp bột vỏ cam với nước chanh, mật ong và sữa tươi sẽ giúp cải thiện tình trạng nám, đốm đen và thâm sạm hiệu quả. Bạn có thể đắp mặt nạ này 3-4 lần/tuần để đạt được hiệu quả như mong đợi.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn trộn đều 1 muỗng canh bột vỏ cam, 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng canh bột đất sét, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và một ít nước.
  • Bước 2: Bạn rửa mặt sạch và đắp hỗn hợp trên lên da.
  • Bước 3: Khi lớp mặt nạ đã khô, bạn dùng tay massage mặt theo chuyển động tròn cùng với nước trong 2 phút.
  • Bước 3: Bạn rửa mặt lại với nước sạch và thực hiện các bước dưỡng da tiếp theo.

13. Mặt nạ bơ là cách để làm trắng da hiệu quả

[key-takeaways title=””]

Mặt nạ bơ có chứa axit béo, vitamin C, vitamin E và axit oleic có tác dụng làm trắng da, mờ thâm và cải thiện làn da sạm nám rất hiệu quả.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn xay nhuyễn 1/2 trái bơ với 2 muỗng cà phê mật ong và 1/2 muỗng sữa tươi không đường.
  • Bước 2: Bạn rửa sạch mặt và đắp hỗn hợp này lên da.
  • Bước 3: Đợi đến khi mặt nạ khô, bạn rửa sạch mặt với nước ấm và tiếp tục các bước dưỡng da.

14. Mặt nạ bột gỗ đàn hương cải thiện làn da thâm nám

[key-takeaways title=””]

Bột gỗ đàn hương được biết đến là nguyên liệu giúp chống sạm da, chống lão hóa và tẩy tế bào chết rất hiệu quả.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn trộn đều 2 muỗng canh bột gỗ đàn hương, 1 muỗng cà phê bột nghệ và 1 muỗng canh sữa tươi không đường.
  • Bước 2: Bạn rửa sạch mặt và đắp hỗn hợp này lên da trong 20-25 phút.
  • Bước 3: Bạn rửa mặt lại với nước ấm và thực hiện các bước dưỡng da như thường ngày.

15. Đắp mặt nạ hạnh nhân là cách làm trắng da tự nhiên

Đắp mặt nạ hạnh nhân là cách làm trắng da tự nhiên
Đắp mặt nạ hạnh nhân là cách làm trắng da tự nhiên

[key-takeaways title=””]

Hạnh nhân chứa chất chống oxy hóa, omega-3, magie giúp chống lão hoá và làm trắng da hiệu quả.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn cần ngâm 5-6 hạt hạnh nhân trong nước từ 7-8 giờ.
  • Bước 2: Kế đến, bạn xay nguyên hạt hạnh nhân với 1 muỗng cà phê mật ong, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh và 2 muỗng cà phê sữa tươi không đường.
  • Bước 3: Bạn rửa sạch mặt và đắp hỗn hợp này lên mặt qua đêm.
  • Bước 4: Sau khi bạn thức dậy, bạn rửa sạch mặt với nước lạnh và thực hiện các bước dưỡng da vào ban sáng.

16. Tẩy da chết với bã cà phê để da trắng mịn

[key-takeaways title=””]

Bã cà phê có công dụng giúp tẩy da chết, chống lão hoá và cải thiện làn da tối màu. Ngoài ra, nếu bạn đắp bã cà phê cũng giúp xóa bỏ quầng thâm bọng mắt, se khít lỗ chân lông và giúp làn da sáng khỏe.

[/key-takeaways]

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Bạn trộn đều 1 ly bã cà phê, 6 muỗng cà phê dầu dừa và 3 muỗng cà phê muối biển hoặc đường.
  • Bước 2: Bạn làm ướt mặt và dùng hỗn hợp trên massage theo chuyển động trong từ 2-3 phút.
  • Bước 3: Rửa sạch mặt lại với nước ấm và thực hiện các bước dưỡng da khác.

Như vậy MarryBaby vừa chia sẻ với bạn các cách làm trắng da tự nhiên với các nguyên liệu thiên nhiên, dễ tìm và không quá tốn kém. Hy vọng làn da của bạn sẽ được cải thiện và trắng mịn như mong đợi nhé.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Ngày Quốc tế Nam giới là ngày nào? Nguồn gốc, ý nghĩa

Dưới đây là các thông tin liên quan đến ngày Quốc tế Nam giới cũng như một số gọi ý lời chúc, quà tặng cho người thân nhân ngày Quốc tế Nam giới ý nghĩa này.

1. Tìm hiểu về ngày Quốc tế Nam giới

1.1 Ngày Quốc tế Nam giới diễn ra vào ngày nào?

Ngày Quốc tế Nam giới (International Men’s Day) được tổ chức vào ngày 19 tháng 11 hàng năm. Đây là một ngày lễ nhằm tôn vinh những đóng góp của nam giới đối với gia đình, xã hội và thế giới.

1.2 Nguồn gốc ngày Quốc tế Nam giới 

Ngày Quốc tế Nam giới được ra đời vào năm 1999 bởi Tiến sĩ Jerome Teelucksingh, một giảng viên lịch sử tại Đại học Tây Ấn ở Trinidad và Tobago. Ông đã chọn ngày 19 tháng 11 để kỷ niệm sinh nhật của cha mình, một người cha mẫu mực và có nhiều đóng góp cho cộng đồng.

Tuy nhiên, theo internationalmensday.com, trang web chính thức của Ngày Quốc tế Đàn ông, được tài trợ bởi Tổ chức làm cha Dads4Kids có trụ sở tại Australia, nhu cầu về một ngày lễ dành riêng cho “đấng mày râu” có thể bắt nguồn từ những năm 1960, với ý tưởng dành riêng cho nam giới một ngày, tương tự như ngày Quốc tế Phụ nữ, được tổ chức vào ngày 8-3.

Ngày Quốc tế Nam giới bắt đầu được tổ chức rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới từ năm 2003. Tại Việt Nam, ngày Quốc tế Nam giới cũng được tổ chức thường niên từ năm 2011.

Nguồn gốc ngày Quốc tế Nam giới 19/11
Nguồn gốc ngày Quốc tế Nam giới 19/11

1.3 Ý nghĩa ngày Quốc tế Nam giới

Ngày Quốc tế Nam giới ra đời với mục đích quan trọng là cải thiện tình hình sức khỏe tinh thần và giảm tỷ lệ tự tử trong nam giới. Theo thống kê từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có hơn 739.000 vụ tự sát trên toàn cầu mỗi năm, và đa số các trường hợp này là nam giới dưới 45 tuổi. Điều này cho thấy rằng nam giới đang đối mặt với nhiều áp lực và khó khăn trong cuộc sống.

Ngoài ra, ngày Quốc tế Nam giới được tổ chức nhằm tạo ra một môi trường hỗ trợ để nam giới có thể chia sẻ, tìm kiếm sự giúp đỡ và thảo luận về các vấn đề mà họ đang đối mặt. Sự áp lực từ xã hội, văn hoá và hình mẫu nam giới truyền thống có thể góp phần gây ra sự bất ổn tinh thần và tình trạng tự tử. Ngày này nhằm thúc đẩy sự thay đổi trong quan niệm về nam giới, khuyến khích đàn ông thể hiện cảm xúc và tìm kiếm sự hỗ trợ khi cần thiết.

Ngày Quốc tế Nam giới còn mang nhiều ý nghĩa quan trọng như:

  • Nâng cao nhận thức về vai trò của nam giới trong xã hội.
  • Tôn vinh những đóng góp của nam giới đối với gia đình, xã hội và thế giới.
  • Thúc đẩy bình đẳng giới.
  • Tạo ra một thế giới tốt đẹp hơn cho cả nam giới và nữ giới.

>> Xem thêm: Đàn ông, con trai thường làm gì khi họ nhớ người yêu?

2. Chủ đề của sự kiện Ngày Quốc tế Nam giới

Hằng năm, thế giới sẽ tổ chức sự kiện nhân ngày Quốc tế Nam giới với nhiều chủ đề khác nhau. Dưới đây là danh sách tên các sự kiện theo từng năm:

  • Năm 2015: Hoạt động mở rộng các biện pháp sinh sản cho nam giới (Working to Expand Reproductive Options for Men)
  • Năm 2016: Ngăn chặn sự tự sát ở nam giới (Stop Male Suicide)
  • Năm 2017: Tôn vinh những người đàn ông và trẻ em trai trong sự đa dạng (Celebrating Men And Boys In All Their Diversity)
  • Năm 2018: Hình mẫu nam giới tích cực (Positive Male Role Models)
  • Năm 2019: Tạo sự khác biệt cho đàn ông và trẻ em trai (Making a Difference for Men and Boys)
  • Năm 2020: Sức khoẻ tốt hơn cho nam giới và trẻ em trai (Better Health for Men and Boys)
  • Năm 2021: Mối quan hệ tốt hơn giữa nam và nữ (Better relations between men and women)
  • Năm 2022: Hỗ trợ nam giới và trẻ em nam (Helping Men and Boys). 
  • Năm 2023: Không còn nam giới tự tử (Zero Male Suicide). 

Chủ đề của sự kiện Ngày Quốc tế Nam giới

>> Xem thêm: Vì sao người trầm cảm quyết định tự sát? Dấu hiệu nhận biết kịp thời

3. Lời chúc ngày Quốc tế Nam giới

3.1 Lời chúc ý nghĩa dành cho cha

  • Nhân Ngày Quốc tế Nam giới 19-11, con xin gửi tới bố những lời chúc tốt đẹp nhất. Bố là người đàn ông tuyệt vời, luôn mạnh mẽ, kiên định và đầy tình thương. Con biết ơn sự hiện diện của bố trong cuộc sống của mình.
  • Chúc cha – người đàn ông quan trọng nhất đời con một ngày Quốc tế Đàn ông thật nhiều niềm vui. Con mong rằng bố sẽ luôn khỏe mạnh, vui vẻ, an lành và là “người bạn đồng hành” cùng con trong những chặng đường phía trước.
  • Chúc bố đẹp trai của con có một ngày Quốc tế Đàn ông thật vui và ý nghĩa ạ. Cảm ơn bố đã luôn yêu thương và hy sinh cho con. Con yêu bố nhiều!
  • Con xin gửi đến cha lời cảm ơn chân thành nhất. Cảm ơn cha vì đã luôn âm thầm hy sinh và dành cho con những điều tốt đẹp nhất. Chúc bố có một ngày kỷ niệm thật vui vẻ và ý nghĩa. Happy International Men’s Day!
  • Nhân ngày Quốc tế Đàn ông 19/11, con muốn gửi tới bố lời cảm ơn vì đã luôn bên cạnh, âm thầm ủng hộ con trên muôn chặng đường đời. Chúc bố không chỉ riêng hôm nay mà mỗi ngày đều vui vẻ và hạnh phúc!

3.2 Lời chúc ý nghĩa dành cho anh/ em trai

  • Nhân dịp Ngày Quốc tế Nam giới, chúc anh/em trai của em có một ngày vui vẻ. Chúc anh luôn mạnh khỏe, vui vẻ và đừng quên dắt chị dâu xinh đẹp về ra mắt nhé!
  • Thật tuyệt vời vì có người anh/em trai ấm áp như anh/em. Chúc anh/em càng ngày càng đẹp trai và nhiều may mắn trong cuộc sống nhé!
  • Nhân ngày Quốc tế Đàn ông, chúc ông anh trai của em ngày càng hoàn hảo và mau chóng dẫn người yêu để gia đình bớt lo lắng anh nhé!
  • Nhân ngày Quốc tế Nam giới, chúc ông anh trai của em ngày càng hoàn hảo và mau chóng dẫn người yêu để gia đình bớt lo lắng anh nhé!
  • Này nhóc! Chúc mừng em ngày Quốc tế Đàn ông. Hãy luôn vui vẻ, lạc quan và sống hết mình với đam mê của bản thân nhé! Đặc biệt luôn là đứa em ngoan và nghe lời chị nữa nhớ chưa. 

3.3 Lời chúc ý nghĩa dành cho người yêu

Lời chúc ý nghĩa dành cho người yêu trong ngày quốc tế nam giới
Lời chúc ý nghĩa dành cho người yêu trong ngày quốc tế nam giới
  • Chồng ơi, trong ngày đặc biệt này, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc đến anh. Cảm ơn vì tất cả những gì anh đã làm cho gia đình và cho em. Chúc anh có một ngày Quốc tế Đàn ông tràn đầy niềm vui và hạnh phúc. Em yêu anh!
  • Cảm ơn anh vì đã luôn chăm lo cho mẹ con em. Nhân ngày Quốc tế Đàn ông, em và con chỉ mong anh luôn mạnh khỏe, vững vàng. Hai mẹ con yêu anh rất nhiều.
  • Dù cuộc sống có khó khăn thế nào, công việc có mệt nhọc đến đâu, thì em cũng mong anh biết rằng em vẫn ở đây chờ anh về. Chúc người chồng tuyệt vời của em Ngày Quốc tế Nam giới luôn lạc quan, vui vẻ và thành công hơn nữa nhé!
  • Chúc ông xã yêu quý của em có một ngày Quốc tế Đàn ông đầy ý nghĩa. Mong anh luôn mạnh mẽ, vui vẻ, thành công và là chỗ dựa vững chắc cho mẹ con em.
  • Gửi chồng yêu! Nhân Ngày Quốc tế Đàn ông, vợ chúc chồng luôn mạnh khỏe, gặp nhiều may mắn trong công việc, đặc biệt luôn phải “ngoan” và yêu vợ vô điều kiện nhé!

>> Xem thêm: 6 hình phạt cho người yêu giúp tình cảm thêm mặn nồng

4. Ngày Quốc tế Nam giới nên tặng gì cho người thân?

Trong Ngày Quốc tế Nam giới, bạn có thể tặng những món quà ý nghĩa để thể hiện tình yêu, sự trân trọng và quan tâm đến người thân nam giới trong cuộc sống của bạn. Dưới đây là một số ý tưởng về quà tặng:

  • Quà tặng thể thao: Nếu người đàn ông bạn muốn tặng yêu thích thể thao, bạn có thể tặng họ một chiếc áo bóng đá, giày chạy bộ, mũ bảo hiểm,…
  • Quà tặng công nghệ: Tính cách đàn ông thường thích sưu tập những mặt hàng công nghệ, do đó bạn có thể tặng họ một chiếc điện thoại, máy tính, đồng hồ thông minh,…
  • Quà tặng cá nhân: Bạn cũng có thể tặng người đàn ông bạn muốn tặng những món quà mang đậm dấu ấn cá nhân, chẳng hạn như một chiếc áo sơ mi có in tên họ, một chiếc đồng hồ có khắc tên,…
  • Quần áo và phụ kiện: Tặng một bộ quần áo thời trang, đồng hồ, cà vạt hoặc ví da là những lựa chọn phổ biến và thích hợp để tặng cho nam giới.
  • Sản phẩm chăm sóc cá nhân: Một bộ sản phẩm chăm sóc cá nhân chất lượng cao như nước hoa, kem cạo râu, dầu gội đầu hoặc mỹ phẩm nam giới có thể là một quà tặng thực sự thú vị.
  • Trải nghiệm thú vị: Tặng một phiếu quà tặng cho một buổi massage, một trận golf, một lớp học nấu ăn hoặc một trải nghiệm khác mà nam giới nhận thấy thú vị và thư giãn.

[inline_article id=318091]

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến Ngày Quốc tế Nam giới. Hãy luôn yêu thương và trân trọng những người đàn ông tuyệt vời xung quanh bạn nhé!

Một số bài viết dành cho Nam giới tham khảo:

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Tết Nguyên Tiêu là Tết gì? Ý nghĩa và nguồn gốc

Vậy Tết Nguyên Tiêu là ngày Tết gì? Nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì? Cùng Marrybaby tìm hiểu ngay sau đây.

1. Tết Nguyên Tiêu là ngày gì?

Tết Nguyên Tiêu hay còn gọi là Tết Thượng Nguyên là ngày lễ hội trăng rằm truyền thống của Việt Nam và Trung Quốc. Tết Nguyên Tiêu kéo dài từ ngày 14 – 15 tháng Giêng âm lịch hằng năm.

  • Tết Nguyên Tiêu tiếng Trung là 節元宵.
  • Tết Nguyên Tiêu tiếng Anh là Lantern Festival.
  • Tết Nguyên Tiêu năm 2023 rơi vào Chủ Nhật, ngày 5 tháng 2 năm 2023 dương lịch.

2. Nguồn gốc và ý nghĩa ngày Tết Nguyên Tiêu

Về sự tích và nguồn gốc của ngày rằm tháng Giêng hay Tết Nguyên Tiêu, dân gian lưu truyền nhiều câu chuyện; nhưng phổ biến là 3 sự tích dưới đây:

  • Sự tích về một cô cung nữ tên là Nguyên Tiêu sống ở thời Hạn Vũ Đế, Trung Quốc.
  • Sự tích về một con Thiên Nga từ thiên đình xuống hạ giới, và bị người thợ săn bắn chết.
  • Sự tích Tết Nguyên Tiêu có từ đời Hán. Thời Hán Văn Đế lên ngôi đúng vào ngày rằm tháng Giêng sau khi dẹp yên cuộc rối ren do gia tộc họ Lã gây ra.

Trong số 3 sự tích này, thì sự tích về cô cung nữ Tên Nguyên Tiêu là phổ biến nhất. Cụ thể sự tích Tết Nguyên Tiêu này là gì? Mời bạn theo dõi tiếp theo đây.

2.1 Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu của cô cung nữ Nguyên Tiêu

Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu là gì? Và sẽ ăn gì và làm gì trong ngày này?
Sự tích ngày Tết Nguyên Tiêu là gì?

Từ thời Tây Hán ở Trung Quốc. Thời ấy, các cung nữ sau Tết Nguyên Đán đều nhớ nhà, nhớ cha mẹ, nhưng không sao về thăm nhà được. Thời Hán Vũ Đế, có một cung nữ tên là Nguyên Tiêu, đã qua nhiều cái Tết trong cung mà chưa được đoàn tụ với gia đình. Nên đã tìm đến một cái giếng toan kết liễu cuộc đời. May mắn thay, cô được Đông Phương Sóc, một sủng thần của Hán Vũ Đế cứu sống.

Cảm động trước tấm lòng hiếu thảo của cô gái, Đông Phương Sóc bèn nghĩ ra một kế. Ông bày một bàn bói quẻ trên phố Tràng An, tất cả những người đến bói đều nhận được một quẻ ghi dòng chữ: “16 tháng Giêng bị lửa thiêu rồi nói rằng, vào ngày này, thiên đình sẽ sai hỏa thần xuống thiêu rụi kinh thành”.

Được tin thần hỏa sẽ đốt thành Tràng An, Hán Vũ Đế vội triệu Đông Phương Sóc đến để bàn cách đối phó. Đông Phương Sóc vờ suy nghĩ một lúc rồi tâu với vua: Nghe nói thần lửa rất thích ăn bánh trôi, trong cung có cung nữ Nguyên Tiêu khéo tay, có thể giao cho cô làm bánh đãi hỏa thần. Đồng thời, để tránh tai họa đó, mỗi người phải treo trước cửa nhà mình một chiếc đèn lồng đỏ vào ngày 15 để Ngọc Hoàng lầm tưởng thành Tràng An dưới trần gian đang bị lửa thiêu.

Để tặng công làm bánh dụ hỏa thần, nhà vua đã cho cô cung nữ Nguyên Tiêu về đoàn tụ với gia đình. Từ đó, người đời ghi ơn dẹp nạn lửa của cô gái nên đặt cho chiếc bánh trôi nước và ngày rằm tháng giêng với cái tên Nguyên Tiêu. Họ quan niệm ngày Tết Nguyên Tiêu đồng nghĩa với Tết đoàn viên hay Tết tình yêu.

Bánh trôi nước còn được gọi là bánh Nguyên Tiêu – món ăn truyền thống trong ngày rằm tháng Giêng của người Trung Quốc.

>> Ngày Tết Nguyên Tiêu ăn gì: Cách nấu chè trôi nước ngon chuẩn người Hoa

2.2 Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì?

Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì?
Ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu là gì đối với Phật giáo?

Tết Nguyên Tiêu nghĩa là đêm trăng tròn đầu tiêu của năm mới, “Nguyên” nghĩa là thứ nhất, “Tiêu” có nghĩa là đêm. Ngày này còn được gọi là Nguyên Tịch; Nguyên Dạ; Tết Thượng Nguyên; Tết đoàn viên… là ngày Tết truyền thống của dân tộc Hán ở Trung Quốc.

Tết Nguyên Tiêu là một ngày lễ quan trọng với người Phật giáo hằng năm, vì vậy có câu nói rằng “Cúng quanh năm không bằng Rằm tháng giêng” hay “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày Rằm tháng giêng”.

Vào ngày lễ này, mọi người sẽ thường bày một mâm cỗ cúng để thể hiện lòng thành kính và biết ơn của con cháu đối với Phật; với ông bà tổ tiên để cầu cho năm mới bình an, mạnh khỏe. Nhất là những gia đình người Việt gốc Hoa sống ở khu vực Chợ Lớn quận 5.

>> Liên quan đến Tết Nguyên Tiêu: Nguồn gốc ý nghĩa của lễ Vu Lan báo hiếu là gì?

3. Tập tục, lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở các nước

3.1 Tết Nguyên Tiêu tại Việt Nam

Tết Nguyên Tiêu là gì và trông như thế nào? Lễ hội rước đèn ở Hội An, Việt Nam trong ngày Rằm tháng giêng

Tại Việt Nam, Tết Nguyên Tiêu là ngày rằm tháng Giêng, là dịp mọi người lên chùa cúng sao giải hạn, cầu nguyện.

Tại một số địa điểm còn mang đậm nét văn hóa Trung Hoa như khu Chợ Lớn Quận 5. Tại đây mọi người còn có tổ chức treo lồng đèn; múa lân sư rồng; đố chữ; thư pháp; ca kịch,…

3.2 Tết Nguyên Tiêu tại Trung Quốc (節元宵)

Tết Nguyên Tiêu ở Trung Quốc còn được gọi là Tết Thượng Nguyên, hay Tết Trạng nguyên. Người dân sẽ cúng tế cầu an cầu phước, ăn bánh trôi nước. Hoặc gọi là “thang viên” – viên tròn trong nước. Thi đoán hình thù trên lồng đèn; ngâm thơ; ghi ước nguyện lên đèn lồng và thả lên trời.

>> Liên quan chủ đề Tết Nguyên Tiêu: Lễ Thất Tịch hằng năm là gì? Nguồn gốc, ý nghĩa

3.3 Tết Nguyên Tiêu tại các quốc gia khác

Tết Nguyên Tiêu là ngày gì tại các quốc gia khác?
Tập tục tết Nguyên Tiêu ở các nơi là gì? Tại các quốc gia khác cũng như gồm cả Việt Nam sẽ thường tổ chức múa lân sư rồng và một số hoạt động khác.

Tại Hàn Quốc, rằm tháng Giêng là lễ Daeboreum (대보름). Người dân chơi các trò chơi truyền thống là Samulnori (쥐불 놀이) đêm trước Daeboreum (còn có tên là Lễ hội lửa Jeongwol Daeboreum).

Tại Nhật Bản, rằm tháng Giêng âm lịch là lễ 小 正月 (Koshōgatsu) rơi vào ngày 15 tháng 1 dương lịch. Các sự kiện chính của Koshōgatsu là nghi lễ và thực hành cầu nguyện cho một vụ mùa bội thu. Và cùng ăn cháo đậu đỏ vào buổi sáng. 

Ở Philippines, có lễ hội diễu hành truyền thống vào ngày rằm tháng Giêng. Đánh dấu khởi đầu năm mới.

>> Liên quan Tết Nguyên Tiêu: Lì xì ngày Tết là gì?

4. Lưu ý khi bày mâm cúng Tết Nguyên Tiêu

Thông thường riêng mâm cỗ mặn cúng Tết Nguyên Tiêu vào rằm tháng Giêng sẽ yêu cầu sự cầu kỳ với 4 bát và 6 đĩa. 4 bát ở đây là những bát canh như: canh măng, canh bóng, canh mọc và canh miến. Còn 6 đĩa ở đây là thịt gà, thịt heo, chả giò, xôi, bánh chưng, đĩa củ kiệu hoặc dưa muối.

Món ăn trong ngày Tết Nguyên Tiêu là gì? Ở Trung Quốc, người ta sẽ ăn bánh trôi, há cảo, bánh táo đỏ, màn thầu, bánh yến mạch,… để cầu điều may, sức khỏe. Ở Việt Nam, người dân sẽ ăn bánh ú, bánh chưng, xôi gấc, gà luộc,…  với mong muốn cầu điều may, hạnh phúc, ấm no cho gia đình.

>> Lưu ý: Ngày rằm tháng giêng có cần kiên quan hệ không?

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về Tết Nguyên Tiêu là gì, cũng như bạn đã biết thêm về sự tích, nguồn gốc và ý nghĩa của Tết Nguyên Tiêu.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán năm 2023?

Những thắc mắc của mọi người bây giờ là còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết dương lịch, Tết Nguyên Đán (tết ta) 2023? Và lịch nghỉ tết năm 2023 là mấy ngày? Hãy cùng Marrybaby tìm hiểu ngay nhé.

1. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Tây 2023?

Năm 2022 có 365 ngày, và nếu tính từ ngày 29/12 thì sẽ còn 2 ngày nữa đến đêm giao thừa Tết Dương Lịch 2023, tức là ngày 31/12/2022 (Thứ 7). Và còn 3 ngày nữa sẽ bước sang năm mới 2023, ngày 1/1/2022 (Chủ nhật).

2. Còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Nguyên Đán 2023?

Bên cạnh ngày Tết Dương Lịch, câu hỏi được mọi người quan tâm nhiều hơn chính là còn bao nhiêu ngày nữa đến đêm giao thừa Tết âm lịch 2023. Hay còn gọi là ngày 30 Tết Quý Mão.

Chiếu theo âm lịch, năm Nhâm Dần 2022 là năm con Hổ với tổng cộng là 354 ngày, và để bước sang năm mới Tết 2023 Quý Mão sẽ tính từ ngày 4/12 âm lịch (tức 26/12 dương lịch). Theo đó, chúng ta sẽ còn 25 ngày nữa đến Tết Nguyên Đán (mùng 1); và sẽ còn 24 ngày nữa đến đêm giao thừa âm lịch.

Chiếc theo dương lịch, ngày 30 Tết Quý Mão sẽ là ngày 21/1/2023 dương lịch (Thứ 7); và ngày mùng 1 Tết Quý Mão sẽ là ngày 22/1/2023 dương lịch (Chủ nhật).

[key-takeaways title=”Mùng 1 Tết 2023 là ngày mấy dương lịch?”]

Mùng 1 Tết 2023 là ngày 22/1/2023 dương lịch, rơi vào ngày Chủ nhật.

[/key-takeaways]

3. Tết Quý Mão năm 2023 được nghỉ mấy ngày?

Lịch nghỉ Tết Tây và Tết Ta
Lịch nghỉ tết Dương Lịch và lịch nghỉ Tết Âm lịch 2023

3.1 Lịch nghỉ tết Dương lịch 2023

Tết Dương lịch 2023 học sinh; và người lao động được nghỉ mấy ngày?

Theo điều 115 của Bộ luật Lao động nước Cộng hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, người lao động sẽ được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương trong ngày nghỉ Tết Dương lịch hằng năm, tức là vào ngày 01 tháng 01 Dương lịch.

Tuy nhiên, Tết dương lịch ngày 1/1/2023 rơi vào nhằm ngày Chủ nhật, nên người lao động sẽ được nghỉ Tết Dương lịch tổng cộng là 2 ngày: Chủ nhật (1/1/2023) và Thứ hai (2/1/2023).

Theo đó, các trường học cũng cho học sinh được nghỉ Tết Dương lịch là 2 ngày.

3.2 Lịch nghỉ Tết âm lịch 2023

Thời gian nghỉ Tết Âm lịch 2023 theo thông báo chính thức của Bộ luật Lao động sẽ kéo dài 7 ngày (từ 20/1/2023 đến 26/1/2023). Tuy nhiên, cũng còn tùy thuộc vào một số nơi làm việc, mà sẽ được chia ra làm 2 phương án nghỉ tết như sau:

  • Phương án 1 nghỉ Tết 7 ngày. Chiếu theo dương lịch là tính từ thứ Sáu, ngày 20/1/2023 đến hết thứ Năm ngày 26/1/2023. Chiếu theo âm lịch sẽ là 29 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 5 tháng Giêng năm Quý Mão).
  • Phương án 2 nghỉ Tết 8 ngày. Chiếu theo dương lịch là tính từ thứ Bảy ngày 21/1/2023 đến hết Chủ nhật ngày 29/1/2023. (Tức ngày 30 tháng Chạp năm Nhâm Dần đến hết ngày mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão).

>> Xem thêm: Lì xì ngày Tết – Nguồn gốc và ý nghĩa của phong lì xì

4. Gợi ý mâm ngũ quả ngày Tết đẹp

Sau khi bạn đã biết chính xác còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết dương lịch; và Tết âm lịch. Tiếp theo đây, Marrybaby sẽ chia sẻ với bạn về cách bày mâm ngũ quả đẹp, để gia đình bạn cùng đón một năm mới thật sung túc nhé.

Biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết sẽ giúp bạn dễ dàng chủ động trong việc đi chợ và tìm mua được những trái cây còn mới, trái to, để trưng bày mâm ngũ quả cho đẹp. Dưới đây là những gợi ý về cách bày mâm ngũ quả.

Mâm ngũ quả miền Bắc
Mâm ngũ quả miền Bắc – Chuối xanh, bưởi vàng, quả ớt, quả đào, nho đen tượng trưng cho Ngũ hành

 

Mâm ngũ quả miền Nam - "Cầu sung vừa đủ xài"
Mâm ngũ quả miền Nam – “Cầu sung vừa đủ xài”

 

 Mâm ngũ quả người miền Trung gồm chuối, cam, quýt, đu đủ, xoài,..
Mâm ngũ quả người miền Trung – Chuối, cam, quýt, đu đủ, xoài,..

 

Mâm ngũ quả Việt Nam
Mâm ngũ quả Việt Nam

>> Hướng dẫn chi tiết: Mâm cúng giao thừa 3 miền gồm những gì? Cách bày mâm cúng giao thừa đẹp

5. Các câu chúc Tết hay và ý nghĩa dành cho bạn bè, gia đình

Gợi ý những câu chúc Tết hay và ý nghĩa
Biết còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết để bạn chuẩn bị thật kỹ lưỡng những câu chúc thật hay và nhiều ý nghĩa đó nha.

1. Năm mới, công việc như ý, giàu sang phú quý.

2. Chúc Tết đến trăm điều như ý – Mừng xuân sang vạn sự thành công.

3. Chúc mừng năm mới 2023. Chúc gia đình hạnh phúc, tấn tài tấn lộc, tấn an khang.

4. Năm mới chúc nhau sức khỏe nhiều. Bạc tiền rủng rỉnh thoải mái tiêu. Happy New Year 2023!

5. Năm hết Tết đến đón hên về nhà. Quà cáp bao la. Một nhà không đủ. Vàng bạc đầy tủ. Gia chủ phát tài.

6. Con kính chúc ba má sức khỏe dồi dào, lúc nào cũng “tươi trẻ” như thời mới yêu. Mong nhà mình lúc nào cũng quây quần, chị em chúng con luôn được nghe tiếng cười đùa vui vẻ của ba mẹ.

7. Chúc mẹ một mùa xuân tràn đầy sức khoẻ, hạnh phúc và may mắn, vạn sự như ý, sống lâu trăm tuổi để tận hưởng niềm vui và mỗi năm mẹ lại đem mùa xuân về cho gia đình.

8. Năm hết Tết đến, rước lộc vào nhà, quà cáp bao la, mọi nhà no đủ, vàng bạc đầy tủ, gia chủ phát tài, già trẻ gái trai sum vầy hạnh phúc.

>> Tổng hợp: Những câu chúc tết ý nghĩa, thú vị cho gia đình, người yêu và đồng nghiệp

Nội dung trên là những thông tin mà được phần lớn người mọi người quan tâm như còn bao nhiêu ngày nữa đến Tết Dương lịch, Tết Âm lịch 2023. Và những thắc mắc khác như lịch nghỉ tết dương lịch và âm lịch 2023 là mấy ngày,…

Hy vọng, nội dung trên đã giải đáp được phần nào thắc mắc của bạn về chủ đề Tết.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Mâm cúng ông Táo ba miền năm 2023 bao gồm những gì?

Để chuẩn bị kỹ lưỡng cho ngày cúng ông Táo hàng năm, bạn sẽ cần biết mâm cúng ông Táo bao gồm những gì, cụ thể các lễ vật, và các món ăn.

1. Mâm cúng ông Táo bao gồm những lễ vật gì?

1.1 Lễ vật cần chuẩn bị

Trước khi bày mâm cúng ông Táo hằng năm, gia chủ cần chuẩn bị trước các lễ vật gồm có:

  • Vàng mã các loại: mũ, áo, hia, vàng thỏi, giấy tiền vàng bạc,…
  • 3 chiếc mũ Táo quân: 2 chiếc mũ ông Táo có cánh chuồn, 1 chiếc mũ bà Táo không có cánh chuồn.
  • Các món ăn: 1 con gà luộc (hoặc thịt luộc), 1 con cá chép (hoặc cá lóc)  nướng mọi, 1 đĩa trái cây,, 1 đĩa giò, 1 đĩa xôi gấc, 1 ấm trà, 3 chén rượu và trầu cau.

Tuy nhiên, ở mỗi vùng miền, cách chuẩn bị lễ vật và hình thức cúng ông Táo sẽ có sự khác nhau. Ví dụ ở miền Bắc, bạn sẽ mua thêm 1 con cá chép sống để phóng sanh; ở miền Trung sẽ có ngựa giấy; ở miền Nam thì đơn giản hơn, vì sẽ chỉ có giấy tiền vàng mã và mâm cỗ.

1.2 Nghi thức cúng ông Táo

Mâm cúng ông Táo bao gồm những gì?
Mâm cúng ông Táo đơn giản, chuẩn nghi thức

Mâm cỗ cúng ông Táo trong truyền thống bao gồm các món cơ bản như gạo, muối, thịt vai lợn luộc, bát canh mọc, món xào thập cẩm, giò, xôi gấc, chè kho, hoa quả, ấm trà sen, 3 chén rượu, bưởi, quả cau, lá trầu, 1 lọ hoa đào nhỏ, 1 lọ hoa cúc, tiền vàng mã. 

Trong đó, không thể thiếu món cá chép (sống hoặc nướng mọi), vì theo quan niệm, cá chép chính là phương tiện để đưa ông Táo về trời.

Theo các chuyên gia phong thủy, lễ cúng ông Táo cần phải được tiến hành trước khi ông Táo bay về trời báo cáo Ngọc hoàng (trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch). 

Vì vậy, tùy theo điều kiện thời gian của từng nhà, mà bạn có thể cúng ông Táo vào tối ngày 22 tháng Chạp; hoặc sáng trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch.

>> Cùng chủ đề mâm cúng ông Táo: Cách bày mâm cúng cô hồn trong nhà để tránh “rước vong” xui xẻo

2. Mâm cúng ông Táo 3 miền bao gồm những gì?

Tiếp theo, để bạn có thể chuẩn bị kỹ hơn về các lễ vật bày trên mâm cúng ông Táo bao gồm những gì; bạn có thể xem cụ thể sự khác nhau về lễ vật cúng Táo theo từng vùng miền, cụ thể là 3 miền Bắc, Trung, Nam nhé.

2.1 Mâm cúng ông Táo miền Bắc

Mâm cúng ông Táo miền Bắc bao gồm những lễ vật gì?
Mâm cúng ông Táo miền Bắc bao gồm những lễ vật gì? Ở miền Bắc, các lễ vật vàng mã sẽ có khác so với miền Nam và miền Trung

Ở miền Bắc, người ta thường cúng ông Công ông Táo từ khoảng 20 tháng Chạp đến trước 12h trưa ngày 23 tháng Chạp âm lịch. 

Lễ vật bày trên mâm cúng ông Táo ở miền Bắc bao gồm những gì? Và khác nhau như thế nào so với 2 miền còn lại?

Thông thường mâm cúng ông Táo ở miền Bắc cũng bao gồm: vàng mã; cá chép; bộ mũ; áo của các Táo; xôi; chè; hay làm cả mâm cơm cúng có đủ món gà luộc; canh măng; thịt đông; chả giò,…

Sự khác biệt trong đồ lễ cúng của miền Bắc so với 2 miền còn lại đó là ở miền Bắc lúc nào cũng cúng cá chép sống, hoặc cá chép giấy với số lượng khác nhau. Nếu là cá chép sống sau khi cúng xong sẽ mang ra sông, suối để phóng sanh, còn nếu là cá chép giấy thì cúng xong sẽ đốt.

2.2 Mâm cúng ông Táo miền Trung

Mâm cúng ông táo miền Trung
Mâm cúng ông Táo miền Trung bao gồm những lễ vật gì? Bên cạnh mâm cúng ông Táo, người miền Trung thường bày thêm ngựa giấy để đốt cầy may

Người miền Trung thường cúng ông Táo vào đúng ngày 23 tháng Chạp âm lịch. Đặc biệt là mọi người luôn thay cát mới cho lư hương và lau dọn bàn thờ ông Táo sạch sẽ.

Khác với  miền Bắc và miền Nam, mâm cúng ông Táo của người miền Trung thường KHÔNG CÓ giấy tiền vàng mã, thay vào đó họ chọn dâng lên ông Táo một con ngựa bằng giấy, có yên cương đầy đủ; và đi cùng với một số lễ vật khác.

Sau khi cúng ông Táo xong, gia chủ người miền Trung thường sẽ tiễn các tượng ông Táo cũ khỏi bàn thờ bếp để đặt vào các chùa miếu gần đó; hoặc dưới gốc cây cổ thụ. Sau đó họ sẽ chọn rước 3 tượng ông Táo mới để đặt lại vị trí đó cho một năm mới.

>> Cùng chủ đề mâm cúng ông Táo: 3 Bài văn khấn Thần Tài Thổ Địa mùng 1, mùng 10, ngày rằm 15 “phát lộc”

2.3 Mâm cúng ông Táo miền Nam

Cá lóc nướng trui cúng ông Táo
Mâm cúng ông Táo miền Nam bao gồm những gì? Mâm cúng ông Táo miền Nam sẽ thường có cá lóc nướng trui

Người miền Nam thường cúng ông Táo vào buổi đêm khoảng thời gian từ 20 giờ đến 23 giờ ngày 23 tháng Chạp, đây là thời điểm đã xong việc bếp núc không còn nấu nướng để tránh làm phiền các táo.

Mâm cúng ông Táo người miền Nam bao gồm những gì? Mâm cúng ông Táo của người miền Nam thường có các món như: đậu phộng; kẹo vừng; nem; giò; bánh chưng; hành muối; gà luộc, cá lóc nướng; và đi cùng là một bộ “cò bay, ngựa chạy”.

Miền Bắc thường cúng cá chép, còn miền Nam mọi người sẽ thường cúng cá lóc nướng trui.

>> Cùng chủ đề mâm cúng ông Táo: Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cách bày mâm cúng giao thừa đẹp

3. Sự khác nhau của mâm cúng ông Táo giữa 3 miền

Mâm cúng ông Táo 3 miền có sự khác biệt nhau, cụ thể:

  • Mâm cúng ông Táo miền Bắc: chú trọng các món ăn truyền thống như xôi, gà, giò, canh măng, nem chả, cá chép,..
  • Mâm cúng ông Táo miền Trung: Ở Hội An và Huế có tục cúng tượng đất Táo quân và dựng cây nêu ngày Tết. Trong mâm cơm sẽ có cá ngừ hoặc cá thu.
  • Mâm cúng ông Táo miền Nam: Bên cạnh mâm cúng ông Táo, người miền Nam sẽ cho thêm đồ ngọt như kẹo mè đen, đậu phộng,…

Nhìn chung, mâm cúng ông Táo bao gồm những gì sẽ còn tùy thuộc vào nơi bạn đang sinh sống; hoặc tín ngưỡng và phong tục của riêng gia đình bạn.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Mâm cúng giao thừa gồm những gì? Cách bày mâm cúng giao thừa đẹp

Để ghi nhớ thời khắc này, người ta thường làm hai mâm cỗ (mâm cơm) cúng giao thừa. Vậy trong mâm cúng giao thừa bao gồm những gì? Và mâm cúng giao thừa ở miền Bắc, Trung, Nam khác nhau như thế nào?

Thông thường, mâm cơm cúng giao thừa sẽ khác nhau tùy theo phong tục của mỗi vùng miền, hoặc theo quan niệm riêng của từng gia đình. Nội dung sau đây, Marrybaby sẽ hướng dẫn bạn cách bày mâm cúng giao thừa theo 3 miền bắc, trung, nam phổ biến nhất hiện nay.

1. Mâm cỗ cúng giao thừa miền Bắc

Mâm cỗ cúng giao thừa người Bắc
Mâm cỗ cúng giao thừa người Bắc bao gồm những gì? Đĩa gà luộc, giò lụa, đĩa nem, đĩa nộm,..

Mâm cơm cúng giao thừa ở miền Bắc bao gồm những gì? Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Bắc thường là những món ăn truyền thống. Theo đó, bạn cần chuẩn bị 4 bát, 4 đĩa; hoặc 6 bát, 6 đĩa; hoặc 8 bát, 8 đĩa; tùy thuộc vào kích cỡ mâm cỗ.

Các món ăn bạn cần chuẩn bị bao gồm:

  • Bát móng giò hầm măng, bát bóng nấu thập cẩm, bát mọc, bát miến nấu lòng gà.
  • Đĩa thịt gà luộc, đĩa giò lụa, đĩa nem, đĩa giò xào, đĩa nộm, đĩa hành muối, đĩa bánh chưng.

>> Bạn xem thêm Cách làm giò lụa bằng máy xay sinh tố ngon tuyệt đỉnh!

2. Mâm cỗ cúng giao thừa miền Trung bao gồm những gì?

Cách bày mâm cỗ cúng giao thừa miền Trung
Mâm cỗ cúng đêm giao thừa của người miền Trung bao gồm những gì? Đĩa ram, bát miến, đĩa thịt đông,…

Mâm cỗ cúng giao thừa người miền Trung gồm những gì? Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung thường sẽ có cả bánh chưng và bánh tét; và giò lụa, thịt đông,…

Mâm cỗ cúng giao thừa ở miền Trung bao gồm:

  • Dưa giá.
  • Đĩa chả.
  • Bát miến.
  • Đĩa ram.
  • Đĩa giò lụa.
  • Đĩa dưa món.
  • Đĩa cá chiên.
  • Đĩa thịt đông.
  • Đĩa thịt heo luộc.
  • Bát măng khô ninh.
  • Đĩa gà bóp rau răm,…

Bên cạnh những món kể trên, tại một số nơi khác ở miền Trung, mọi người còn làm thêm nhiều khác như: Cuốn diếp gỏi ngó sen, gỏi bao tử, bánh răng bừa, xà lách gân bò, chả tôm, nem lụi…

>> Cùng chủ đề: Cách cắm hoa ngày Tết bền đẹp và lưu ý khi chọn hoa chưng tết

3. Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam

Cách bày mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam
Mâm cơm cúng đêm giao thừa người miền Nam bao gồm những gì? Canh khổ qua, thịt kho hột vịt, củ kiệu, chả giò,…

Đối với người miền Nam, mọi người thường chọn các món nguội để bày trên mâm cơm cúng giao thừa. Một phần là do đặc trưng thời tiết nắng nóng; nên người miền Nam ưu tiên các món nguội; và các món có thể để ăn được lâu.

Mâm cơm cúng giao thừa của người miền Nam bao gồm:

  • Chả giò.
  • Củ kiệu.
  • Dưa món.
  • Gỏi tôm thịt.
  • Thịt kho hột vịt.
  • Canh măng tươi.
  • Canh khổ qua nhồi thịt.
  • Bánh tét ăn kèm củ cải ngâm nước mắm.

Các loại đồ cúng khác bao gồm:

  • Đèn dầu.
  • Đèn cầy.
  • Vàng mã.
  • Hoa tươi.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 đĩa trầu cau.
  • 1 đĩa trái cây ngũ quả.
  • 3 hoặc 5 ly trà hoặc nước sôi.
  • Bánh mứt các loại tùy vào gia đình.

>> Cùng chủ đề: Dọn dẹp nhà cửa đón Tết: Mẹo hay dọn nhà sạch bong, sáng bóng

4. Chuẩn bị mâm cơm cúng giao thừa ngoài trời bao gồm những gì?

Mâm cúng giao thừa ngoài trời bao gồm những gì
Mâm cúng giao thừa ngoài trời bao gồm những gì? Nhang đèn, mâm ngũ quả, muối gạo, vàng mã,…

Mâm cỗ cúng giao thừa ngoài trời gồm có:

  • Trà.
  • Rượu.
  • Quả cau.
  • Lá trầu.
  • Bánh kẹo.
  • Nhang, đèn.
  • 1 đĩa muối.
  • 1 đĩa gạo.
  • 1 mâm ngũ quả.
  • 1 đĩa xôi gấc (hoặc bánh chưng).
  • 1 con gà trống hoa luộc nguyên con có mào cờ, mỏ ngậm bông hoa hồng.

LƯU Ý: Nếu gia đình bạn muốn bày mâm cơm cúng đêm giao thừa ngoài trời là mâm chay; bạn vẫn có thể chuẩn bị theo các gợi ý ở trên; và không cần gà luộc. 

Bên cạnh những món ăn, bạn cần chuẩn bị thêm những vật phẩm như quần áo; mũ; ủng quan Thần linh bằng giấy; và giấy tiền vàng mã các loại khác.

>> Xem thêm: Mùng 1 kiêng quan hệ là đúng hay sai, và có nên hay không?

5. Mâm cúng đêm giao thừa trong nhà bao gồm những gì?

Mâm cúng đêm giao thừa trong nhà bao gồm những gì?
Mâm cúng đêm giao thừa trong nhà bao gồm những gì? Vì là mâm cúng bàn thờ nên bạn hãy chăm chút tỉ mỉ và kỹ lưỡng hơn nhé.

Mâm cúng đêm giao thừa trong nhà hay còn gọi là mâm cúng gia tiên. Mâm cúng này với mong muốn là mời rước ông bà tổ tiên ghé nhà ăn Tết cùng gia đình. Và mâm cúng giao thừa trong nhà thường được bày trên bàn thờ chính. 

Vì là mâm cúng gia tiên nên bạn hãy đầu tư thêm sự tỉ mỉ và kỹ lưỡng; đồng thời lau chùi sạch sẽ các bộ lư trước thềm Tết đến nhé.

Mâm cúng giao thừa trong nhà bao gồm:

  • Hoa tươi.
  • Đèn nến.
  • Nhang thơm.
  • Trà hoặc rượu.
  • Bánh kẹo các loại.
  • Bánh chưng/ bánh tét.
  • Mâm trái cây tươi ngũ quả.
  • Vàng mã để làm nghi thức hoá vàng sau khi khấn.
  • Nếu là mâm cúng mặn, bạn chỉ cần thêm một con gà luộc.

Mâm cúng gia tiên đêm giao thừa có thể sẽ khác tùy thuộc vào mỗi quan niệm của gia đình. Cách bày mâm cúng cũng thế, bạn cũng có thể bày mâm cúng theo mặt bằng trên bàn thờ của gia đình mình sao cho gọn gàng; sạch đẹp.

>> Cùng chủ đề: Cách bày mâm cúng trong nhà để tránh “rước vong” và xui xẻo

6. Những lưu ý khi bày mâm cúng đêm giao thừa

Mặc dù ở mỗi vùng miền, mỗi gia đình thì việc thực hiện nghi lễ có chút khác nhau, nhưng nhìn chung cũng có những tiêu chí bạn cần thực hiện.

[key-takeaways title=”Những lưu ý khi cúng giao thừa:”]

  • Chuẩn bị bài văn khấn cúng giao thừa.
  • Các bình hoa cúng nên là hoa tươi, được cắt tỉa gọn.
  • Cúng đất đai ngoài sân trước rồi mới đến cúng trong nhà.
  • Mâm cúng cần chuẩn bị tươm tất, lau dọn sạch sẽ trước khi cúng.
  • Khi thực hiện nghi lễ cúng, bạn cần nghiêm túc và không đùa giỡn.
  • Mâm cúng tối thiểu phải có hương, đèn, trà rượu, muối gạo, hoa quả tươi, bánh chưng.
  • Mọi người trong gia đình cần hòa thuận, nhường nhịn, không làm đổ vỡ đồ đạc trong nhà.

[/key-takeaways]

>> Xem thêm: Cách hóa giải vợ chồng khắc khẩu, lục đục cực hay

Nội dung trên là tất cả những gì bạn cần biết về mâm cơm cúng giao thừa trong nhà và ngoài trời là bao gồm những gì. Lễ cúng giao thừa rất linh thiêng và quan trọng, chính vì thế mà bạn hãy đầu tư thêm công sức để chăm chút cho lễ cúng; để gia đình bạn có một năm mới thật trọn vẹn; và đón một Tết Quý Mão ngập tràn yêu thương nhé.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Hướng dẫn cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nhà

Nếu bạn là người quan tâm đến môi trường; và mong muốn góp phần xây dựng môi trường sống tốt hơn; hãy cùng MarryBaby tìm hiểu rác thải sinh hoạt là gì; và cách phân loại rác thải sinh hoạt ngay tại nhà.

Một hành động phân loại rác tuy nhỏ; nhưng cũng sẽ góp phần tác động rất lớn đến môi trường đó!

1. Rác thải sinh hoạt là gì?

Rác thải sinh hoạt (Domestic Waste) là bất kỳ chất thải gì được thải ra từ các hoạt động thường ngày từ các hộ gia đình.

Còn những loại chất thải do con người tạo ra ở khu thương mại, khu xây dựng hoặc bệnh viện và có đội ngũ chuyên biệt để thu gom được gọi là rác thải sinh từ hoạt động thương mại, dịch vụ (Commercial Waste).

Bạn cần hiểu sự khác biệt giữa rác thải sinh hoạt và rác thải thương mại là gì? Từ đó, bạn sẽ biết vai trò của bản thân trong việc xử lý những loại rác thải sinh hoạt để giúp môi trường xanh-sạch-đẹp hơn.

2. Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam

Thực trạng rác thải sinh hoạt tại Việt Nam
Người dân còn chưa biết nhiều về lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì

Trong Chuyên đề Quản lý Chất thải sinh hoạt của Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chuyên gia đã thống kê tổng khối lượng rác thải sinh hoạt trên toàn quốc tính đến năm 2019 là 64.658 tấn/ngày. Trong đó tại TP.HCM và Hà Nội thường xuyên phát sinh trên 6.000 tấn rác thải sinh hoạt/ngày. 

Qua đó, Bộ Tài nguyên và Môi trường cũng nêu lên những khó khăn và vấn đề còn tồn đọng chưa giải quyết, bao gồm:

  • Nước ta chưa thực sự chú trọng vào việc tìm giải pháp giảm lượng rác thải.
  • Xử lý rác thải sinh hoạt bằng phương án bãi chôn lấp; vẫn gặp khó khăn vì gây mùi và tiêu hao diện tích đất.
  • Khó khăn trong việc phân loại rác thải rắn; rác thải sinh hoạt tại nguồn.
  • Ý thức trách nhiệm về môi trường của doanh nghiệp và người dân chưa cao.

3. Lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì?

Để môi trường sống xung quanh cũng sạch và thơm như chính căn nhà mình; những miếng rác cần về đúng chỗ của nó. Bạn có biết, việc bạn bỏ đúng loại rác vào đúng nơi quy định đã giúp ích được những gì không? 

[key-takeaways title=”Phân loại rác thải sinh hoạt đúng cách có tác động tốt là gì?”]

Theo ước tính của World Bank nếu chúng ta cùng nhau phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn từ bây giờ, chúng ta sẽ góp phần:

  • Giảm chi phí thu gom và chi phí xử lý rác thải rắn sinh hoạt.
  • Giảm thải 0,73 tấn CO2 cho Trái Đất.
  • Tái sử một nửa lượng bao bì cần in cho doanh nghiệp.
  • Cơ hội cải thiện tình trạng biến đổi khí hậu.

[/key-takeaways]

Điều đó sẽ trở thành hiện thực nếu chúng ta đồng ý tìm hiểu và hành động từ hôm nay.

4. Hướng dẫn phân loại rác thải tại nhà hiệu quả

Hướng dẫn phân loại rác thải tại nhà hiệu quả
Phân loại rác thải sinh hoạt vô cơ, hữu cơ, tái chế là gì?

Trái Đất, ngôi nhà chung của chúng ta gần đây phát ra nhiều tín hiệu SOS. Nhưng có một điều không thể phủ nhận là gần đây càng ngày càng có nhiều người đang cố gắng thay đổi thói quen sống vì môi trường nhiều hơn. Trong đó, việc cơ bản và đơn giản nhất chính là tìm hiểu và phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.

Bạn đã bao giờ tự hỏi là trong thùng rác nhà mình có những loại rác thải sinh hoạt gì chưa?

Tuy mỗi nước có một hệ thống xử lý rác khác nhau; nhưng nhìn chung trong bất kỳ chiếc thùng rác nào; ở bất kỳ nhà nào, rác thải sinh hoạt bao gồm 3 nhóm nhỏ, bao gồm rác vô cơ, rác hữu cơ và rác tái chế.

4.1 Cách xử lý rác thải sinh hoạt vô cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt vô cơ (dạng rắn) là gì? Rác vô cơ là những vật như giấy vụn, nhựa, bìa các tông, kim loại, thủy tinh, pin sau sử dụng,..

Đối với pin, bạn không nên cho vào sọt rác ngay lập tức; vì mỗi viên pin có chứa 1 lượng thủy ngân đủ làm ô nhiễm 500 lít nước; mà hãy tách chúng ra riêng rồi gửi về những nơi chuyên thu gom và xử lý. (Bạn có thể lấy một lọ thủy tinh để đựng pin trong cả năm sử dụng)

Nếu bạn thực sự muốn tự mình mang vỏ hộp sữa và pin đã sử dụng đến đúng nơi chuyên xử lý; bạn có thể tìm thông tin của họ trong ở đây.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách xử lý pin đã qua sử dụng

4.2 Những việc cần làm để phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?
Cách phân loại rác thải sinh hoạt hữu cơ là gì?

Rác thải sinh hoạt hữu cơ dạng rắn là gì? Rác thải sinh hoạt hữu cơ (chiếm 50 – 80%) là:

  • Những thức ăn còn dư lại.
  • Bã trà hay bã cà phê.
  • Vụn bánh.
  • Những phần cành, ngọn, rễ dư của rau củ mà chúng ta thường bỏ đi.
  • Xương hay mỡ thừa khi làm thức ăn,…
  • Rơm, rạ, hoa, cỏ, lá, cành không còn được sử dụng nữa.

Và bạn có để ý rằng khi để rác trong nhà quá lâu thì chúng sẽ sinh mùi khó chịu không? Về bản chất, rác hữu cơ là loại rác có thể phân hủy được, trong khi đó rác vô cơ là không có mùi. Nếu xử lý đúng cách thì hầu như thùng rác trong nhà của bạn sẽ ít khi có mùi.

MarryBaby gợi ý cho bạn những cách tận dụng rác hữu cơ như sau:

  • Nếu bạn thích trồng cây tại nhà, hãy tận dụng rác hữu cơ như rau, củ, quả làm phân bón cho cây (hoặc phương pháp vermicompost).
  • Rác hữu cơ như các loại thịt, cá,… bạn có thể cân nhắc giảm lượng tiêu thụ.
  • Lưu ý là nhớ là bỏ rác hữu cơ vào một thùng riêng nhé.

>> Bạn có thể xem thêm: Tự làm chất tẩy rửa đa năng thân thiện môi trường từ rác hữu cơ

4.3 Cách xử lý, phân loại rác thải sinh hoạt tái chế là gì?

Rác tái chế là gần giống với rác vô cơ như chai nhựa, các cốc lọ đã qua sử dụng.

Nếu bạn muốn tận dụng lại, dưới đây là những gợi ý:

  • Bạn có thể dùng những lọ thủy tinh để tận dụng làm đồ trồng cây, đựng nước đun sôi.
  • Với các chai nước nhựa cũ có thể sử dụng sáng tạo như lon đựng viết, đựng thun,… hoặc tốt hơn là hạn chế sử dụng chai nhựa.
  • Đối với các loại quần áo cũ, bạn có thể tái chế thành những chiếc túi “thời trang” (cách làm ở đây –  hoặc quyên góp cho quỹ từ thiện quần áo 0 đồng)

Trường hợp bạn đã hiểu về các loại rác thải cũng như không có nhu cầu tái sử dụng. Hành động mà bạn nên làm nhất lúc này chính là phân loại rác thải bằng cách “cho mỗi loại rác vào mỗi thùng đựng riêng biệt”.

5. Quy định pháp luật mới về việc xử lý và phân loại rác thải tại nguồn

Quy định pháp luật mới về việc xử lý và phân loại rác thải tại nguồn
Bạn đã biết quy định mới về phân loại rác thải sinh hoạt là gì chưa?

Mới đây, Chính phủ đã ban hành Nghị định 45/2022/NĐ-CP, chính thức có hiệu lực từ ngày 25.8.2022; quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường; trong đó, bổ sung thêm quy định về xử phạt cá nhân, hộ gia đình không phân loại rác thải sinh hoạt.

Theo Quy định tại Khoản 1, Điều 75 luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định về phân loại chất thải (rác thải) rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình và cá nhân được phân loại như sau: 

  • Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế.
  • Chất thải thực phẩm.
  • Chất thải rắn sinh hoạt khác.

6. Mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Mỗi người cần làm gì để bảo vệ môi trường?

Mỗi hành động nhỏ đều có thể tạo nên sức ảnh hưởng lớn. Với tư cách là một người bảo vệ và yêu môi trường; bạn cần duy trì và thực hiện những hành động sau:

  • Không vứt rác bừa bãi. Phải thu gom, đổ rác đúng nơi quy định.
  • Không đổ nước thải ra đường, phố, các nơi công cộng.
  • Sử dụng hố xí hợp vệ sinh. Không phóng uế bừa bãi.
  • Trồng thêm cây xanh tại nhà hoặc tham gia hoạt động tình nguyện.
  • Không hút thuốc lá nơi công cộng.
  • Tận dụng rác thải rắn (vô cơ).
  • Hiểu về lợi ích của việc phân loại rác thải sinh hoạt là gì.
  • Chia sẻ cho mọi người cùng biết cách phân loại rác thải sinh hoạt thực chất là gì.

>> Bạn có thể xem thêm: Cách rã đông cá nhanh mà cá vẫn tươi trong và đảm bảo dinh dưỡng

Tại các thành phố lớn trên thế giới, người dân đang dần nhận ra tầm quan trọng của phân loại rác sinh hoạt và bắt đầu khuyến khích nhau cùng chung tay vì một thế giới tốt hơn. Vậy thì tại sao Việt Nam không cùng tham gia được đúng không nào? Bước đầu tiên chúng ta hướng đến chính là hiểu được phân loại rác thải sinh hoạt là gì! Cũng như giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ em.

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Hướng dẫn cách tự nhuộm tóc tại nhà an toàn, lên màu đẹp đúng chuẩn salon

Tham khảo ngay cách tự nhuộm tóc tại nhà dưới đây, ai cũng có thể thực hiện được. Một mái tóc lên màu đẹp như bạn mong muốn mà chẳng cần đến salon. 

Các bước cần chuẩn bị trước khi nhuộm tóc tại nhà

Bạn tự nhuộm tóc đen tại nhà hay tóc màu thì cũng đều phải thực hiện bước đầu tiên là chuẩn bị. Cùng xem ngay các bước cần chuẩn bị khi tự nhuộm tóc dưới đây:

1. Nuôi dưỡng tóc trước khi nhuộm

Bạn có biết, dưỡng tóc là bước tiền đề giúp bạn có mái tóc nhuộm lên màu bền đẹp. Thực tế, nhiều bạn nóng vội nhuộm tóc ngay và sau này làm tổn hại tóc rất nhiều.

Do đó, trước khi nhuộm tóc cần dành thời gian chăm sóc tóc của mình. Điều này không chỉ tránh làm tổn hại đến tóc mà còn giúp màu tóc nhuộm lên chính xác. Bạn hãy bổ sung thêm dầu xả, dầu dưỡng hay các loại mặt nạ trước khi bắt đầu công cuộc thay áo mới cho mái tóc. 

cách tự nhuộm tóc tại nhà
Bôi vaseline hoặc son dưỡng trước khi nhuộm tránh thuốc nhuộm còn dính lại trên da

2. Chọn màu tóc phù hợp trước khi nhuộm

Chọn màu tóc phù hợp là bước vô cùng quan trọng nhưng đang được trước bảng màu tóc rất đa dạng, bạn có bị bối rối. Nếu nhuộm tóc lần đầu tiên thì bạn có thể chọn màu tóc tối hoặc sáng hơn màu tóc tự nhiên của bạn từ 1-2 tone.

Nhiều bạn còn lo lắng, chưa thật sự tự tin thì nên thử trước với các loại thuốc nhuộm tóc tạm thời để có hình dung sau khi nhuộm mái tóc sẽ ra sao. Bên cạnh đó, các bạn nhớ lựa chọn loại thuốc nhuộm tóc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng để hạn chế tối đa những tổn hại lên mái tóc. 

3. Cần chuẩn bị những dụng cụ nào khi tự nhuộm tóc tại nhà?

Một số dụng cụ cần thiết khi bạn thực hiện cách tự nhuộm tóc tại nhà gồm có bát đựng thuốc nhuộm và lược chải thuốc nhuộm tóc, vaseline hoặc son dưỡng môi, bông tẩy trang, găng tay sử dụng 1 lần, áo phông cũ, khăn hoặc túi bóng để trùm vaiẹp tóc, thuốc nhuộm, thuốc tẩy nếu lựa chọn nhuộm tóc màu sáng.

4. Gội đầu trước khi nhuộm 24-48 giờ

Dù là tự nhuộm tóc tại nhà hay ở salon thì bạn hãy nên gội đầu thật sạch trước khi nhuộm. Một mái tóc sạch sẽ và khỏe mạnh thì sẽ thẩm thấu thuốc nhuộm tốt hơn và tóc sẽ ăn màu nhuộm hơn.

Nếu mới uốn, duỗi hay ép tóc thì bạn nên đợi ít nhất là 1 tuần rồi mới bắt tay vào nhuộm để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra nếu có thể thì bạn hãy tránh dùng dầu xả trong lần gội đầu trước khi nhuộm tóc bởi nó sẽ làm mất đi lượng dầu tự nhiên cần thiết để giúp cho thuốc nhuộm dễ lên màu hơn.

5. Bôi vaseline hoặc son dưỡng trước khi nhuộm

Các bạn cần bôi một chút vaseline hay son dưỡng trước khi nhuộm tóc để tẩy hết thuốc nhuộm trên da. Một bước không bắt buộc nhưng đóng vai trò quan trọng nên các bạn không được bỏ qua. Bởi trong quá trình thực hiện, thuộc nhuộm dễ ra tay, vùng cổ, trán, thái dương hay tai… Bôi vaseline hay son dưỡng môi sẽ dễ dàng lau đi sau khi nhuộm mà không bị dính lại trên da. 

Bước chuẩn bị đầu tiên cần thực hiện trước khi nhuộm tóc tại nhà là dưỡng tóc

6. Pha thuốc nhuộm đúng cách

Pha thuốc nhuộm như thế nào đúng tỷ lệ? Bởi chỉ một chút sai sót cũng làm thay đổi màu tóc lên sau khi nhuộm. Do đó, các bạn cần đọc kỹ hướng dẫn để pha thuốc nhuộm đúng cách giúp lên đúng màu tóc chuẩn mình mong muốn. 

Nếu bạn muốn màu tóc nhạt hay đậm hơn màu gốc của thuốc nhuộm thì bạn chỉ cần điều chỉnh thuốc nhuộm ra bát ít hơn hoặc nhiều hơn và thêm thuốc trợ nhuộm. Các bạn cũng cần đảm bảo đeo găng tay trong suốt quá trình nhuộm tóc. Chú ý, thuốc nhuộm đổ ra bát chứ không đổ trực tiếp lên da đầu vừa gây tổn hại vừa không lên đều màu. 

>> Bạn có thể tham khảo: Tác dụng của quả bơ đối với tóc và da

Nhuộm tóc tại nhà cần chuẩn bị những gì?

Dưới đây là những dụng cụ bạn cần để nhuộm tóc tại nhà:

  • Thuốc nhuộm tóc: Hãy chọn loại thuốc nhuộm phù hợp với màu tóc và loại tóc của bạn. Bạn cũng có thể cần mua thuốc tẩy nếu bạn muốn nhuộm tóc sáng hơn màu hiện tại của mình.
  • Găng tay: Găng tay đi kèm với hầu hết các bộ dụng cụ nhuộm tóc, nhưng nếu bạn không có, bạn có thể mua găng tay cao su dùng một lần.
  • Kẹp tóc: Kẹp tóc giúp chia tóc thành các phần để dễ nhuộm hơn.
  • Lược nhuộm: Lược nhuộm có cán dài và răng mịn giúp thoa thuốc nhuộm đều lên tóc.
  • Bát trộn: Bát trộn dùng để trộn thuốc nhuộm và thuốc trợ nhuộm.
  • Cọ phết: Cọ phết dùng để thoa thuốc nhuộm lên tóc.
  • Áo choàng: Áo choàng sẽ giúp bảo vệ quần áo của bạn khỏi bị dính thuốc nhuộm.
  • Kẹp tóc: Kẹp tóc giúp giữ tóc ra khỏi mặt khi bạn nhuộm.

Cách tự nhuộm tóc tại nhà đúng chuẩn salon cho màu đẹp miễn chê

Các bạn đã thực hiện đầy đủ các bước chuẩn bị thì bắt đầu thực hiện cách tự nhuộm tóc tại nhà ngay thôi nào. Các bước nhuộm tóc tại nhà gồm 5 bước cơ bản. 

Bước 1: Dùng lược chia tóc thành những phần nhỏ rồi kẹp cố định

Khi đã trùm khăn kín người thì dùng lược để chia nhỏ các phần tóc ra trước khi nhuộm. Tiếp theo, các bạn dùng kẹp tóc để cố định chúng lại. Bước này sẽ giúp các bạn không bỏ sót lọn tóc nào và màu tóc cũng sẽ lên đều và đẹp hơn. 

Bước 2: Bôi thuốc nhuộm lên tóc

Bước thứ 2 này, các bạn cần làm cẩn thận và khéo léo. Bạn chia tóc thành những phần nhỏ hơn (khoảng 1 cm) rồi bôi đều thuốc nhuộm lên. Bắt đầu bôi từ phần tóc cách da đầu một khoảng và tránh bôi sát chân tóc. Cứ thực hiện như vậy cho đến khi phần ngọn tóc cho thật đều và đội mũ tóc để chuẩn bị cho quá trình ủ. Thực hiện xong xuôi thì dùng bông tẩy trang lau hết phần thuốc nhuộm còn dính trên da. 

cách tự nhuộm tóc tại nhà
Cách tự nhuộm tóc tại nhà gồm có bước bôi thuốc nhuộm lên tóc mang yếu tố quyết định đến độ bền và đều màu

Bước 3: Hẹn giờ ủ tóc

Bạn có thể căn chỉnh giờ ủ tóc khác nhau tùy theo mong muốn đậm hay nhạt. Trên mỗi bao bì của thuốc nhuộm tóc đều có ghi thời gian ủ tóc, thường là từ 45 phút-1 tiếng đồng hồ. Nhiều bạn có chất tóc mỏng và yếu hơn thì dễ lên màu hơn. Theo đó, các bạn nên xả tóc sớm hơn thời gian quy định. Không nên ủ quá lâu vì tóc có thể lên màu quá đậm và gây tổn hại đến mái tóc hoặc làm kích ứng da đầu. 

Bước 4: Gội đầu để xả sạch thuốc nhuộm

Chờ đến hết thời gian ủ tóc thì tiến hành xả tóc bằng nước ấm để làm sạch thuốc nhuộm. Nhớ là xả cho đến khi thuốc nhuộm không còn màu là được. Sau đó, bạn gội lại đầu bằng dầu gội và dầu xả đi kèm với thuốc nhuộm để kết thúc chu trình. 

Bước 5: Sấy tóc và tạo kiểu 

Gội đầu xong, bạn hãy lấy khăn bông để thấm nước và lau khô tóc. Sấy tóc ở nhiệt độ vừa phải rồi bắt đầu tạo kiểu như bình thường. Vậy là bạn đã có ngay mái tóc nhuộm lên màu bền đẹp rồi đó. 

>> Bạn có thể tham khảo: Phụ nữ ăn dứa có tác dụng gì cho sức khỏe và tóc, da?

Một số chú ý cần nhớ khi tự nhuộm tóc tại nhà

Cách tự nhuộm tóc tại nhà cũng dễ thực hiện đúng không nào. Nhưng bên cạnh đó, các bạn vẫn cần ghi nhớ một số chú ý dưới đây để có được mái tóc lên màu chuẩn đẹp. 

1. Nên cần có người hỗ trợ khi nhuộm tóc

Bạn còn bỡ ngỡ hay không tự tin với tay nghề của mình thì có thể nhờ thêm một trợ thủ. Trong quá trình nhuộm tóc, ngừi đồng hành sẽ nhuộm hay chỉnh chỉnh sửa những chỗ chưa được bôi thuốc. Một người bạn sẽ giúp bạn được rất nhiều việc đúng không nào. 

2. Test thuốc nhuộm tóc trước để kiểm tra độ kích ứng

Một số bạn có làn da nhạy cảm và dễ bị kích ứng với thuốc nhuộm. Vậy thì để đảm bảo an toàn, hạn chế kích ứng; hãy thử một ít thuốc lên da để kiểm tra dị ứng. Bên cạnh đó, các bạn nên chọn mua thuốc nhuộm an toàn để tránh gây tổn hại đến tóc của mình.

3. Cẩn thận trong quá trình tự nhuộm tóc tại nhà

Một số bạn sẽ có giảm giác hơi rát da đầu một chút thì lúc đó là thuốc nhuộm đang hoạt động. Nhưng nếu tình trạng này kéo dài và bỏng rát đến mức bạn không thể chịu được thì nên xả lại ngay với nước. 

4. Gội đầu với nước lạnh 

Bạn nên gội đầu bằng nước lạnh để tóc được bền màu, bóng tự nhiên và khỏe mạnh hơn. Cũng cần nhớ là xả sạch lớp hóa chất còn sót lại và thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương đến mái tóc của bạn.  

5. Nhuộm tóc tại nhà trước 1 tuần

Nhiều khi nhuộm tóc mà không lên màu ưng ý. Vì vậy, các bạn nên nhuộm tóc trước 1 tuần có sự kiện quan trọng diễn ra để kịp thời có những giải pháp “cứu cánh” khi cần. 

>> Bạn có thể tham khảo: Dưa gang có tác dụng gì? 10 tác dụng đáng kinh ngạc của dưa gang

Gợi ý cách chăm sóc tóc sau khi nhuộm bền màu, suôn mượt

Tóc sau khi nhuộm cần được chăm sóc đặc biệt để duy trì được màu tóc bền màu và khỏe mượt dài lâu. Vậy cùng tham khảo ngay cách chăm sóc tóc sau khi nhuộm đúng cách. 

  • Khi tóc nhuộm đã lên màu thì cần gội đầu và dùng kem khóa màu ngay lập tức để màu tóc đẹp tự nhiên và bền màu hơn.
  • Tăng cường dưỡng tóc sau 2 tuần nhuộm để hạn chế tình trạng tóc bị hư tổn. Nếu bạn tự dưỡng tóc nhuộm tại nhà thì nên dùng các sản phẩm dưỡng hay xả không có chất sulfat. Bởi các chất này có thể  làm trôi màu nhuộm tóc. Các bạn cùng nên sử dụng kem dưỡng tóc với công dụng tăng độ bóng của màu nhuộm. 
  • Nhớ gội đầu bằng nước mát để tránh tình trạng tóc bị xơ gãy, trẻ ngọn và màu tóc được bền. Sau thời gian từ 1-2 tháng nên đi chấm lại chân tóc và cắt tỉa đuôi tóc xơ cho mái tóc luôn mềm mượt tự nhiên. 

>> Bạn có thể tham khảo: Ăn lựu có tác dụng gì cho sức khỏe và sắc đẹp? Cách ăn quả lựu chuẩn

Gợi ý cách xử lý màu tóc không ưng ý sau khi tự nhuộm tóc tại nhà

Một số giải pháp dưới đây sẽ giúp bạn “chữa cháy” và có mái tóc lên màu nhuộm đẹp, bền màu mà vễn suôn mượt bồng bềnh. 

  • Với mái tóc có màu nhuộm quá sáng thì nên dùng dầu gội tím để khử vàng cho mái tóc. 
  • Mái tóc lên màu nhuộm quá tối thì dùng dầu gội tím để khử vàng cho mái tóc quá sáng. Loại dầu gội này thường chứa sulfate để loại bỏ bớt màu. Hoặc bạn có thể thêm một bột baking soda với dầu gội rồi sử dụng chúng để gội đầu và thư giãn 5 phút trước khi xả sạch bằng nước.
  • Màu tóc nhuộm lên quá nhẹ thì sử dụng thuốc nhuộm với tone màu tối hơn so với sản phẩm bạn đã dùng. Chú ý là chỉ ủ tóc trong một nửa thời gian quy định và nhớ trước khi thực hiện lại thì cần chờ một thời gian từ 7 – 10 ngày.

Cách tự nhuộm tóc tại nhà cũng không quá khó và ai cũng có thể thực hiện được đúng không nào. Vậy thì các bạn hãy tìm hiểu và thực hiện ngay để có mái tóc màu đẹp chuẩn như đi salon. Chúc các bạn thành công với mái tóc thể hiện được cá tính riêng của mình.  

Categories
Gia đình Thường thức gia đình

Cách chăm sóc cây mai sau Tết để cây khỏe, ra hoa đẹp vào năm sau

Cách chăm sóc cây mai sau Tết đúng là bạn cần chịu khó đem mai ra ngoài trời, tưới nước, thay đất cho cây và tỉa cành, tỉa rễ, ngắt nụ mai đi để cây được tập trung toàn bộ chất dinh dưỡng vào phần thân. Từ đó, cây mai mới phục hồi nhanh và phát triển bình thường trở lại sau mùa Tết.

Chăm sóc cây mai sau Tết: Chỉ tưới nước liệu đã đủ chưa?

Sau những ngày tỏa nắng rực rỡ trong dịp Tết, cây mai thường “kiệt sức” đi nhiều do phải sống nhiều tuần liền trong điều kiện chăm sóc thiếu thốn:

  • Bị phun thuốc kích thích để ra hoa, giữ hoa đúng các mùng Tết nên sinh lý của mai thường không ổn định.
  • Nhựa mai trong những ngày Tết được dồn tối đa để nuôi hoa, nên cây mai sau Tết thường rất yếu nếu không được chăm sóc kỹ
  • Mai chưng trong nhà nên nhiều tuần liền không được quang hợp với ánh sáng mặt trời, lá mai trở nên mỏng, xanh nhạt, cành dài nhưng lại mỏng và rất yếu
  • Gia chủ thường ít chịu khó chăm sóc mai trong những ngày Tết mà chỉ đổ một ít nước vào gốc (thậm chí có người còn đổ cả nước ngọt hoặc bia)

Chính vì vậy, nếu chỉ tưới mỗi nước mà không biết cách chăm sóc cây mai sau Tết, cây sẽ khó mà tiếp tục phát triển khỏe mạnh và ra hoa đẹp vào năm sau nữa.

Cây mai trong dịp Tết bị phun thuốc kích thích để ra hoa nên sinh lý mai thường không ổn định

Cách chăm sóc cây mai sau Tết chuẩn chuyên gia

Nếu bạn muốn tiếp tục nuôi cây để sang năm vẫn có thể chơi hoa mai thì hãy lưu lại cách chăm sóc cây mai sau Tết chuẩn chuyên gia sau đây nhé:

1. Đem mai ra ngoài trời

Lời khuyên cho những ai thích chưng mai trong nhà đó là ngay sau Tết này, hãy đem mai ra ngoài càng sớm càng tốt để cung cấp năng lượng cho cây.

Tuy nhiên bạn cũng nên lưu ý là với những cây mai thường xuyên để trong nhà, nếu đột nhiên đem ra cho tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời, cây có thể khiến mai bị cháy. Để cây ở dưới bóng râm ngoài trời chính là lựa chọn tốt nhất.

Còn với những cây mai vốn đã được chưng ngoài sân thì cây đã quen sẵn với nắng và gió trời tự nhiên rồi, bạn không cần phải đem cây để vào bóng mát.

2. Tưới nước cho cây

Cây mai chịu hạn tốt nhưng nếu để cây “khát” trong thời gian dài thì cũng không nên. Muốn cây mai phát triển tốt, bạn nên duy trì tưới nước mỗi ngày cho mai hoặc ít nhất là phải tưới cách ngày. Chú ý luôn giữ cho đất ẩm nhưng không bị ngập nước.

Một số mẹo bạn cần lưu ý khi tưới cây mai:

  • Tưới đẫm nước bằng cách đổ thẳng vào gốc
  • Xịt nước tia nhỏ lên khắp tán lá
  • Khung giờ tưới mai tốt nhất là sáng sớm trước 9 giờ hoặc lúc chiều mát
  • Vào mùa mưa thì không cần tưới, chú ý giữ cho đất thoát nước tốt.

3. Tỉa cành, ngắt bỏ hoa và nụ mai

Sau những ngày cây phải dùng hết chất dinh dưỡng có được để nuôi hoa và nụ thì thân và lá mai lúc này sẽ thường rất yếu. Bạn cần lặt bỏ hết toàn bộ hoa và nụ mai để cây có thể tập trung chất dinh dưỡng nuôi thân.

Ngoài ra, những cành quá dài hoặc bị nhiễm nấm, sâu bệnh cũng cần được loại bỏ. Cứ khoảng 2 tháng, bạn nên cắt tỉa cành một lần. Cụ thể là loại bỏ cành tăm, cành yếu, cành bị sâu bệnh, già cỗi, cành mọc dày đặc trong tán lá. Với cành vươn dài quá thì nên cắt ngắn lại còn khoảng 4 – 5 nách lá là được.

Tỉa cành cho cây mai là một trong những công đoạn không thể thiếu

4. Tỉa rễ

Khoảng đầu tháng 2 âm lịch, bạn hãy dùng dụng cụ chuyên dụng để tỉa bớt rễ già hoặc rễ bị nhiễm nấm cho cây. Cách thực hiện:

  • Cắt móc xuống đất một vòng tròn quanh gốc thật nhẹ nhàng để tao bầu
  • Dùng kéo bén cắt những cọng rễ dài bên dưới
  • Giữ lại rễ cám để hút chất dinh dưỡng
  • Dùng tay nhẹ nhàng đánh rơi bớt đất để rễ cây con mới có thể phát triển

5. Thay đất cho cây

Một trong những công đoạn quan trọng trong cách chăm sóc cây mai sau Tết của các chuyên gia đó là thay đất mới cho cây mai. Bước này sẽ giúp bổ sung hàm lượng kali và đạm cần thiết cho cây phục hồi và phát triển khỏe mạnh trở lại.

Cách thực hiện như sau:

  • Phủ một lớp cát và phân hữu cơ bao trùm toàn bộ mặt bên ngoài
  • Cho một ít lớp đất trồng vào bên trong
  • Cuối cùng là cho cây vào nén chặt

Nếu bạn trồng cây mai ngoài vườn thì nên lựa khoảng đất trên cao, thoáng và không bị ngập hay lẫn sạn, gạch đá.

6. Không bón phân khi vừa thay đất

Nhiều người nghĩ rằng muốn cây phát triển tốt thì nên bón phân cho cây. Điều này đúng nhưng bạn không nên bón phân ngay khi vừa mới thay đất cho cây mai. Bộ rễ của mai lúc nay vốn không thể hấp thụ được phân bón, thậm chí phân bón lúc này còn có thể làm hỏng bộ rễ.

Chỉ cần dùng phân bón lót hoặc phun một ít phân bón lá vô cơ là đã đủ cho mai phát triển trong đầu mùa mưa.

7. Làm cỏ

Nếu bạn trồng mai trong chậu thì có thể không cần nhổ bỏ cỏ vì cỏ trong chậu thường ít, không cạnh tranh dinh dưỡng quá nhiều mà còn giúp giữ ẩm cho đất. Chỉ cần cắt ngắn cỏ đi để hạn chế sự phát triển của chúng là được. Ngoài ra bạn cũng có thể lót một tí sỏi đá gần gốc để hạn chế cỏ mọc.

Ngược lại, nếu bạn trồng chậu ở đất ngoài vườn thì cần làm sạch cỏ xung quanh gốc và trong phạm vi bán kính của tán cây. Cỏ nhỏ thì có thể chừa lại nhưng cỏ lớn thì nên cắt bỏ, không nên để cỏ dại mọc cao và dày quá.

cách chăm sóc cây mai sau Tết
Cây mai được chăm sóc đúng cách sẽ nhanh chóng hồi phục và có thể ra hoa tiếp tục vào năm sau

Vừa rồi là những cách chăm sóc cây mai sau Tết cơ bản bạn có thể tự mình thực hiện tại nhà. Nếu muốn cây mai sau Tết vẫn phát triển khỏe mạnh và tiếp tục ra hoa vào mùa Tết sau thì hãy chịu khó dành ra một chút thời gian để chăm sóc cây bạn nhé.

Xem thêm: