Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Hiện tượng ung thư cổ tử cung: Những điều cần biết để tránh xa căn bệnh nguy hiểm này

Ung thư tử cung có chữa được không? Ung thư cổ tử cung có nguy hiểm không? Ung thư cổ tử cung sống được bao lâu? Điều trị ung thư cổ tử cung như thế nào? MarryBaby sẽ mách bạn.

Hiện tượng ung thư cổ tử cung là căn bệnh nguy hiểm luôn rình rập chị em phụ nữ. Hầu hết các trường hợp ung thư đều là do virus HPV gây ra. Sự lây nhiễm virus này có thể được ngăn ngừa nhờ tiêm vaccine HPV trước tuổi 26.

1. Hiện tượng ung thư cổ tử cung là gì?

Ung thư cổ tử cung là gì?
Cổ tử cung nối liền giữa âm đạo và tử cung

Cổ tử cung là phần nối giữa tử cung và âm đạo. Ung thư cổ tử (Cervical Cancer) là hiện tượng các tế bào trong cổ tử cung bị ung thư. Căn bệnh ung thư này có thể tác động đến các mô sâu hơn trong cổ tử cung, hoặc di căn sang các phần khác của cơ thể, thường là phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng.

Ung thư cổ tử cung phát triển chậm, do đó bệnh nhân thường có đủ thời gian để phát hiện bệnh và chữa trị trước khi nó gây ra biến chứng nghiêm trọng. Ngày nay, căn bệnh này đã bớt hoành hành so với trước đây, nhờ sự phát triển của công nghệ xét nghiệm Pap.

2. Các loại ung thư cổ tử cung

Có nhiều hơn 1 loại ung thư cổ tử cung, bao gồm:

  • Hiện tượng ung thư biểu mô tế bào vảy: hình thành trong niêm mạc cổ tử cung. Khoảng 80-90% bệnh nhân ung thư cổ tử cung rơi vào trường hợp này.
  • Ung thư biểu mô tuyến: hình thành tại các tế bào sản xuất màng nhầy. Khoảng 10-20% bệnh nhân ung thư cổ tử cung rơi vào trường hợp này.
  • Ung thư biểu mô hỗn hợp: là sự kết hợp của cả hai loại trên.

3. Nguyên nhân gây ra hiện tượng ung thư cổ tử cung

hiện tượng ung thư cổ tử cung
Cổ tử cung khỏe mạnh

Hiện tượng ung thư cổ tử cung bắt đầu với những biến đổi bất thường trong các mô. Hầu hết có liên quan tới virus HPV. Các loại HPV khác nhau không chỉ gây mụn cơm âm đạo, mà còn gây ung thư ở âm đạo, âm môn, hậu môn, lưỡi và amidan.

Ngoài ra, một số yếu tố khác cũng góp phần khiến bạn trở thành nạn nhân của hiện tượng ung thư cổ tử cung bao gồm:

>> Bạn có thể xem thêm: Sau khi quan hệ nên làm gì? Đàn ông, phụ nữ đều nên biết

>> Bạn có thể xem thêm: Nguyên nhân của việc hút thuốc lá và bí quyết cai thuốc dễ như ăn kẹo

4. Các dấu hiệu của hiện tượng ung thư cổ tử cung

Bạn có thể không chú ý đến các đặc điểm của ung thư, cho đến khi bệnh diễn biến nặng. Các triệu chứng bao gồm:

  • Đau khi giao hợp
  • Chảy máu âm đạo bất thường. Chẳng hạn sau khi quan hệ, giữa các chu kỳ kinh, sau mãn kinh, sau khi kiểm tra xương chậu
  • Dịch tiết âm đạo bất thường.

Sau khi di căn, các triệu chứng ung thư cổ tử cung bao gồm:

  • Đau xương chậu
  • Tiểu rát
  • Phù chân
  • Chức năng thận suy yếu
  • Đau xương
  • Sụt cân, chán ăn, mệt mỏi

5. Tầm soát và chẩn đoán hiện tượng ung thư cổ tử cung

5.1 Xét nghiệm hiện thượng ung thư cổ tử cung bằng phương pháp Pap (Pap smear)

Hiện tượng ung thư cổ tử cung
Chẩn đoán hiện tượng ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm Pap

Đây là thủ thuật quan trọng nhất.

Bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào trên bề mặt cổ tử cung để quan sát dưới kính hiển vi. Nếu xuất hiện bất thường, bạn sẽ tiếp tục được làm sinh thiết bằng cách trích một mẫu mô cổ tử cung.

Một số thủ thuật khác bao gồm:

  • Soi cổ tử cung nếu Pap không phát hiện tế bào bất thường.
  • Thủ thuật LEEP (khoét cổ tử cung bằng vòng điện). Ngoài vòng điện, bác sĩ có thể sử dụng dao mổ hoặc tia laser để khoét chóp cổ tử cung.
  • Xét nghiệm HPV: Xét nghiệm này phát hiện các loại virus HPV có nguy cơ cao gây ra hiện  ung thư cổ tử cung.

Mục đích của các thủ thuật này là có cái nhìn rõ hơn về loại tế bào bất thường và sự di căn của chúng.

5.2 Xét nghiệm khác

Nếu kết quả sinh thiết cho thấy hiện tượng ung thư cổ tử cung đã di căn xa, bác sĩ sẽ tiếp tục làm các xét nghiệp khác như:

  • Chụp X-quang phổi
  • Xét nghiệm máu hoặc chụp CT để xác định ung thư đã di căn đến gan chưa
  • Chụp thận tĩnh mạch (IVP) hoặc CT để kiểm tra đường tiết niệu
  • Thực hiện soi bàng quang và niệu đạo
  • Thực hiện soi âm đạo
  • Chụp đại trực tràng với thuốc xổ Barium
  • Chụp CT, MRI, PET để kiểm tra hạch bạch huyết

Bác sĩ căn cứ vào các kết quả kiểm tra này để xác định hiện tượng ung thư cổ tử cung đang tiến triển đến giai đoạn nào, tổn thương rộng và sâu đến đâu.

6. Các giai đoạn của ung thư cổ tử cung

Giống như các loại ung thư khác, ung thư cổ tử cung cũng gồm 4 giai đoạn chính và một giai đoạn tiền ung thư.

  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 0: Có sự xuất hiện của các tế bào tiền ung thư.
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 1: Tế bào ung thư đã phát triển đến các mô sâu hơn của cổ tử cung, thậm chí lan sang tử cung và cách hạch bạch huyết gần đó.
  • Hiện tượng ung thư cổ tử cung giai đoạn 2: Ung thư đã di căn ra ngoài cổ tử cung và tử cung, nhưng chưa tới thành xương chậu hoặc phần dưới của âm đạo. Nó có thể đã tấn công các hạch bạch huyết gần đó.
  • Ung thư cổ tử cung giai đoạn 3: Tế bào ung thư di căn đến phần dưới âm đạo hoặc thành xương chậu, chặn niệu quản (ống đưa nước tiểu đến bàng quang). Ung thư có thể đã tấn công các hạch bạch huyết gần đó.
  • Hiện tượng ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối: Ung thư tấn công bàng quang, trực tràng và đang di căn sang xương chậu. Ung thư có thể đã tấn công các hạch bạch huyết gần đó. Ở cuối giai đoạn 4, ung thư đã di căn sang các cơ quan xa như gan, xương, phổi và hạch bạch huyết.

7. Điều trị các nội tổn thương tiền ung thư

ung thư tử cung có chữa được không
Cắt bỏ tử cung sẽ giúp điều trị và ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Nếu đi khám bệnh sớm khi hiện tượng ung thư cổ tử cung chưa thành hình mà mới ở giai đoạn nghi ngờ. Bác sĩ có thể dùng các phương pháp thấu nhiệt, laser hay phẫu thuật lạnh… để tiêu diệt các tế bào tiền ung thư mà không gây hại đến các mô khỏe mạnh.

Sau đó bạn phải định kỳ đi kiểm tra và làm xét nghiệm Pap để chắc rằng các tế bào tiền ung thư đều đã chết.

Nếu không còn nhu cầu sinh con nữa, bạn cũng thể lựa chọn cắt bỏ tử cung để triệt để ngăn chặn ung thư tử cung và cổ tử cung.

8. Điều trị hiện tượng ung thư cổ tử cung bằng cách nào?

8.1 Phẫu thuật và xạ trị

Đây là hai phương pháp phổ biến nhất để điều trị ung thư cổ tử cung. Các phương pháp khác bao gồm hóa trị và liệu pháp sinh học.

  • Nếu hiện tượng ung thư cổ tử cung mới chỉ đang ở bề mặt của cổ tử cung, bác sĩ có thể tiến hành loại bỏ tế bào ung thư bằng thủ thuật LEEP hay mổ bằng dao lạnh.
  • Nếu ung thư đã xâm lấn tới màng nền của cổ tử cung hoặc sâu hơn nữa, bạn có thể phải tiến hành phẫu thuật để loại bỏ khối u.
  • Nếu ung thư đã di căn sang tử cung, thường bác sĩ sẽ đề nghị cắt bỏ tử cung, chấm dứt con đường sinh nở.
    Song song với phẫu thuật, bạn có thể phải thực hiện xạ trị 5 lần/tuần, kéo dài trong 5-6 tuần. Mỗi lần xạ trị bằng máy chỉ mất 1 vài phút.

Nếu không dùng máy xạ trị, bác sĩ có thể đặt viên thuốc xạ vào cổ tử cung gần khối u để các tia phóng xạ tiêu diệt khối u trong khi những mô khỏe mạnh vẫn được bảo tồn.

8.2 Các phương pháp khác điều trị hiện tượng ung thư cổ tử cung

  • Hóa trị: là thuốc uống, áp dụng với ung thư di căn hoặc ung thư xấm lấn nặng. Bác sĩ có thể cho bạn uống thuốc tại nhà trong thời gian tịnh dưỡng.
  • Liệu pháp sinh học hay còn gọi là liệu pháp miễn dịch: tập trung vào kiểm soát các tế bào miễn dịch theo công thức bật – tắt chủ động để hệ miễn dịch tấn công trực tiếp vào tế bào ung thư. Một loại thuốc gọi là pembrolizumab (Keytruda) sẽ chặn protein đến tế bào khiến khối u bị teo nhỏ lại hoặc chậm phát triển.

Bác sĩ sẽ áp dụng liệu pháp sinh học nếu thuốc hóa trị không có tác dụng hoặc ung thư đã di căn xa. Bạn sẽ được tiêm thuốc này vào tĩnh mạch cứ mỗi 3 tuần 1 lần.

9. Làm sao để ngừa ung thư cổ tử cung

9.1 Chích vacxin ngừa ung thư cổ tử cung

Hiện tượng ung thư cổ tử cung
Tiêm HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Các bé gái từ 9 tuổi và phụ nữ dưới 26 tuổi nên tiêm vaccine HPV ngừa ung thư cổ cung. Bất kể bạn đã có quan hệ tình dục hay chưa.

Việc tiêm vaccine cho nam giới và các bé trai cũng được khuyến khích. Việc này nhằm góp phần ngăn ngừa lây nhiễm các căn bệnh liên quan đến virus HPV cho nữ giới.

>> Bạn có thể xem thêm: Khi nào phụ nữ muốn quan hệ nhất? 8 thời điểm nàng khao khát chàng mãnh liệt

>> Bạn có thể xem thêm: Vợ chồng quan hệ mấy lần 1 tuần là tốt cho sức khỏe và sinh lý?

9.2 Một số cách ngăn ngừa hiện tượng ung thư cổ tử cung khác

Ngoài việc tiêm vaccine, bạn cũng nên tầm soát bệnh bằng cách:

  • Phụ nữ từ 21 tuổi nên tiến hành xét nghiệm Pap cứ mỗi 3 năm 1 lần.
  • Phụ nữ từ 30-65 tuổi nên làm cả Pap và xét nghiệm virus HPV 5 năm 1 lần.
  • Nếu bạn thường xuyên quan hệ tình dục và có nguy cơ cao nhiễm bệnh lây lan qua đường tình dục, vậy mỗi năm hãy đi làm xét nghiệm bệnh lậu, giang mai và chlamydia. Xét nghiệm HIV ít nhất 1 lần.
  • Tránh hút thuốc hoặc hút thuốc tự động.

10. Giá tiêm ngừa ung thư cổ tử cung là bao nhiêu?

Tại Việt Nam, tiêm chủng vắc xin HPV dịch vụ có giá dao động từ 850.000 đồng đến 2.500.000 đồng cho 1 mũi tiêm. Tùy vào loại vắc xin, các dịch vụ kèm theo hoặc cơ sở y tế.

  • Trung tâm tiêm chủng VNVC: Giá 1 mũi tiêm Gardasil 0.5ml (Mỹ) là 1.790.000 đồng; giá đặt giữ theo yêu cầu là 2.148.000 đồng.3
  • Phòng tiêm chủng SAFPO (theo bảng giá tham khảo phòng tiêm chủng SAFPO Quảng Ninh): Giá cho 1 mũi tiêm Gardasil của Mỹ là 1.700.000 đồng; Cervarix của Bỉ với giá 900.000 đồng.4
  • Bệnh viện Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh Cơ sở 2: Giá cho 1 mũi tiêm Gardasil là 1.350.000 đồng; Cervarix là 890.000 đồng.5
  • Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Cần Thơ (CDC Cần Thơ): Giá cho 1 mũi Gardasil của Mỹ là 1.618.000 đồng; Cervarix của Bỉ có giá 848.000 đồng.

Hiện tượng ung thư cổ tử cung có thể tái phát do đó việc chăm sóc tại nhà là vô cùng quan trọng. Đừng quên bổ sung dưỡng chất cân bằng cho cơ thể, tránh căng thẳng mệt mỏi, không nạp quá nhiều calo một lúc, ăn thành nhiều bữa.

Đừng quên tập thể dục nhẹ mỗi ngày và đi ngủ mỗi khi buồn ngủ, tránh thức khuya, tranh thủ ngủ trưa. Định kỳ kiểm tra xương chậu và làm xét nghiệm Pap cũng như các loại xét nghiệm do bác sĩ khuyến khích.

[inline_article id=233469]