Categories
Chăm sóc sức khỏe gia đình Gia đình

Âm đạo là gì? Sẽ thế nào ở giai đoạn 20, 30, 40, 50 và 60 tuổi?

Bạn có biết rằng vùng kín phụ nữ cũng sẽ “già” đi theo thời gian? Quy luật thời gian không chừa bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Tuổi càng lớn, quá trình lão hóa diễn ra càng nhanh chóng.

Nếu không duy trì việc kiểm tra sức khỏe sinh sản định kỳ, bạn sẽ không dễ dàng nhận ra âm đạo, cũng như các bộ phận khác của cơ thể cũng biến đổi theo năm tháng. Để làm hạn chế sự lão hóa của âm đạo, bạn cần biết âm đạo là gì, sự thay đổi của âm đạo qua các độ tuổi ra sao?

1. Âm đạo là gì?

Âm đạo (vagina) là phần mô cơ và ống của cơ quan sinh dục nữ. Âm đạo kéo dài từ âm hộ đến cổ tử cung. Bên ngoài cửa âm đạo có thể được bao phủ một phần bởi một màng được gọi là màng trinh. Tận cùng bên trong là cổ tử cung nối vào âm đạo. Âm đạo cho phép con người quan hệ tình dục và sinh sản, để kinh nguyệt chảy ra định kỳ theo chu kỳ kinh nguyệt.

Do sự thay đổi của cơ thể, nồng độ các loại hormone mà “cô bé” sẽ có các sự thay đổi về hình dạng.

2. Sự thay đổi qua từng giai đoạn của cuộc đời của âm đạo là gì?

2.1 Âm đạo ở tuổi 20

âm đạo là gì

Những năm 20 trong cuộc đời là thời điểm mà vùng kín khỏe mạnh nhất. Bởi vì đây là thời kỳ đỉnh cao của các hormone sinh dục như estrogen, progesterone và testosterone. Estrogen, nội tiết tố sinh dục nữ, là hormone chính giúp duy trì độ trơn, tính đàn hồi và độ ẩm cho âm đạo của bạn.

Những ham muốn tình dục cũng tràn đầy vào giai đoạn này. Tuy nhiên, nếu bạn quan hệ tình dục quá thường xuyên, bạn có nguy cơ khá cao mắc chứng nhiễm trùng đường tiểu (UTI) khi vi khuẩn xâm nhập từ âm đạo vào niệu đạo. Bạn có thể làm giảm nguy cơ này bằng cách đi tiểu ngay sau khi quan hệ tình dục để loại bỏ vi khuẩn ra khỏi âm đạo.

Có thể bạn không biết rằng âm đạo có cơ chế tự làm sạch biểu hiện bằng một chất dịch màu trắng và trong. Ngoài ra, bạn nên chăm sóc vùng kín một cách cẩn thận hàng ngày bằng các sản phẩm phù hợp.

>> Bạn có thể tham khảo: Thuốc đặt âm đạo Defungo 1: cách dùng, có tốt không, giá bao nhiêuGiải đáp 8 câu hỏi về cách dùng an toàn và hiệu quả để chữa các bệnh viêm âm đạo.

2.2 Sự thay đổi của âm đạo ở độ tuổi 30 là gì?

Đây là giai đoạn sẽ chứng kiến hai sự thay đổi to lớn đến âm đạo phụ nữ từ việc sử dụng các hình thức tránh thai và sinh con. Với biện pháp tránh thai, bạn có khả năng chịu tác dụng phụ là tình trạng khô âm đạo.

Vậy nguyên nhân âm đạo bị khô là gì? Khô âm đạo xuất phát từ lý do tránh thai, thuốc tránh thai tác động làm ngưng hiện tượng rụng trứng. Do đó cản trở quá trình tiết dịch tự nhiên của âm đạo trong khoảng thời gian rụng trứng. Tuy nhiên, may mắn là không phải tất cả phụ nữ đều phải đối mặt với triệu chứng này.

Nếu quyết định có con trong giai đoạn này, bạn sẽ chứng kiến những thay đổi ở âm hộ và âm đạo là gì. Ví dụ, một số phụ nữ sẽ thấy tình trạng giãn tĩnh mạch ở âm hộ do trọng lượng đè nặng từ tử cung. Các mạch máu bị ứ đọng cũng là hiện tượng phổ biến mà các bà mẹ mang thai thời kỳ cuối hoặc sau sinh cũng dễ mắc phải.

Các hormone thai kỳ cũng khiến màu sắc âm hộ thay đổi. Vì thế, bạn đừng ngạc nhiên khi màu sắc vùng kín trở nên sậm tối hơn. Tuy nhiên, do tính đàn hồi vài nguồn mạch máu cung cấp dồi dào, âm hộ sẽ trở lại bình thường trong thời gian ngắn sau khi sinh.

>> Bạn có thể tham khảo: Thực phẩm chức năng cho phụ nữ tuổi 30 có cần thiết? Nên bổ sung loại viên uống nào?

2.3 Vùng kín phụ nữ độ tuổi 40

âm đạo tuổi 40

Nếu bạn thường xuyên cạo lông vùng kín, bạn có thể sẽ bắt đầu thấy những thay đổi của âm đạo thông qua màu sắc da khi bước vào tuổi 40. Lớp lông mu sẽ thưa dần, có thể là do cơ thể đang già đi hoặc do sự suy giảm của hormoen sinh dục nữ estrogen.

Sự suy giảm estrogen sẽ biểu hiện rõ nhất trong giai đoạn này. Đây cũng là giai đoạn chuyển giao sang thời kỳ mãn kinh của phụ nữ. Bạn có thể gặp phải hiện tượng teo âm đạo.

Teo âm đạo là gì? Đây là tình trạng có thể gây khô rát âm đạo, âm đạo sưng đỏ, đau khi quan hệ tình dục, huyết trắng nhiều, ngứa âm đạo, cảm giác đau buốt khi tiểu tiện và điều này còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm qua đường tình dục. “Chuyện yêu” sẽ giúp máu lưu thông đến âm đạo và duy trì độ đàn hồi, làm chậm quá trình teo âm đạo.

2.4 Sự thay đổi của âm đạo khi bạn 50 là gì?

Khi 50, sự thay đổi âm đạo sẽ là gì? Việc suy giảm estrogen một thời gian dài từ thời kỳ tiền mãn kinh sẽ dẫn đến hậu quả vùng âm đạo trở nên mỏng manh, khô cằn, ít đàn hồi. Lúc này khi quan hệ, bạn sẽ cảm giác như đang chà xát vào giấy nhám hoặc gây kích ứng khiến bạn cảm thấy mắc tiểu.

Việc giảm estrogen còn làm thay đổi độ pH ở âm hộ, tăng tính a-xít khiến một số vi khuẩn có cơ hội trú ngụ, dễ gây nhiễm trùng.

2.5 Sự thay đổi của âm đạo ở độ tuổi 60 là gì?

Những thay đổi ở âm đạo đã trở nên rõ ràng. Ở độ tuổi này, âm đạo đã gần như cạn kiệt, nếu không có những biện pháp hỗ trợ, cơ thể dường như sẽ rơi vào tình trạng tổn thương vĩnh viễn.

Những chức năng tình dục bình thường sẽ gần như không thể hoạt động. Trầm trọng hơn, một số phụ nữ còn có thể mắc chứng sa tử cung hay sa dạ con.

Đây là căn bệnh xảy ra khi các cơ ở sàn khung chậu và dây chằng bị kéo giãn hoặc suy yếu đến mức không còn khả năng chống đỡ tử cung, dẫn đến tử cung trượt xuống trong âm đạo hoặc có trường hợp chạy ra khỏi ngoài âm đạo. Bệnh có thể điều trị bằng cách phẫu thuật.

3. Cách để giữ khỏe mạnh cho âm đạo là gì?

âm đạp là gì

Ở bất kỳ độ tuổi nào, nếu có những thay đổi bất thường, làm bạn khó chịu liên quan đến vùng kín phụ nữ, đừng ngại ngần trao đổi với những người phụ nữ có kinh nghiệm hoặc đặt lịch khám thường xuyên với bác sĩ phụ khoa.

Khi quan hệ không thoải mái, với những cơn đau nhẹ, bạn nên xem xét đến những giải pháp hỗ trợ như chất bôi trơn. Nếu tình trạng khô âm đạo diễn ra nghiêm trọng, bạn hãy thử các loại kem dưỡng ẩm vùng kín. Giống như kem dưỡng ấm da mặt, kem dưỡng ẩm vùng kín sẽ giúp khóa ẩm, giữ nước cho các tế bào âm đạo.

Nếu những phương cách trên không hiệu quả, có thể bạn sẽ cần đến phương pháp bổ sung hormone estrogen. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng của bạn để quyết định phương thức bổ sung thông qua kem, viên nén hay đặt vòng. Đây là ba cách tăng cường hormone nhẹ nhàng và ít rủi ro, đồng thời chúng cũng sẽ giảm nguy cơ nhiễm trùng vùng kín.

Âm đạo là gì? Về cơ bản, đây là một bộ phận rất quan trọng và cũng rất dễ bị tổn thương. Do đó, bạn nên chú ý những sự thay đổi của âm đạo qua từng độ tuổi để bảo vệ “cô bé” khỏi những căn bệnh nguy hiểm.