Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Mang thai tháng cuối bụng căng cứng do đâu?

Mang thai tháng cuối bụng căng cứng là vấn đề mà rất nhiều mẹ bầu gặp phải. Ở giai đoạn này, bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng bụng đều là tín hiệu “báo động” đối với các mẹ bầu. Vậy, đâu là nguyên nhân khiến bụng căng cứng ở tháng cuối?

Mang thai tháng cuối bụng căng cứng là tình trạng đáng lưu tâm. Nếu mẹ chú ý kỹ, hiện tượng bụng gò cứng có thể đã bắt đầu xuất hiện từ tam cá nguyệt thứ hai. Đến giai đoạn cuối của thai kỳ, việc xuất hiện những cơn gò là điều hết sức bình thường.

Đặc trưng của những cơn gò là luôn khiến cả vùng bụng của mẹ bầu trở nên căng cứng. Càng ở những tuần cuối, hiện tượng này càng xảy ra với mật độ dày đặc hơn.

Giải mã hiện tượng bụng bầu căng cứng

Các chuyên gia sản khoa đã chỉ ra nhiều yếu tố khiến bụng bầu căng cứng, nhất là bầu 37 tuần bụng căng cứng. Trong đó cảm xúc của mẹ bầu là một trong các nguyên nhân thường gặp. Mẹ buồn rầu, căng thẳng hay hạnh phúc đột ngột đều có thể khiến vùng bụng gò cứng.

Nếu chỉ nhận thấy những cơn gò nhẹ, không đi kèm với những triệu chứng nguy hiểm như chảy máu âm đạo, đau lưng, chuột rút thì mẹ đừng quá lo lắng nhé.

Chỉ cần mẹ nghỉ ngơi thư giãn, những cơn gò này sẽ biến mất. Ngoài ra, hiện tượng bụng bầu gò cứng cũng đến từ một số nguyên nhân khác.

Mang thai tháng cuối bụng căng cứng
Hiện tượng gò, căng cứng bụng khá phổ biến ở tháng cuối thai kỳ

Nguyên nhân mang thai tháng cuối bụng căng cứng

Mang thai tháng cuối bụng căng cứng có thể là vì những nguyên nhân như áp lực của thai nhi lên tử cung, sự chuyển động của thai nhi, mẹ bị táo bón, mẹ bị mất nước hay bàng quang đầy…

1. Áp lực của thai nhi lên tử cung

Thai nhi phát triển trong tử cung mẹ, chèn lên khung chậu, bàng quang và trực tràng. Ở ba tháng đầu, khi thai nhi còn nhỏ nên mẹ không cảm nhận rõ áp lực này.

Từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé lớn dần, tử cung cũng phình to gây áp lực lên các bộ phận khác nên đôi lúc mẹ sẽ nhận thấy hiện tượng gò cứng bụng. Bầu 37 tuần bụng căng cứng, mang thai tháng cuối bụng căng cứng là tình trạng thường xuyên của các mẹ bầu.

2. Chuyển động của thai nhi

Từ tam cá nguyệt thứ 2, em bé trong bụng mẹ phát triển và dài ra nhanh chóng. Mỗi lần thai nhi xoay người sẽ gây ra những cơn gò nhẹ trên bụng mẹ.

3. Mẹ bị táo bón

Mang thai tháng cuối bụng căng cứng có thể là do táo bón. Chế độ ăn thiếu chất xơ sẽ khiến cơ thể khó hấp thu, hệ tiêu hoá phải làm việc quá sức.

Táo bón khi mang thai có thể gây ảnh hưởng đến tử cung của mẹ. Vì vậy, mẹ bầu nên có chế độ ăn đủ chất, nhiều rau xanh và trái cây.

4. Mẹ bị mất nước

Trong nhiều trường hợp, cơ thể bị mất nước cũng kích thích các cơn gò xảy ra. Do đó, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nước rải rác trong ngày. Mỗi ngày, mẹ nên uống từ 2 lít nước trở lên.

5. Bàng quang đầy

Khi bàng quang đã đầy nước tiểu, mẹ nên kịp thời “giải phóng” lượng nước này ra khỏi cơ thể. Tình trạng bàng quang đầy nước có thể “kích hoạt” các cơn gò.

6. Da bụng bị kéo giãn

Đến tháng cuối, bụng bầu đã trở nên rất lớn, đồng thời làn da cũng đã bị kéo giãn hết sức. Sự lớn lên nhanh chóng của tử cung khiến cho làn da mẹ bầu không kịp thích nghi và vì vậy có thể xuất hiện các vết rạn nứt.

Mẹ có thể dùng dầu dừa hoặc dầu ô-liu để massage vùng bụng để phòng ngừa rạn da. Tuy nhiên massage quá nhiều có thể tạo ra các kích thích lên tử cung làm xuất hiện các cơn gò và gây ra sinh non. Vì vậy, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thực hiện điều này.

[inline_article id=105238]

Ngoài ra, bụng căng cứng khi mang thai tháng cuối cũng có thể là dấu hiệu sắp sinh. Mẹ tham khảo phần tiếp theo để có câu trả lời nhé.

Nhận biết dấu hiệu sắp sinh

Tình trạng bầu 3 tháng cuối hay bị gò cứng bụng, đặc biệt bụng gò cứng xuất hiện đều đặn theo từng cơn và liên tục trong ngày có thể là biểu hiện sắp sinh. Do vậy, mẹ cần chú ý đến sự thay đổi ở vùng bụng. Những dấu hiệu chuyển dạ điển hình bao gồm:

  • Xuất hiện cơn gò tử cung trên 6 lần/giờ
  • Cảm giác đau quặn ở vùng bụng dưới
  • Đau lưng dưới
  • Cảm giác mót rặn như em bé đang đẩy xuống
  • Ra nước hoặc ra dịch nhầy âm đạo 

Những cơn gò trước tuần thứ 37 với tần suất 10 phút/ lần hoặc dày đặc hơn, kèm theo đó là tình trạng đau bụng và ra máu, mẹ cần đến bệnh viện ngay vì có thể đây là dấu hiệu sinh non. Đặc biệt, những mẹ bầu đã từng sinh non sẽ có nguy cơ chuyển dạ sớm nhiều hơn.

[inline_article id=57448]

Ngoài ra, những mẹ có tình trang hở eo tử cung, trước khi mang thai có nạo hay phá thai nhiều lần cũng dễ dẫn đến sinh non và cần theo dõi các cơn gò tử cung kỹ càng hơn.

Cách xử lý khi bị cơn gò chuyển dạ sinh non

Vào viện hay đến cơ sở khám gần đó ngay để được các bác sĩ khám và chẩn đoán. Trong trường hợp xuất hiện cơn gò tử cung mà chưa đủ tuần thai, bác sĩ sẽ cho theo dõi và dùng thuốc giảm đau thích hợp. Trường hợp cơn gò tử cung đã đủ tuần thai thì bác sĩ sẽ theo dõi chuyển dạ cho mẹ. 

>> Xem thêm: Tư thế ngủ tốt cho bà bầu trong suốt thai kỳ mẹ nên biết

Nếu bạn vẫn xuất hiện các cơn gò và các dấu hiệu chuyển dạ điển hình ở trên, cần chuẩn bị nhanh chóng các giấy tờ và đồ đạc cần thiết để nhập viện chờ sinh.

Hiện tượng mang thai tháng cuối bụng căng cứng thường không phải là một dấu hiệu đáng lo. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn cần theo dõi kỹ lưỡng để tránh trường hợp biến chứng hoặc sinh non xảy ra bất ngờ. Bất cứ cảm giác đau hay khó chịu nào cũng đáng để lưu tâm. Bạn có thể đến bệnh viện ngay khi phát hiện các triệu chứng không giống thường ngày.