Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi: Tim thai ngày chuyển dạ

Theo dõi nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi và tim thai trong quá trình chuyển dạ là lời khuyên cần thiết từ các bác sĩ chuyên khoa sản để tránh những biến chứng trong tam cá nguyệt đầu tiên và ngày bé chào đời.

Quá trình hình thành tim thai và sự phát triển đến tuần 40

Bắt đầu từ ngày thứ 16 của thai kỳ, tim thai hình thành. Lúc này, phôi thai xuất hiện hai mạch máu tạo thành hai ống dẫn của tim. Đến cuối tuần thai thứ 5, phôi thai hình thành nhiều tế bào hơn thì một hạt nhỏ ở giữa phôi sẽ phát triển thành tim thai.

Mẹ có bắt đầu cảm nhận được nhịp tim thai nhi từ tuần thứ 6-7. Ở một số ít thai nhi, đến khoảng tuần 8-10 của thai kỳ, mẹ mới có thể nghe được tim thai.

nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi
Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi cần cần theo dõi cẩn thận trong 3 tháng đầu thai kỳ

Ở tuần thai thứ 14, tim thai đập rõ ràng hơn. Đến tuần thứ 16 đã có thể bơm máu với lượng khoảng 24 lít/ngày và số lượng này sẽ tiếp tục tăng cùng với sự phát triển của bé. Lúc này, tim đã hoàn chỉnh về mặt cấu tạo và đảm nhiệm chức năng của mình.

Từ các tuần thai tiếp theo cho đến lúc bé chào đời, tim của thai nhi tiếp tục lớn hơn về kích thước, khối lượng và nhịp đậu trung bình từ 120-160 lần /phút.

[inline_article id=93274]

Nhịp tim thai nhi trong ngày mẹ chuyển dạ

Theo dõi nhịp tim thai nhi trong quá trình chuyển dạ để phát hiện sớm tình trạng suy thai. Tình trạng suy thai có thể làm giảm nguồn cung cấp ôxy đến cho em bé. Phát hiện sớm có thể sẽ giúp bác sỹ can thiệp kịp thời và dự phòng được các biến chứng như co giật, bại não và thậm chí là tử vong của thai nhi.

3 dấu hiệu nhận biết suy thai

  • Có phân su trong nước ối, nước ối đổi màu từ trắng đục thành màu xanh hoặc nước ối có màu vàng.
  • Nhịp tim thai tăng hoặc giảm đột ngột: Trên 160 lần/ phút hoặc dưới 100 lần/ phút.
  • Bất thường ở dây rốn như dây rốn phẳng hay xoắn làm ảnh hưởng đến nhịp tim và lượng ôxy cung cấp cho bào thai.
  • Cử động thai hỗn loạn: Lúc đầu cựa mạnh càng về sau càng đạp chậm và sau đó thì ngừng hẳn.

Tim thai khi mẹ chuyển dạ như thế nào là bình thường?

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến tim thai trong đó có cơ chế sinh lý hay còn được gọi là cơ chế tim mạch. Tuy nhiên, nếu khi thai nhi đủ 40 tuần, nhịp tim vẫn nằm trong khoảng từ 110-160 nhịp/phút là bình thường. Nhịp tim này sẽ duy trì cho đến khi bé chào đời. Bằng việc theo dõi tim thai, các bác sỹ có thể phỏng đoán được một phần tình trạng não của bé.

nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi 1
Trong quá trình chuyển dạ, nhịp tịp thai nhi cần theo dõi kỹ từng phút

Sau khi tử cung xuất hiện những cơn đau mang tính quy luật thì mạch máu thành tử cung bị chèn ép gây trở ngại cho sự tuần hoàn máu của bánh nhau làm cho thai nhi nhất thời thiếu dưỡng khí và nhịp tim chậm giảm xuống còn 100-110 lần/ 1 phút. Tuy nhiên sau đó khoảng 15-20 giây, tim thai sẽ trở lại bình thường.

Khi mới bắt đầu hiện những cơn đau dồn đầu tiên, cứ khoảng 1-2 giờ nghe tim thai 1 lần. Cùng với sự tiến triển của quá trình chuyển dạ, các cơn co tử cung mãnh liệt hơn thì việc nghe tim thai có thể được thực hiện liên tục cứ mỗi 15-30 phút/ lần trong suốt giai đoạn đầu tiên của quá trình chuyển dạ. Khi cổ tử cung đã mở khoảng 5 phân tức là giai đoạn thứ hai, nghe tim thai khoảng 10 phút/lần. Khoảng cashc mỗi lần nghe tim thai ít nhất là 1 phút.

[inline_article id=5305]

Cách theo dõi tim thai

Khi mẹ có dấu hiệu sinh cần được đưa ngay đến bệnh viện và từ lúc này tim thai sẽ được bác sĩ theo dõi bằng cách sử dụng nhiều thiết bị khác nhau:

  • Siêu âm Doppler: Là công cụ mà bác sỹ sẽ cầm đầu dò trong tay và đặt đầu dò lên bụng của mẹ. Thiết bị này cho phép truyền được nhịp tim của thai nhi.
  • Bác sĩ nghe tim thai bằng ống nghe tim thai.
  • Theo dõi điện tim của thai: Sử dụng 2 dải thắt lưng được đặt lên bụng của mẹ. Trong thắt lưng có chứa các thiết bị theo dõi rất nhỏ, và sẽ thường xuyên hoạt động để ghi lại tim thai.

Nhịp tim thai nhi theo tuần tuổi hay nhịp tim trong ngày em bé sắp chào đời đều quan trọng như nhau. Trong suốt quá trình mang thai cũng vậy, dù không bị tác động nhiều nhưng mẹ vẫn luôn cần theo dõi nhịp tim thai như một cách để hỏi thăm sức khỏe của bé yêu.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Giải đáp thắc mắc thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg

Ngoài những thay đổi về tâm lý, suốt 40 tuần thai, cơ thể mẹ bầu cũng trải qua khá nhiều thay đổi sinh lý để phù hợp với sự phát triển của em bé trong bụng. Mỗi giai đoạn, thai nhi sẽ có những bước phát triển đáng kể về cân nặng, hoàn thiện các cơ quan. Đặc biệt, cân nặng của thai nhi trong giai đoạn cuối thai kỳ, nhất là tuần thai 37-38 có ảnh hưởng rất lớn. Vậy, thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là đạt chuẩn?

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg
Cân nặng của thai nhi trong từng giai đoạn là mối quan tâm của hầu hết các mẹ bầu

Thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg là chuẩn?

Khi bắt đầu bước vào tuần thai 38, hầu hết các bé đã được chuẩn bị sẵn sàng cho cuộc sống bên ngoài. Bé cưng gần như đã phát triển đầy đủ về kích thước cũng như hoàn thiện các bộ phận trên cơ thể. Dù chào đời tại tuần này, bé cưng cũng vẫn có đủ sức khỏe để tiếp tục phát triển và làm quen với môi trường bên ngoài.

Cân nặng của thai nhi ở tuần 38 đã xấp xỉ 1 trái bí đỏ, với chiều dài từ đầu đến chân khoảng 50cm, cân nặng gần 2,9 kg. So với các bé gái, cân nặng của bé trai thường có xu hướng “nhỉnh” hơn. Cân nặng này sẽ thay đổi đáng kể khi bước sang tuần thai 39 và 40 do cơ thể vẫn đang tiếp tục tích mỡ. Đây là giai đoạn quan trọng nếu mẹ muốn “chạy đua” cân nặng cho thai nhi.

Theo các chuyên gia, thực đơn dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này nên đặc biệt tăng cường omega-3, vừa tốt cho sự phát triển trí não, vừa hỗ trợ quá trình tích mỡ dưới da để kiểm soát thân nhiệt sau khi chào đời. Uống sữa mỗi ngày cũng là cách giúp thai nhi tăng trọng lượng hiệu quả. Nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi ly sữa mẹ bầu tiêu thụ, cân nặng của thai nhi có thể tăng thêm 41gr.

Lưu ý: Thai nhi lớn quá mức có thể gây khó khăn trong quá trình chuyển dạ, đồng thời cũng dẫn đến một số biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe mẹ và bé.

Xem thêm: Thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

Mẹ mang thai 38 tuần cần chú ý gì?

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình vượt cạn diễn ra suôn sẻ trong 2 tuần tới, mẹ bầu 38 tuần đừng quên những lưu ý sau đây.

  • Chuẩn bị sẵn sàng đồ dùng trước khi sinh. Đừng để đến phút cuối mới chuẩn bị đồ. Việc này sẽ vô tình tạo thêm áp lực cho bạn.
  • Đồ dùng chỉ nên mang vừa đủ. Ưu tiên đồ dùng thoải mái, thấm hút mồ hôi tốt. Đừng quên chuẩn bị quần áo cá nhân cho chuyến đi từ bệnh viện về nhà.
  • Trang bị kiến thức về cách chăm sóc, nuôi dạy trẻ sơ sinh. Đây cũng là giai đoạn thích hợp để bạn chuẩn bị sẵn vài món đồ chơi cho con.
  • Cơ thể càng ngày càng trở nên nặng nề đôi lúc làm bạn cảm thấy chán ăn. Tuy nhiên, hãy nghĩ tới con yêu mẹ nhé. Cố gắng duy trì một chế độ dinh dưỡng cân bằng, đa dạng. Ăn nhiều bữa và bổ sung thêm nhiều nước. Hạn chế thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm chứa nhiều đường, muối.
  • Khi khám thai, biết được thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg, thừa hay thiếu so với kích thước trung bình, mẹ có thể điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hợp lý để bổ sung hoặc hạn chế tốc độ tăng trưởng của trẻ.
  • 38 tuần tuổi, thai nhi đã sẵn sàng cho việc chào đời. Bé tập thở nhiều hơn, phổi đã phát triển hoàn thiện. Não và các dây thần kinh vẫn không ngừng phát triển. Vì vậy, mẹ bầu nên đọc sách hoặc cho bé nghe nhạc trong giai đoạn này, nhằm kích thích các dây thần kinh, giúp não bộ thai nhi phát triển và thông minh hơn.

Xem thêm: Sự phát triển của thai 38 tuần tuổi & lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu

Không chỉ giải đáp thắc mắc thai 38 tuần nặng bao nhiêu kg, bài viết trên đây còn hướng dẫn cách chăm sóc thai nhi tuần 38. Mẹ bầu lưu ý để có thể vượt qua những tuần cuối một cách an toàn, suôn sẻ nhất nhé!

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Ăn gì để thai tăng cân nhanh trong tháng cuối?

Những tháng cuối thai kỳ là giai đoạn thai nhi tăng cân nhiều nhất. Trong những tuần cuối cùng, chuyện bé tăng thêm 1 đến 1,5kg là điều hết sức bình thường. Đối với những mẹ đang đau đầu về chuyện ăn gì để thai tăng cân nhanh trong tháng cuối, việc giữ bình tĩnh, duy trì lịch khám thai định kỳ, đồng thời chọn lựa những món ăn cân bằng dinh dưỡng là điều hết sức cần thiết.

Nguyên tắc dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối

Chế độ ăn uống của bà bầu ảnh hưởng trực tiếp đến cả hai mẹ con, vì vậy, mẹ bầu nào cũng nắm rõ nguyên tắc dinh dưỡng, nhất là ở tháng cuối của thai kì.

Mẹ bầu nên ăn uống đủ chất, thực đơn đa dạng. Những vi chất quan trọng mà mẹ bầu luôn nhớ bổ sung là vitamin A, B, C, D, E, a-xít folic, beta-caroten…

Mỗi ngày, mẹ bầu ăn khoảng 2.500 kcal để đảm bảo đủ năng lượng cho thai nhi phát triển, ăn nhiều lượng đạm từ thịt, sữa, trứng, cá… Bên cạnh đó, mẹ đừng quên a-xít béo, đặc biệt là Omega 3 và DHA giúp thai nhi phát triển trí não. Đồng thời, mẹ bầu cần bổ sung nhiều nước, rau xanh, trái cây tươi trong thực đơn ăn uống hàng ngày để ngăn ngừa tình trạng táo bón mà rất nhiều phụ nữ mang thai bị mắc phải.

Ở hầu hết các trường hợp mang thai bình thường, thai nhi đều tăng cân tốt trong tháng cuối, do đó, mẹ chỉ nên ăn uống một lượng thực phẩm vừa phải để tránh bị tăng cân quá mức trong khi bé chỉ cần một lượng dinh dưỡng nhất định.

Ăn gì để thai tăng cân nhanh trong tháng cuối
Tháng cuối, giai đoạn chờ đợi ngày dự sinh sẽ dễ khiến mẹ bầu lo lắng về sự phát triển của thai nhi

Điểm danh những thực phẩm tăng cân nặng thai nhi

Việc lựa chọn những thực phẩm có lợi cho sức khỏe luôn là ưu tiên số 1 của các mẹ bầu. Sau đây là một số thực phẩm giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh trong tháng cuối cùng.

Sữa tươi không đường và tách béo

Sữa là một thức uống giàu dinh dưỡng. Với lượng protein cao, cùng với lượng canxi dồi dào, việc chọn các loại sữa ít béo và không đường sẽ rất có lợi cho mẹ. Việc uống sữa bầu có thể khiến mẹ nhanh lên cân nhanh vì có hàm lượng đường cao. Tuy nhiên, những loại sữa bầu ngọt có thể gây nên tình trạng khó tiêu, do cơ thể không đủ men lactase để tiêu hóa lượng đường trong sữa. Việc uống sữa tươi không đường, tách béo sẽ giúp cơ thể mẹ bầu hấp thu dễ dàng và thai nhi cũng được hưởng lợi từ đó mà lên cân.

[inline_article id=169427]

Gạo lứt và ngũ cốc

Gạo lứt và ngũ cốc ngoài việc cung cấp năng lượng dồi dào, mà còn bổ sung thêm nhiều vitamin, chất xơ và khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ bầu. Hàm lượng chất xơ cao sẽ thúc đẩy nhu động ruột, chống táo bón hiệu quả cho phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên dùng gạo lứt hay ngũ cốc như một món ăn vặt hàng ngày cho mình. Món này dễ ăn mà thai nhi cũng được lên cân các mẹ nhé.

Ăn thức ăn có chứa nhiều chất đạm

Nếu thai nhi nhẹ cân, mẹ cần tăng cường chế độ ăn uống nhiều chất đạm giúp thai nhi phát triển hệ cơ, các tế báo máu, và phát triển trí não. Thức ăn có chứa nhiều chất đạm có trong thịt gia sức gia cầm, thịt heo, thịt gà, bò, cá, đậu tương, nấm rơm, các loại hạt… Tuy nhiên, mẹ cần chú ý số lượng, không nên ăn quá nhiều vì ăn nhiều đạm có thể cản trở việc hấp thu canxi.

[inline_article id=65107]

Trái cây ít ngọt

Ăn hoa quả rất tốt cho mẹ bầu, tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn những loại hoa quả ngọt quá nhiều vì sẽ khiến mẹ nhanh lên cân nhưng lại tiềm ẩn nhiều rủi ro bệnh tật như tiểu đường, phù nề, huyết áp cao. Vì vậy, mẹ bầu nên chọn những loại trái cây nhiều vitamin và chất xơ, vừa tốt cho thai nhi vừa tốt cho quá trình hấp thu sắt cho cơ thể như: cam, bưởi, kiwi, bơ…

Ăn gì để thai tăng cân nhanh trong tháng cuối luôn là mối quan tâm của mẹ bầu. Để tránh lo lắng quá mức, mẹ nên tin tưởng vào kết quả khám thai và các lời khuyên của bác sĩ. Nếu siêu âm cho thấy bé thực sự nhỏ hơn so với mức trung bình, các bác sĩ sẽ tiến hành những bước kiểm tra, đánh giá sâu hơn để khẳng định chắc chắn.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Tháng cuối thai kỳ có nên uống canxi?

Trong suốt khoảng thời gian hơn 9 tháng mang thai cho tới sau khi sinh mẹ luôn được nhắc nhở cần bổ sung đủ lượng can-xi cần thiết để bé yêu phát triển khỏe mạnh. Tuy nhiên, thỉnh thoảng vẫn có những “lời đồn” về việc vôi hóa nhau thai trong tháng cuối nên xuất hiện câu hỏi: Tháng cuối thai kỳ có nên uống canxi không?

Các bác sĩ chuyên khoa sản cho rằng việc bổ sung canxi là cần thiết và kéo dài trong suốt thai kỳ cho đến tận sau khi sanh 1 tháng. Việc vôi hóa bánh nhau không có nghĩa là do uống canxi vào những tuần cuối của thai kỳ.

Uống bao nhiêu canxi trong tháng cuối?

Bà bầu cần khoảng 1.200-1.500mg canxi/ ngày. Trong quá trình mang thai, mẹ bầu có thể bổ sung canxi từ các nguồn thực phẩm tự nhiên hoặc dùng canxi dạng uống nhưng nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Nếu cơ thể hấp thu một lượng lớn canxi, vượt quá 2.500mg/ngày có thể gây ra một số vấn đề sức khỏe.

bổ sung canxi
Bổ sung canxi đầy đủ suốt thai kỳ giúp mẹ và bé khỏe mạnh

Trong tháng cuối thai kỳ, mỗi ngày mẹ cần phải được cung cấp từ 150 đến 450mg canxi. mới đủ lượng canxi cho sự phát triển toàn diện của mẹ và bé yêu trong bụng. Trong cùng một thời điểm, cơ thể chỉ hấp thu được tối đa 500mg canxi. Vì vậy, nếu cần bổ sung một lượng lớn canxi, bạn nên chia nhỏ thành nhiều lần trong ngày để đảm bảo sự phát triển của thai nhi.

Hiện tượng can-xi hóa nhau thai

Vôi hóa nhau thai hay còn gọi là hiện tượng can-xi hóa bánh nhau thai là điều khiến nhiều mẹ lo lắng ở tháng cuối thai kỳ. Cũng từ đây xuất hiện lời truyền miệng về việc ngưng uống canxi thời điểm 37-38 tuần thai.

Tuy nhiên, chính các bác sĩ chuyên khoa khẳng định hiện tượng chỉ là sự lắng đọng can-xi giữa bánh rau và cơ tử cung, xuất hiện ở những thai gần đủ tháng. Điều này chỉ nói lên sự trưởng thành của thai chứ không có nghĩa là bánh rau bị thoái hóa.

Khi đi khám sức khỏe định kỳ, kiểm tra độ canxi hóa rau thai, bác sĩ cũng đánh giá được độ trưởng thành của thai nhi. Rau thai vôi hóa độ 3 cho thấy, chức năng phổi thai nhi đã bắt đầu hoàn thiện, bé có thể dần thích nghi và hoàn toàn có thể sống khi ra ngoài môi trường.

Mức độ vôi hóa của rau thai được chia làm ba cấp độ, độ trưởng thành cao nhất của rau thai là độ 3. Tuổi thai càng lớn thì độ trưởng thành của rau thai càng cao. Nếu thai dưới 33 tuần tuổi mà bị vôi hóa cấp độ 2 hoặc 3 thì mẹ cần đi khám thai thường xuyên.

Với những mẹ thắc mắc can-xi hóa rau thai ảnh hưởng không lớn đến quá trình trao đổi chất của bánh rau lại càng không đáng lo. Thực ra sự trao đổi chất xảy ra tại các hồ huyết nằm giữa bánh rau, trong khi canxi chỉ lắng đọng quanh riềm các múi rau. Chỉ khi ở mức độ vôi hóa độ 3(độ cao nhất), cho thấy thai nhi đã trưởng thành thì cần theo dõi chặt chẽ, tránh hiện tượng để thai quá lâu, có thể gây già thai khiến bé bị sụt cân trong bụng mẹ. Việc sinh mổ hay sinh thường cũng sẽ được bác sĩ sẽ có những chỉ định cụ thể.

[inline_article id=140192]

Uống canxi có tác dụng phụ không?

Nếu uống đủ lượng và đúng cách, canxi hầu như không có tác dụng phụ với bà bầu. Nếu mẹ bầu uống canxi bị đi ngoài, tiêu chảy khả năng lớn do lượng canxi gây nên rối loạn tiêu hóa. Mẹ có thể thử giảm lượng can-xi một phần và đổi sang uống loại can-xi khác xem triệu chứng có bớt. Trong lần khám thai định kỳ cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ để biết tình trạng cơ thể như thế nào. Nếu tình trạng tái diễn nhiều ngày thì khi đi khám ngay.

Với mẹ bị buồn nôn có thể chia nhiều lần trong ngày, khi uống xong thì ăn ngay một món gì thơm ngon để át mùi đi của can-xi đi. Nếu buồn nôn thường xuyên và kết hợp với một số dấu hiệu khác như táo bón, co cứng cơ, đi tiểu nhiều thì có thể là dấu hiệu của thừa can-xi.

Tiêu chuẩn phòng khám làm xét nghiệm canxi tốt

Để biết tình trạng can-xi của cơ thể là thiếu hay thừa các mẹ nên đi xét nghiệm ở bất kỳ khoa sản của bệnh viện lớn hoặc các phòng khám nên có tiêu chuẩn:

  • Trung tâm y tế, bệnh viện ở gần nhà
  • Có sự tư vấn tốt, tận tình với các thông số bạn không hiểu
  • Có dịch vụ tư vấn về dinh dưỡng, thuốc ngay sau khi xét nghiệm thì càng tốt
  • Có thể làm nhiều loại xét nghiệm khác nhau

Nếu còn băn khoăn bà bầu tháng cuối thai kỳ có nên uống canxi hay không, sau bài viết này mẹ có thể tìm được câu trả lời thỏa đáng cho mình.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

6 loại trái cây cực tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

Trái cây và rau củ chiếm khoảng 30% tổng số lượng thực phẩm mà mẹ bầu cần mỗi ngày. Đối với bà bầu đang ở giai đoạn tam cá nguyệt cuối, ăn trái cây mỗi ngày giúp bổ sung vitamin, khoáng chất và đặc biệt là chất xơ giúp mẹ chống lại tình trạng táo bón. Ăn trái cây chính là một cách thông minh để đáp ứng những yêu cầu về dinh dưỡng kể trên. Mẹ có thể chọn những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối dưới đây để làm phong phú hơn chế độ dinh dưỡng của mình.

Dâu hỗ trợ phát triển não bộ thai nhi

Dâu là một loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Trong tam cá nguyệt cuối, bộ não thai nhi phát triển rất nhanh và lúc này con cần nhiều omega-3 và các loại a-xít béo có lợi khác. Có thể mẹ đã nghe về a-xít béo có trong các loại dầu thực vật, các loại hạt hay cá hồi… nhưng chưa từng nghĩ đến chúng lại xuất hiện trong những loại quả như dâu và họ hàng của dâu như phúc bồn tử, việt quất… Tuy lượng omega-3 trong dâu không phong phú như những loại hạt hay cá, việc bổ sung khoảng 300g dâu tây mỗi ngày cũng giúp mang lại 200mg omega-3 và 250mg omega-6 cần thiết cho việc gia tăng cân nặng thai nhi.

Đặc biệt, trong tam cá nguyệt cuối, thai nhi sẽ tích mỡ dự trữ dưới da để giúp bé khỏe mạnh khi ra khỏi bụng mẹ và làm quen với môi trường bên ngoài. Chính vì vậy, mẹ nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm chứa các a-xít béo có lợi như các loại dâu nhé.

trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Dâu là một loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối

Bưởi ngăn ngừa vỡ ối sớm

Bưởi là một trong các loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Với lượng vitamin C phong phú, quả bưởi là một lựa chọn lý tưởng cho mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Bổ sung vitamin C trong giai đoạn này giúp phòng ngừa tình trạng vỡ ối sớm. Đồng thời vitamin C cũng giúp mẹ hấp thụ sắt và canxi tốt hơn, giúp thúc đẩy sự phát triển của bé trong giai đoạn này.

>>> Bạn có thể tham khảo: Quất hồng bì bà bầu ăn được không? Những lợi ích bất ngờ của loại quả này

Chuối giúp giảm táo bón cuối thai kỳ

Chuối cũng là một loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Trong tam cá nguyệt cuối, rất nhiều mẹ bầu bị táo bón và tình trạng này kéo dài còn có thể dẫn đến bệnh trĩ gây đau đớn và khó chịu cho mẹ bầu. Để tránh bị tình trạng này, mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước. Bên cạnh các loại rau xanh lá, me có thể bổ sung chất xơ hiệu quả thông qua các loại trái cây.

Chuối là một “ngôi sao” trong số những loại quả giàu chất xơ nhất. Không chỉ vậy, loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối này còn chứa nhiều kali, dưỡng chất giúp duy trì huyết áp, nhờ đó bé yêu được đảm bảo  nhận nguồn dinh dưỡng và ôxy ổn định từ mẹ.

trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Bà bầu ăn chuối có tốt không?

[inline_article id=96250]

Bơ tạo đà cho thai nhi phát triển

Trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối không thể không kể đến bơ. Nếu mẹ đang tìm một nguồn omega-3 thật phong phú từ trái cây, quả bơ chính là ứng cử viên hàng đầu. Với lượng a-xít béo không no dồi dào, bơ sẽ mang lại năng lượng cho sự phát triển của thai nhi trong những tháng cuối thai kỳ. Đặc biệt, các loại a-xít béo như omega-3 rất cần thiết cho sự phát triển bộ não thai nhi. Do đó, mẹ nên tranh thủ mùa bơ hàng năm để tận hưởng nguồn dinh dưỡng này.

Quả bơ cũng rất giàu chất xơ hòa tan, vừa có tác dụng giảm cholesterol, vừa giúp mẹ phòng tránh tình trạng táo bón và bệnh trĩ thường xảy ra đối với mẹ bầu trong tam cá nguyệt cuối.

>>> Bạn có thể tham khảo: Lợi hay hại khi bà bầu ăn sầu riêng?

Quả mơ bổ sung chất sắt

Có thể bạn sẽ bất ngờ, nhưng mơ là một loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối thai kỳ. Trong những tháng cuối, nếu mẹ lơ là việc bổ sung dinh dưỡng sẽ rất dễ bị thiếu máu. Điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi, vì bé đang cần nhiều dinh dưỡng cũng như ôxy để phát triển. Để làm được điều này, lượng máu từ mẹ sang thai nhi phải đủ và ổn định. Mẹ có thể bổ sung chất sắt bằng các viên uống, tuy nhiên, cũng không nên bỏ qua những nguồn sắt tự nhiên rất tốt cho cơ thể như thịt, trứng, gan… Đối với trái cây, quả mơ là lựa chọn tuyệt vời để bổ sung sắt cho cơ thể. Tuy nhiên, để giúp cơ thể hấp thu tốt các loại sắt từ thực vật, mẹ cần ăn nhiều loại trái cây giàu vitamin C như bưởi, cam nữa nhé.

Quả kiwi tăng cường sức đề kháng

trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối
Lợi ích của kiwi đối với bà bầu

Giàu vitamin C và chất xơ, quả kiwi cũng là một trong những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối. Vitamin C không thể thiếu trong việc duy trì một cơ thể khỏe mạnh, có tác dụng chống lão hóa và tăng cường miễn dịch. Điều này rất cần thiết cho mẹ trong giai đoạn “về đích”, vì khi mẹ khỏe, cơ hội sinh thường và ít biến chứng sẽ được đảm bảo hơn.

[inline_article id=57951]

Với những loại trái cây tốt cho bà bầu 3 tháng cuối kể trên, mẹ sẽ có một thực đơn thật nhiều màu sắc, đa dạng về hương vị cũng như đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất cho thai nhi. Mẹ nhớ chọn những loại trái cây được trồng theo chuẩn, không có dư lượng trừ sâu và tươi ngon để không gây hại cho sức khỏe nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Dinh dưỡng và cách chăm sóc thai nhi tháng thứ 8

Càng gần ngày dự sinh, cơ thể mẹ càng trở nên nặng nề. Cảm giác mệt mỏi thường trực, khó khăn khi đi lại, đau lưng, đau chân nhiều hơn là những vấn đề phiền toái mà các mẹ thường gặp phải trong giai đoạn này. Để chăm sóc tốt sức khỏe của cả mẹ bầu và thai nhi tháng thứ 8, dưới đây là một số lưu ý về dinh dưỡng, sức khỏe mà mẹ nên quan tâm.

Bà bầu tháng thứ 8 nên ăn uống như thế nào? 

Dinh dưỡng là yếu tố rất quan trọng đối với thai nhi tháng thứ 8, vì đây là thời kỳ thai nhi cần được bổ sung nhiều canxi cũng như những dưỡng chất khác cho sự phát triển của cơ thể và các cơ quan thần kinh. Mẹ bầu mang thai 8 tháng nên thực hiện những việc như:

-Tăng cường năng lượng: Thai nhi tháng thứ 8 đang phát triển mạnh, vì vậy chế độ ăn của mẹ cũng cần tăng lên cả về chất và lượng để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Mẹ cần tập trung tăng lượng calories tiêu thụ mỗi ngày, tuy nhiên phải ăn có liều lượng, không nên ăn quá mức. Nên bổ sung thức ăn chứa nhiều protein để giúp kích thích các tuyến sữa bắt đầu chuẩn bị để cho con bú sau khi sinh. Nên ăn nhiều sữa, thịt, cá, các loại chất béo có lợi và các loại hạt.

-Chia nhỏ bữa ăn: Thời kỳ này mẹ bầu thường hay ợ chua vì tử cung lớn lên đẩy lên cơ hoành và chèn vào dạ dày. Vì thế, mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn thành 6 bữa, không nên ăn quá no để cơ thể dễ hấp thu dinh dưỡng.

[inline_article id=160409]

-Ăn nhiều chất xơ: Một vấn đề mà hầu như mẹ bầu nào cũng gặp phải ở tháng thứ 8 này là táo bón. Vì vậy, mẹ bầu nên tăng cường ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ, tránh ăn thức ăn nhiều dầu mỡ khó tiêu và đặc biệt thời kỳ này mẹ bầu nên nhớ uống nhiều nước, từ 2-3 lít mỗi ngày. Thực phẩm chứa nhiều chất xơ bao gồm rau xanh, gạo lứt, yến mạch, trái cây…

-Ăn nhiều chất sắt: Chất sắt giúp sản sinh ra máu để nuôi dưỡng thai nhi. Do đó, mẹ bầu cần ăn nhiều những thực phẩm giàu chất sắt như gan, tim động vật, rau muống, trứng, thịt nạc… để không bị thiếu máu do thiếu sắt ở giai đoạn quan trọng này.

-Bổ sung canxi: Xương của thai nhi tháng thứ 8 đã gần như phát triển hoàn thiện và cứng cáp hơn. Để tăng cường cho hệ xương của bé phát triển hoàn thiện, đạt chiều dài  về sau thì mẹ bầu cần bổ sung canxi, mẹ bầu nên ăn nhiều cua, trứng, cam, khoai lang…

Chế độ sinh hoạt nào tốt cho thai nhi tháng thứ 8?

Ngoài việc duy trì nề nếp sinh hoạt có lợi cho sức khỏe như ngủ sớm, nghỉ ngơi khi thấy mệt, mẹ còn nên:

  • Vận động nhẹ nhàng: Vận động trong những tháng cuối của thai kỳ giúp ích cho việc sinh nở về sau của mẹ bầu. Mẹ bầu nên tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga, đi bộ giúp tinh thần thoải mái, dễ chịu. Một lưu ý cho mẹ bầu là trước khi tập thể dục 1 giờ nên có chế độ ăn nhẹ để tránh tình trạng tụt đường huyết có thể xảy ra. Bên cạnh đó, mẹ nên bắt đầu các bài tập thở, bài tập Kegel để hỗ trợ bản thân trong quá trình chuyển dạ và sau khi sinh.
Thai nhi tháng thứ 8
Sức khỏe của mẹ bầu tháng thứ 8 có ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi
  • Nói không với stress: Lo lắng, căng thẳng trong thời gian này ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con. Stress có thể dẫn đến tình trạng mất ngủ, đau lưng, táo bón. Vì vậy, mẹ cần giữ tinh thần thoải mái, vui vẻ, thường xuyên nói chuyện với thai nhi…
  • Duy trì tư thế đúng: Mang thai tháng thứ 8, để thoải mái, giảm đau nhức và mệt mỏi, đừng quên luôn nằm nghiêng bên trái, kẹp gối giữa 2 chân để giảm căng tức cho vùng cơ chân và bụng. Mẹ không nên đứng hay ngồi một tư thế quá lâu.

Mẹ mong đợi gì ở tháng thứ 8?

Thai nhi tháng thứ 8 bắt đầu phát triển gần như hoàn thiện các bộ phận. Đây là thời điểm bé phát triển về tuyến mỡ để sau khi ra đời bé có thể thích ứng với môi trường bên ngoài. Khuôn mặt của bé đầy đặn và rõ nét hơn. Bé có cân nặng từ 2.300 – 2.800 gram.

Khi được 8 tháng, thai nhi đã có thể mở nhắm mắt tùy ý. Não bộ và hệ thính giác của bé đã hoàn thiện, bé có thể nghe rõ âm thanh bên ngoài và bắt đầu nhận biết tiếng nói của mẹ. Hệ hô hấp của bé cũng đã hoàn thiện, để sẵn sàng tự mình hít thở khi chào đời. Lúc này hệ xương của thai nhi đã cứng cáp, các cơ bắp cũng đã nhiều hơn, vì vậy mẹ cảm thấy đau vì những cú đạp vào thành bụng của bé yêu rồi đấy.

[inline_article id=148034]

Để chuẩn bị tốt cho sự ra đời của bé vào tháng tới, mẹ có thể bắt đầu xem lại chi tiết kế hoạch sinh con, tiếp đến, bắt đầu thực hành cách thay tã, cách bế em bé… để không bỡ ngỡ trong những ngày đầu sau sinh.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu?

Tuần thai thứ 35, mẹ đang đứng rất gần một trong những mốc quan trọng ở chặng đường cuối của thai kỳ. Chỉ cần thêm 1 tuần nữa thôi, khi kết thúc tuần thai thứ 36, em bé đã được xem là đủ ngày đủ tháng. Ở tháng cuối này, cân nặng của thai nhi rất quan trọng vì nó quyết định trọng lượng của trẻ khi chào đời. Vậy mẹ đã biết thai 35 tuần nặng bao nhiêu và cách chăm sóc để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh chưa?

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu? Cân nặng của thai nhi 35 tuần

Sự phát triển của thai nhi tuần 35
Thai 35 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Cân nặng của bé từ 2,2-2,7kg là chuẩn

Thai nhi 35 tuần nặng bao nhiêu? Ở tuần 35, cân nặng của thai nhi khoảng từ 2,2 đến 2,7kg, chiều dài khoảng 46,2cm (tính từ đỉnh đầu đến gót chân). Tùy theo từng bé, chỉ số cân nặng có thể xê dịch trong khoảng 2,2 – 2,7kg. Bé ở trong ngưỡng cân nặng này cũng cho thấy rằng sức con đang phát triển tốt, sức khỏe ổn định.

Trong tuần này, bé tiếp tục tăng cân nhanh, mỗi ngày tăng khoảng 30g. Tuy vậy, việc thai 35 tuần nặng bao nhiêu cũng phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố di truyền, dinh dưỡng, sức khỏe của người mẹ và độ chính xác của thiết bị siêu âm.

Nguyên nhân cân nặng thai nhi 35 tuần dưới chuẩn

Khi hiểu rõ thai 35 tuần nặng bao nhiêu, mẹ có thể căn cứ vào đó để so sánh liệu bé yêu có đang phát triển tốt hay không. Những nguyên nhân dẫn đến thai 35 tuần nhẹ cân hơn mức chuẩn có thể đến từ vấn đề sức khỏe của người mẹ hoặc do vấn đề ở chính thai nhi.

Một số nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng cân nặng thai nhi dưới chuẩn ở giai đoạn này bao gồm:

– Dinh dưỡng nghèo nàn:tam cá nguyệt cuối, thai nhi phát triển nhanh chóng và nhu cầu dinh dưỡng của bé cũng rất lớn. Mẹ cần bổ sung thêm nhiều protein, canxi, chất sắt và carbohydrate để “tiếp lửa” cho sự phát triển tăng tốc của bé trong thời gian này. Một chế độ ăn thiếu dinh dưỡng có thể làm giảm nhịp tăng trưởng của bé.

– Mẹ bị cao huyết áp: Cao huyết áp làm giảm lưu lượng máu đến nhau thai, làm bé nhận được ít oxy và dinh dưỡng hơn. Do đó, trong những tuần cuối thai kỳ, mẹ cần hết sức cảnh giác với tình trạng cao huyết áp.

– Do bất thường ở nhau thai: Tình trạng nhau thai bong non, thoái hóa nhau thai ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi. Nếu mẹ gặp những vấn đề này, mẹ sẽ cần được theo dõi kỹ lưỡng trong những tuần cuối thai kỳ.

Mẹ không nên quá lo lắng khi thấy cân nặng thai nhi 35 tuần có chênh lệch nhỏ so với mức chuẩn. Nên tiếp tục theo dõi và nếu thấy bé vẫn phát triển bình thường trong những ngày tiếp theo, mẹ có thể hoàn toàn yên tâm về sức khỏe thai nhi.

[inline_article id=81765]

Lời khuyên cho mẹ mang thai ở tuần 35

Bên cạnh việc theo dõi thai 35 tuần nặng bao nhiêu, mẹ cũng nhớ luôn chăm sóc bản thân thật tốt để sẵn sàng cho thời gian lâm bồn nhé. Dưới đây là những lưu ý cho thời gian này.

Thai 35 tuần tuổi thường đã quay ngôi thai để sẵn sàng chào đời. Ở tuần thai 35, em bé biết mơ ngủ, thính giác đã phát triển đầy đủ nên có thể nghe rõ mẹ nói gì, vì thế mẹ nên trò chuyện nhiều với thai nhi ở tuần tuổi này.

Phổi của bé cũng đã được hoàn thiện khá tốt nên mẹ không cần lo lắng về vấn đề sinh non ở tuần 35.

Thai 35 tuần nặng bao nhiêu
Ở tuần thai thứ 35, mẹ vẫn nên duy trì nếp sinh hoạt lành mạnh để giữ sức khỏe cho ngày vượt cạn không còn xa

Đã đến tuần 35, thai nhi có thể chào đời bất cứ lúc nào, vì vậy ngoài việc chuẩn bị đồ đạc, hành lý để đi sinh thì mẹ cần trang bị cho mình vốn kiến thức cần thiết khi sinh đẻ, giúp cho việc sinh đẻ một cách chủ động, an toàn và suôn sẻ.

Để sẵn sàng vượt cạn được mẹ tròn con vuông, mẹ bầu cần có chế độ dinh dưỡng và chăm sóc cơ thể hợp lý. Mẹ bầu ở tuần 35 vẫn ăn uống đầy đủ các chất với chế độ thực đơn phong phú. Đặc biệt chú ý đến các vi chất cần thiết cho cơ thể như canxi, sắt, kẽm, magiê, axit folic, vitamin A, B, D, E và beta-caroten… Những chất này có thể bổ sung từ thực phẩm như thịt, cá, trứng, sữa, rau quả… Mỗi ngày mẹ phải nạp vào cơ thể khoảng 2.000-2.500kcal để đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Lưu ý, trong thực đơn của mẹ luôn cần axit béo giúp não bộ của thai nhi phát triển.

[inline_article id=170169]

Mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn, nên ăn bất cứ lúc nào thấy đói, không nên ăn quá no khiến mẹ bầu đầy bụng, khó tiêu. Hạn chế đồ ăn nguội, đông lạnh, vì những thực phẩm này khiến cho mẹ bị rối loạn tiêu hóa và có thể chứa các mầm bệnh nguy hiểm.

 

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Tháng cuối thai kỳ có nên uống sữa bầu?

Không chỉ tăng nhanh về cân nặng và chiều cao, tháng cuối thai kỳ cũng là giai đoạn thai nhi phát triển não bộ cũng như như hoàn thiện các cơ quan khác của cơ thể. Chính vì vậy, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này rất quan trọng.

Sữa bầu được tăng cường can-xi và nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển não như DHA, ARA, choline… là lựa chọn của rất nhiều mẹ bầu trong giai đoạn “nước rút” này. Tuy nhiên, liệu sữa bầu có phải quyết định sáng suốt của mẹ? Tháng cuối thai kỳ có nên uống sữa bầu? Câu trả lời nằm trong bài viết dưới đây. Đừng bỏ lỡ mẹ nhé!

Tháng cuối thai kỳ có nên uống sữa bầu
Tháng cuối thai kỳ có nên uống sữa bầu – Câu hỏi tưởng chừng đơn giản nhưng không phải mẹ bầu nào cũng trả lời đúng

Để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi trong tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu vẫn nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng các nhóm chất. Đặc biệt tăng cường bổ sung chất béo omega-3 và những dưỡng chất tốt cho trí não, bởi giai đoạn này não bé phát triển nhanh nhất, có thể đạt 25% trọng lượng não của người trưởng thành.

Bổ sung can-xi trong tháng cuối thai kỳ cũng rất quan trọng. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, nhu cầu can-xi mỗi ngày có thể lên tới 1.200-1.500mg mới đảm bảo cho sự phát triển “thần tốc” của bé cưng trong giai đoạn này.

[inline_article id=111161]

Vừa giàu can-xi, vừa được tăng cường dưỡng DHA, ARA, a-xít folic…, sữa bầu đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho các mẹ trong tháng cuối. Đặc biệt, với những trường hợp thai nhi nhẹ cân so với chuẩn, uống sữa bầu cũng là cách giúp thai nhi tăng cân nhanh chóng. Nghiên cứu cho thấy, cứ mỗi ly sữa 500ml mẹ tiêu thụ mỗi ngày sẽ giúp bé cưng tăng thêm 41gr trọng lượng.

Tuy nhiên, do hàm lượng dinh dưỡng cao, sữa bầu không phải lựa chọn thích hợp với những mẹ bầu thừa cân. Thay vì chọn sữa bầu “béo ngậy”, mẹ có thể thay bằng sữa tươi không đường hoặc sữa ít béo để hạn chế việc tăng cân quá nhiều khi mang thai, một trong những nguyên nhân dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như tiểu đường thai kỳ, cao huyết áp, tiền sản giật… Với bé cưng, việc tăng cân quá mức cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiều vấn đề như nguy cơ sinh mổ, rối loạn chuyển hóa sau sinh, nguy cơ chấn thương trong quá trình sinh con

[inline_article id=162549]

Uống sữa bầu đúng cách khi mang thai

Không chỉ chọn đúng loại sữa cần thiết, việc uống sữa đúng cách cũng rất quan trọng. Nếu uống sữa không đúng cách, đúng lúc, chẳng những bạn không được lợi mà còn có nguy cơ đối mặt với nhiều “tác dụng phụ” khó chịu khác.

Dưới đây là những lưu ý khi uống sữa bầu, mẹ lưu ý nhé!

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trên bao bì sản phẩm. Mỗi loại sữa sẽ có cách pha khác nhau về liều lượng, loại nước nóng lạnh. Mẹ cũng nên lưu ý về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng.
  • Mẹ có thể chia nhỏ lượng sữa để uống nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, không nên uống sữa trước bữa ăn để tránh đầy bụng. Tốt nhất nên uống sữa sau khi ăn 1-2 tiếng.
  • Chứa nguồn can-xi dồi dào nên sữa bầu và các loại sữa khác đều không nên uống cùng lúc với thuốc sắt hoặc thực phẩm giàu sắt.
  • Ngay cả với những mẹ bầu đang cần tăng cân, bạn cũng không nên uống quá nhiều sữa mỗi ngày để tránh những tác dụng phụ không đáng có.
  • Không nên uống sữa vào buổi tối ngay trước khi đi ngủ để hạn chế nguy cơ sỏi thận. Hơn nữa, nạp nhiều chất lỏng trước khi đi ngủ, nhất là trong giai đoạn cuối thai kỳ sẽ làm tăng tần suất mẹ “ghé thăm” nhà vệ sinh, ảnh hưởng xấu đến giấc ngủ.
  • Nếu đã ăn sáng đầy đủ, mẹ bầu không nên uống thêm sữa, nhất là sữa bầu. Thêm 1 ly sữa lúc này có thể làm hệ tiêu hóa “quá tải”.

Tháng cuối thai kỳ có nên uống sữa bầu? Câu trả lời còn tùy theo sức khỏe mẹ bầu và sự phát triển của thai nhi trong giai đoạn này. Trường hợp thai nhi nhẹ cân cần tăng cường bổ sung sữa bầu để giúp bé tăng cân nhanh hơn. Tuy nhiên, trường hợp mẹ bầu thừa cân, bạn có thể chọn sữa tươi, sữa đậu nành hoặc sữa hạnh nhân, các loại sữa ít béo hơn để thêm vào thực đơn của mình.

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào cần lo?

Thai 39 tuần gò nhiều có thể là dấu hiệu sắp sinh hoặc đơn giản chỉ là những cơn gò sinh lý bình thường. Tuy nhiên, làm sao để phân biệt đúng cũng như biết cách xử lý trong từng trường hợp?

Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào cần lo?
Không phải tất cả trường hợp thai 39 tuần gò nhiều đều nguy hiểm

Thai 39 tuần gò nhiều có phải dấu hiệu sắp sinh?

39 tuần là khoảng thời gian bé có thể chào đời bất cứ khi nào. Vì vậy, mỗi một thay đổi cơ thể mẹ hay một cử động bất thường nào của bé cũng làm mẹ bầu lo lắng, nhất là khi những cơn gò tử cung xuất hiện ngày càng nhiều.

Khác với suy nghĩ của nhiều mẹ, thai 39 tuần gò nhiều không hẳn là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh mà có thể là cách cơ thể mẹ phản ứng với sự phát triển của thai nhi, hoặc đơn thuần là cơn gò sinh lý Braxton-Hicks. Mẹ cần tìm hiểu kỹ để biết cách xử lý đúng trong từng trường hợp.

– Cơn gò sinh lý Braxton-Hicks: Cơn gò sinh lý thường kéo dài khoảng 30 giây, không gây đau đớn, không xảy ra đều đặn và có khả năng biến mất khi mẹ đi bộ, nằm xuống hoặc thay đổi vị trí. Thật ra những cơn gò sinh lý này đã bắt đầu từ tuần thai thứ 7 một cách nhẹ nhàng và cơn gò co thắt ngày càng rõ hơn theo sự phát triển của thai nhi.

Cơn gò sinh lý thường xảy ra khi thai nhi chuyển động, khi bàng quang đầy, sau khi quan hệ hoặc khi cơ thể bị mất nước.

– Dấu hiệu chuyển dạ: Khác với những cơn gò sinh lý, cơn gò chuyển dạ thường gây khó chịu hoặc đau âm ỉ ở bụng dưới hoặc lưng, gây căng cơ ở vùng xương chậu, đau lườn hoặc đau đùi… Nhiều trường hợp mẹ bầu còn bị ra máu âm đạo.

Cơn gò chuyển dạ thường xuất hiện với tần suất cao, khoảng 5-10 phút/ lần hoặc theo tần suất, nhịp điệu riêng biệt. Đặc biệt, những cơn gò này không có dấu hiệu giảm dần ngay cả khi mẹ bầu thay đổi tư thế.

[inline_article id=163519]

Thai 39 tuần gò nhiều: Khi nào mẹ cần lo?

Những cơn gò sinh lý sẽ không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mẹ và bé. Hơn nữa cũng sẽ giảm dần theo thời gian hoặc khi mẹ thay đổi tư thế. Vì vậy bạn không cần quá lo lắng.

Ngược lại, khi những cơn gò là dấu hiệu chuyển dạ hoặc gò do những nguyên nhân sau đây, mẹ bầu nên lập tức đến bệnh viện ngay.

  • Nhau thai rụng sớm: Bên cạnh những cơn co thắt không diễn ra theo quy luật, mẹ có thể nhận thấy tử cung to và cứng bất thường, cảm giác hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, đau bụng…
  • Do thai chết lưu: Rất hiếm gặp nhưng một số trường hợp thai 39 tuần gò nhiều có thể do thai chết lưu, mẹ cần hết sức cẩn thận.
  • Nhau thai rách: Tử cung co thắt không theo quy luật và âm đạo có chảy dịch nhiều hoặc ít.
  • Nhiều nước ối: Bụng bầu to nhanh vào những tuần cuối, bụng chướng cứng kèm theo những cơn co thắt không đồng đều, thai máy yếu có thể là dấu hiệu của đa ối khi mang thai.
  • Nhau thai nằm trước: Biểu hiện ban đầu có thể là tử cung co thắt không theo quy luật, ra máu âm đạo nhưng không cảm thấy đau.

Thai 39 tuần gò nhiều có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Thay vì lo lắng, hoảng loạn, mẹ bầu nên bình tĩnh theo dõi diễn tiến của cơn gò và những dấu hiệu đi kèm. Nhanh chóng đến bệnh viện ngay nếu thai có vấn đề.

Thai 39 tuần gò nhiều do sinh lý: Xử sao mẹ ơi?

Với cơn gò sinh lý Braxton-Hicks hoặc do cảm xúc thay đổi, mẹ có thể thử những cách sau để giảm bớt khó chịu.

  • Thư giãn cơ thể bằng cách ngủ đủ vào ban đêm và ngủ những giấc nhỏ trong ngày, nghỉ ngơi, ăn uống và massage nhẹ nhàng. Lưu ý: Khi massage, mẹ bầu nên cố gắng giữ tâm lý vui vẻ, tránh căng thẳng.
  • Tắm bằng nước ấm cũng là cách giúp cơ thể thư giãn cũng như làm dịu tử cung. Tuy nhiên mẹ đừng dùng nước quá nóng hoặc ngâm bồn quá lâu.
  • Hít thở chậm, sâu và thay đổi tư thế.
  • Tăng cường bổ sung nước cho cơ thể, nhất là trong những ngày nắng nóng. Uống nhiều nước sẽ giúp “không gian sống” của bé rộng rãi, đồng thời cũng hạn chế tốt nhất những cơn gò.

 

Categories
Mang thai 3 tháng cuối

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều? Hướng dẫn đi bộ đúng cách

Vậy việc bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không? Đi bộ có phải là môn thể thao khuyến cáo không nên làm khi mang thai không? Để trải lời cho việc bà bầu 3 tháng đầu đi bộ nhiều có sao không; MarryBaby và bạn sẽ cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không?

Bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không? Hay bầu 3 tháng đầu đi bộ nhiều có sao không? Câu trả lời là bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều nhé. Việc đi bộ rất an toàn sẽ giúp bà bầu dễ dàng thích nghi với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai.

Ngoài ra, đi bộ còn được cho là bài tập tim mạch tốt nhất cho phụ nữ khi mang thai. Nếu bầu duy trì việc đi bộ mỗi ngày trong 3 tháng đầu và suốt thai kỳ sẽ giúp cơ thể cân đối hơn. Ngay cả khi bà bầu không thường xuyên tập thể dục trước khi mang thai; thì việc đi bộ khi mang thai cũng hoàn toàn an toàn.

Nếu bạn đã biết bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều không rồi. Bạn có thể tìm hiểu thêm về vấn đề “chạy nhảy có làm sảy thai không?” trên website của MarryBaby nữa nhé.

Lợi ích khi bà bầu đi bộ nhiều trong thai kỳ

Sau khi chúng ta đã biết, bà bầu có nên đi bộ nhiều trong 3 tháng đầu. Chúng ta cũng cần biết thêm những lợi ích dưới đây của hoạt động này:

  • Tăng cường năng lượng: Mang thai thường khiến cơ thể bà bầu mệt mỏi, uể oải nhưng chỉ với khoảng 20 phút đi bộ mẹ sẽ thấy tinh thần sảng khoái, tràn đầy nhựa sống.
  • Giảm nguy cơ tiểu đường thai kỳ: Bài tập đi bộ sẽ giữ cho trọng lượng của mẹ ở mức vừa phải, nằm trong tầm kiểm soát.
  • Giảm nguy cơ tiền sản giật: Đi bộ giúp duy trì trọng lượng và làm giảm cholesterol, giúp cân bằng huyết áp. Bằng cách này mẹ có thể ngăn ngừa hoặc giảm những biến chứng xấu xảy ra trong thai kỳ.
  • Giảm căng thẳng, stress: Hoạt động đi bộ giúp cơ thể giải phóng endorphin. Đây là một loại hormone hạnh phúc giúp giảm căng thẳng rất hiệu quả.
  • Giảm nhức mỏi và khó chịu: Việc đi bộ thường xuyên có tác dụng làm giảm sự khó chịu từ các cơn đau, đặc biệt với chứng đau dây chằng khi mang thai.
  • Đi bộ giúp bầu dễ “vượt cạn” thành công: Đi bộ khi mang thai còn làm tăng tính linh hoạt của các khớp xương chậu. Điều này giúp việc sinh nở tự nhiên sẽ diễn ra một cách dễ dàng và ít bị đau hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu có nên đi xe máy đường dài? Những lưu ý về an toàn mẹ cần biết

Đi bộ khi mang thai tháng cuối
Mới có thai đi lại nhiều có sao không? Đi bộ khi mang thai rất tốt cho sức khỏe mẹ và bé

Cách đi bộ đúng cách dành cho bà bầu 3 tháng đầu

Để an toàn cho sức khoẻ, bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bộ nhiều theo đúng hướng dẫn sau:

  • Bà bầu trước khi mang thai không tập thể dục: Bạn nên bắt đầu với việc đi bộ 10-20 phút trong 3 ngà/ tuần. Đến cuối tam cá nguyệt, bạn có thể tăng lên 15-20 phút trong ít nhất 5 ngày/tuần.
  • Bà bầu luôn tập thể dục trước khi mang thai: Bạn có thể bắt đầu với 20-30 phút trong 4 ngày/tuần và tăng dần lên 40-60 phút trong 6 ngày/tuần trước khi tam cá nguyệt kết thúc.

Những lưu ý khi bà bầu đi bộ trong thai kỳ

Để duy trì được việc đi bộ an toàn trong thai kỳ, bà bầu cần nhớ những lưu ý sau:

  • Tham khảo ý kiến của bác sĩ: Bà bầu cần hỏi thăm ý kiến của bác sĩ về mức độ tập luyện và cường độ phù hợp với thể trạng.
  • Chuẩn bị một đôi giày chuyên dụng: Bà bầu cần chọn một đôi giày êm ái và có kích cỡ vừa với bàn chân. Bầu có thể lót thêm một miếng lót gel để giảm đau khi di chuyển.
  • Thoa kem chống nắng và uống đủ nước: Nếu bà bầu đi bộ vào ban ngày thì đừng quên thoa kem chống nắng. Bên cạnh đó, đi bộ có thể khiến cơ thể mất nước. Vì thế, bà bầu cần chuẩn bị nước để uống khi đi bộ nhé.

[inline_article id=303917]

Như vậy chúng ta đã có câu trả lời cho vấn đề “bà bầu 3 tháng đầu có nên đi bô nhiều không?” và “bà bầu 3 tháng đầu đi bộ nhiều có sao không?” rồi. Ngay từ những tháng đầu của thai kỳ, bà bầu nên đi bộ để làm quen với sự thay đổi của cơ thể và giảm các biến chứng của thai kỳ nhé.