Khi mang thai, không phải mẹ bầu ăn gì cũng tốt cho mẹ và bé. Bạn cần thông thái chọn lọc thực phẩm giàu dinh dưỡng và tốt cho thai kỳ.
Để biết mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu lợi ích của việc ăn nước cốt dừa trong phần dưới đây của bài viết.
Lợi ích cho sức khỏe khi ăn nước cốt dừa
Nước cốt dừa là gì? Nước cốt dừa được vắt từ hỗn hợp nước lọc và cùi dừa nạo từ những trái dừa trưởng thành, còn gọi là dừa khô. Nước cốt dừa có màu trắng đục, trông như sữa, có vị béo đậm và khác với nước dừa chứa trong những trái dừa xanh chưa trưởng thành.
Với thành phần béo ngậy và thơm ngon, nước cốt dừa thường được kết hợp với nhiều món ăn khác nhau.
Trong 100g cùi dừa già có một số thành phần nổi trội như sau: Cung cấp 385kcal, 36g chất béo, 4,8g protein, 10,4g carbohydrat, 555mg kali, 1,3mg mangan, 30mg sắt và 5mg kẽm.
Khi dùng nước cốt dừa, chúng ta có thể bổ sung nguồn dinh dưỡng và ngăn ngừa mệt mỏi.
Như vậy, nước cốt dừa là một thực phẩm giàu dinh dưỡng và mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vậy mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không? Thực phẩm này có mang đến lợi ích gì cho thai kỳ không? Hãy đọc tiếp phần dưới đây của bài viết để cùng MarryBaby tìm ra lời giải đáp nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu uống nước dừa có tác dụng gì? Khi nào nên uống nước dừa?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không?
Hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cho việc ăn nước cốt dừa khi bầu 3 tháng đầu là gặp nguy hiểm. Vì thế, mẹ vẫn có thể ăn được nước cốt dừa, nhưng cần đảm bảo ăn vừa đủ, không nên dư thừa.
Bởi vì cơ thể của phụ nữ mang thai trong tam cá nguyệt đầu tiên sẽ có nhiều thay đổi về nội tiết tố và sức khỏe bên trong. Nên nếu mẹ bầu thường xuyên ăn nước cốt dừa trong thời gian dài sẽ khó tiêu, đầy hơi và làm trầm trọng các triệu chứng ốm nghén khi mang thai hơn.
Ngoài ra, bà bầu cũng cần lưu ý một số điều sau khi ăn nước cốt dừa:
- Chọn nước cốt dừa nguyên chất, không pha thêm phụ gia.
- Không nên ăn nước cốt dừa khi đang đói.
- Tránh ăn những thực phẩm gây khó tiêu khác cùng với nước cốt dừa sẽ làm tình trạng khó tiêu trầm trọng hơn.
Nếu bà bầu có bất kỳ thắc mắc nào về việc ăn nước cốt dừa trong thai kỳ, nên tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn cụ thể.
Không chỉ bổ sung nước cốt dừa, mẹ bầu cũng có thể tham khảo thêm uống nước dừa khi mang thai 3 tháng đầu có được không để thay đổi khẩu vị trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu 3 tháng cuối có nên uống nước dừa?
Mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa có bị sảy thai không?
Cũng như câu trả lời cho vấn đề trên, mẹ bầu trong 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa không có bị sảy thai. Bởi vì, chưa có bất kì nghiên cứu khoa học nào chứng minh việc ăn nước cốt dừa trong 3 tháng đầu thai kỳ sẽ bị sảy thai.
Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn nước cốt dừa với một lượng vừa phải, tránh ăn quá nhiều trong một thời gian dài nhé. Vì việc ăn nước cốt dừa trong một thời gian dài với lượng nhiều có thể gây rối loạn lipid máu ở phụ nữ béo phì và khiến mức cholesterol tăng lên. Những tình trạng này sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho mẹ bầu và thai nhi trong thai kỳ.
Các món ăn từ nước cốt dừa mẹ bầu có thể tham khảo
1. Chè đậu xanh nước cốt dừa
Mẹ có thể lưu công thức này lại để chế biến trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 và thứ 3 khi sức khỏe ổn định. Khuyến cáo cho thấy bầu 3 tháng đầu ăn chè đậu xanh sẽ làm gia tăng lượng vitamin A nạp vào cơ thể, làm tăng nguy cơ gây dị tật bẩm sinh.
a. Nguyên liệu:
- 2 lá dứa
- 2.5g bột bắp
- 30g bột sắn dây
- 1 ít đường và muối
- 200ml nước cốt dừa
- 200g đậu xanh cà vỏ
b. Cách chế biến:
- Bước 1: Đậu xanh rửa sạch và ngâm nước 1 tiếng. Sau đó, bạn vớt ra và để ráo nước.
- Bước 2: Cho đậu xanh và 500ml nước vào nồi và ninh đậu cho đến khi nước sôi. Sau đó, bạn cho thêm 80g đường vào nồi và khuấy đều.
- Bước 3: Tiếp tục nấu đậu cho đến khi thành chè và cho 1/3 muỗng cà phê muối để chè thêm đậm vị. Sau đó, bạn khuấy đều nồi chè và nấu thêm 5 phút.
- Bước 4: Bạn cho nước cốt dừa vào một cái tô, rồi cho thêm 18g đường và 1/4 muỗng muối rồi khuấy đều. Sau đó, bạn cho hỗn hợp lên bếp đun với lửa nhỏ cùng với 2 lá dứa.
- Bước 5: Khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi lăn tăn thì tắt bếp và đậy nắp lại ủ thêm khoảng 10 phút.
- Bước 6: Bạn cho bột bắp hòa tan với 5ml nước. Sau đó, tiếp tục nấu nước cốt dừa cho sôi lại, vớt lá rứa ra, rồi cho hỗn hợp bột bắp hòa tan vào khuấy đều và nấu cho đến khi sôi.
- Bước 7: Bạn hòa tan bột sắn dây với nước. Kế đến, bạn cho nồi chè lên bếp tiếp tục nấu với lửa vừa. Khi chè sôi, bạn cho hỗn hợp bột sắn dây vào và khuấy đều tay đừng để bị vón cục.
- Bước 8: Khi bạn thấy nước chè trong lại thì nêm nếm cho vừa miệng rồi tắt bếp. Lúc này bạn có thể múc chè ra ly và cho thêm nước cốt dừa để thưởng thức rồi đấy!
2. Xôi xoài nước cốt dừa Thái Lan
a. Nguyên liệu:
- 1 trái xoài
- 70g đường
- 100g lá dứa
- 250g gạo nếp
- 200ml nước cốt dừa
- Một ít bột bắp
b. Cách chế biến:
- Bước 1: Cho nước vào nồi cùng với 1 bó lá dứa và nấu sôi. Sau đó, cho nếp vào nấu cho đến khi chín mềm. Khi nếp chín, bạn nhớ xới nếp cho tơi.
- Bước 2: Nấu 100ml nước cốt dừa cùng với 1 ít lá dứa và 2 muỗng canh đường. Khi nước cốt dừa sôi, bạn cho xôi nếp vào nấu cùng đến khi nước cốt dừa thấm và khô lại.
- Bước 3: Nấu sôi 100g nước cốt dừa cùng 40g đường. Sau đó, bạn hòa tan nước với một ít bột bắp, rồi cho vào hỗn hợp nước cốt dừa để tạo độ sánh.
- Bước 4: Xay nhuyễn trái xoài và nấu cùng với 1 muỗng canh đường. Sau đó, bạn hòa tan một ít bột bắp với nước và cho vào hỗn hợp sốt xoài để tạo độ sánh.
- Bước 5: Cuối cùng, bạn cho xôi lên đĩa và rưới nước cốt dừa và sốt xoài lên xôi để thưởng thức được rồi.
>> Bạn có thể tìm hiểu thêm: Bà bầu ăn xôi có tốt không? Điều mẹ bầu cần cân nhắc!
3. Bánh canh cua nước cốt dừa
Mẹ bầu có thể ăn được hải sản khi mang thai 3 tháng đầu, nhưng mẹ nhớ chỉ ăn ở mức vừa phải, đồng thời cần đảm bảo những nguyên tắc khi ăn hải sản trong giai đoạn này để tránh ảnh hưởng thai kỳ.
a. Nguyên liệu:
- Gia vị
- Dầu ăn
- Nước mắm
- 250g tôm sú
- 600g cua biển
- 100g bột gạo
- 200g bột năng
- 4 nhánh hành lá
- 1.2l nước cốt dừa
b. Cách chế biến
- Bước 1: Ngâm cua biển vào nước đá khoảng 10 phút. Sau đó, chà sạch bùn cát trên thân cua bằng bàn chải, rồi mang cua đi rửa thật sạch với nước, để ráo.
- Bước 2: Nấu một nồi nước sôi, rồi cho cua vào luộc chín. Sau khi nước sôi trở lại thì với cua ra và để nguội rồi tách lấy thịt.
- Bước 3: Làm sạch tôm, lột vỏ, lấy chỉ lưng, rửa sạch và để ráo nước.
- Bước 4: Hành lá sau khi rửa sạch thì xắt nhỏ phần đầu để riêng và xắt nhỏ phần lá để riêng.
- Bước 5: Trộn đều 100g bột gạo và 200g bột năng với nhau. Kế đến, cho nước sôi vào hỗn hợp từ từ và dùng tay khuấy đều đến khi bột dẻo mịn và có thể vo thành khối không dính tay thì ngưng.
- Bước 6: Cho hỗn hợp bột ra một tấm thớt, dùng tay nhồi đều khoảng 5 phút cho bột thật dẻo và mịn.
- Bước 7: Dùng cây cán mỏng bột thành miếng dày khoảng 1/4 lóng tay nhỏ. Sau đó, dùng dao cắt bột thành các sợi nhỏ vừa ăn, rồi rắc thêm 1 ít bột năng lên trên và trộn đều để thành bánh canh.
- Bước 8: Nấu sôi một nồi nước rồi sợi bánh canh vào và luộc ở lửa lớn cho đến khi bánh nổi lên trên mặt. Khi nước sôi trở lại thì vớt ra ngoài rồi cho bánh canh vào tô nước lạnh.
- Bước 9: Đặt chảo lên bếp, cho 1 muỗng canh dầu ăn vào nấu nóng, rồi cho đầu hành lá vào phi thơm.
- Bước 10: Tiếp tục cho phần thịt tôm vào xào với lửa vừa cho đến khi tôm chín săn lại, sau đó cho thêm phần thịt cua vào. Kế đến, cho tiếp 1 muỗng canh đường, 1/2 muỗng canh hạt nêm, 1 muỗng cà phê muối vào chảo rồi xào cho các nguyên liệu chín và thấm đều gia vị thì tắt bếp. Kế đến, bạn rắc thêm 1 ít tiêu xay vào hỗn hợp cho thơm.
- Bước 11: Đặt nồi lên bếp và cho 800ml nước cốt dừa cùng 800ml nước lọc và đun sôi. Sau đó, cho bánh canh vào nồi rồi nấu tiếp cho đến khi sôi lăn tăn.
- Bước 12: Cho hỗn hợp thịt tôm và cua vào nồi rồi đợi cho đến khi sôi. Sau đó, bạn cho thêm 400ml nước cốt dừa vào nồi.
- Bước 13: Thêm 1.5 muỗng canh đường, 1 muỗng canh hạt nêm, 1/2 muối, 2 muỗng canh nước mắm rồi khuấy đều và đợi cho nồi bánh canh sôi bùng trở lại thì nêm nếm cho vừa ăn rồi tắt bếp.
- Bước 14: Cuối cùng, cho hành lá xắt nhuyễn vào bánh canh, múc ra tô và thưởng thức.
[inline_article id=188602]
Sau khi có lời giải đáp cho mẹ bầu 3 tháng đầu ăn nước cốt dừa được không và có gây sảy thai không; mẹ bầu đã có thể an tâm hơn khi ăn nước cốt dừa. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng nên tránh ăn quá nhiều trong một thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh.