Với những ai lần đầu mang thai, hiện tượng bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu có thể gây ra lo lắng bất an. Tuy nhiên, thực tế hiện tượng đau bụng khi mang thai có nguy hiểm hay không còn tùy thuộc vào việc mẹ đau như thế nào cũng như các dấu hiệu khác đi kèm.
Các trường hợp bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu
1. Đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu do sự làm tổ của trứng
Hiện tượng đau bụng lâm râm khi mang thai 3 tháng đầu là điều hết sức bình thường, nhất là trong tháng đầu tiên của thai kỳ. Trong quá trình làm tổ, do phôi nang dính vào niên mạc tử cung cũng như các chân giả của lá nuôi bám vào niêm mạc, hiện tượng này gọi là bám rễ.
Đây chính là nguyên nhân khiến bà bị đau bụng khi có thai. Khi đã ổn định sau vài ngày, các cơn đau bụng có thai cũng sẽ giảm dần hoặc hết hẳn.
>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng như thế nào là có thai? Giải mã thắc mắc cho các chị em!
2. Mang thai 3 tháng đầu bị đau bụng do căng cơ và dây chằng
Thai nhi càng lớn, tử cung của mẹ cũng phải lớn theo. Điều này sẽ khiến trong 3 tháng đầu bà bầu bị đau bụng và căng tức phần bụng. Thông thường mẹ bầu hay bị đau bụng khi ho, những lúc ngồi xổm hay khi đứng dậy.
Nếu bạn đang rất băn khoăn về vấn đề bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu; bạn có thể tìm hiểu thêm về sự khác nhau giữa đau bụng kinh và đau bụng có thai khác nhau như thế nào để dễ nhận biết dấu hiệu đau bụng có thai.
3. Những cơn ốm nghén “hoành hành”
Khi mang thai, cơ thể người mẹ có nhiều sự thay đổi khác nhau, một trong số đó là sự thay đổi bên trong hệ tiêu hóa. Thời kỳ đầu của thai kỳ, mức độ progesterone trong tử cung tăng lên đáng kể nhằm hỗ trợ quá trình phát triển của thai nhi cũng kéo theo sự gia tăng progesterone trong dạ dày, ruột và thực quản.
Đây là một trong những nguyên nhân gây ốm nghén. Do đó, những bà bầu bị ốm nghén, nôn ói nhiều sẽ dẫn tới tình trạng bị co thắt vùng bụng khiến bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu rất khó chịu.
>> Bạn có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm khi mang thai, mẹ coi chừng nhé!
4. Đau bụng dưới khi mang thai 3 tháng đầu do chứng táo bón, khó tiêu
Đây là trường hợp thường gặp đối với bà bầu vì khi mang thai tử cung sẽ cản trở hoạt động của dạ dày. Bên cạnh đó, sự thay đổi của hormone làm chậm quá trình tiêu hóa, dẫn đến tình trạng táo bón, khó tiêu, đầy hơi.
Trường hợp nào bị đau bụng 3 tháng đầu là nguy hiểm?
Đa phần đau bụng khi mang thai không đáng lo nhưng không phải không tiềm ẩn những nguy cơ nguy hiểm. Nếu mẹ bầu bị đau bụng dữ dội, đặc biệt là phần bụng dưới kèm theo các dấu hiệu như ra máu âm đạo, choáng váng mặt mày, cơ thể mệt mỏi không còn sức lực…, có thể đang phải đối mặt với một trong những nguy cơ sau:
1. Thai ngoài tử cung
Thường xảy ra từ tuần thứ 4 đến tuần thứ 10 của thai kỳ, thai ngoài tử cung là trường hợp thai nhi nằm ở những vị trí khác bên ngoài tử cung. Triệu chứng ban đầu của hiện tượng này thường không rõ ràng và dễ gây nhầm lẫn cho mẹ bầu. Các cơn đau bụng dồn dập, quặn thắt, xuất huyết âm đạo bất thường có màu sẫm và loãng là những dấu hiệu của thai ngoài tử cung.
Bên cạnh vấn đề bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu do mang thai ngoài tử cung; bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về mang thai ngoài tử cung bao lâu thì đau bụng và những phương pháp điều trị mẹ cần biết!
2. Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu: Dọa sảy thai sớm
Trong 3 tháng đầu bà bầu bị đau bụng, đau lưng, ra những mảng huyết dày sẫm màu rất có thể đây là những cảnh báo dọa sảy thai sớm. Nếu tình trạng này không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể dẫn đến sảy thai thật, mẹ bầu cần hết sức lưu ý.
>> Bạn có thể xem thêm: Cách giữ thai trong 3 tháng đầu: Mẹ dọa sảy thai nên lưu ý!
3. Bà bầu bị đau bụng 3 tháng đầu kèm khối u
Phụ nữ có tiền sử mắc khối u buồng trứng, u xơ tử cung khi có thai thường xuất hiện chứng đảo ngược cuống u nang buồng trứng hoặc đảo ngược u cơ dưới tử cung. Điều này dẫn đến cơn đau quặn một phần bụng dưới có thể dữ dội hay tự giảm dần.
4. Viêm ruột thừa khi mang thai
Hiện tượng này có thể xảy ra trong bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Tuy rất ít nhưng không phải không có, mẹ bầu cần lưu ý bởi nếu không cứu chữa kịp thời sẽ gây nguy hiểm đến mẹ và thai nhi. Biểu hiện bị đau ruột thừa là mẹ có cảm giác bị đau thắt 1/3 vùng bụng, đau âm ỉ kéo dài.
5. Bị ký sinh trùng đường ruột khi mang thai
Loại ký sinh trùng thường gặp là giun đũa. Khi mang thai nếu mắc bệnh này trong 3 tháng đầu, bà bầu sẽ bị đau bụng ê ẩm quanh phần rốn. Nếu giun đã chui vào ống mật hoặc ruột thừa sẽ càng làm cho bụng đau dữ dội hơn.
6. Tiền sản giật
Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến mẹ và thai nhi. Khi tình trạng trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu bị đau căng vùng bụng trên, cơn đau liên tục kéo dài kèm theo cảm giác buồn nôn. Lúc này, mẹ cần đến bệnh viện để kịp thời điều trị.
[key-takeaways title=””]
Khi bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu có kèm theo các dấu hiệu bất thường ở trên cần nhanh chóng thu xếp vào bệnh viên ngay. Các bác sĩ sẽ kiểm tra sức khoẻ của hai mẹ con và kịp thời cứu chữa nếu đó là dấu hiệu của các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.
[/key-takeaways]
Những cách giảm đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Khi bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu không kèm theo các dấu hiệu bất thường có thể áp dụng các cách giảm đau bụng khi mang thai 3 tháng đầu dưới đây:
- Uống nhiều nước ấm
- Chia nhỏ bữa ăn nhằm tránh cảm giác quá no
- Ăn nhiều chất xơ, kết hợp với uống nhiều nước giúp tránh táo bón
- Tắm nước ấm để giãn cơ giúp giảm hiện tượng co thắt đau tức bụng
- Tập những bài thể dục nhẹ nhàng giúp lưu thông máu và các khớp linh hoạt hơn
- Tránh ngồi làm việc lâu (hơn 1 giờ) thay vào đó hãy thường xuyên thay đổi tư thế, vận động đi lại nhẹ nhàng sau thời gian ngồi hoặc đứng lâu
Như vậy chúng ta đã tìm hiểu kỹ về các trường hợp bà bầu bị đau bụng trong 3 tháng đầu. Tình trạng thông thường chỉ là dấu hiệu thai đã làm tổ trong tử cung. Tuy nhiên, đau bụng khi mang thai cũng có thể là dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.