Nghén khi mang thai là một trong những dấu hiệu thường gặp nhất ở mẹ bầu. Tuy nhiên, không thể phủ nhận đây là vấn đề khiến nhiều cặp vợ chồng đau đầu khi tình trạng này diễn ra thường xuyên và nghiêm trọng hơn. Vậy làm sao để giảm nghén và dấu hiệu sắp hết nghén là gì? Cùng Marry Baby tìm hiểu kĩ hơn qua bài chia sẻ dưới đây nhé!
Ốm nghén là gì?
Ốm nghén hay còn gọi là buồn nôn khi mang thai thường là một trong những triệu chứng phụ nữ thường hay phàn nàn nhất. Có đến 70% các bà mẹ cảm thấy ốm nghén vào một thời điểm nào đó trong thời kỳ đầu mang thai. Đây không chỉ là một trong những dấu hiệu mang thai sớm mà còn là triệu chứng thường gặp trong suốt tam cá nguyệt đầu tiên.
Ốm nghén có ảnh hưởng đến thai nhi không?
Ốm nghén khi mang thai là một tình trạng phổ biến không gây hại cho thai nhi và còn được xem là dấu hiệu của một thai nhi khỏe mạnh. Nhưng nếu xảy ra thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của mẹ, bao gồm cả khả năng làm việc hoặc sinh hoạt hằng ngày. Đồng thời, các mẹ cũng có thể lưu ý các dấu hiệu sắp hết nghén nhằm tăng cường các chất dinh dưỡng cho thai nhi được hấp thụ và phát triển khỏe mạnh hơn.
Ốm nghén bao lâu thì hết?
Cảm giác ốm nghén khi mang thai thường được bắt đầu trước khi thai được 9 tuần. Và câu trả lời chính xác là khi thai được 13 – 14 tuần, cũng có một số trường hợp xảy ra trong suốt thai kỳ. Theo thống kê thì trường hợp xảy ra ốm nghén nghiêm trọng ở phụ nữ chỉ chiếm 3% nên các mẹ không cần phải quá lo lắng khi mang thai. Khi các dấu hiệu sắp hết nghén xuất hiện thì cũng là dấu hiệu thông báo cơ thể mẹ và bé đang trên đà tiếp tục phát triển.
Nguyên nhân chính gây ốm nghén khi mang thai chính là lượng đường trong máu thấp hoặc sự gia tăng hormone thai kỳ, chẳng hạn như gonadotropin màng đệm ở người (HCG) hoặc estrogen. Tình trạng này có thể trở nên tồi tệ hơn khi mẹ căng thẳng, mệt mỏi hoặc trầm cảm. Khi các biểu hiện nôn dần giảm đi cũng là dấu hiệu sắp hết nghén, đây là lúc thích hợp để bổ sung các loại vitamin và dinh dưỡng cho thai nhi.
>>> Bạn có thể tham khảo: Nghén nặng nhất vào tuần thứ mấy? Mẹ cần biết để chuẩn bị tốt nhất
Cách điều trị nghén ở mẹ bầu
Để cải thiện tình trạng ốm nghén ở mẹ bầu, Marry Baby có một số giải pháp cơ bản và khá dễ thực hiện như sau:
- Bổ sung vitamin tổng hợp, nếu mẹ cảm thấy khó khăn khi ăn vào cứ bị nôn ra và gặp tình trạng ăn không ngon miệng thì vitamin là cách nhanh nhất để mẹ có thể sớm phục hồi sức khỏe.
- Chia nhỏ các bữa ăn hoặc ăn nhẹ sau 1 – 2 giờ và uống nhiều nước.
- Ăn thức ăn vị nhạt và dễ tiêu hóa như chế độ ăn kiêng BRAT (chuối, cơm, sốt táo, bánh mì nướng).
- Sử dụng các loại sản phẩm làm từ gừng như: trà gừng, viên nang gừng, kẹo gừng.
- Duy trì tập thể dục nhẹ nhàng, hít thở không khí để giảm căng thẳng, tránh những nơi có khói thuốc lá.
Khi thực hiện nghiêm túc các biện pháp trên thì các triệu chứng nôn sẽ được thuyên giảm, thay vào đó là sự xuất hiện của các dấu hiệu sắp hết nghén.
Dấu hiệu sắp hết nghén ở mẹ bầu
Nhiều mẹ vẫn luôn thắc mắc rằng: “Đang nghén tự nhiên hết nghén có sao không?” thì đây là chuyện hết sức bình thường và là dấu hiệu cho thấy rằng thai nhi đang rất khỏe mạnh. Tương tự với các dấu hiệu ốm nghén thì cũng sẽ có dấu hiệu sắp hết nghén ở mẹ bầu. Một trong những dấu hiệu sắp hết nghén thường thấy nhất ở mẹ bầu chính là các dấu hiệu cơ bản dưới đây.
1. Giảm buồn nôn
Các mẹ vẫn hay lo lắng việc buồn nôn mỗi ngày sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi nhưng khi chứng buồn nôn giảm xuống chỉ còn vài lần một tuần thì xin chúc mừng. Đây chính là dấu hiệu sắp hết nghén đầu tiên mà các mẹ có thể nhận biết.
2. Ngủ ngon giấc
Dấu hiệu sắp hết nghén thứ hai mà bố mẹ có thể dễ thấy chính là ngủ ngon giấc hơn. Việc nôn mửa nhiều dễ ảnh hưởng đến giấc ngủ của mẹ khi bụng thường xuyên co thắt và có thể ảnh hưởng đến tâm trạng và suy nghĩ. Thế nên, việc các mẹ ngủ ngon giấc hơn cũng là dấu hiệu sắp hết nghén tuyệt vời và là cơ hội thúc đẩy sự phát triển từ bên trong bào thai.
>>> Bạn có thể tham khảo: Nhiễm độc thai nghén và những nguy cơ mẹ bầu cần biết
3. Thèm ăn nhiều hơn
Thai nghén làm cho mẹ bầu luôn có cảm giác khó chịu, đầy hơi ở bụng, cảm giác có vị mặn ở miệng nên dễ gây nên cảm giác chán ăn. Cùng với đó là nỗi lo khi ăn vào sẽ lại bị nôn ra, điều này dễ dẫn đến trạng thái lo lắng. Nhưng dấu hiệu này chỉ xảy ra trong thời gian đầu mang thai nên các mẹ không cần quá quan tâm. Khi bắt đầu thèm ăn nhiều hơn cũng chính là sự xuất hiện dấu hiệu sắp hết nghén, kích thước bụng dần thay đổi cho thấy bé đang dần lớn mạnh trong bụng mẹ.
4. Tâm trạng thoải mái và vui vẻ hơn
Dấu hiệu sắp hết nghén tiếp theo các mẹ có thể nhận biết chính là tâm trạng thoải mái và vui vẻ hơn. Bất kì ai cũng phải trải qua thời kỳ thai nghén, chính vì vậy các mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái, tránh lo âu, chia sẻ cảm xúc cùng các bố để được thấu hiểu và đồng cảm hơn. Các mẹ cũng có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa chăm sóc con hoặc du lịch để tâm trạng được cải thiện.
5. Tăng cân
Và cuối cùng, tăng cân là dấu hiệu sắp hết nghén thể hiện rõ nhất. Khi tâm trạng thoải mái, ăn uống dễ dàng, ngủ ngon giấc và giảm triệu chứng buồn nôn chính là lúc trẻ được phát triển tốt nhất. Khi đó các mẹ sẽ nhanh chóng tăng cân và khỏe mạnh hơn, nhưng cũng cần chú ý mức cân tiêu chuẩn hợp lý khi mang thai để tránh các tình trạng sinh non hoặc sinh mổ không nên có.
[inline_article id=106215]
Chăm sóc sức khỏe mẹ bầu là điều cần thiết để bảo vệ mẹ và hướng đến sự phát triển tích cực cho bé. Trên đây là các dấu hiệu sắp hết nghén mà Marry Baby tổng hợp được, hi vọng với các dấu hiệu tích cực này các mẹ sẽ sớm nhận biết và cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể phù hợp. Hãy tận hưởng quãng thời gian hạnh phúc và thoải mái tinh thần khi mang thai để cả mẹ và con đều được khỏe mạnh.