Categories
3 tháng đầu Mang thai

Mẹ bầu cần biết: Đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không?

Không chỉ ốm nghén, mệt mỏi, đau nhức, nóng trong người, đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là nỗi phiền toái, lo lắng không nhỏ của mẹ bầu.

Vậy nguyên nhân gây ra tình trạng này là do đâu? Liệu nó có nguy hiểm đến thai nhi? Và cách khắc phục như thế nào? Các mẹ bầu hãy cùng tìm hiểu nhé!

Đầy bụng có phải là dấu hiệu mang thai?

Rất nhiều chị em nghĩ rằng đầy bụng là một dấu hiệu nhận biết mang thai sớm. Nhưng trên thực tế đầy hơi chướng bụng được coi là triệu chứng của bệnh tiêu hóa, ví dụ như: viêm dạ dày, trào ngược thực quản, viêm túi mật…

Vậy nên để xác định mình có mang thai hay không, chị em phải căn cứ vào các dấu hiệu như trễ kinh, buồn nôn, ốm nghén, căng tức ngực, tâm trạng thay đổi… 

đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu
Đầy bụng không phải là dấu hiệu chính cho thấy bạn đang mang thai

Nguyên nhân gây đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Theo các chuyên gia thì nguyên nhân chính gây khiến chị em đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu là do chế độ ăn uống không khoa học, hợp lý.

Giai đoạn đầu thai kỳ, mẹ bầu sẽ bắt đầu có chế độ dinh dưỡng đặc biệt, với mức ăn nhiều hơn. Vậy nên nguy cơ mắc chứng đầy bụng, khó tiêu càng tăng cao.

Không những thế, thời gian này mẹ bầu bị ốm nghén sẽ rất thèm ăn nhiều món có hại cho đường tiêu hóa như đồ chiên, đồ ngọt, thức ăn nhanh… Đây chính là “thủ phạm” gây nên chứng đầy bụng.

Còn một nguyên nhân khác khiến chị em bị đầy hơi chướng bụng khi mới mang thai là do hormone nội tiết tăng cao. Điều này sẽ khiến vùng cơ co thắt giữa dạ dày – thực quản bị giãn ra làm bà bầu bị ợ hơi.

đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu 2
Chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu có liên quan nhiều đến chứng ốm nghén

Đầy bụng khi mới mang thai có nguy hiểm không?

Việc bị đầy hơi, chướng bụng khi mang thai tháng đầu là triệu chứng bình thường. Nó chỉ khiến mẹ bầu khó chịu, mệt mỏi hơn trong giai đoạn đầu thai kỳ.

Nhưng nếu tình trạng đầy bụng, buồn nôn kéo dài, không thể điều trị dứt điểm sẽ khiến mẹ bầu mất cảm giác ngon miệng, buồn nôn… Như vậy lượng dinh dưỡng cung cấp cho bé không đủ, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe của bản thân và con yêu thì mẹ bầu cần khắc phục ngay tình trạng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu 3
Chứng đầy bụng khiến mẹ bầu chán ăn, không cung cấp đủ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Cách trị đầy hơi, căng tức bụng khi mang thai 3 tháng đầu

Thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học, điều độ là cách hiệu quả nhất để mẹ bầu không còn bị đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu.

  • Để không bị cơn thèm ăn hành hạ, hay ăn quá no, mẹ bầu nên chia nhỏ khoảng 5 – 6 bữa ăn mỗi ngày.
  • Ăn một cách chậm rãi, nhai kỹ, không nên vừa ăn vừa uống.
  • Sau bữa ăn tuyệt đối không nên nằm mà phải vận động, đi lại nhẹ nhàng để kích thích tiêu hóa tốt hơn.
  • Ngủ đúng tư thế, kê gối hơi cao, thêm một chiếc gối mỏng ở lưng để giảm bớt chứng đầy hơi, chướng bụng.
  • Tránh xa khói thuốc lá bởi nó không chỉ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi mà còn gây tình trạng đảo lộn dịch dạ dày làm trầm trọng thêm tình trạng đầy bụng.

[inline_article id=76554]

Những loại thực phẩm mẹ bầu cần tránh khi mang thai

Đây là những món ăn có mùi vị mạnh ảnh hưởng nhiều đến vị giác và tiêu hóa của mẹ bầu

  • Món ăn hoặc trái cây có vị chua, cay khiến dạ dày bị kích thích gây chướng bụng, ợ hơi.
  • Các món ăn nhanh, thức ăn chiên xào nhiều dầu mỡ khiến việc tiêu hóa khó khăn hơn.
  • Đồ uống có ga, nước tăng lực, nước ngọt… không chỉ gây đầy hơi, chướng bụng mà còn không tốt cho sức khỏe của cả mẹ và bé.
  • Thịt hun khói, các loại cá vị tanh.
  • Các loại thức ăn lên men tự nhiên như dưa chua, cà muối, kim chi… làm tăng axit trong dạ dày, làm chứng đầy bụng nặng hơn.

Thay vào đó, mẹ bầu nên bổ sung vào chế độ dinh dưỡng các loại thực phẩm giàu chất xơ, giúp kích thích tiêu hóa, ví dụ như:

  • Các loại trái cây như đu đủ chín, táo, nho, lê… hỗ trợ nhuận tràng, kích thích tiêu hóa.
  • Uống tinh bột nghệ, sử dụng nghệ tươi để chế biến món ăn giúp hỗ trợ tiêu hóa, kháng khuẩn, giảm đau dạ dày.
  • Dùng lá tía tô để trị đầy bụng, khó tiêu đồng thời hỗ trợ an thai, chữa ho sốt, đờm, cảm cúm…
đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu 4
Ưu tiên các loại trái cây giàu chất xơ là giải pháp chữa đầy bụng khi mang thai hiệu quả

Ăn uống, nghỉ ngơi hợp lý, khoa học, tránh căng thẳng stress, chứng đầy bụng khi mang thai 3 tháng đầu sẽ không còn khiến mẹ bầu mệt mỏi, khó chịu.