Mang thai sẽ có muôn vàn câu chuyện hạnh phúc, hồi hộp lẫn lo âu. Những cảm xúc liên tục thay đổi, đến rồi đi. Khoảng sáng sau gáy thai nhi bắt đầu tuần thứ 11 đến hết tuần thứ 13, chỉ vài milimet cũng có thể đẩy thứ cảm xúc ấy lên đến “tột cùng”.
Khoảng sáng sau gáy là gì?
Khoảng sáng sau gáy hay còn gọi là độ mờ da gáy là sự tích tụ dịch nằm giữa da của vùng gáy và cột sống thai nhi. Khoảng sáng sau gáy có tính chất sinh lý, xuất hiện từ tuần thứ 11 đến 13 và sẽ biến mất sau tuần thứ 14.
Việc đo khoảng sáng sau gáy nhằm phát hiện sớm hội chứng Down. Bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm bằng phương pháp siêu âm vùng bụng của mẹ bầu, rất nhanh và đơn giản, hoàn toàn không gây nguy hiểm cho mẹ và thai nhi.
Trường hợp mẹ có tử cung ngả sau hoặc thừa cân béo phì, để đo khoảng sáng sau gáy chính xác nhất, bác sĩ sẽ cần tiến hành phương pháp siêu âm đầu dò.
Khi tiến hành siêu âm, bác sĩ sẽ đo chiều dài từ đỉnh đầu đến cuối xương sống thai nhi, sau đó tiếp tục đo độ mờ da gáy. Đây là đường trắng sau gáy thai nhi, khi vùng xung quanh có màu tối sẫm hơn. Đó cũng là lý do người ta gọi là khoảng sáng sau gáy.
Đo khoảng sáng sau gáy khi nào?
Trước tiên, dù với xét nghiệm nào mẹ bầu cũng cần xác định chính xác tuổi thai. Theo các chuyên gia, thời điểm thực hiện đo khoảng sáng sau gáy cho kết qur chính xác nhất từ tuần 11 đến tuần 13 của thai kỳ.
Trước tuần thứ 11, thai còn quá nhỏ sẽ chưa xác định được rõ ràng. Sau tuần thứ 13, da gáy của thai nhi dần trở về trạng thái bình thường, kết quả sẽ chẳng còn ý nghĩa. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là thai nhi khỏe mạnh hoàn toàn.
Kết quả đo khoảng sáng sau gáy còn giúp bác sĩ quyết định có nên chọc dò ối hay lấy mẫu nhung màng đệm để tìm kiếm các bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi ở tuần thứ 16-17 hay không.
Khoảng sáng sau gáy bao nhiêu là bình thường?
Ba cột mốc độ mờ da gáy thai nhi mẹ bầu cần biết:
- Độ mờ da gáy = 1,3 mm: Nguy cơ mắc bệnh Down thấp
- Độ mờ da gáy = 2,5-3,0 mm: 9/10 trẻ bình thường
- Độ mờ da gáy >3,0 mm: Nguy cơ mắc bệnh Down cũng như các bất thường nhiễm sắc thể khác rất cao.
Kết quả khoảng sáng sau gáy khẳng định chính xác 75% nguy cơ thai nhi mắc hội chứng Down. Tuy nhiên, vẫn có khoảng 1/20 – 1/25 mẹ bầu vẫn sinh con khỏe mạnh dù được cảnh báo nguy cơ bé mắc bệnh Down cao.
Nếu chỉ số khoảng sáng sau gáy cho thấu trẻ có nguy cơ bị bệnh Down cao, mẹ bầu cần làm thêm những xét nghiệm như PAPP-A, Free- β HCG (cũng trong tuần 11-13); Triple test (tuần 16-18) để có kết quả chính xác.
Yếu tố nào gia tăng hội chứng Down ở thai nhi?
Hội chứng Down là hội chứng bệnh do đột biến số lượng nhiễm sắc thể, cụ thể là thừa một nhiễm sắc thể 21. Năm 1866, hội chứng được mô tả chính thức và lấy tên theo bác sĩ đã phát hiện bệnh – John Langdon Down.
Trẻ mắc phải hội chứng này thường có xu hướng chậm phát triển trí tuệ và khả năng vận động. Đáng tiếc hơn là bệnh này không thể điều trị dứt điểm hoàn toàn. Tính đến hiện nay, bệnh chỉ có thể được phát hiện sớm và có hướng giải quyết thông phương pháp siêu âm độ mờ da gáy.
Một trong những yếu tố quan trọng, là nguyên nhân tăng khoảng sáng sau gáy cũng như hội chứng Down gồm:
- Tuổi tác của mẹ: Khả năng mắc hội chứng Down thường tỷ lệ thuận với tuổi tác của mẹ. Mẹ có số tuổi càng cao, con càng có nguy cơ nhiễm bệnh cao. Theo số liệu thống kê, tỉ lệ thai nhi mắc bệnh khi mẹ bầu ở tuổi 25 là 1/1200. Con số này tăng lên 1/100 khi mẹ bầu bước sang tuổi 40.
- Môi trường làm việc nguy hiểm: Việc thường xuyên làm việc hay tiếp xúc với các chất bức xạ, hóa chất độc hại cũng góp phần tăng nguy cơ dị tật thai nhi.
- Di truyền: Mẹ bầu có tiền sử thai chết lưu, người thân của vợ hay chồng có người bị bệnh cũng làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh.
- Dùng thuốc trong thời gian đầu mang thai: Trong 3 tháng đầu mẹ dùng thuốc hay bị nhiễm virus sẽ gây ảnh hưởng đến thai nhi.
[inline_article id=76430]
Việc xét nghiệm khoảng sáng sau gáy không chỉ là một trong số hàng tá xét nghiệm mẹ bầu cần làm. Nó còn cho biết nhiều vấn đề quan trọng khác. Mẹ bầu không được chủ quan, cần làm xét nghiệm nghiêm túc.