Nếu bạn bị ra máu hồng khi mang thai 7 tuần thì điều ấy có ý nghĩa gì? Đôi khi, tình trạng này có thể là một “lời cảnh báo” nguy hiểm. Nhưng cũng có khi nó lại là một hiện tượng rất bình thường trong thai kỳ. Bài viết này MarryBaby sẽ giúp bạn giải đáp hiện tượng ra ra huyết hồng khi mang thai 3 tháng đầu, cụ thể là tuần thứ 7 có ý nghĩa thế nào. Hãy theo dõi nhé!
Hiện tượng ra máu hồng khi mang thai 7 tuần là gì?
Khi mang thai được 7 tuần tức là bạn đã chính thức bước vào giai đoạn giữa của tam cá nguyệt thứ nhất. Lúc này, thai nhi 7 tuần tuổi chỉ dài khoảng 10mm và cân nặng chỉ vài gam. Thai nhi giai đoạn này có thể bằng hạt đậu Hà Lan nên bụng của mẹ vẫn chưa to lên.
Vào tuần thai thứ 7 này, bạn có thể bắt đầu đi tiểu nhiều và ngực cũng có cảm giác căng tức nhẹ. Ngoài ra, bạn cũng có thể cảm thấy mệt mỏi và tình trạng nôn ói của ốm nghén cũng xuất hiện. Nếu trong giai đoạn này bạn nhận thấy âm đạo ra máu hồng khi mang thai 7 tuần thì sẽ có nhiều nguyên nhân khác nhau.
Tình trạng ra huyết hồng khi mang thai 3 tháng đầu là hiện tượng máu chảy ra từ âm đạo. Nó có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi mang thai. Có thể từ khi bạn đã thụ thai (khi trứng được thụ tinh) cho đến cuối thai kỳ. Tuy nhiên, mỗi trường hợp chảy máu âm đạo sẽ có ý nghĩa khác nhau. Vậy các trường hợp ra máu hồng khi mang thai 7 tuần cụ thể thế nào? Hãy đọc tiếp phần bài viết dưới đây nhé.
>> Bạn có thể xem thêm: Thai 7 tuần tự nhiên hết nghén có phải là dấu hiệu nguy hiểm?
Nguyên nhân ra máu hồng khi mang thai 7 tuần
1. Ra máu hồng khi mang thai 7 tuần: Tụ máu dưới màng đệm
Tụ máu dưới màng đệm còn gọi là xuất huyết dưới màng đệm hoặc chảy máu dưới màng đệm (Subchorionic Hematoma). Đây là tình trạng máu hình thành giữa thành tử cung và màng đệm trong thai kỳ.
Tham khảo từ trang thông tin của bệnh viện Đại học Cleveland: Triệu chứng của tình trạng này là ra máu âm đạo hay ra máu hồng khi mang thai 3 tháng đầu, cụ thể đang quan tâm ở đây là mang thai 7 tuần. Thông thường, tụ máu dưới màng đệm có thể thu nhỏ kích thước và tự khỏi mà không cần điều trị. Tuy nhiên, một số trường hợp bác sĩ cũng có thể cần được bác sĩ kiểm tra và theo dõi.
2. Ra máu hồng nhạt sau quan hệ
Ra máu hồng khi mang thai 7 tuần cũng có thể do tiếp xúc với cổ tử cung khi mang thai. Có thể bạn sẽ ra máu hồng nhạt sau quan hệ; Hoặc khi khám phụ khoa bác sĩ dùng dụng cụ siêu âm qua âm đạo; Thậm chí khi nâng vật nặng hoặc tập thể dục quá sức cũng khiến bạn bị chảy máu âm đạo. Tình trạng chảy một chút máu hồng nhạt thường không đáng lo ngại.
Phần lớn, nếu bạn có chu kỳ kinh nguyệt không đều thường có thể không biết bản thân đã mang thai. Việc vợ chồng quan hệ khi mang thai 7 tuần có thể diễn ra. Và đó cũng chính là nguyên nhân khiến âm đạo ra máu hồng nhạt sau khi quan hệ.
>> Bạn có thể xem thêm: 7 tư thế quan hệ khi mang thai kinh điển ‘chồng hát, vợ khen hay’
3. Polyp cổ tử cung (Cervical Polyps)
American Pregnancy Association (Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ) còn cho biết một nguyên nhân khác có thể gây nên tình trạng ra máu hồng khi mang thai 7 tuần. Đó có thể là hiện tượng polyp cổ tử cung khi hormone estrogen tăng cao. Điều này khiến gia tăng số lượng mạch máu trong mô xung quanh cổ tử cung khi mang thai.
Tình trạng polyp cổ tử cung thường rất hiếm xuất hiện khi mang thai. Hiện tại chưa có hướng dẫn cụ thể nào về việc nên áp dụng phương pháp điều trị nào trong thời kỳ mang thai, việc điều trị còn tuỳ thuộc vào nhiều yếu tố và các nguy cơ.
4. Ra máu hồng khi mang thai 7 tuần do nhiễm trùng âm đạo
Nhiễm trùng âm đạo có thể do bạn nhiễm bênh Chlamydia, bệnh lậu, các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác (STIs) hoặc nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI). Tất cả các bệnh này đều có triệu chứng chảy máu nhẹ ở âm đạo.
Nếu khi ngờ bản thân mắc các bệnh này khi mang thai, bạn cần phải đi khám bệnh ngay nhé. Các bác sĩ sẽ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân chính xác và đưa ra phương án điều trị thích hợp cho bạn.
>> Bạn có thể xem thêm: Thuốc đặt âm đao trị nấm cho bà bầu và những điều mẹ nên biết!
5. Dọa sảy thai (Threatened Miscarriage)
Nếu bạn bị ra máu hồng khi mang thai 7 tuần kèm đau bụng thì có thể là dấu hiệu dọa sảy thai. Tình trạng này có thể diễn ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Nếu thấy đau bụng và ra máu khi mới mang thai thì cần đến bệnh viện ngay.
Khi bạn sĩ nhận biết triệu chứng đau bụng và ra máu khi mới mang thai của bạn sẽ thực hiện siêu âm và các phương pháp y khoa khác. Điều này để giúp kiểm tra sức khỏe và nhịp tim của thai nhi. Ngoài ra, bạn có thể được bác sĩ yêu cần tránh quan hệ tình dục hoặc thực hiện một số hoạt động có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi.
>> Bạn có thể xem thêm: Doạ sảy thai ra máu bao lâu và cách mẹ bầu xử trí thế nào?
6. Ra máu hồng khi mang thai 7 tuần do mang thai ngoài tử cung
Mang thai ngoài tử cung (Ectopic Pregnancy) khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung. Nếu bạn trể kinh được 7 tuần, thử qua biết có thai nhưng chưa được siêu âm để xác định vị trí thai, khi có ra máu và kèm theo đau bụng, một khả năng không được quên là thai ngoài tử cung.
Mang thai ngoài tử cung không phải lúc nào cũng có dấu hiệu “cảnh báo”. Đôi khi, tình trạng này được phát hiện khi bạn đi khám thai định kỳ.
>> Bạn có thể xem thêm: Mổ thai ngoài tử cung bao lâu thì lành? – Cách chăm sóc sau mổ nhanh hồi phục
Ra máu hồng khi mang thai 7 tuần có nguy hiểm không?
Ra máu khi mang thai luôn là dấu hiệu khiến mẹ bầu cảm thấy lo lắng. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng đáng lo ngại. Âm đạo ra máu trong tam cá nguyệt đầu tiên thường là tình trạng khá phổ biến với các mẹ bầu.
Tuy nhiên, nếu bạn thấy hiện thượng ra máu hồng khi mang thai 7 tuần với lượng máu nhiều kèm theo đau bụng dữ dỗi và âm ỉ thì nên đến bệnh viện ngay. Đó có thể là dấu hiệu dọa sảy thai, sẩy thai hoặc mang thai ngoài tử cung (với trường hợp chưa xác định thai trong lòng tử cung).
Ra máu hồng khi mang thai 7 tuần cần làm gì?
Để tránh trường hợp rủi ro nếu ra máu hồng khi mang thai 7 tuần, bạn cần lưu ý một số điều sau:
1. Khám Sản – Phụ khoa
- Cần đi khám ngay nếu thấy ra nhiều huyết hồng và đau bụng dưới hoặc các dấu hiệu bất thường trong thai kỳ.
- Khám thai định kỳ đúng hẹn để theo dõi tình trạng sức khỏe của thai nhi.
- Khi đi khám phụ khoa cần thông báo mình đang mang thai.
2. Trong sinh hoạt
- Nếu bạn bị ra máu hồng khi mang thai 7 tuần do các vấn đề bất thường có thể gây nguy hiểm cho thai nhi thì cần tránh quan hệ tình dục.
- Khi di chuyển cũng cần cẩn trọng luôn đi nhẹ nhàng, tránh vận động mạnh.
- Nghỉ ngơi hợp lý, nhất là nên ngủ trưa để đảm bảo sức khỏe cho mẹ và bé.
- Đảm bảo uống đủ 2 lít/ngày để luôn cung cấp đủ nước và độ ẩm cho cơ thể.
[inline_article id=313029]
Những giải đáp chi tiết về hiện tượng ra huyết khi mang thai
Ra huyết khi mang thai 5 tuần, 6 tuần, 7 tuần
Máu báo thai có thể ra sớm hoặc ra muộn. Việc ra huyết báo thai thường diễn ra cách thời điểm thụ thai 8 – 12 ngày. Hoặc diễn ra sau kỳ hành kinh thông thường 1 – 2 tuần.
Tuy nhiên, trường hợp ra máu hồng khi mang thai 7 tuần, 8 tuần thì bạn nên lưu ý. Nếu máu màu hồng nhạt, ra lượng ít thì có thể bạn thuộc nhóm báo thai muộn. Nhưng nếu máu ra đỏ thẫm hoặc đặc sệt thì đây là dấu hiệu dọa sảy thai cần nhập viện gấp.
Ra máu khi mang thai 3 tháng đầu
Ra máu khi mang thai trong tam cá nguyệt thứ nhất chia thành các giai đoạn khác nhau. Nếu ra máu hồng khi mang thai 7 tuần hay trong 2 tháng đầu thì đây có thể là máu báo thai. Nhưng nếu bước sang tháng thứ 3 mà vẫn thấy ra máu thì bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra. Trường hợp thai nhi đã có tim thai mà bạn vẫn bị ra huyết thì có thể là dấu hiệu dọa sảy thai.
Ra huyết khi mang thai 3 tháng cuối
Ra huyết khi mang thai 3 tháng cuối thường được dự đoán là dấu hiệu chuyển dạ nhưng cũng có thể là do nhiều nguyên nhân khác. Khi bước sang tam cá nguyệt thứ 3 mà thấy ra máu thì bạn nên đến bệnh viện sớm. Bác sĩ sẽ giúp bạn chẩn đoán, tìm ra nguyên nhân để an tâm hơn.
>> Xem thêm: Thai 34 tuần ra dịch màu nâu và những điều mẹ bầu cần biết
Như vậy bạn đã biết ra máu hồng khi mang thai 7 tuần đôi khi không phải là dấu hiệu nguy hiểm. Nhưng nếu bạn ra nhiều huyết hồng và đau bụng dưới thì cần đi bệnh viện ngay nhé. Chúc bạn có một thai kỳ thật khỏe mạnh!