Categories
3 tháng đầu Mang thai

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi

Trong giai đoạn thai nhi 10 tuần tuổi này, bé đã phát triển gần đầy đủ. Nếu trong những tuần trước mẹ đã ốm nghén quá nhiều thì cũng đừng lo lắng, bắt đầu từ bây giờ các triệu chứng ốm nghén sẽ giảm dần và mẹ sẽ sớm ngon miệng trở lại.

Những cơn ốm nghén vẫn đang làm phiền mẹ mỗi ngày ở giai đoạn thai nhi 10 tuần tuổi đúng không? Ngoài chuyện buồn nôn khó ưa thì ốm nghén cũng mang đến nhiều trải nghiệm thú vị làm quà. Cụ thể như chuyện ăn được những món ăn mẹ từng ghét cay ghét đắng chẳng hạn. Hãy cứ ăn khi thèm mẹ nhé!

Thai 10 tuần tuổi cũng là thời điểm ông xã mang bầu cùng vợ đó. Mẹ có thể nhờ ba đi mua đồ ăn đêm khuya hay sáng sớm tinh mơ, ông bố nào cũng sẵn lòng vì thiên thần nhỏ đang đói mà. Mẹ nhớ mang theo chút đồ ăn vặt khi đi ra ngoài nữa nhé.

Sự phát triển của thai nhi 10 tuần tuổi

1. Thai 10 tuần phát triển như thế nào?

Mẹ thắc mắc thai nhi 10 tuần tuổi phát triển như thế nào? Thai nhi 10 tuần tuổi đã dài khoảng 4cm và phát triển gần đầy đủ các bộ phận như một người trưởng thành. Rõ ràng hơn, mẹ có thể hình dung thai nhi lúc này như sau:

  • Ở khoảng thời gian này, thai nhi sẽ dài khoảng 3,1cm và nặng khoảng 4g. Đuôi phôi thai nằm ở cuối xương sống lúc này sẽ biến mất. 
  • Đầu thai nhi đang to dần ra và trán bắt đầu phồng lên do sự phát triển nhanh chóng của não bộ. Mỗi phút có 250.000 tế bào thần kinh được sản sinh.
  • Tay bé sẽ sớm xòe ra, những màng ngăn dần dần biến mất, và bé có thể nắm tay lại.
  • Hai lỗ tai bé gần định hình xong; mí mắt nhắm lại để bảo vệ mắt bé.
  • Những chồi răng nhỏ đang bắt đầu xuất hiện dưới nướu, sẽ mọc sau khi sinh 6 tháng và một số xương của bé đang bắt đầu cứng lại.
  • Tủy sống bắt đầu sản sinh ra bạch cầu.
  • Xương và sụn ở chân đang phát triển thành đầu gối và mắt cá chân, tay cùng khuỷu tay đã được hình thành.
  • Dạ dày bé đang sản xuất dịch tiêu hóa, thận sản xuất lượng nước tiểu lớn hơn và nếu là bé trai, hoóc môn testosterone cũng được sản xuất trong giai đoạn này.

Em bé có những vận động không ngừng khi bước vào tuần thai thứ 10. Mẹ đa phần đều không cảm nhận được vì bào thai còn khá nhỏ.

Những động tác co duỗi nhẹ nhàng của bé giống như múa ba lê trong nước. Bé sẽ thực hiện những động tác này thường xuyên hơn khi cơ thể bé lớn lên, phát triển và có nhiều chức năng hơn. Bạn sẽ không cảm nhận được những trò nhào lộn của bé trong một, hai tháng nữa cũng như những tiếng nấc xảy ra khi cơ hoành của bé hình thành.

Hình ảnh thai nhi 10 tuần tuổi
Hình ảnh thai nhi 10 tuần tuổi

2. Mang thai 10 tuần là bao nhiêu tháng?

Nếu bạn mang thai được 10 tuần tức là bạn đang ở tháng thứ 3 của thai kỳ. Chỉ còn 6 tháng nữa thôi là bạn có thể gặp mặt con yêu rồi.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 10 tuần tuổi

Những tuần tuổi của tam cá nguyệt thứ nhất, tử cung của mẹ đã tăng gấp đôi kích thước. Từ kích thước của quả lê trước khi bạn có thai với kích thước của quả cam lớn.

Cùng với sự phát triển của thai nhi,mẹ bầu sẽ có những thay đổi nhất định.

Điều đầu tiên bạn có thể dễ dàng nhận thấy là các đường tĩnh mạch xuất hiện trên da, chạy ngang qua ngực và bụng bạn. Những đường gân nổi này sẽ rõ ràng nếu bạn gầy và da trắng.

Khi thai nhi lớn hơn, bạn cũng sẽ thấy các tĩnh mạch ở bàn tay và bàn chân dường như cũng lớn hơn và nổi rõ hơn. Trong thời kỳ mang thai, lượng máu trung bình của phụ nữ tăng gần 50% và các tĩnh mạch phải giữ cho chúng có thể đi theo dòng chảy.

Đừng lo lắng nếu bạn không thể ăn nhiều món bổ dưỡng hoặc chưa tăng cân do ốm nghén vì hầu hết phụ nữ chỉ tăng khoảng 1 hoặc 2kg trong 3 tháng đầu. Mẹ sẽ sớm thấy ngon miệng trở lại và bắt đầu tăng khoảng gần nửa ký mỗi tuần.

Ngoài ra, còn có những triệu chứng thường xuất hiện ở tuần thứ 10 của thai kỳ

  • Ốm nghén: Ở giai đoạn này bạn vẫn sẽ có cảm giác buồn nôn, có khi xuất hiện thường xuyên hơn trước. Những lúc như vậy, bạn nên uống một tách trà gừng để cơ thể không còn cảm giác buồn nôn nữa.
  • Mệt mỏi và chóng mặt: Do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi và lượng máu tăng dần để cung cấp dinh dưỡng. Lúc này bạn có thể đi bộ và tập những bài tập thể dục nhẹ nhàng, nghỉ ngơi điều độ sẽ giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn.
  • Đau dây chằng: Do các dây chằng ở bụng mẹ đang giãn ra, nên mẹ sẽ có cảm giác đau tại các vị trí này. Những lúc như thế, mẹ nên mát xa vùng bụng và nghỉ ngơi khi cần thiết. 
  • Ợ nóng, khó tiêu: Sau những bữa ăn, bạn không nên nằm xuống ngay để tránh hiện tượng trào ngược dạ dày và cũng như tránh các loại thức ăn khó tiêu như bánh mì,…

>>> Bạn có thể quan tâm: Mẹo hay “đánh bay” mất ngủ khi mang thai

Nếu để ý, mẹ sẽ thấy xuất hiện một đường sẫm màu kéo dài từ vùng rốn đến vùng bụng dưới. Đây là dấu hiệu của mẹ có thai kỳ phát triển bình thường. Mẹ cũng có thể xuất hiện mụn trứng cá, đặc biệt là ở người từng có tiền sử bị mụn trước đó.

Mẹ bầu cần làm những xét nghiệm nào khi mang thai 10 tuần?

Mẹ bầu cần làm những xét nghiệm nào khi mang thai 10 tuần?

1. Kiểm tra bạn có mang đa thai không?

Khi mang thai tuần thứ 10, bác sĩ sẽ cho bạn biết liệu bạn có mang đa thai hay không bằng cách lắng nghe nhịp tim thai và hình ảnh siêu âm. Trong hầu hết các trường hợp, phương pháp siêu âm sẽ chẩn đoán chính xác liệu mẹ có mang đa thai hay không. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp hiếm bào thai bị giấu ẩn sau một bào thai khác mà đầu dò của thiết bị siêu âm không thể quan sát thấy được.

2. Những xét nghiệm khác mẹ bầu cần biết

Thông thường khi đi khám thai 10 tuần, bác sĩ sẽ chỉ định các kiểm tra sau để thăm dò sự phát triển của thai nhi và đánh giá sức khỏe của mẹ bầu:

  • Đo cân nặng và huyết áp
  • Siêu âm thai
  • Đo nhịp tim của thai nhi
  • Đo kích thước của tử cung bằng cách đo chu vi vòng bụng, sờ nắn bên ngoài để xem kích thước này tương quan như thế nào theo tuổi thai và ngày dự sinh
  • Kiểm tra độ sưng của tay và chân, kiểm tra tình trạng giãn tĩnh mạch chân…

Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 10 tuần tuổi phát triển tốt

Lời khuyên cho mẹ khi thai 10 tuần tuổi

Tham gia lớp tiền sản: Mẹ nên tìm hiểu và đăng ký tham gia các lớp trải nghiệm tiền sản cùng bố. Rất nhiều thông tin hữu ích mẹ cần ghi nhớ và tóm lược để áp dụng trong quá trình mang thai và sinh con.

Nhiễm trùng trong thai kỳ: Cùng với đó, đây cũng là thời điểm thích hợp để mẹ tìm hiểu về nhiễm trùng trong thai kỳ. Một số tình trạng nhiễm trùng xảy ra trong suốt thời kỳ mang thai sẽ gây ra những nguy cơ nhất định cho cả mẹ và con. Cụ thể, mẹ có thể sảy thai, sinh non và em bé bị dị tật bẩm sinh. Phức tạp hơn, những loại thuốc dùng để điều trị các bệnh nhiễm trùng này còn có thể gây ra những tác dụng phụ rất nghiêm trọng, đặc biệt là với em bé.

Bổ sung vitamin D: Hiện răng của thai nhi đang hình thành dưới nướu. Ngoài phơi nắng sáng, cá béo, trứng và các sản phẩm từ sữa và nước cam đều là những nguồn cung cấp vitamin dồi dào.

Thêm trái cây vào thực đơn: Tất cả các loại trái cây đều tốt cho mẹ.. Chúng chứa nhiều vitamin cũng như kích thích ngon miệng cho mẹ; khi mà ốm nghén làm việc ăn uống trở nên khó khăn.

Ăn sáng lành mạnh: Bột yến mạch và trứng giàu DHA, cực tốt cho bà bầu. Yến mạch có đầy đủ chất xơ, vitamin B, sắt và một loạt các khoáng chất tốt cho sức khỏe. Trong khi đó, trứng cung cấp ít protein và calo, làm bạn không lo tăng cân.

Tránh dùng thuốc, đồ uống có cồn và thuốc lá: Hãy thật thận trọng trong vấn đề sử dụng thuốc, tránh tuyệt đối việc tiêu thụ các loại đồ uống có cồn và hút thuốc lá, kể các việc hút thuốc lá thụ động bởi chúng có thể ảnh hưởng xấu đến cả sức khỏe cả mẹ lẫn thai nhi.

Kiêng quan hệ tình dục nếu cần: Mặc dù hầu hết phụ nữ mang thai có thể sinh hoạt tình dục một cách an toàn trong suốt thai kỳ, nhưng tốt nhất là mẹ mang thai tuần thứ 10 vẫn nên thận trọng. Bác sĩ có thể khuyên mẹ tránh quan hệ nếu:

  • Mẹ có nguy cơ sinh non
  • Mẹ bị chảy máu âm đạo không rõ nguyên nhân
  • Cổ tử cung của mẹ có vấn đề
  • Mẹ được chẩn đoán là bị nhau tiền đạo…

[inline_article id=265545]

Bí quyết cho mẹ bầu 

Mẹ nên gặp gỡ các bà mẹ khác: Họ có thể cho lời khuyên, dành cho mẹ sự cảm thông và chia sẻ kinh nghiệm. Mẹ cũng có thể tìm được nhiều sự hỗ trợ từ bà ngoại đấy! Nếu không biết bắt đầu thế nào, mẹ có thể hỏi bà ngoại hoặc bạn bè về những kinh nghiệm khi họ mang thai.

Lời khuyên của một mẹ có kinh nghiệm: “Nếu đi khám bác sĩ, bạn nên đặt lịch hẹn trước và đến phòng khám lấy số trước từ sáng. Làm như thế bạn sẽ không phải mất thời gian chờ đợi lâu”, Mai Hương, 30 tuổi, TP. HCM, cho biết.

Hỏi bác sĩ về việc tiêm vắc xin COVID-19: Khi mang thai, bạn có nhiều nguy cơ mắc các biến chứng do COVID-19. Vì vậy thật khôn ngoan khi thực hành giãn cách xã hội, ở nhà bất cứ khi nào có thể và đeo khẩu trang ở nơi công cộng

Bạn cũng có thể muốn được tiêm chủng vắc xin COVID-19. Các chuyên gia cho biết vắc-xin mRNA của Pfizer/BioNTech và Moderna cũng như vắc xin viral vector của Johnson & Johnson không có khả năng gây hại cho thai nhi. Vì thế, bạn có thể cân nhắc đợi các vắc xin này có mặt tại Việt Nam rồi tiêm ngừa. Tuy nhiên, sau khi tiêm bạn vẫn có thể bị mắc bệnh nên vẫn cần phòng ngừa cẩn thận nhé.

[inline_article id=2441]