Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa thai kỳ

Khác với các mẹ mang thai 3 tháng đầu, bước qua giai đoạn 3 tháng giữa phần lớn mẹ bầu đã thôi không còn bị cơn ốm nghén hành hạ.

Điều này đồng nghĩa với chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa sẽ đa dạng hơn. Đồng thời, theo các chuyên gia dinh dưỡng, nhu cầu năng lượng của mẹ bầu trong giai đoạn này cũng cần tăng thêm khoảng 300-350 calories/ ngày.

Ngoài những dưỡng chất đặc biệt giúp phòng ngừa nguy cơ dị tật bẩm sinh cũng như giảm thiểu sự khó chịu do các triệu chứng thai kỳ, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu trong giai đoạn này cần tăng cường thêm nhiều dưỡng chất để phục vụ cho sự phát triển của thai nhi.

Nguyên tắc bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa

Chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần chú ý một số nguyên tắc như sau:

Bà bầu không được ăn kiêng

Bạn không bao giờ nên tìm cách để giảm cân khi đang có bầu, trừ khi bác sĩ của bạn khuyên như thế. Đừng tiếp tục thực hiện các chế độ giảm cân sau khi phát hiện ra mình đang có thai.

Mọi phụ nữ đang mang thai đều được khuyến khích tăng cân trong giai đoạn này.

  • Phụ nữ bị béo phì nên tăng từ 5 tới 9 kg.
  • Phụ nữ bị thừa cân nên tăng từ 7 tới 11 kg.
  • Phụ nữ có cân nặng bình thường nên tăng từ 11 tới 16 kg.
  • Phụ nữ bị thiếu cân nên tăng từ 13 tới 18 kg.
  • Ăn kiêng trong khi đang mang thai có thể làm thai nhi bị thiếu hụt calo, vitamin và khoáng chất.
dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa 1
Mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn uống đầy đủ không ăn kiêng giảm cân gây ảnh hưởng thai nhi

Phụ nữ mang thai không ăn thực phẩm tái sống

Thịt động vật chưa được nấu chín kỹ có thể tồn tại nhiều chủng vi khuẩn như:

  • Ecoli (gây đau bụng, tiêu chảy)
  • Campylobacter (gây đau dạ dày, sốt, co rút)
  • Listeria (gây cảm lạnh, sốt, rối loạn tiêu hóa)
  • Salmonella (sốt, tiêu chảy kéo dài)…

Những tác động trên vô cùng nguy hiểm, dễ dẫn đến nhiễm độc thai nghén, thậm chí gây sảy thai. Một số thực phẩm cần được loại bỏ khỏi thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa có thể kể đến là:

  • Thịt tái: phở bò tái, bít tết, thịt trong lẩu nhúng…
  • Các món gỏi: gỏi cá, gỏi sứa,…
  • Hải sản hấp nhanh: để đảm bảo độ tươi ngon cho các món hải sản, người nấu thường không hấp chín kỹ. Cách chế biến này không đảm bảo vi khuẩn sẽ bị tiêu diệt hết, vì vậy cần hạn chế các món ăn này.
  • Trứng sống: trứng cá hồi, trứng cá trích, cá chuồn muối, trứng luộc lòng đào, trứng ốp la, kem bánh làm từ lòng trắng trứng, cafe trứng,…
  • Tiết canh.
  • Sushi.

Mẹ bầu nói “không” với thức uống có cồn, chất kích thích

Theo nhiều nghiên cứu tại Mỹ, thức uống có cồn mà người mẹ sử dụng trong thời gian mang thai có liên quan đến một số dị tật về mặt hình thái cũng như khiếm khuyết vận động ở thai nhi.

Caffeine có thể đi qua nhau thai và ảnh hưởng đến nhịp tim của bé. Những tách cà phê với liều caffeine quá cao có thể gây ra rủi ro tai hại khó lường như sảy thai.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa 2
Rượu bia, chất kích thích là kẻ thù của thai kỳ mẹ cần tránh xa

Tất nhiên những thức uống này, uống càng nhiều thì xác suất mắc dị tật càng cao, uống ít thì xác suất thấp hơn. Nếu thèm, mẹ bầu chỉ nên nhấm nháp một lượng cà phê nhỏ mỗi ngày hoặc một ly rượu vang nhỏ vào dịp đặc biệt.

Như vậy mẹ bầu có thể thỏa mãn cơn thèm mà vẫn an toàn cho con.

Hạn chế tối đa nêm nếm thức ăn bằng gia vị, bột ngọt

Bột ngọt ( mì chính) đã được nhiều các nghiên cứu khoa học xác định về tác hại đối với sức khoẻ người sử dụng, đặc biệt là phụ nữ mang thai.

Bà bầu thường xuyên sử dụng mì chính với liều lượng cao có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.

Mẹ bầu thường xuyên tiêu thụ mì chính trong thai kỳ sẽ gây ra thoái hoá các tế bào não của thai nhi. Nó làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não bộ.

Nó cũng là nguyên nhân gây ra một số bệnh mãn tính trầm trọng như hen suyễn, bệnh về tuyến giáp, tiểu đường thậm chí dị ứng ở bà bầu.

Mang thai 3 tháng giữa cần bổ sung gì?

Ba tháng giữa thai kỳ là giai đoạn quan trọng. Lúc này mẹ cần cung cấp thật nhiều dinh dưỡng khi mang thai để bé phát triển khỏe mạnh.

Bổ sung đầy đủ sắt và canxi

Đây là 2 dưỡng chất cực quan trọng đóng vai trò chủ đạo trong suốt quá trình mang thai, nhất là 3 tháng giữa. Lúc này thai nhi đang trong thời điểm “cao trào” để phát triển hệ xương, răng, mặt, chân tay.

[inline_article id=219246]

Bổ sung đầy đủ sắt và canxi là mẹ đã giúp bé xây dựng được một nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này. Ngoài ra, sắt cho bà bầu còn giúp tăng cường sức khỏe, phòng tránh bị thiếu máu gây nên tình trạng choáng váng và mệt mỏi.

Tương tự, nếu cung cấp đủ canxi mẹ bầu cũng tránh được hiện tượng loãng xương sau khi sinh.

Kẽm – Dưỡng chất không thể thiếu

Đối với thai nhi kẽm có tác dụng duy trì tổng hợp protein cho cơ thể, giúp phân chia, sinh trưởng và tái sinh tế bào một cách bình thường, giúp thai nhi tăng trưởng và phát triển nhanh chóng.

Việc thiếu kẽm ở phụ nữ mang thai không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ mà còn cả thai nhi. Cơ thể người mẹ trở nên mệt mỏi, tình trạng ốm nghén nặng có thể kéo dài sang giai đoạn thứ 2 của thai kỳ.

Nó làm mẹ bầu buồn nôn, chán ăn hay khả năng dự trữ năng lượng tạo sữa sau này sẽ thấp. Thai nhi không đủ kẽm dẫn đến xương kém phát triển, nhẹ cân, chiều cao thấp, thai dễ bị dị dạng.

Vậy nên, chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần cần bổ sung 20 mg kẽm/ ngày.

Cung cấp vitamin D cho cơ thể

Vitamin D được xem như là một dẫn chất quan trọng, nó giúp cơ thể hấp thụ canxi, phốt pho một cách dễ dàng hơn, đồng thời ngăn ngừa nguy cơ dị dạng xương ở thai nhi và tiền sản giật ở mẹ.

Hơn nữa, nghiên cứu cho thấy những bé có mẹ bổ sung đầy đủ vitamin D trong thai kỳ sẽ có khả năng ngôn ngữ nổi trội hơn hẳn so với những bé khác.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa 3
Vitamin D đóng vai trò lớn trong sự phát triển của thai nhi

DHA tăng cường chức năng não bộ

DHA là một loại axit béo Omega-3 có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khỏe thần kinh và quá trình phát triển trí não của thai nhi.

Ngoài ra, trong quá trình mang thai, DHA còn có tác dụng giúp kích thích cơ thể mẹ sản xuất nhiều hồng huyết cầu đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng và oxy cho thai nhi.

Đặc biệt, trong 3 tháng giữa thai kỳ não độ bé đang có bước những bước phát triển vượt bậc, vì vậy DHA là thành phần không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa.

Tăng cường bổ sung vitamin A cho thai nhi

Việc mẹ bầu bổ sung đủ lượng vitamin A cần thiết khi mang thai sẽ giúp cho bé yêu phát triển toàn diện hơn từ tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và cả hệ thần kinh trung ương.

Hơn nữa, vitamin A còn giúp ngăn ngừa nguy cơ hen suyễn của bé sau khi sinh hiệu quả, tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình chuyển hóa chất. Không dừng lại ở đó, vitamin A còn có công dụng hỗ trợ sự phục hồi của mô sau sinh.

Bà bầu 3 tháng giữa nên uống sữa gì?

Điều quan trọng ở đây là các bạn phải biết lựa chọn sữa uống có nguồn gốc, nơi xuất xứ rõ ràng và hạn sử dụng của sữa như thế nào để tránh việc mua hàng giả.

Đồng thời, bạn cần tìm hiểu thêm từ các bà mẹ đã có kinh nghiệm trước hoặc nhờ tư vấn từ bác sĩ để được hiểu thêm thông tin chi tiết.

dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa 4
Mẹ có thể bổ sung thêm sữa để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi

Hiện nay, trên thị trường có một số sữa bột được bán chạy nhất và các bà bầu cảm thấy ưa chuộng nhất như: sữa XO, Similac Mom, Friso Gold Mum, Nuti Enplus, Ensure…

Một số bà bầu 3 tháng giữa rất kén ăn, nên việc uống sữa cũng rất khó. Nếu trường hợp các bà mẹ không thể uống được sữa bột thì có thể dùng sữa tươi đã qua triệt trùng, sữa đậu nành…

Mang bầu 3 tháng giữa thai kỳ nên uống thuốc gì?

Ngoài việc bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết trong thức ăn hàng ngày, mẹ bầu có thể uống thêm một số loại thuốc bổ sung các chất như protein, canxi, sắt, axit folic, vitamin D, vitamin C, DHA, omega 3, omega 9…

Trong giai đoạn này, các mẹ cần ưu tiên thuốc bổ sung canxi bởi bé đang trong quá trình phát triển hệ xương. Nếu mẹ không bổ sung đủ canxi thì thai nhi sẽ lấy canxi của mẹ. Từ đó mẹ dễ bị các chứng loãng xương, rụng răng…

Lưu ý chế độ dinh dưỡng dành cho mẹ trong tam cá nguyệt thứ 2

Mang thai 3 tháng giữa, trung bình mỗi tháng mẹ có thể tăng thêm từ 2-2,5 kg. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không cần tăng cân quá nhiều trong giai đoạn này.

Bởi 3 tháng cuối mới là giai đoạn thai nhi phát triển vượt trội cần được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng. Kiểm soát cân nặng không khó, MarryBaby mách mẹ vài bí quyết nhỏ nhé!

  • Bắt đầu ngày mới bằng một bữa sáng dinh dưỡng, đa dạng các nhóm chất.
  • Bữa trưa, bữa tối và các bữa phụ trong ngày ưu tiên trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, thịt nạc, các sản phẩm từ sữa ít béo. Hạn chế thức ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn cũng như các món tráng miệng nhiều đường.
  • Chọn đồ ăn vặt tốt cho sức khỏe như: phô mai ít béo, sữa chua, trái cây tươi, ngũ cốc, các loại hạt cho các bữa ăn phụ.

Nhìn chung, tam cá nguyệt thứ 2 là khoảng thời gian để mẹ bầu bồi bổ, nghỉ ngơi sau 3 tháng đầu ốm nghén mệt mỏi. Thời gian này, dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa cần được đảm bảo giúp thai kỳ khỏe mạnh. Vì lúc này, em bé bắt đầu phát triển xương, các đặc điểm trên khuôn mặt, chân tay và đặc biệt não cũng phát triển ở thời kỳ cao điểm.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Nhạc cho bà bầu trong nước và thế giới hay nhất

Nhạc cho bà bầu hay không chỉ giúp chị em thư giãn mà còn giúp bé phát triển trí thông minh rất tốt. Dưới đây là tuyển tập những loại nhạc cho bà bầu hay nhất mà chị em mang thai nên tải ngay về điện thoại.Nhạc cho bà bầu

Tuyển tập các bản nhạc cho bà bầu hay nhất

1. Nhạc cho bà bầu và thai nhi bằng tiếng Anh hay nhất

Dưới đây là gợi danh sách những bài nhạc thai giáo bằng tiếng Anh cho thai nhi mà mẹ bầu nên cho bé nghe hàng ngày:

♦ Bài hát Brahms Lullaby

♦ Bài hát tiếng anh “Twinkle twinkle little star”

♦ Bài hát Sleeping child của Micheal Learn To Rock

♦ Lullaby – Dixie Chicks

♦ Capri – Colbie Caillat

♦ Bản giao hưởng số 6 cung F trưởng của Ludwig van Beethoven “Secret Garden”

♦ “Kinderszenen” của Robert Schumann

♦ “Vũ điệu chim khuyên” của Johan Emanuel Jonasson

♦ “From the New World” – Bản giao hưởng thứ 9 cung E trưởng của Antonin Dvorak

2. Nhạc Sebastian Bach cho bà bầu

Album bao gồm 17 bản nhạc cho bà bầu được chọn lọc từ một kho tàng những sáng tác để đời của Sebastian Bach. Đa phần các bài nhạc trong album có tiết tấu chậm. Một vài bài có tiết tấu nhanh, nhưng mang màu sắc vui tươi, chan hòa

Giống Mozart, âm nhạc của Sebastian Bach cũng có tác động đến sự phát triển của thai nhi, đặc biệt là trí não. Tuy cũng là nhạc giao hưởng, thính phòng, nhưng những bài nhạc cho bà bầu trong album sau đây tương đối dễ nghe, dễ cảm. Đa phần các bài nhạc cho tiết tấu chậm, một số có tiết tấu nhanh hơn, nhưng vẫn tràn ngập cảm giác vui vẻ, chan hòa tạo cảm giác thích thú cho người nghe.

Nhiều bằng chứng cho thấy tác động tích cực của việc nghe nhạc khi mang thai, nhất là thể loại nhạc giao hưởng, nhạc không lời. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến khích mẹ bầu nên chọn thể loại nhạc mình yêu thích, không cần quá gượng ép, bởi mẹ có vui, bé cưng mới có thể phát triển tốt nhất.

 Tất nhiên, nếu vẫn muốn chọn dòng nhạc giao hưởng, album những bài nhạc cho bà bầu của Sebastian Bach sau đây sẽ là lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Đừng bỏ lỡ nhé!

3. Nhạc Mozart cho bà bầu, nhạc cổ điển, nhạc không lời, nhạc thính phòng cho bà bầu

Đây được coi là loại nhạc bà bầu tốt nhất cho thai nhi bởi tính chất nhẹ nhàng, du dương với tiết tấu mềm mại, êm đềm. Đa số các bài nhạc không lời có sóng âm không cao nên khi mở sẽ không làm tổn hại đến thính giác của các bé.

Các mẹ có thể lựa chọn những bản nhạc Beethoven cho bà bầu, Mozart, Vivaldi hay những bản nhạc hòa tấu sáo trúc, piano, guitar nhẹ nhàng, êm dịu, có số nhịp từ 60-80 nhịp/phút.

Thể loại này tương tự với tần số nhịp tim của con người nên dễ dàng hóa giải những căng thẳng, buồn phiền, lo âu cho các mẹ và có tác động rất tốt đến khả năng cảm thụ âm nhạc của bé.

4. Nhạc trữ tình, quê hương

Những bài hát vang bóng một thời như “Mẹ yêu con”, “Cho con” hay “Ba ngọn nến” với những ca từ đong đầy tình yêu thương của mẹ dành cho con, của những thành viên trong gia đình dành cho nhau. Có thể bạn đã từng không ít lần hát theo lời ca khúc “Nhật ký của mẹ” nhưng đến tận khi mang thai mới cảm nhận trọn vẹn ý nghĩa. Bên cạnh đó, những giai điệu mới mẻ của “Để tôi lắng nghe” lại đưa bạn về với miền tuổi thơ kỳ diệu, nơi có ánh nắng hè, có chiếc võng đưa kẽo kẹt.

Cái là lạ, vui vui của “Ba kể con nghe” như một lời nhắn nhủ đáng yêu gửi đến đến thiên thần nhỏ tương lai. “Tôi đã thấy hoa vàng trên cỏ xanh” lại mang đến sự bình yên, nhẹ bẫng cho tâm hồn.

5. Nhạc thiếu nhi

Không cần phải nói, nhạc thiếu nhi sẽ rất phù hợp với các bé. Với giai điệu vui tươi, nhẹ nhàng, trong sáng, đáng yêu, ca từ gần gũi, bé bé có thể cảm nhận được tình yêu thuần khiết từ cuộc sống xung quanh.

Qua âm giọng trong trẻo của các ca sĩ nhí như Xuân Mai, Xuân Ngh khi cho bé nghe thể loại nhạc này, các mẹ có thể vừa hát theo, vừa vỗ về, vừa nhún nhảy theo điệu nhạc. Bé sẽ cảm nhận thấy sự vui tươi, từ đó phát triển trí não một cách tốt hơn.

6. Nhạc thánh ca, nhạc thiền

Bên cạnh những bài nhạc Mozart cho bé, dòng nhạc dường như chỉ dành riêng cho những người theo Thiên chúa giáo hoặc đạo Phật lại là một lựa chọn lý tưởng cho các mẹ bầu.

Tùy theo tôn giáo mà các mẹ có thể chọn cho thai nhi nghe những loại nhạc thích hợp. Giai điệu ngân nga của các ca khúc, các giàn hợp xướng tạo nên một giai điệu êm dịu như tiếng ru của người mẹ sẽ dễ đi vào tiềm thức của bé.

Khi nghe thánh ca, nhạc thiền tâm hồn mẹ như được gột rửa, từ đó thai nhi cũng được khai sáng. Đây cũng là lý do nhiều người tin rằng Thánh ca, nhạc Phật sẽ giúp bồi dưỡng tâm hồn cho thai nhi, sau này trở thành một người tốt sau này.

7. Nhạc Rock, Rap

Nhiều người nói rằng khi thai giáo bằng âm nhạc không nên cho thai nhi nghe những loại nhạc có tiết tấu mạnh sẽ ảnh hưởng đến thính giác của trẻ.

Nhưng thể loại nhạc Rap và Rock có những đặc tính riêng mà khi các mẹ cho bé nghe sẽ giúp bé hoạt bát, năng động hơn sau này.

Vì thế, những mẹ bầu yêu thích thể loại này vẫn có thể nghe bình thường. Tuy nhiên mẹ chú ý đừng nên mở âm lượng lớn sẽ gây cảm giác chói tai, nhức đầu cho mẹ và ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển của bé.

8. Nhạc Jazz cho bà bầu

Dưới đây là danh sách những bản nhạc Jazz mẹ nên thêm vào danh sách nhạc cho bà bầu. Đừng bỏ lỡ nhé!

9. Nhạc hay cho bà bầu khác

Tuy cùng một chủ đề, nhưng mỗi bài nhạc đều chất chứa một nỗi niềm riêng. Trong khi Capri là câu chuyện về một phụ nữ mang thai, With Arms Wide Open lại là cảm xúc của một ông bố khi vừa lên chức. To Zion là câu chuyện kể về những trải nghiệm thực tế của một bà bầu và cảm xúc hạnh phúc khi biết mình được làm mẹ.

Dưới đây là top 5 bài hát hay nhất, thử nghe xem có phù hợp để thêm vào danh sách những bản nhạc cho bà bầu của mình không, bạn nhé!

10. Nhạc cho bà bầu và bé trong bụng mẹ bằng tiếng Pháp

Thật thiếu sót nếu bỏ qua những bản nhạc cho bà bầu bằng tiếng Pháp. Giai điệu nhẹ nhàng với giọng ca đầy mê hoặc của các ca sĩ xứ sở tình yêu sẽ mang đến một hương vị thư giãn nhẹ nhàng rất riêng cho những ngày “mang nặng” của mẹ

Cuối cùng trong list nhạc tiếng Pháp cho bà bầu, Little French song mang đến những cảm giác thật lãng mạn, đúng chất Pháp với những nốt du dương, vui nhộn và tươi sáng. Đặc biệt, giọng hát đầy quyến rũ của Carla Bruni, cựu đệ nhất phu nhân nước Pháp chắc chắn sẽ gây được thiện cảm không dứt trong lòng mẹ!

11. Nhạc cho bà bầu nổi tiếng của nhóm The Beatles

Mặc dù nhạc cổ điển cho bà bầu có tác dụng tích cực đối với sự phát triển trí não của thai nhi, nhưng các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu không nên “cố đấm ăn xôi” nếu cổ điển không phải gu nhạc của bạn. Chỉ cần mẹ bầu nghe nhạc mình thích, miễn không phải nhạc có âm lượng quá lớn, giai điệu quá mạnh mẽ đều có thể mang lại những tác động tích cực.

Bạn thường thích nghe nhạc gì? Nếu là “fan” của nhóm nhạc The Beatles lừng danh một thời, chắc chắn danh sách những bài nhạc cho bà bầu của bạn không thể thiếu 5 bài sau.

Những thắc mắc thường gặp về vấn đề nhạc cho bà bầu

1. Thai mấy tháng thì nghe nhạc được?

Tử cung của mẹ là một sân chơi nhỏ cho thai nhi. Từ lúc thai 10 tuần, bé đã bắt đầu cử động các chi của mình. Ở tuần thứ 23, con bắt đầu nghe được giọng của mẹ và tất cả những âm thanh của môi trường xung quanh.

Đây là lúc mẹ có thể chia sẻ cho bé những bản nhạc cho bà bầu mà mình vẫn thường nghe. Những giai điệu quen thuộc này sẽ được bé ghi nhớ và dễ dàng nhận ra sau khi chào đời.

Tuy chưa có bằng chứng khẳng định âm nhạc có thể kích thích sự phát triển trí tuệ của thai nhi, các nhà khoa học khẳng định chắc chắn rằng bé có thể nghe và phản ứng lại với âm thanh.

Rất nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, việc nói chuyện với bé, đọc sách cho con nghe hoặc cùng con nghe nhạc dành cho bà bầu có tác dụng kích thích những bước học hỏi, khám phá sơ khai của bé ngay từ khi còn trong bụng mẹ.

Chính vì vậy, việc bạn lắng nghe những bản nhạc cho bà bầu không chỉ hữu ích cho bản thân mà còn tốt cho sự phát triển thính giác của thai nhi nữa.

2. Bà bầu nghe nhạc thế nào cho đúng?

Nghe nhạc bà bầu rất tốt cho mẹ và thai nhi, tuy nhiên, bạn không cần phải đặt trực tiếp tai nghe lên bụng mình. Âm lượng lớn có thể khiến bé bị kích thích quá mức.

Môi trường nước ối trong tử cung của bạn có thể truyền âm khá tốt, do đó, bé sẽ nghe rõ những gì mà mẹ đang nghe.

Theo khuyến cáo, bạn không nên mở âm lượng lớn hơn 65 decibel (db), tương đương âm lượng của máy sấy tóc, máy giặt hay máy hút bụi đang hoạt động ở nấc nhỏ nhất.Nhạc cho bà bầu

3. Nên cho thai nhi nghe nhạc vào thời gian nào trong ngày?

Thai nhi thường có khuynh hướng ngủ khi mẹ hoạt động và thức khi mẹ nghỉ ngơi, thư giãn. Các thai phụ cần chọn thời điểm khi cơ thể mình muốn nghỉ ngơi để nghe nhạc bà bầu.

Lúc đó, mẹ có thể để mình được thả lỏng một cách thoải mái nhất và chỉ tập trung vào tận hưởng những bản nhạc chứ không vướng bận với bất kỳ công việc nào khác. Đó cũng là lúc mà bé yêu của bạn cảm nhận được các giai điệu một cách rõ nhất.

Các chuyên gia khuyến cáo bà bầu nên nghe nhạc vào buổi sáng sớm, buổi chiều và buổi tối trước khi đi ngủ. Đây là những thời điểm nghe nhạc tốt nhất cho thai nhi mà các mẹ cần lưu ý nhé!

Ngoài ra, bạn hãy nghe loại nhạc mình thích, đừng nghe nhạc tiếng anh cho thai nhi vì mục đích muốn con thông minh hơn. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu khoa học nào khẳng định tác dụng của âm nhạc với trí não của thai nhi cả. Việc cố gắng ép bản thân phải nghe loại nhạc cho bà bầu mà bạn không hề thích sẽ ảnh hưởng đến tâm trạng của bạn đấy!

Nhạc cho bà bầu có ở khắp mọi quốc gia trên thế giới. Chị em hãy sưu tập những bản nhạc cho bà bầu yêu thích để cho bé yêu cùng nghe mỗi ngày để giúp con phát triển trí não và tình cảm nhé.

Marry Baby

 

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 17

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 17 như thế nào? Mẹ hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết này để hiểu rõ về thai nhi 17 tuần tuổi và có kế hoạch chăm sóc thai kỳ thật tốt mẹ nhé.

Sự phát triển của thai nhi 17 tuần tuổi

1. Thai 17 tuần nặng bao nhiêu? Thai 17 tuần phát triển như thế nào?

Thai nhi 17 tuần tuổi phát triển như thế nào, thai 17 tuần nặng bao nhiêu? Ở tuần thứ 17, thai nhi đã nặng khoảng 140g. Từ đầu đến mông của bé dài 13cm, bằng cỡ quả bơ. Lúc này bé đã có thể liên tục co duỗi tay chân và mẹ sẽ bắt đầu nhận thấy những cử động ngày càng nhiều trong vài tuần tiếp theo.

Khi bé chuyển động, mẹ sẽ cảm thấy như trong bụng đang sủi bọt, ọc ạch, thỉnh thoảng lại gò lên. Thai nhi 17 tuần tuổi sẽ di chuyển nhiều hơn sau khi mẹ ăn, nghe nhạc lớn; khi mẹ xoa bụng và nói chuyện với con hay khi mẹ thực sự buồn ngủ.

sự phát triển của thai nhi tuần thứ 17
Thai 17 tuần phát triển như thế nào?

Mạch máu của bé hiện rõ dưới lớp da mỏng, đôi tai lúc này đã ở đúng vị trí tuy có hướng ra ngoài đầu một chút. Một lớp chất béo bảo vệ đang bắt đầu hình thành xung quanh các dây thần kinh của bé, quá trình này sẽ tiếp tục trong một năm sau khi bé chào đời.

Khi thai nhi 17 tuần tuổi, tim của bé do não điều chỉnh, vì vậy không còn đập ngẫu nhiên nữa. Tim bé sẽ đập từ 140-150 nhịp mỗi phút, nhanh gấp đôi so với người lớn.

Nếu đây là bé gái, tử cung và ống dẫn trứng được hình thành ở đúng vị trí. Nếu là bé trai, bộ phận sinh dục của bé đã có thể nhìn ra, nhưng đôi khi tư thế nằm của bé có thể che khuất bộ phận này khi siêu âm.

Dấu vân tay đang hình thành. Trong vòng một tuần tới, các miếng đệm trên đầu ngón tay và ngón chân của thai nhi 17 tuần tuổi sẽ được tô điểm bằng những đường xoáy và nếp gấp hoàn toàn riêng biệt, hay còn gọi là dấu vân tay.

Tập mút và nuốt. Con mẹ đang mài giũa kỹ năng mút và nuốt để chuẩn bị cho lần bú đầu tiên, thứ hai… Trên thực tế, hầu hết các phản xạ sinh tồn mà bé sẽ có khi chào đời đang được hoàn thiện trong tử cung ngay bây giờ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thai 17 tuần sao không thấy máy?

2. Thai nhi 17 tuần tuổi là bao nhiêu tháng?

Thai 17 tuần là mấy tháng? Nếu mẹ mang thai được 17 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Chỉ còn 5 tháng nữa thôi là mẹ sẽ “lâm bồn”.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 17 tuần tuổi

Mẹ có thể thấy liên tục thèm ăn trong thời điểm này. Nên chọn những bữa ăn chính và nhẹ giàu dinh dưỡng thay vì loại thực phẩm không chứa calo như khoai tây chiên, kẹo hoặc các chất ngọt.

Hệ tim mạch của mẹ đang có những thay đổi mạnh mẽ. Trong giai đoạn giữa thai kỳ này, huyết áp có thể thấp hơn bình thường. Thay đổi quá nhanh từ một tư thế nằm hoặc ngồi sẽ dễ khiến mẹ chóng mặt.

Từ khi thai nhi 17 tuần tuổi, tốt nhất mẹ nên nằm nghiêng một bên hoặc ít nhất là nghiêng một phần. Vì khi nằm ngửa hoàn toàn, tử cung có thể đè lên tĩnh mạch chủ dưới có vai trò dẫn máu từ phần dưới cơ thể về tim; làm giảm lượng máu chảy về tim. Thử đặt một cái gối dưới lưng hoặc hông hoặc chân cao hơn để thấy dễ chịu. Nhớ chọn mua những bộ quần áo rộng rãi và thoải mái từ giờ.

Nếu mẹ mang thai 17 tuần tuổi vẫn chưa siêu âm giữa thai kỳ, hãy thực hiện để giúp bác sĩ kiểm tra sự tăng trưởng của bé, dò các dị tật bẩm sinh nhất định, kiểm tra nhau thai và dây rốn, xác định lại ngày dự sinh và xem mình đang mang thai bao nhiêu bé. Trong lúc siêu âm, mẹ có thể nhìn thấy bé xoay chuyển hoặc mút ngón tay. Hãy để bố đi cùng và nhớ yêu cầu in một tấm hình dành cho album ảnh của bé.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thai 18 tuần đã đạp chưa và phát triển như thế nào?

Ngực phát triển bình thường: Nội tiết tố và các tuyến sản xuất sữa đang phát triển để chuẩn bị cho quá trình nuôi con. Tất cả các hoạt động này, cộng với sự gia tăng lưu lượng máu, có thể tăng kích thước ngực của mẹ lên 3 size.

Tuy nhiên, mỗi phụ nữ mang thai sẽ khác nhau và các triệu chứng mang thai cũng khác nhau. Nếu mẹ thuộc dạng tròn trịa, mẹ sẽ thấy kích thước ngực hầu như không biến chuyển.

Ngăn ngừa đau thần kinh tọa: Dây thần kinh tọa được tạo nên trong hố chậu bởi đám rối thắt lưng – cùng; chạy xuống mông và phân nhánh xuống mặt sau của chân đến mắt cá và bàn chân.

Trong hầu hết các trường hợp, đau thần kinh tọa – đau nhói, ngứa ran hoặc tê bì bắt đầu ở lưng hoặc mông và lan xuống tận chân. Việc này xảy ra khi dây thần kinh tọa bị nén do đĩa đệm phồng, trượt hoặc vỡ, viêm khớp hoặc do hẹp ống sống. Mẹ hãy thử chườm nóng hoặc thực hiện các động tác kéo giãn lưng để giảm bớt cơn đau.

Lưu ý bất kỳ thay đổi nào ở răng: Hormone có thể ảnh hưởng đến nướu, dây chằng và xương trong miệng của mẹ, làm răng lung lay hoặc hãy. Nếu mẹ bị viêm nha chu khi thai nhi 17 tuần tuổi, hãy đi khám và chữa ngay.

Giảm đau dây chằng: Tử cung được nâng đỡ bởi các dây chằng chạy từ háng lên phía bên của bụng. Khi tử cung phát triển trong thời kỳ mang thai, các dải này sẽ giãn ra để chứa túi thai càng tăng kích cỡ nên có thể gây ra những cơn đau nhói, đau âm ỉ ở vùng bụng dưới.

Để giảm đau dây chằng, hãy nghỉ chân và giảm cường độ tập luyện, đồng thời cân nhắc đeo băng quấn bụng để hỗ trợ thêm một chút.

Lời khuyên từ mẹ có kinh nghiệm: Để tăng cường năng lượng vào buổi chiều khi thai nhi 17 tuần tuổi, mẹ hãy tìm một chỗ để nghỉ trưa trong 15 đến 20 phút. Chợp mắt một chút vào buổi trưa, mẹ sẽ thoải mái hơn khi làm việc vào buổi chiều.

Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 17 tuần tuổi phát triển tốt

1. Chế độ ăn uống khi thai 17 tuần tuổi 

Khi đã biết thai 17 tuần phát triển như thế nào, mẹ cần để ý chế độ dinh dưỡng để con phát triển tốt nhất.

  • Bổ sung protein dưới dạng thịt nạc, cá, đậu và đậu phụ, thịt bò… vào chế độ ăn uống.
  • Mẹ mang thai nhi 17 tuần tuổi cần ăn nhiều rau lá xanh và trái cây tươi để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ thiếu máu.
  • Bổ sung canxi dưới dạng sữa, sữa chua, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác để tăng cường sức khỏe của xương.
  • Bổ sung axit folic trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
  • Bổ sung vitamin C dưới dạng trái cây hoặc thực phẩm chức năng giúp sửa chữa mô. Song bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ, không tự mua uống vì có thể ngộ độc do thừa vitamin C.
  • Mẹ mang thai nhi 17 tuần tuổi đừng quên bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống để thúc đẩy thai kỳ khỏe mạnh. Kẽm có trong: thịt, hàu, cua, sò, hến, các loại đậu, sữa, trứng, ngũ cốc…
  • Mua các loại hạt và đồ ăn nhẹ ít chất béo để ăn khi đói như hạnh nhân, óc chó, macca, hạt dẻ cười…
  • Chia nhỏ bữa ăn để không bị đói và ợ nóng.

>> Mẹ có thể tham khảo: Lịch khám thai 3 tháng giữa và những điều mẹ cần biết

2. Những việc nên làm

  • Luôn luôn uống đủ nước.
  • Ăn đúng bữa với khẩu phần thích hợp.
  • Tinh thần lạc quan và không căng thẳng.
  • Tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga và thiền.
  • Mẹ mang thai nhi 17 tuần tuổi cần ngủ đủ giấc và chợp mắt vào buổi trưa.

3. Những việc không nên làm khi thai nhi 17 tuần tuổi

  • Ăn kiêng và nhịn đói.
  • Đến những nơi nguy hiểm, đông người vì có nguy cơ nhiễm Covid-19.
  • Thức khuya, dùng thức uống có cồn hay thuốc lá.
  • Mẹ mang thai nhi 17 tuần tuổi tránh tập luyện quá sức.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thai 17 tuần không thấy máy có sao không?

Bí quyết cho mẹ bầu khi thai nhi 17 tuần tuổi 

Tìm các lớp hướng dẫn vượt cạn. Các lớp học tốt và phổ biến nhất thường đủ số học viên nhanh chóng nên mẹ cần tìm kiếm sớm. Các lớp học có cách tiếp cận hơi khác nhau. Một số kéo dài vài tuần, số khác chỉ trong một ngày. Thử tìm gợi ý từ bác sĩ hoặc những người bạn hay những diễn đàn trên mạng dành cho mẹ sắp sinh nhé.

[inline_article id=2449]

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 17 như thế nào thì bây giờ mẹ đã nắm được rồi. Mẹ hãy cố gắng bổ sung nhiều dưỡng chất và luyện tập nhẹ nhàng để giúp em bé khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Sự phát triển của thai 20 tuần tuổi và thay đổi trong cơ thể mẹ

Sự phát triển của thai nhi 20 tuần

1. Thai 20 tuần nặng bao nhiêu?

Mẹ thắc mắc thai 20 tuần phát triển như thế nào và thai 20 tuần nặng bao nhiêu? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), ở tuần 20; bé bây giờ đã nặng khoảng 0,28kg và dài khoảng 16,5cm; gần tương đương với một trái xoài.

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 20 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 40 – 52mm, trung bình là 46mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 30 – 36mm, trung bình là 31mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 139 – 179mm, trung bình là 159mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 167 – 187mm, trung bình là 177mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 257g – 387g, trung bình là 331g.

Vậy mẹ đã biết thai 20 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 20 tuần rồi đó. Mẹ đọc tiếp để biết thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào nhé!

2. Thai 20 tuần phát triển như thế nào?

thai 20 tuần

Thai 20 tuần: Mẹ bắt đầu cảm thấy những chuyển động của con

Nhiều mẹ thắc mắc thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào? Em bé 20 tuần của mẹ đã phát triển rất nhiều; nhưng bé vẫn có đủ không gian để thực hiện các động tác lộn nhào và nhảy trong bụng mẹ. Chân bé đã gần như duỗi thẳng nên từ nay bé sẽ được đo từ đầu đến chân.

Mẹ sẽ sớm cảm thấy như bé đang tập võ khi những chuyển động nhẹ ban đầu biến thành những lần đạp và huých mạnh mẽ. Lông mày và mi mắt đã bắt đầu xuất hiện.

Em bé của mẹ bây giờ thực tế đã phát triển tương đối đầy đủ. Trong những tuần tới, bé chủ yếu sẽ tiếp tục phát triển và tăng cân. Vậy mẹ đã biết thai nhi 20 tuần tuổi đạp như thế nào rồi đúng không? Giới tính của con cũng là một trong những thông tin nhiều mẹ tò mò, mẹ đọc tiếp thông tin ở phần tiếp theo đây nhé!

Thai 20 tuần: Mẹ đã biết được giới tính của con chưa?

Thai nhi 20 tuần, mẹ tò mò muốn biết là trai hay gái? Mặc dù bộ phận sinh dục bên ngoài ở cả thai nhi nam và nữ vẫn đang hình thành; nhưng mẹ sẽ có thể tìm ra giới tính của con mình thông qua siêu âm ở tuần thứ 18 đến 22.

  • Nếu mẹ đang mang thai một bé gái, tử cung của bé đã được hình thành hoàn chỉnh trong tuần này và ống âm đạo đang bắt đầu phát triển. Con gái nhỏ của mẹ hiện cũng có những quả trứng trong các buồng trứng nhỏ bé; khoảng 7 triệu quả. Đến khi sinh; con số đó sẽ giảm xuống còn 1 hoặc 2 triệu trứng.
  • Nếu thai nhi của mẹ là con trai, mẹ sẽ thấy được hình ảnh dương vật, tinh hoàn sẽ sớm bắt đầu tụt xuống. Hiện chúng vẫn nằm trong bụng chờ bìu phát triển hoàn thiện để đi về đúng chỗ sau vài tuần nữa.

Mẹ có thể xem hình ảnh siêu am thai nhi 20 tuần tuổi:

hình ảnh siêu âm của bé tuần thứ 20
Hình ảnh siêu am thai nhi 20 tuần tuổi

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 5

Tư thế nằm của thai nhi tháng thứ 5 sẽ không cố định. Vì trong thời kỳ mang thai, em bé đang phát triển sẽ di chuyển qua một số vị trí khác nhau.

Khi chuyển dạ đến gần, bé sẽ cần vào một số vị trí an toàn hơn những vị trí khác. Theo các chuyên gia, để mẹ có thể sinh thường thuận lợi, thai nhi nằm ở vị trí đầu quay xuống, mặt quay sang bên và hướng về phía lưng của mẹ, lưng bé quay về phía bụng mẹ.

3. Thai nhi 20 tuần tuổi biết làm gì?

Nếu thắc mắc thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào và thai nhi 20 tuần tuổi biết làm gì thì mẹ đọc ngay nhé.

  • Con có thể chuyển động nhẹ nhàng, biết đạp và huých. Lúc này, do túi thai vẫn rộng rãi nên thai nhi sẽ vặn mình và nhào lộn nhiều hơn. Đôi khi mẹ sẽ cảm nhận được sự chuyển động nhẹ nhàng trong bụng.
  • Con của mẹ cũng có thể đang mút ngón tay cái của mình; điều này phát triển phản xạ mút của chúng, mà chúng sẽ cần bú khi được sinh ra.

4. Thai 20 tuần là mấy tháng?

Thai 20 tuần là mấy tháng? Nếu thai được 20 tuần thì mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa thôi là mẹ có thể gặp bé yêu rồi. Vậy mẹ đã biết thai 20 tuần là mấy tháng rồi đó! Tiếp đến, mẹ cùng xem về sự thay đổi và phát triển trong cơ thể của mình nha.

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 20 tuần tuổi

sự thay đổi trong cơ thể của mẹ bầu 20 tuần tuổi

Mẹ sẽ cảm thấy khá thoải mái vì vẫn chưa quá nặng nề và hầu hết những khó chịu ở giai đoạn đầu của thai kỳ đã qua. Hãy tranh thủ thư giãn và tận hưởng trước khi giai đoạn cuối của thai kỳ đến gần, mẹ nhé!

1. Mẹ mang thai 20 tuần có thể bị mụn

Thỉnh thoảng mẹ vẫn gặp vài sự cố nho nhỏ, chẳng hạn những thức ăn nhiều dầu có thể gây ra mụn. Hãy thường xuyên rửa mặt kỹ với sữa rửa mặt mỗi ngày. Đảm bảo những loại kem dưỡng ẩm hoặc trang điểm mẹ đang sử dụng không chứa dầu.

Đặc biệt, không dùng bất kỳ thuốc trị mụn dạng uống nào vì một số loại rất nguy hiểm cho thai kỳ. Mẹ cũng không nên bôi thuốc trị mụn ngoài da mà không có ý kiến bác sĩ.

2. Bị giãn tĩnh mạch

Thai 20 tuần mẹ cũng dễ bị chứng giãn tĩnh mạch. Sự phát triển của thai nhi càng tăng tốc, càng có sự gia tăng áp lực lên các mạch máu ở chân mẹ, đồng thời mức progesterone cao càng làm tình trạng xấu đi. Mẹ có nhiều khả năng bị giãn tĩnh mạch nếu tình trạng này đã từng xảy ra với các thành viên khác trong gia đình. Đồng thời, tình trạng có thể tệ hơn trong những lần mang thai tiếp theo và khi mẹ đã có tuổi.

Để giúp tránh hoặc giảm chứng giảm tĩnh mạch, nên tập thể dục mỗi ngày, kê cao chân và bàn chân những lúc có thể, nằm ngủ nghiêng bên trái và đeo tất dài dành cho thai phụ.

3. Tóc và móng phát triển

Mẹ cũng có thể nhận thấy rằng móng tay của mẹ khỏe hơn và tóc mọc nhanh hơn bình thường, đồng thời có cảm giác dày hơn. Các hormone thai kỳ đã kích thích sự gia tăng tuần hoàn, bổ sung dinh dưỡng cho các tế bào tóc và móng. Song mẹ cần biết dù móng tay dài ra nhưng rất dễ gãy; và sau khi mẹ sinh con thì lại rụng tóc rất nhiều.

Lời khuyên của bác sĩ để thai 20 tuần phát triển tốt

1. Chế độ ăn uống: thâi 20 tuần nên ăn gì?

Bổ sung sắt

Vào tuần thứ 20 của thai kỳ, nguồn cung cấp sắt dự trữ của mẹ sắp cạn kiệt. Và em bé của mẹ cần sắt để phát triển các tế bào hồng cầu mới. Điều này khiến mẹ có nguy cơ bị thiếu máu hoặc lượng sắt thấp.

Mẹ có thể bổ sung thực phẩm giàu sắt (như gan, rau muống, rau chân vịt, thịt bò, trứng…) hoặc dùng viên uống bổ sung. Đồng thời nên kết hợp với thực phẩm giàu vitamin C (cam, quýt, kiwi, ớt chuông, ổi…) để việc hấp thu sắt dễ dàng hơn.

Nguồn sắt tốt từ thực phẩm bao gồm:

  • Thịt nạc đỏ.
  • Thịt heo.
  • Đậu khô.
  • Rau bina.
  • Trái cây sấy.
  • Mầm lúa mì.
  • Cháo bột yến mạch.
  • Các loại ngũ cốc được bổ sung sắt.
thai 20 tuần
Khi thai nhi 20 tuần tuổi, mẹ cần bổ sung sắt

Bổ sung các loại hạt 

Thưởng thức các loại hạt (óc chó, macca, hạnh nhân, hạt dẻ cười…) khi mang thai sẽ làm giảm nguy cơ dị ứng của con mẹ sau khi chào đời.

Các loại hạt chứa đầy vitamin E, protein và các khoáng chất quan trọng như đồng, mangan, magiê, selen, kẽm, kali và canxi (như hạt óc chó). Mặc dù chúng có nhiều chất béo, nhưng nó chủ yếu là loại tốt cho sức khỏe của mẹ – đặc biệt là AHA tăng cường trí não cho thai nhi. Vì vậy, mẹ hãy bổ sung hạt làm món ăn vặt.

>> Mẹ có thể tham khảo: Mẹ bầu mang thai 20 tuần nên ăn gì để thai nhi phát triển toàn diện?

2. Mẹ mang thai 20 tuần vận động, tập thể dục như thế nào?

Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa rất cần thiết cho thai kỳ. Bước vào tam cá nguyệt thứ 2, cơ thể người mẹ bắt đầu có những thay đổi khiến cơ thể mệt mỏi, ốm nghén. Lúc này, tăng cường sức khỏe cho cơ thể mẹ bầu là vô cùng quan trọng và cần thiết.

Trong các bài tập thể dục khi mang thai 3 tháng giữa, yoga là một loại hình hoàn hảo dành cho mẹ. Đây là loại hình luyện tập nhẹ nhàng và sẽ giúp mẹ kéo giãn cơ; giảm những cơn đau khi mang thai như đau lưng dưới và giảm huyết áp. Học cách hít thở với những chuyển động của cơ thể là một phần thiết yếu của yoga.

>> Mẹ tham khảo thêm Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng giữa: An toàn cho mẹ và bé

3. Lịch khám thai: Thai 20 tuần cần làm xét nghiệm gì?

Xét nghiệm thai 20 tuần nhằm chẩn đoán dị tật thai nhi trước khi sinh. Ở thời điểm thai được 20 tuần tuổi, thai nhi phát triển hoàn thiện và đủ điều kiện để thực hiện các xét nghiệm xác định cân nặng, mức độ phát triển và kiểm tra sự xuất hiện các dị tật ở thai nhi.

Xét nghiệm thai mốc thời gian này xác định được tốc độ phát triển, tình trạng sức khỏe, cân nặng của thai nhi. Giúp thai phụ theo dõi được quá trình phát triển của bào thai, từ đó có những phương pháp chăm sóc để bào thai phát triển tốt nhất. Trong trường hợp phát hiện những dị tật thai nhi, các bác sĩ sẽ có biện pháp can thiệp xử lý kịp thời.

Thai 20 tuần cần làm xét nghiệm gì? Bao gồm các xét nghiệm sau:

  • Xét nghiệm máu: giúp phát hiện các bệnh di truyền hoặc các bệnh lý có đường lây truyền từ mẹ sang con hoặc kiểm tra người mẹ có mắc các loại virus gây sảy thai hay không.
  • Xét nghiệm máu: giúp chẩn đoán các rối loạn phẩm sinh của thai nhi; để từ đó có các biện pháp can thiệp tốt nhất.
  • Xét nghiệm nước tiểu: Nếu phát hiện thừa glucose có thể mẹ bầu mắc bệnh lý tiểu đường thai kỳ. Còn nếu phát hiện thừa đạm thì thai phụ có nguy cơ tiền sản giật mạnh.

>> Mẹ có thể tham khảo: Siêu âm thai 20 tuần có quan trọng và đáp án dành cho mẹ

4. Chăm sóc bản thân cho mẹ bầu 20 tuần

Chọn sản phẩm chăm sóc da không chứa dầu

Hãy tìm các từ “không gây mụn”, “không mùi” và “không chứa dầu” khi mua các sản phẩm trang điểm và chăm sóc da. Chúng sẽ ít có khả năng tăng thêm dầu thừa và làm tắc nghẽn lỗ chân lông của mẹ. Nếu da mẹ khô, tốt nhất mẹ nên chọn các sản phẩm có tính dưỡng ẩm.

Chuẩn bị quà cho con

Tạo danh sách quà cho bé: Ngay cả khi mẹ không thích ý tưởng yêu cầu những món quà đặc biệt cho bé, gia đình và bạn bè sẽ sớm hỏi mẹ cần hoặc muốn những gì. Nếu chuẩn bị một danh sách quà tặng, mẹ sẽ biết chính xác món gì để nói với mọi người. Hai lỗi thông thường cần tránh khi tạo danh sách quà tặng:

  • Quà quần áo. Mẹ không cần lo lắng nhiều hay đưa quần áo vào danh sách quà tặng vì đây là món quà phổ biến nhất, mọi người thường rất thích mua quần áo trẻ em, và họ thường chọn những thứ trông thật xinh xắn.
  • Ngại những món đồ lớn hoặc đắt tiền? Đừng lo là mẹ có vẻ tham lam khi đề cập đến những món quà giá trị trong danh sách quà tặng. Những vị khách thích cùng nhau đến thăm trẻ con, và góp chung những món quà giá trị, cứ để họ tự làm theo ý mình.

Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm

Mua đồ cũ có thể giúp mẹ tiết kiệm đáng kể cho đồ dùng trẻ con, đồ nội thất cho bé và đồ chơi một vài tháng trước khi bé chào đời. Ngoài ra, nếu người thân trong gia đình hoặc bạn bè đã từng có con nhỏ, hãy ngỏ ý mua lại những đồ dùng cũ. Nhiều món đồ cũ trông vẫn mới tinh đấy!”.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 20 tuần

câu hỏi thường gặp của mẹ bầu tuần thứ 20

1. Thai 20 tuần máy ít có sao không?

Để biết thai 20 tuần máy ít có sao không? Đầu tiên, mẹ cần hiểu thai máu là gì? Và làm thế nào để nhận biết thai máy yếu?

Mẹ không cần phải quá lo lắng khi thai 20 tuần máy ít. Theo các bác sĩ sản khoa, việc đếm cử động thai sẽ bắt đầu từ lúc thai 26 tuần tuổi. Do đó, khi thai 20 tuần, đếm cử động thai là không cần thiết.

>> Mẹ có thể tham khảo: Có phải thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều là khỏe mạnh?

2. Mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới có sao không?

Trong thai kỳ của bất cứ người phụ nữ nào cũng sẽ xuất hiện những cơn đau bụng dưới quanh rốn với nhiều mức độ đau khác nhau. Nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng, có thể chỉ là hiện tượng sinh lý khi mang thai nhưng cũng có thể là dấu hiệu của một tình trạng bệnh lý nguy hiểm nào đó.

Để chắc chắn nhất, mẹ hãy đi kiểm tra bác sĩ để biết mang thai tháng thứ 5 bị đau bụng dưới có sao không nhé!

3. Mẹ nên siêu âm tuần 20 hay 22?

Mỗi tuần siêu âm đều có thể cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích khác nhau. Tùy từng mục tiêu mà mẹ có thể siêu âm tuần 20 hay 22 đều được:

  • Khi siêu âm thai tuần 20, ,mẹ có thể hiểu rõ hơn về em bé đã phát triển như thế nào. Tại thời điểm này trong thai kỳ, mặc dù các cơ quan của thai nhi vẫn chưa trưởng thành, tất cả cơ quan đều trong giai đoạn hình thành, bao gồm dòng chảy của tim – tĩnh mạch chủ, động mạch chủ và động mạch phổi.
  • Siêu âm thai 22 tuần sẽ giúp bác sĩ hiểu rõ hơn về sự phát triển hình thái của thai nhi, chẩn đoán tình trạng thai và phát hiện các dị tật (nếu có). Sở dĩ mốc siêu âm ở tuần thai thứ 22 là đặc biệt quan trọng vì nếu thai nhi có bất thường gì nguy hiểm, bác sĩ sẽ báo cho mẹ biết để đưa ra quyết định kịp thời.

Hy vọng những thông tin trên đã giải đáp được câu hỏi mẹ nên siêu âm tuần 20 hay 22 cho các thai phụ!

4. Truyện thai giáo tháng thứ 5

Ngay từ tháng thứ 5 của thai kỳ, các cơ quan thính lực của thai nhi đã phát triển và có phản ứng với tiếng từ môi trường xung quanh. Đây là thời điểm thích hợp để mẹ bầu bắt đầu áp dụng phương pháp cho thai nghe truyện thai giáo để trẻ phát triển trí tuệ ngay từ trong bụng mẹ.

>> Mẹ tham khảo thêm Những câu chuyện cổ tích cho thai nhi giúp con thông minh, sáng dạ

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã biết thai 20 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; hiểu thai nhi 20 tuần tuổi phát triển như thế nào và biết cách chăm sóc bản thân trong giai đoạn này.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu và thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?

Mẹ thắc mắc thai 18 tuần nặng bao nhiêu? Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào? Cùng đọc thông tin sau mẹ nhé.

Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi

1. Thai 18 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn?

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn? Theo Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ (American Pregnancy Association – APA), thai nhi 18 tuần tuổi nặng khoảng 0,18kg và dài khoảng 14,22cm từ đầu đến mông. Mẹ sẽ tăng hơn 4kg so với trước khi có thai.

Ngoài cân nặng và chiều dài, mẹ cũng có thể cần chú ý thêm các chỉ số thai nhi 18 tuần khác như:

  • Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 37 – 43mm, trung bình là 39mm.
  • Chiều dài xương đùi của thai (FL): 23 – 28mm, trung bình là 25mm.
  • Chu vi bụng của bé (AC): 116 – 136mm, trung bình là 133mm.
  • Chu vi đầu của thai nhi (HC): 138 – 157mm, trung bình là 151mm.
  • Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 192 – 255g, trung bình là 223g.

Vậy mẹ đã biết thai 18 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn; và những chỉ số thai nhi 18 tuần rồi đó. Mẹ đọc tiếp có thêm thông tin về những cột mốc phát triển của con nhé!

2. Thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào?

em bé 18 tuần tuổi

Tay chân của bé đã cân đối với nhau và với cơ thể. Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối.

Chuyển động của thai 18 tuần tuổi

Thai 18 tuần máy như thế nào? Sự phát triển của thai 18 tuần là giai đoạn giữa tam cá nguyệt thứ 2. Trong bụng mẹ, con đang bận rộn với một trò chơi mới, đó là gập chân và tay. Mẹ sẽ cảm nhận rõ hơn những chuyển động này trong thời gian tới.

Xuyên qua làn da còn trong suốt, những mạch máu của con dễ dàng được nhìn thấy. Đa số các bé ở tuần thai này đã máy và mẹ có thể cảm nhận được khá rõ hơn ở những tuần thai tiếp theo.

Sau khi biết thai 18 tuần máy như thế nào; mẹ theo dõi tiếp nội dung để biết thêm những cột mốc phát triển khác của con nhé!

>> Mẹ xem thêm Thai 18 tuần đã đạp chưa và phát triển như thế nào?

Bé bắt đầu biết ngáp

Đồng thời bé cũng biết ngáp thành thạo cùng với nấc cụt. Mẹ sẽ sớm cảm nhận được điều này. Mẹ có thể thấy bé ngáp khi siêu âm.

Hệ thần kinh của thai nhi đang phát triển nhanh chóng

Một mạng lưới các dây thần kinh, hiện được bao phủ bởi một chất gọi là myelin; giúp tăng tốc độ truyền tín hiệu giữa các tế bào thần kinh với nhau. Đồng thời, thai 18 tuần cũng đang hình thành các kết nối phức tạp hơn. Não bé đang tiếp tục phát triển những cơ quan phục vụ các giác quan xúc giác, vị giác, khứu giác, thị giác và thính giác.

Thai 18 tuần đã nghe được giọng nói của mẹ

Mang thai ở tuần này, tai con đã ở vào đúng vị trí như lúc được sinh ra. Bé đã có thể nghe được giọng nói của mẹ, vậy nên đừng ngại khi đọc lớn, nói chuyện với bé hoặc hát những giai điệu hạnh phúc khi mẹ muốn.

Thai 18 tuần biết trai hay gái chưa?

Nếu mẹ đang mang thai con gái, các ống dẫn trứng và tử cung lúc này đã ở đúng vị trí. Và nếu thai 18 tuần là con trai, trong lần siêu âm tiếp theo, mẹ đã có thể thấy bộ phận sinh dục của con. Vì thế, nếu mẹ còn băn khoăn thai 18 tuần biết trai hay gái chưa thì câu trả lời là có.

Thai 18 tuần cũng là khoảng thời gian hợp lý và chính xác nhất để mẹ xác định giới tính của thai; độ chính xác có thể đạt tới 90%. Một lưu ý cho mẹ là việc xác định giới tính thai nhi đôi khi sẽ phụ thuộc vào tư thế nằm của bé có che mất cơ quan sinh dục hay không; máy móc có hiện đại không; chất lượng tay nghề bác sĩ. Nếu ở tuần 18 mẹ vẫn chưa an tâm thì mẹ có thể xác định giới tính của con ở tuần 22 – 26.

Vậy mẹ đã có câu trả lời cho câu hỏi thai 18 tuần biết trai hay gái chưa rồi đó!

3. Thai 18 tuần là mấy tháng?

Mẹ thắc mắc thai 18 tuần là mấy tháng? Khi thai nhi 18 tuần tuổi nghĩa là mẹ đang ở tháng thứ 5 của thai kỳ. Chỉ còn 4 tháng nữa là mẹ có thể gặp mặt con yêu rồi. Sau khi biết thai 18 tuần là mấy tháng, mẹ đọc thêm để hiểu sự thay đổi trong cơ thể của mẹ trong giai đoạn này nhé!

Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 18 tuần

1. Thai 18 tuần bụng to chưa? Câu trả lời là rồi mẹ nhé!

Khi mang thai được 18 tuần, bụng mẹ sẽ có thể lớn hơn rõ rệt. Vì em bé và tử cung của mẹ đang phát triển nhanh chóng. Lúc này, chiều cao tử cung khoảng 17cm trên xương mu. Nhưng hãy nhớ rằng mỗi phụ nữ đều khác nhau; và mỗi lần mang thai đều khác nhau. Do đó, dù cho đến thời điểm này, một số vẫn có những nốt sần nhỏ trong khi những người khác lại nổi lên rất nhiều.

Chỉ cần đừng so sánh kích thước bụng bầu 18 tuần của mẹ bên cạnh những người bạn đang mang thai cùng giai đoạn; hoặc lo lắng rằng bụng mẹ bầu đang quá lớn hoặc quá nhỏ. Nếu thực sự lo lắng, mẹ luôn có thể nói chuyện với bác sĩ của mình.

sự thay đổi trong cơ thể mẹ

2. Thai 18 tuần tuổi mẹ tăng bao nhiêu kg?

Sau khi biết thai 18 tuần nặng bao nhiêu, mẹ nghĩ là mình đã rất nặng nề rồi? Chưa đâu mẹ ơi, những tuần tới đây mẹ sẽ còn tăng cân nhanh hơn nữa đấy.

Sự tăng cân của mẹ bầu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, bao gồm cân nặng của thai nhi, nhau thai, nước ối, thể tích máu gia tăng, mỡ tăng, mô và dịch cơ thể tăng,… Theo Tổ chức y tế thế giới (WHO), sự tăng cân trong thai kỳ được ước tính dựa vào chỉ số khối lượng cơ thể BMI (Body mass index) của người mẹ trước khi mang thai.

Công thức tính BMI như sau: Chỉ số BMI = cân nặng (kg) / [chiều cao x chiều cao] (m)

Nếu người mẹ có cân nặng bình thường trước khi mang thai (BMI khoảng 18,5 – 24,9): mức tăng cân lý tưởng của người mẹ là 10 – 12 kg. Trong giai đoạn 18 tuần, cân nặng của mẹ tăng thêm khoảng 4 – 5kg là phù hợp.

3. Mẹ cảm thấy đau tức ở vùng bụng dưới

Những cơn đau tức ở vùng bụng dưới hoặc những cơn đau nhói ngắn sẽ thỉnh thoảng xuất hiện ở một hoặc hai bên hông, nhất là khi mẹ đổi tư thế hoặc sau một ngày vận động nhiều.

Đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung do sự phát triển của thai nhi; do dây chằng bị kéo giãn để thích ứng với trọng lượng tăng lên của bé. Không có gì đáng lo ngại; nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài ngay cả khi mẹ đang nghỉ ngơi hoặc mẹ bị ra dịch ra máu âm đạo, hãy đến gặp bác sĩ.

4. Sắc tố da của mẹ thay đổi

Mẹ cũng có thể nhận thấy lòng bàn tay trở nên đỏ hơn. Mẹ không phải lo lắng vì đó là do lượng estrogen tăng. Mẹ cũng có thể có các vệt da tối màu gây ra bởi một sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vệt tối xuất hiện trên môi trên, má và trán, chúng được gọi là chloasma.

Mẹ có thể nhận thấy nhũ hoa, vết tàn nhang, vết sẹo, nách, bên trong đùi và âm hộ đều có thể trở nên thâm hơn. Một vệt tối màu kéo dài từ rốn đến xương mu đã xuất hiện như thể chia bụng mẹ ra làm đôi vậy. Đừng quá lo buồn, mẹ nhé, những mảng tối màu có thể nhạt dần trong thời ngắn sau khi sinh.

Trong lúc này, cần tránh ánh nắng mặt trời làm tăng sự thay đổi sắc tố da. Mẹ nên mặc áo khoác, đội mũ rộng vành và sử dụng kem chống nắng khi mẹ ra ngoài. Mẹ cũng có thể trang điểm nhẹ để che đi các đốm trên da mặt.

Mách nhỏ từ mẹ có kinh nghiệm: Để giảm đau cơ, hãy thử massage nhẹ nhàng vùng cơ bụng hoặc chườm ấm khi đau.

Lời khuyên của bác sĩ để thai 18 tuần phát triển tốt

thai nhi 18 tuần tuổi phát triển như thế nào

1. Chế độ dinh dưỡng: thai 18 tuần nên ăn gì?

Thai 18 tuần nặng bao nhiêu phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ rất nhiều. Ở tuần thai thứ 18, khi các cơn ốm nghén đã “hạ nhiệt”; mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đa dạng gồm nhiều carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, đường, mật ong.

Bổ sung thêm cá hồi trong thực đơn, vì đây là loại cá chứa nhiều axit béo omega-3. Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của não và mắt bé. Ngoài ra, đừng bỏ các loại thức uống từ trái cây tươi vì đó là nguồn cung cấp vitamin và khoáng chất dồi dào, rất tốt cho cơ thể.

Bổ sung thêm sắt từ các nguồn như thịt bò, gà, heo, các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, cám yến mạch, lúa mạch, hạt bí ngô, trái cây sấy khô, rau chân vịt (rau bó xôi, bina), rong biển, atisô…

Cẩn thận với các loại thảo mộc

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) không kiểm tra hoặc phê duyệt các loại thảo mộc, thảo dược trước khi đưa ra thị trường. Những loại này cũng không phải trải qua các thử nghiệm lâm sàng; do đó mức độ an toàn của chúng vẫn chưa được kiểm chứng.

Ngay cả những chất bổ sung mà mẹ nghe nói có thể hữu ích cũng có thể gây hại ở những thời điểm khác nhau trong thai kỳ; ví dụ như gây chuyển dạ sớm nếu dùng quá sớm. Một số loại thảo mộc như dầu húng quế, dầu đinh hương, cây xá xị… có thể cực kỳ nguy hiểm nếu tùy tiện dùng khi mang thai. Vì thế mẹ cần hỏi kỹ bác sĩ nếu muốn dùng.

2. Chế độ vận động cho mẹ mang thai 18 tuần

MarryBaby gợi ý mẹ 8 động tác an toàn cho thai nhi và hữu ích cho mẹ bầu khi mang thai 18 tuần. Nhưng để có kết quả tốt nhất, mẹ cần tập luyện kết hợp cả 8 động tác mỗi ngày 3 lần, mỗi một động tác lập lại 5 lần và tập sau khi ăn khoảng 2 tiếng.

  • Động tác căng chân: Ngồi thẳng, hai tay chống sàn, hai chân duỗi. Hít vào đẩy hai bàn chân về phía sàn nhà, thở ra kéo về phía cơ thể.
  • Động tác quay bàn chân: Ngồi thẳng, hai tay chống sàn, hai chân duỗi. Hít vào đẩy hai chân về sàn nhà và quay cổ chân một vòng. Thở ra kéo chân về phía cơ thể và quay một vòng ngược lại.
  • Động tác giãn khớp hông: Ngồi thẳng trên sàn, chân gập, hai lòng bàn chân áp vào nhau. Hít vào và đẩy hai gối về phía sàn nhà một cách nhẹ nhàng, thở ra thư giãn.
  • Động tác căng cơ hông: Ngồi thẳng trên sàn, chân gập, hai lòng bàn chân áp vào nhau. Hít vào đẩy 2 gối về phía sàn nhà trong khi 2 tay kéo 2 gối lên, hai lực đối kháng này sẽ làm giảm căng thẳng vùng hông và làm giảm đau lưng dưới. Thở ra và thư giãn.
  • Động tác lườn: Ngồi thẳng, xếp bằng trên sàn. Hít vào duỗi thẳng tay phải trên đầu, căng hông và đánh tay qua trái, thở ra thư giãn. Sau đó đổi tay.
  • Động tác tay: Ngồi thẳng chân xếp bằng, đưa hai tay lên đầu. Hít vào, đưa cánh tay phải lên cao, hơi căng cơ vùng hông, thở ra thư giãn. Lặp lại với tay trái.
  • Động tác xương chậu: Nằm ngửa, co 2 chân, lòng bàn tay úp xuống sàn. Hít vào đầu ngẩng, lưng ưỡn cong, mông nhếch lên, co cơ bụng. Thở ra hạ mông sát xuống sàn.
  • Động tác lưng: Bò, tay và đùi chống thẳng 90 độ so với mặt sàn. Hít vào ngẩng đầu lên, lưng ưỡn cong. Thở ra cúi đầu xuống, lưng cong, mông hạ thấp.

Một số lưu ý khi luyện tập:

  • Khi mẹ muốn đổi tư thế từ nằm ngửa sang đứng hoặc ngồi; mẹ nên nằm nghiêng sang một bên rồi từ từ ngồi dậy.
  • Mẹ nên uống 1 cốc nước lọc trước khi tập khoảng 30 phút.
  • Khi tập luyện mẹ sẽ bị đổ mồ hôi và khiến cơ thể bị mất đi một lượng nước nhất định; nếu không bù lại nước, mẹ có thể sẽ gặp rắc rối với cơ thể của mình. Thế nên, hãy uống nước trước và sau khi tập luyện.

3. Chăm sóc bản thân cho mẹ bầu 18 tuần tuổi

thai 18 tuần

  • Khó ngủ: Tuần này, mẹ nên bắt đầu tập ngủ nghiêng do bụng bắt đầu lớn. Điều này sẽ khiến mẹ cảm thấy không thoải mái nên làm gián đoạn giấc ngủ.
  • Chuột rút và đau nhức: Trong thai kỳ, cơ thể mẹ tiết ra relaxin – hormone giúp nới lỏng các dây chằng giữ xương của bạn lại với nhau. Điều này khiến xương chậu và hông đau nhức, bàn chân to ra.
  • Sưng: Tay hoặc chân của mẹ có thể sưng do cơ thể đang tăng sản xuất chất lỏng.
  • Chảy máu cam: Ap lực trong mạch máu tăng lên khiến mẹ có thể chảy máu cam.
  • Chuyển động của bé: Mẹ có thể cảm nhận được những cú đạp của thai nhi kể từ tuần thứ 18 khi bé hoạt động nhiều hơn.
  • Buồn tiểu: Mẹ sẽ muốn đi tiểu thường xuyên hơn do tử cung mở rộng tạo áp lực lên bàng quang.
  • Không thực hiện những hành động đột ngột: Trong thời kỳ mang thai, progesterone làm tăng lưu lượng máu đến thai nhi, dẫn đến giảm huyết áp và giảm lưu lượng máu đến não – khiến mẹ cảm thấy cơ thể yếu ớt. Để giúp tránh chóng mặt, hãy luôn đứng lên từ tư thế ngồi hoặc nằm một cách từ từ.
  • Tìm người hỗ trợ: Sau khi biết thai 18 tuần nặng bao nhiêu, lúc này mẹ bầu nên bắt đầu nghĩ đến việc tìm người hỗ trợ mẹ sau khi sinh. Mẹ có thể nhờ gia đình hai bên nội ngoại hoặc tìm bảo mẫu. Lưu ý: Đối với bảo mẫu, mẹ nên gặp trực tiếp để tìm hiểu tính cách, có đánh giá sơ bộ về kinh nghiệm và quan trọng không kém là đảm bảo họ có đủ sức khỏe để chăm sóc bé.

4. Lịch khám thai: Thai nhi 18 tuần cần xét nghiệm gì? 

Không chỉ quan tâm thai 18 tuần nặng bao nhiêu, ở tuần thứ 18-20 của thai kỳ, mẹ cần tiến hành siêu âm đầu dò ngả âm đạo. Kỹ thuật này nhằm kiểm tra tình trạng của tử cung và buồng trứng để phát hiện các bất thường nếu có. Các mẹ trên 35 tuổi thường được khuyên tiến hành chọc ối để kiểm tra chính xác.

Một số câu hỏi thường gặp khi mang thai 18 tuần

1. Thai 18 tuần không thấy máy có sao không?

Thông thường, mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy cử động của thai khi bầu vào khoảng 24-32 tuần; vì vậy thai 18 tuần máy ít là hiện tượng bình thường; mẹ không nên quá lo lắng.

Thai 18 tuần không thấy máy có thể là dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm; mẹ sẽ cần kiểm tra với bác sĩ để yên tâm mẹ nhé.

Khi mẹ bầu tự theo dõi thai máy; nếu thấy ít hơn mức tối thiểu 3-4 cử động thai trong một giờ thì có thể theo dõi tiếp trong một giờ nữa hoặc đến bệnh viện kiểm tra.

2. Siêu âm 18 tuần phát hiện dị tật gì?

Tuần thứ 18 là thời điểm thích hợp để có thể dự đoán các nguy cơ về bệnh đối với thai nhi như các bệnh: Down hay một số dị dạng nhiễm sắc thể của thai,…

Cho nên bất cứ một bà mẹ nào cũng không thể bỏ qua việc khám thai định kỳ ở tuần thứ 18.  Siêu âm 18 tuần phát hiện dị tật sau: Down, Edward, Patau, dị tật ống thần kinh, thai vô sọ, các dị tật tứ chi ở trẻ.

3. Thai 18 tuần gò cứng bụng có phải dọa sảy thai?

Thai 18 tuần gò cứng bụng có thể là do cơn gò chuyển dạ hoặc cơn gò sinh lý:

Cơn gò chuyển dạ bao gồm cơn gò chuyển dạ đủ tháng (cơn gò chuyển dạ sau 37 tuần) và cơn gò chuyển dạ sinh non (cuộc chuyển dạ từ tuần 22 đến tuần thứ 37 của thai kỳ). Khi có cơn gò chuyển dạ thật sự, mẹ bầu sẽ thấy các cơn đau tăng dần lên, kéo dài hơn, tần suất cũng dồn dập và sẽ chuẩn bị sinh con trong một vài giờ đồng hồ.

Cơn gò sinh lý hay còn gọi là cơn gò chuyển dạ giả, xuất hiện vào khoảng tháng thứ 4 của chu kỳ thai kỳ; thường không đều và không có tính chu kỳ. Những cơn gò này là bước đầu để tử cung luyện tập cho ngày sinh và rèn luyện khả năng chịu đựng của người mẹ. Để giảm bớt cơn gò sinh lý, mẹ bầu nên uống nhiều nước, chuyển sang tư thế khác để giảm đau, dành thời gian nghỉ ngơi và nằm nghiêng sang bên trái.

Nếu mẹ mang thai 18 tuần gò cứng bụng kéo dài; ở mức độ nghiêm trọng, tương tự cơn gò chuyển dạ; mẹ bầu cần gọi ngay cho bác sĩ để được hỗ trợ y tế kịp thời.

Hy vọng qua bài viết, mẹ đã hiểu hơn về sự phát triển của thai 18 tuần tuổi. Đồng thời, mẹ cũng nắm trong tay những cách để chăm sóc, ăn uống và vận động khoa học trong giai đoạn này!

BÁCH SƠN

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5: Biến tấu tráng miệng với chuối

Có vô số cách biến tấu các món ăn từ nguyên liệu chính là chuối chín. Trong thực đơn cho bầu tháng thứ 5 mẹ hoàn toàn có thể tự làm các món tráng miệng hấp dẫn cho mình và bé yêu tại nhà.

Qua rồi thời gian ốm nghén, buồn nôn, chóng mặt, bước sang tam cá nguyệt thứ 2 mẹ hoàn toàn chủ động về thực đơn hằng ngày. Đây cũng là thời điểm mẹ không cần kiêng cữ quá nhiều. Chuối là trái cây mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể. Theo các chuyên gia, bầu ăn từ 1-2 trái chuối mỗi ngày giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết cho thai kỳ.

Bà bầu ăn chuối đúng cách, lợi đủ đường

Cùng với táo, họ cam, quýt, việt quất thì chuối là loại trái cây mang lại nhiều lợi ích trong suốt thai kỳ cho mẹ bầu. Chuối dễ ăn, hợp khẩu vị nhiều mẹ và cũng có thể chiều lòng dạ dày những lúc thèm ăn vặt.

thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 cần bổ sung nhiều vitamin và khoáng chất từ trái cây

Bổ sung vitamin B6: Trung bình một trái chuối thường chứa khoảng 0,4 mg vitamin B6, chất cần thiết cho quá trình chuyển hóa đạm, chất béo và carbohydrate cho cơ thể. Đồng thời, vitamin B6 cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển trí não và hệ thần kinh của thai nhi.

Ngăn ngừa chuột rút: Chỉ với 1 quả chuối mỗi ngày, lượng kali bầu nhận được đã có thể đáp ứng được 9% nhu cầu kali khuyến cáo mỗi ngày. Thêm nữa, lượng kali, magie dồi dào trong chuối cũng có tác dụng ngăn ngừa tình trạng chuột rút, đau nhức tay chân và một số triệu chứng khi mang thai khó chịu khác.

Phòng ngừa tiêu chảy khi mang thaiBằng cách hấp thụ lượng nước dư thừa trong cơ thể, chuối giúp ngăn ngừa tình trạng tiêu chảy khi mang thai. Đồng thời, chuối cũng là vị cứu tinh lý tưởng cho những mẹ bầu bị ốm nghén nhờ hàm lượng vitamin nhóm B dồi dào.

Củng cố hệ xương vững chắc: Không phải là một trong những nguồn canxi dồi dào nhất, nhưng theo các chuyên gia, ăn chuối vẫn có tác dụng tích cực giúp bảo vệ hệ xương và răng vững chắc. Bởi trong chuối chứa nhiều fructooligosaccharides, chất tăng cường khả năng tiêu hóa và hấp thụ canxi của cơ thể.

[inline_article id=83831]

3 món tráng miệng hấp dẫn từ chuối

Ngoài ăn chuối chín tươi mẹ có thể đổi vị với các món tráng miệng biến tấu từ chuối dưới đây. Đơn giản mà lại cực ngon miệng. Công thức từ Bepgiadinh.com – Cộng đồng ẩm thực hàng đầu hiện nay.

Kem chuối trà xanh

Nguyên liệu: 3 quả chuối chín, 1 muỗng canh sữa đặc có đường, 2 muỗng cà-phê matcha.

Thực hiện

Chuối lột vỏ, cắt thành miếng nhỏ, cho vào tủ đông ít nhất 3 giờ hoặc qua đêm.

Cho chuối vào máy xay nhuyễn, thêm bột trà xanh, sữa đặc có đường vào xay đều cho hòa quyện.

Cho hỗn hợp kem chuối trà xanh vào tủ đông thêm 1 giờ nữa cho đông cứng là có thể thưởng thức được.

Chè chuối bột báng 

Nguyên liệu: 3 trái chuối vàng, 500ml nước cốt dừa, 1500ml nước, 90gr bột báng, 100gr đường cát, 20gr mè trắng, 20gr đậu phộng rang, ít muối, lá dứa

Thực hiện

Chuối bóc vỏ, cắt làm đôi, ngâm với nước lạnh có thêm vào 1/2 muỗng cà phê muối. Lá dứa rửa sạch, để ráo.

Cho nước vào nồi, đun sôi với ít muối, thả chuối vào đun lửa vừa trong 3 phút để loại bỏ vị chát, vớt ra cho vào nước lạnh, vớt ra để ráo.

thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 1
Chè chuối là món tráng miệng khá phổ biến vào ngày Hè ở miền Nam

Trong một nồi khác, thêm nước, bột báng vào nấu trên lửa vừa 7-15 phút, thỉnh thoảng khuấy đều để không bị dính hay vón cục. Đợi đến khi bột báng trở trong, tắt bếp, trút ra rổ, xả qua nước lạnh, để ráo.

Cắt quả chuối làm đôi. Đun sôi 1, 5 lít nước, thêm chuối, lá dứa, đường, ít muối vào trộn đều, nấu trong 20 phút, thỉnh thoảng khuấy đều.

Thêm nước cốt dừa, bột báng vào trộn đều, vớt lá dứa ra, nêm nếm vừa ngọt.

Múc chè chuối ra chén, thêm nước dừa, bột báng, đậu phộng rang đập giập hoặc mè rang.

[inline_article id=160317]

Bánh chuối nướng

Nguyên liệu: 400g bột mì, 3/4 chén đường, 3/4 muỗng cà-phê baking soda, 1/4 muỗng cà-phê muối, 3 quả chuối chín, 1/4 chén sữa tươi, 2 quả trứng gà, 6 muỗng canh bơ bơ lạt nấu tan chảy, để nguội, 1,5 muỗng cà-phê vani, 1/3 chén bơ đậu phộng; Đậu phộng rang.

Thực hiện

Làm nóng lò nướng ở 180 độ C. Lót giấy nến lên khuôn bánh.

Trong một bát lớn, trộn bột, đường, baking soda và muối với nhau.Trộn chuối nghiền, sữa, trứng, bơ tan chảy, vani và bơ đậu phộng trong một tô khác. Sau đó trộn đều 2 phần trên với nhau rồi cho vào 2/3 khuôn bánh. Thêm đậu phộng hạt lên trên bề mặt.

Cho bánh vào lò nướng ở 180 độ C trong 55 phút đến khi bánh chín vàng ( kiểm tra độ chín của bánh bằng tăm).

Bánh chín lấy ra để trên crack cho nguội hoàn toàn. Có thể bọc nilon, cho vào tủ lạnh bảo quản ăn dần cũng ngon.

Hi vọng với 3 món tráng miệng biến tấu từ trái chuối chín trên đây, mẹ sẽ có thêm lựa chọn cho thực đơn cho bà bầu tháng thứ 5 ngon miệng hơn.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bầu 6 tháng nên ăn gì? 4 lưu ý mẹ cần nhớ không nên bỏ qua!

Ở tháng thứ 6 của thai kỳ, mỗi ngày trung bình thai nhi tăng trưởng khoảng 10gr. Vì thế bà bầu 6 tháng cần tăng khoảng 2kg trong giai đoạn này. Đây là giai đoạn thai nhi đã ổn định, mẹ ăn uống ngon miệng nên rất dễ tăng cân. Bài viết này, MarryBaby sẽ giúp mẹ giải đáp câu hỏi “bầu 6 tháng nên ăn gì?” Hãy theo dõi bài viết này để có câu trả lời nhé.

Nhu cầu dinh dưỡng khi ở tháng thứ 6 thai kỳ

Vào tháng thứ 6 của thai kỳ, người mẹ đã dẫn kiểm soát được những cơn ốm nghén nên có thể ăn ngon miệng hơn. Vì thế cảm giác đói bụng cũng có thể tăng vì thai nhi đã cần nhiều chất dinh dưỡng hơn. Ngoài ra, do nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé tăng cao mẹ có thể bị thiếu máu.

Vì vậy, khi mẹ bầu bước vào tháng thứ 6 của thai kỳ sẽ cần bổ sung thêm axit folic; các loại rau củ quả trái cây; thịt giàu protein; tinh bột; vitamin và khoáng chất để cung cấp dinh dưỡng cho em bé phát triển cũng như giúp mẹ không bị thiếu máu nhiều.

Vậy mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì để giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh? Hãy theo dõi trong phần tiếp theo của bài viết nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: Thực đơn cho bà bầu hàng ngày đầy đủ dinh dưỡng khi mang thai

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì?

1. Không thể thiếu tinh bột

Bà bầu tháng thứ 6 nên ăn gì? Tinh bột vẫn là nguồn năng lượng chính cho cơ thể mẹ. Trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu cần sự có mặt của các món như cơm, xôi, phở, khoai… là để đảm bảo nguồn năng lượng cần thiết. Mẹ bầu 6 tháng đang đứng trước bước ngoặt mới, khi thai nhi phát triển ngày càng mạnh mẽ để “về đích”. Chính vì thế, đừng để bị thiếu năng lượng trong lúc này, mẹ nhé.

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì? Một số thực phẩm mẹ nên chọn:

  • Gạo lứt
  • Khoai lang
  • Khoai tây
  • Bún
  • Miến
  • Xôi
  • Nui
  • Bánh mì
  • Yến mạch…

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì để vào con? Những thực phẩm cung cấp tinh bột giữ một vai trò quan trọng. Vì thế mẹ nên lưu ý, ăn nhiều hay ít tùy thuộc vào mức độ tăng cân và chỉ số đường huyết trong từng loại thực phẩm. Những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao như khoai tây, bánh mì từ bột mì trắng nên được giới hạn số lượng vừa phải.

2. Bà bầu 6 tháng nên ăn gì? Protein giúp thai nhi tăng tốc

bầu 6 tháng nên an gì de vào con

Để nuôi dưỡng một cơ thể đang lớn lên trong bụng mẹ, protein là một dưỡng chất không thể vắng mặt. Bà bầu tháng thứ 6 nên ăn gì? Những thực phẩm giàu protein lành mạnh mà mẹ bầu cần bao gồm:

  • Thịt nạc
  • Trứng
  • Đậu Hà Lan, đậu xanh, đậu nành
  • Đậu phụ

Mẹ nên hạn chế các loại thịt, cá màu đỏ mà nên ưu tiên thịt, cá màu trắng vì chúng ít chất béo hơn.

[inline_article id=60226]

3. Muốn khỏe đẹp, đừng quên vitamin và khoáng chất

Không gì tốt hơn rau củ và các loại trái cây trong việc duy trì vẻ đẹp của làn da, mái tóc; đồng thời tăng cường sức miễn dịch cho mẹ. Vitamin và các chất khoáng dồi dào trong nhóm thực phẩm này chính là chìa khóa cho vẻ đẹp và sức khỏe của mẹ. Đồng thời, thai nhi cũng cần những dưỡng chất thiết yếu này trong quá trình phát triển.

Mẹ bầu 6 tháng nên ăn gì? Những thực phẩm giúp bổ sung vitamin và khoáng chất cho mẹ bầu ở tháng thứ 6:

a. Bà bầu 6 tháng nên ăn gì? Các loại rau củ quả

  • Củ dền
  • Bắp cải
  • Măng tây
  • Cải bó xôi
  • Bí đỏ
  • Cà tím
  • Cà chua
  • Cải thìa
  • Đậu bắp
  • Dưa leo
  • Súp lơ xanh
  • Cải xoăn
  • Rau muống
  • Đậu đũa
  • Bầu
  • Bí đao
  • Tía tô
  • Mồng tơi
  • Nấm

b. Hoa quả tốt cho bà bầu tháng thứ 6? Các loại trái cây nhiều vitamin

  • Cherry
  • Chuối
  • Nho
  • Kiwi
  • Táo
  • Bưởi
  • Cam
  • Ổi
  • Dâu
  • Mận…

Bên cạnh rau củ, mẹ cũng có thể uống sữa và ăn các món làm từ sữa như yogurt, phô mai… để bổ sung đồng thời protein, canxi và các vitamin, khoáng chất khác.

4. Bầu 6 tháng nên ăn gì? Chất béo

Đây là giai đoạn mẹ bầu tăng cân nhanh nên việc cung cấp mỡ, chất béo cũng cần được chọn lọc. Mỗi bữa ăn nên bao gồm 1 muỗng nhỏ chất béo lành mạnh từ dầu thực vật như dầu đậu nành, dầu lạc, dầu vừng, dầu cải hoặc quả bơ. Mẹ có thể dùng dầu thực vật để trộn salad hoặc dùng trong các món chiên, xào.

Tuy nhiên, mẹ bầu không nên ăn quá nhiều chất béo dẫn đến khó tiêu ở bà bầu và táo bón. Bà bầu bị táo bón còn là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh trĩ khi mang thai. Mẹ bầu cũng cần lưu ý điều này nhé!

>> Bạn có thể xem thêm: ‘Bỏ túi’ chế độ dinh dưỡng hoàn hảo cho mẹ bầu

Mẹ bầu 6 tháng không nên ăn gì?

bà bầu tháng thứ 6 nên ăn gì

Ngoài vấn đề bầu 6 tháng nên ăn gì, mẹ cũng cần lưu ý một số thực phẩm mẹ nên ăn khi bước vào tháng thứ 6 dưới đây:

Hải sản sống: Bầu tháng thứ 6 không nên ăn gì? Các loại hải sản sống, nhất là cá có hàm lượng thủy ngân cao có thể gây ngộ độc thực phẩm.

Thịt chưa chín: Bầu 6 tháng không nên ăn gì? Những loại thịt chưa chín còn tái cũng tồn tại nhiều nguy cơ dẫn đến ngộ độc thực phẩm.

Thức uống nhiều caffeine: Mẹ uống nhiều cà phê có thể khiến thai nhi bị tăng nhịp tim và có nguy cơ “nghiện” cà phê ngày từ trong bụng mẹ. Ngoài ra, thai nhi chưa thể hình thành cơ chế thải độc nên caffeine sẽ tồn tại trong cơ thể của bé một thời gian khá lâu. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

Đậu nành: Trong đậu nành có chứa phytoestrogen – hợp chất đảm nhận vai trò như một dạng estrogen “tự nhiên”. Chất này có thể ảnh hưởng xấu đến sự phát triển của não, cơ quan sinh dục và hệ miễn dịch của em bé. Mẹ nên hạn chế dùng thực phẩm này nhé.

Chất béo: Mẹ bầu cũng không nên bổ sung chất béo quá nhiều vì có thể làm tăng đường huyết rồi hạ xuống khi ăn. Sự thay đổi đột ngột này có thể khiến cho cơ thể cảm thấy mệt mỏi và ảnh hưởng xấu đến các cơ quan về lâu dài.

Thức ăn quá cay: Bà bầu 6 tháng không nên ăn gì? Những đồ ăn cay sẽ khiến cho mẹ bầu tăng cảm giác ợ nóng, khó tiêu và khó chịu sau khi ăn.

>> Bạn có thể xem thêm: Những loại rau bà bầu không nên ăn kẻo sẩy thai hoặc sinh non

Mẹo để bà bầu 6 tháng ăn uống lành mạnh 

Bên cạnh vấn đề bầu 6 tháng nên ăn gì, mẹ cũng cần để tâm hơn đến chế độ sinh hoạt của mình. Dưới đây là một số lưu ý mẹ nên nhớ kỹ nhé.

  • Xen kẽ thời gian làm việc và nghỉ ngơi: Mẹ nên đi lại, hít thở sâu để thư giãn sau khi tập trung làm việc khoảng 1-2 giờ liên tục sẽ giúp giảm phù nề và nhức mỏi cho mẹ.
  • Chia nhỏ bữa ăn: Mỗi ngày, mẹ nên ăn từ 5 đến 6 bữa; trong đó, 3 bữa ăn chính và 2-3 bữa phụ đều cần đảm bảo có thành phần dinh dưỡng lành mạnh.
  • Chú ý đến hoạt động của cơ thể: Vì bụng bầu 6 tháng cũng khá lớn mẹ nên tránh những động tác gây chèn ép bụng có thể bị chấn động.
  • Tránh việc nặng: Mẹ nên tránh vận động mạnh và các việc  khiêng, vác đồ vật, những hoạt động đòi hỏi phải rướn người…
  • Tránh đi du lịch xa: Vì mẹ ngồi trên xe bị lắc lư trong thời gian dài hoặc bị chấn động sẽ gây đau bụng, và dễ dẫn đến sinh non.
  • Giữ ấm cơ thể: Mẹ bầu cũng cần tránh để cho cơ thể bị lạnh quá mức, dễ gây co thắt tử cung
  • Uống nhiều nước: Bầu 6 tháng nên ăn uống gì? Để phòng ngừa nhiễm trùng đường tiết niệu, mẹ nên uống nước khoảng 2 lít/ ngày. Nước sẽ làm loãng nước tiểu, xúc rửa đường tiểu nên bệnh ít xảy ra.
  • Lưu ý khi đi giày và di chuyển: Nên đi giày bệt và mềm, tránh đứng lâu và đi lại nhiều dễ gây phù nề chân, đau lưng.

[inline_article id=282470]

Mẹ đang chuẩn bị bước vào chặng cuối của hành trình mang thai. Mỗi nấc thang trong hành trình này lại đưa ra những đòi hỏi và yêu cầu khác nhau. Ngay lúc này, mẹ cần nhớ rõ “bầu 6 tháng nên ăn gì” và “bầu 6 tháng không nên ăn gì?” để có một sức khỏe thật tốt trước khi về đích nhé!

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Phụ nữ có thai không nên ăn gì trong 3 tháng giữa?

Không còn khổ sở vì những cơn ốm nghén, đồng thời cũng quen dần với sự thay đổi hormone và phát triển từng ngày của thai nhi, mẹ mang thai 3 tháng giữa có thể ăn uống thoải mái hơn. Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe, mẹ bầu vẫn nên tránh một số thực phẩm. Vậy bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì?

1. Thực phẩm chứa carbohydrate đơn giản

Không chỉ là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể hoạt động, carbohydrate còn có thể ảnh hưởng đến quá trình hình thành các tế bào thần kinh của thai nhi.

Tuy nhiên, thay vì ăn thực phẩm chứa carbohydate đơn giản, bầu nên ưu tiên thực phẩm chứa carbohydate dạng phức tạp. Khác với carbohydate đơn giản làm nồng độ insulin tăng đột biến, carbohydate dạng phức tạp được tiêu hóa chậm hơn, giúp ổn định lượng đường trong máu. Nhờ vậy, nguy cơ mắc phải tiểu đường thai kỳ cũng giảm hẳn.

2. Bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì? Thực phẩm gây táo bón

Táo bón với những triệu chứng gây khó chịu có thể là vấn đề “gây đau đầu” cho nhiều mẹ ở tam cá nguyệt thứ 2. Vì vậy, nếu nhận thấy một thực phẩm nào có khả năng gây táo bón, tốt nhất, bạn nên loại ngay khỏi thực đơn hàng ngày của mình. Thay vào đó, ăn nhiều trái cây và rau củ quá, uống nhiều nước sẽ giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm nguy cơ táo bón.

[inline_article id=78851]

3. Rượu, bia

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc uống rượu, bia trong thời gian thai kỳ. Không chỉ là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh, uống rượu khi mang thai, dù bất kỳ thời điểm nào, còn làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non, thai chết lưu.

Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ cũng cảnh báo hệ quả nguy hiểm khi mẹ bầu uống rượu: Bé sinh có thính giác kém, xương biến dạng và thận yếu.

4. Chất làm ngọt nhân tạo

Dù chưa có một bằng chứng cụ thể về tác động của chất làm ngọt nhân tạo đối với sự phát triển của thai nhi, nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo phụ nữ mang thai nên loại bỏ hoàn toàn hoặc cắt giảm thực phẩm chứa chất làm ngọt nhân tạo.

5. Bầu 3 tháng giữa không nên uống gì? Cà phê

Cà phê hoặc các loại thức uống chứa caffeine đều không thích hợp có mặt trong chế độ dinh dưỡng của bà bầu. Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh tác hại của caffeine đối với sức khỏe bà bầu và sự phát triển của thai nhi.

Theo đó, việc tiêu thụ 1 lượng lớn caffeine có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, sinh non. Hơn nữa, caffeine cũng cản trở khả năng hấp thu sắt của cơ thể. Nếu uống nhiều, bà bầu có nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt, tình trạng thường thấy ở phụ nữ mang thai.

[inline_article id=95043]

6. Thực phẩm tái, sống

Sushi, sashimi, các loại gỏi, thịt bò tái… có thể chứa nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng gây hại cho sức khỏe. Nghiêm trọng nhất là vi khuẩn salmonella. Vi khuẩn này sẽ tấn công vào hệ miễn dịch của cơ thể, dẫn đến nhiều ảnh hưởng tiêu cực cho cả mẹ và thai nhi trong bụng. Vì vậy, nếu là “fan” của những món tái, sống, mẹ nên cố nhịn một chút.

Ngoài ra, mẹ cũng nên lưu ý một số thực phẩm chưa được tiệt trùng như các loại phô mai, sữa chua, nước ép. Thực phẩm chưa tiệt trùng có thể chứa vi khuẩn listeria gây sảy thai và dị tật thai nhi.

7. Bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì? Gan động vật

Vitamin A cần thiết cho quá trình hình thành và phát triển các cơ quan của phôi thai như tim, phổi, thận và hệ thần kinh trung ương của thai nhi. Vì vậy, việc bổ sung vitamin A khi mang thai rất quan trọng. Tuy nhiên, tiêu thụ quá nhiều vitamin A lại là nguyên nhân gây dị tật bẩm sinh và ngộ độc gan, thậm có thể gây dị tật.

Gan động vật là một trong những nguồn cung cấp vitamin A ở dạng hoạt động cao nhất. Chỉ khoảng 80g gan động vật có thể chứa lượng vitamin A gấp 12 lần nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể. Vì vậy, các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tránh ăn gan.

Bên cạnh việc ăn gì tốt cho thai nhi, bầu 3 tháng giữa không nên ăn gì cũng rất quan trọng. Chỉ một sai sót nhỏ trong chế độ dinh dưỡng cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và sự phát triển của bé cưng. Vì vậy, mẹ bầu phải thật cẩn thận nhé!

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Bụng bầu 4 tháng đã to chưa và thay đổi như thế nào?

Một trong những thắc mắc của các bà bầu khi bước vào tam cá nguyệt thứ hai thường là, “bụng bầu 4 tháng to như thế nào?” Nếu bạn cũng đang tò mò về vấn đề này thì hãy cùng MarryBaby tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Thai kỳ tháng thứ 4 có gì thay đổi?

Trước khi tìm hiểu bụng bầu 4 tháng to như thế nào; MarryBaby sẽ cùng bạn tìm hiểu về những thay đổi của cơ thể mẹ trong trong giai đoạn của thai kỳ nhé. Đầu tiên, bạn có thể nhận thấy cơn buồn nôn do ốm nghén đã thuyên giảm hơn rất nhiều.

Trong giai đoạn này, ngực của bạn sẽ bắt đầu tăng kích thước do sự phát triển của các tuyến sữa và chất béo trong cơ thể. Vùng da xung quanh núm vú cũng sẫm màu hơn, xuất hiện các nốt sần quanh quầng vú để tạo độ ẩm cho vùng da này. Lúc này, sữa non cũng bắt đầu xuất hiện.

Thời điểm này, bạn cũng có thể xuất hiện một số vết rạn trên da ở bụng và ngực. Cơ thể bạn có thể xuất hiện các triệu chứng như đau chân, đau lưng, đau xương chậu, đau hông, đau dạ dày, răng lung lay, nghẹt mũi, chảy máu chân răng, ợ nóng, nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) và xuất hiện các cơn co thắt Braxton Hicks.

>> Bạn có thể xem thêm: Các kiểu bụng bầu và tình trạng mang thai của phụ nữ

Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?

Có thai 4 tháng bụng to chưa? Khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ, bụng của bạn sẽ có sự thay đổi khá rõ. Lúc này, bụng bầu sẽ trở nên tròn trịa và nhô cao hơn so với 3 tháng đầu thai kỳ. Vì lúc này cân nặng của bạn bắt đầu tăng lên thêm 2,5kg-3kg dẫn đến phần bụng lộ rõ hơn.

Nếu bụng bầu 4 tháng không to thì có sao không? Khi bạn bước vào tháng thứ 4 nhưng vẫn chưa thấy lộ bụng thì cũng không sao nhé. Bởi vì, bụng bầu sẽ lộ tuỳ vào cơ địa của mỗi người. Có người bụng đã lộ từ tam cá nguyệt thứ nhất do tăng lượng nước và bị đầy bụng.

Ngoài ra, thể lực của thai phụ trước khi có bầu cũng quyết định thời gian lộ bụng bầu của mỗi người. Nếu trước khi mang thai bạn thường xuyên tập thể dục và có cơ bụng săn chắc thì thời gian lộ bụng sẽ lâu hơn người ít vận động. Hoặc, khi bạn mang thai lần thứ hai trở đi thì bụng bầu sẽ lộ sớm hơn những người mang thai lần đầu. 

>> Bạn có thể xem thêm: Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?

Bụng bầu 4 tháng to như thế nào?

Bụng bầu 4 tháng có sự thay đổi như thế nào?

Ngoài tìm hiểu về chiếc bụng bầu 4 tháng to như thế nào; bạn cũng rất thắc mắc bụng bầu 4 tháng còn có những thay đổi gì nữa đúng không? Khi vào tháng thứ 4, cơ thể của bạn sẽ tăng cân và chiếc bụng cũng to hơn khiến cho da ở một số vùng căng ra.

Điều này khiến cho sợi collagen đàn hồi dưới da bị rách dẫn đến hình thành các vết rạn da khi mang thai. Các vết rạn này sẽ thường xuất hiện ở vùng da bụng hoặc ngực. Ngoài ra, một đường màu nâu sẫm (linea nigra) chạy dọc từ rốn đến âm đạo cũng có thể xuất hiện nữa đấy.

Khi tìm hiểu về chiếc bụng bầu 4 tháng to như thế nào; bạn có thể thảo luận nhiều hơn về vấn đề bụng bầu 4 tháng nhỏ có sao không tại cộng đồng của MarryBaby nhé.

Bụng bầu 4 tháng con trai và con gái khác nhau như thế nào?

Bên cạnh vấn đề bụng bầu 4 tháng to như thế nào; dân gian ngày xưa còn truyền miệng về cách xem giới tính thai nhi qua hình dáng bụng bầu của mẹ. Vậy bụng bầu 4 tháng con trai và con gái khác nhau như thế nào? 

Theo ông bà xưa dự đoán, nếu bạn mang thai con trai thì bụng bầu 4 tháng sẽ nhọn, gọn gàng, nằm thấp ở dưới, hơi nhô cao ra phía trước. Còn bụng bầu 4 tháng con gái thì tròn, nằm trên cao và nhô nhiều ra phía trước.

Tuy nhiên, hiện nay chưa có bất kỳ nghiên cứu khoa học nào chứng minh cách xác định giới tính thai nhi kể trên là có độ đáng tin cậy. Do đó, bạn đừng quá kỳ vọng vào quan niệm dân gian này để tránh gây thất vọng khi giới tính của thai nhi không như kỳ vọng nhé.

Những lưu ý khi bước vào tháng thứ 4 của thai kỳ

Nếu đã biết bụng bầu 4 tháng to như thế nào rồi; bạn cũng cần lưu ý những điều sau đây nhé.

1. Những việc nên làm 

thai 4 tháng bụng to chưa

  • Đi khám răng định kỳ: Bạn cần thường xuyên đi khám răng định kỳ để tránh dẫn đến các biến chứng do tình trạng sức khỏe răng miệng gây ra.
  • Nên mang thai khăn giấy: Bạn có thể bị chảy máu mũi, nghẹt mũi và ù tai trong tháng thứ 4 của thai kỳ. Do đó, bạn nên mang theo khăn giấy vì có thể cần sử dụng bất cứ lúc nào. 
  • Có thể quan hệ tình dục trở lại: Bạn có thể quan hệ tình dục khi vào tháng thứ 4 của thai kỳ để duy trì sự gần gũi với chồng. Tuy nhiên, bạn nên xin tư vấn từ bác sĩ trước khi “gần gũi” chồng nhé.
  • Thay đổi quần áo bầu rộng rãi hơn: Bạn nên mua một số quần áo cho bà bầu rộng rãi hơn vì chiếc bụng bầu 4 tháng đã bắt đầu to hơn. Do đó, quần áo mặc thường ngày có thể không còn mặc vừa nữa.
  • Duy trì việc tập luyện và vận động: Bạn nên duy trì vận động và thực hiện tập thể thao thường xuyên hơn. Bạn có thể áp dụng các môn như đi bộ, tập yoga, bơi lội hoặc bất kỳ môn thể thao nào tốt cho sức khỏe thai kỳ.
  • Ngủ nghiêng về bên trái: Bạn có thể sử dụng gối cho bà bầu để đỡ phần hông và giữa hai chân thoải mái hơn khi nằm ngủ nghiêng bên trái. Điều này cũng có thể cải thiện lưu thông máu giúp thai nhi đang phát triển tốt hơn.

>> Bạn có thể xem thêm: Quan hệ khi mang thai tháng thứ 4 – có an toàn cho bé hay không?

2. Những việc không nên làm

bụng bầu 4 tháng

  • Không uống rượu: Bạn không nên uống rượu để thai nhi không bị mắc hội chứng cồn thai nhi (FAS).
  • Tránh dọn phân mèo: Khi bạn dọn phân mèo có thể làm tăng nguy cơ dị ứng và mắc bệnh toxoplasma.
  • Bỏ hút thuốc và các chất kích thích: Vì việc hút thuốc và sử dụng các chất kích thích có khả năng khiến trẻ sinh ra nhẹ cân và dị tật bẩm sinh.
  • Không sử dụng bồn tắm nước nóng hoặc phòng xông hơi khô: Hoạt động có nhiệt độ cao có thể gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.

[inline_article id= 305231]

Như vậy bụng bầu 4 tháng to như thế nào? Bụng bầu 4 tháng đã bắt đầu lộ rõ hơn, xuất hiện các vết rạn da và đường màu nâu chạy dọc từ rốn đến âm đạo cũng rõ hơn. Tuy nhiên, nếu bụng bầu 4 tháng của bạn vẫn chưa lộ rõ cũng không sao vì còn phụ thuộc nhiều yếu tố bạn nhé.

Categories
Mang thai 3 tháng giữa

Những lời khuyên bà bầu 5 tháng không nên bỏ qua

Bước vào tháng thứ 5, mẹ bầu đã vượt qua giai đoạn ốm nghén, thai nhi đã ổn định. Trọng lượng cơ thể của người mẹ lúc này chưa quá nặng nề. Tuy nhiên từ tháng thứ 5, cơ thể của người mẹ có nhiều thay đổi cả về sắc vóc, ngoại hình và rất nhiều vấn đề khác mẹ bầu 5 tháng không nên bỏ qua.

Bầu 5 tháng, cơ thể trải qua nhiều thay đổi

Bầu 5 tháng, người mẹ có cảm giác thoải mái không còn cảm giác ốm nghén, cơ thể cũng chưa quá nặng nề. Tuy nhiên, ở tháng này, mẹ cần lưu ý một số điểm liên quan đến sức khỏe.

Bước vào tháng thứ 5 của thai kỳ, cơ thể của người mẹ bắt đầu có những thai đổi rõ rệt. Đây là giai đoạn em bé bắt đầu phát triển nhanh, vòng đầu và não bộ của em bé to lên gấp nhiều lần so với tháng thứ 4. Lúc này các chức năng của tế bào thần kinh được hoàn thiện. Hình thành và phát triển mạnh mẽ các xúc giác cảm giác, mắt và lông mày hình thành.  Đây cũng là mốc bắt đầu tăng cân nặng của thai nhi với tốc độ nhanh hơn thời gian trước.

Bầu 5 tháng
Bầu 5 tháng, cơ thể vẫn chưa nặng nề lắm nên mẹ vẫn có thể hoạt động thoải mái và đi du lịch xa

Cẩn thận những vấn đề sức khỏe

Ở tuần này, người mẹ phải chịu những cơn đau của vùng bụng dưới và có người còn mắc chứng phù nề khiến việc đi lại của người mẹ gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, ở thời điểm này, người mẹ rất dễ bị mụn nếu ăn thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, mẹ cần lưu ý việc ăn uống và chăm sóc da mặt, nên thường xuyên rửa mặt với xà phòng dạng nhẹ hoặc dùng sữa mặt mỗi ngày đề tránh mụn. Lưu ý, trong giai đoạn này mẹ không được tự ý dùng thuốc trị mụn (kể cả thuốc uống và thuốc bôi) vì có thể gây nguy hại cho thai nhi.

Lúc này, thai bắt đầu lớn và bạn dễ chứng giãn tĩnh mạch, vì áp lực lên các mạch máu ở chân. Những mẹ bầu dễ mắc chứng này nếu trong gia đình có người bị tiền sử chứng bệnh này. Và lần mang thai sau sẽ thường nặng hơn lần mang thai trước. Cách duy nhất để cải thiện tình trạng này là mẹ bầu cần tập thể dục thường xuyên.

Mang thai tháng thứ 5 có thể khiến cho mẹ bầu khó thở, vì lúc này thai nhi bắt đầu tăng cân, em bé có cân nặng khoảng 290 – 350gram, dài 25-28 cm làm tử cung của mẹ to lên chèn ép lên phổi, dạ dày và bàng quang, và thậm chí cả thận.

Thời gian này, mẹ bầu cũng có nguy cơ về các bệnh răng miệng. Những bệnh răng miệng có thể khiến mẹ sẩy thai hoặc sinh non. Vì vậy, việc chăm sóc răng miệng trong thời gian này là rất quan trọng.

[inline_article id=169577]

Bầu 5 tháng, mẹ nặng bao nhiêu?

Số cân nặng lý tưởng mà mẹ bầu tăng suốt thai kỳ là từ 10-12kg. Vì vậy, mang thai tháng thứ 5 số cân nặng bà bầu tăng là 3kg là ổn, mỗi tuần mẹ tăng khoảng 0,5kg. Để có sức khỏe cà cân nặng tốt, mẹ bầu cần tuân thủ theo chế độ dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.

Có được quan hệ ở tháng thứ 5?

Rất nhiều người lo lắng việc quan hệ trong thời kỳ mang thai sẽ ảnh hưởng không tốt đến thai nhi, làm con chậm lớn, kém thông minh, sợ sẩy thai, sinh non… Tuy nhiên, suy nghĩ đó là hoàn toàn sai lầm vì “chuyện ấy” trong thời kỳ mang thai tốt cho cả mẹ lẫn con. Việc quan hệ tình dục đúng cách, đúng tư thế trong thời gian này đem lại cảm giác thoải mái, xua tan mệt mỏi, stress, mất ngủ làm người mẹ hạnh phúc hơn. Tinh thần của mẹ tốt sẽ tác động tốt đến em bé.

[inline_article id=129746]

Tập thể dục ở tháng thứ 5

Trong thời gian này, mẹ bầu nên tập thể dục thường xuyên. Một hoạt động lý tưởng cho mẹ bầu là bơi lội. Việc ngâm mình trong nước và thực hiện các động tác nhẹ nhàng sẽ giúp mẹ bầu thư giãn và dễ chịu hơn hẳn. Tuy nhiên, mẹ bầu lưu ý nên thoa kem chống nắng vì da mẹ bầu lúc này rất nhạy cảm và không nên vận động quá sức và nhớ uống nhiều nước, nhất là trước và sau khi tập thể dục, thể thao. Mẹ nên uống mỗi giờ một ly nước, ngày 2-3 lít nước.