Hơn nữa, đây là thời gian thai nhi đang cần một lượng dinh dưỡng lớn, nhất là canxi để phát triển hệ xương khỏe mạnh, hình thành nên khuôn mặt, chân tay.
Não bé cũng đang trong thời kỳ cao điểm. Vì vậy, những lưu ý về thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa sau mẹ nhất định nên để ý thật kỹ để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi.
Nhóm thực phẩm nên ưu tiên trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Giai đoạn này, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cần ưu tiên cả lượng và chất với nhiều thực phẩm bổ dưỡng.
1. Nhóm thực phẩm giàu protein
Trong giai đoạn này, mỗi ngày mẹ bầu nên hấp thu khoảng 85g protein để thõa mãn nhu cầu cần thiết của cơ thể cũng như sự phát triển của thai nhi.
2. Nhóm thực phẩm giàu vitamin
Vitamin A, B, C, D cực kỳ quan trọng và đóng vai trò như nhau trong bảng tổng sắp những dưỡng chất thiết yếu với sức khỏe bà bầu và thai nhi trong thai kỳ.
Chỉ khi bổ sung đủ lượng vitamin cần thiết, mẹ bầu mới có đủ sức để chống lại những nguy cơ bệnh tật, cũng như bảo vệ sự phát triển của bé con trong bụng.
3. Nhóm thực phẩm giàu canxi và sắt
Như đã nói, đây là giai đoạn thai nhi đang có sự phát triển vượt bậc về xương, cũng như các bộ phận khác trong cơ thể. Do đó, canxi và sắt rõ ràng không thể thiếu trong thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa.
Bản thân bạn cũng cần một lượng lớn canxi để củng cố hệ xương chống đỡ bụng bầu đang ngày càng lớn dần.
4. Nhóm thực phẩm nhiều chất xơ
Tử cung mẹ bầu đang trong đà phát triển nhanh. Vì vậy, đường ruột bị ép chặt, dễ dẫn đến tình trạng táo bón. Để cải thiện tình trạng này, bạn nên ăn nhiều thực phẩm có hàm lượng chất xơ phong phú như rau củ, trái cây, ngũ cốc…
>> Xem thêm: Giải đáp thắc mắc: Bầu 3 tháng giữa nên ăn gì?
Nhu cầu dinh dưỡng cho bà bầu 3 tháng giữa
Khẩu phần ăn của mẹ bầu giai đoạn tam cá nguyệt thứ 2 cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như sau:
1. Lượng carbohydrat cần cho mẹ bầu 3 tháng giữa
Carbohydrate bao gồm đường, tinh bột và chất xơ. Nguồn thực phẩm này là nỗi ám ảnh của vòng eo bà bầu.
Tuy nhiên, bổ sung các thực phẩm giàu carbohydrate như ngũ cốc, khoai tây sẽ cung cấp năng lượng cho mẹ và bé. Bà bầu cần lưu ý không ăn các đồ ăn nhiều đường không lành mạnh như bánh ngọt, sô cô la để tránh nguy cơ béo phì.
Đối với hầu hết phụ nữ có thai, lượng carbs nên chiếm 40 – 50 phần trăm calo hàng ngày. Tuy nhiên nếu bạn bị tiểu đường thai kỳ, hãy làm theo khuyến cáo của bác sĩ về lượng carbohydrate.
2. Lượng chất đạm cần cho bà bầu 3 tháng giữa
Trong giai đoạn này, mẹ chỉ cần bổ sung thêm 340 calo mỗi ngày nhưng không phải lấy từ các loại đồ ăn nhanh. Từ tháng thứ 4 trở đi, cả mẹ và con đều cần được cung cấp thực phẩm chất lượng cao, nhiều protein, vitamin và khoáng chất.
Protein sẽ giúp tạo ra mô mới để cơ thể bé phát triển hoàn thiện các bộ phận, tăng khoảng 1kg và 16cm. Vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu nên bổ sung từ 75-100g protein mỗi ngày trong 3 tháng giữa thai kỳ.
Thịt lợn, thịt bò, thịt gia cầm, trứng, sữa là những nguồn cung protein tốt nhất. Ngoài ra, các loại hạt như đậu nành, ngũ cốc nguyên hạt cũng chứa lượng protein khá dồi dào.
3. Lượng chất béo cho khẩu phần ăn của thai phụ 3 tháng giữa
Chất béo là chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển não, mắt và hệ thần kinh của bé. Trong thời kỳ mang thai, chất béo nên chiếm 25-35% lượng calo hàng ngày.
Tuy nhiên, mẹ phải lưu ý chọn bổ sung những loại chất béo lành mạnh như axit béo không no hoặc axit béo omega-3. Nguồn cung cấp các loại chất béo này có thể kể đến là cá hồi, cá trích, cá mòi, đậu nành, hạt óc chó,…
Bên cạnh đó, bà bầu nên tránh ăn các loại thực phẩm chế biễn sẵn chứa chất béo bão hòa vì chúng có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu cũng như nguy cơ mắc bệnh tim.
[inline_article id=175846]
4. Lượng khoáng chất và vitamin cho bà bầu 3 tháng giữa
Vitamin và khoáng chất là những chất dinh dưỡng cần bổ sung trong suốt thai kỳ. Đặc biệt, trong giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ, bà bầu nên chú ý bổ sung canxi và sắt.
Canxi cần thiết cho quá trình phát triển hệ thống xương còn sắt giúp tạo hồng cầu mới cho thai nhi. Theo các chuyên gia, bà bầu trong giai đoạn này cần ít nhất 1000mg canxi và 27mg sắt mỗi ngày.
Viên vitamin tiền sản có thể đảm bảo lượng vitamin và khoáng chất cần thiết này nhưng chất dinh dưỡng từ thực phẩm luôn là tốt nhất.
>> Xem thêm: Phụ nữ có thai không nên ăn gì trong 3 tháng giữa?
Gợi ý thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa
Với những gợi ý cho cả ba bữa sáng – trưa – chiều, hy vọng các mẹ sẽ có những thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa đa dạng, ngon miệng và đầy dinh dưỡng.
1. Gợi ý bữa sáng cho bà bầu 3 tháng giữa
Về cơ bản, một chế độ dinh dưỡng cho bà bầu hợp lý suốt thời gian mang thai vẫn là dung nạp một lượng cân bằng các loại trái cây, rau quả, ngũ cốc, các sản phẩm sữa ít chất béo, thịt nạc cùng chất béo lành mạnh.
Vào mỗi bữa sáng, mẹ hãy dùng một khẩu phần nhỏ có sự kết hợp của ít nhất ba nhóm thực phẩm nêu trên. Ví dụ, bánh mì nguyên cám, trứng, salad trái cây và một ly sữa.
Một lựa chọn khác là trộn các loại rau cắt nhỏ với trứng ốp la, bên trên thêm pho mát ít béo, dùng kèm với một bát nhỏ hỗn hợp yến mạch và sữa tách béo.
Tiện lợi hơn, bạn cũng có thể đơn giản là đến các quán ăn uy tín, làm sạch sẽ để ăn hủ tíu, bún bò, cơm tấm, cháo, …
2. Ý tưởng cho bữa trưa ở giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ
Món ăn cho bà bầu 3 tháng giữa: Salad trộn với trứng cắt khoanh, vài lát thịt gà nướng, đậu gà (chickpeas) hoặc đậu tây, dầu và giấm trộn. Sandwich cũng là một lựa chọn tiện lợi, nhanh chóng dành cho bữa trưa.
Và thay vì dùng thịt nguội và phô mai – thực phẩm dễ lây nhiễm vi khuẩn listeria, mẹ có thể dùng bánh mình nguyên cám với bơ đậu phộng và mứt. Nếu vẫn còn thấy đói, mẹ bầu có thể ăn thêm sữa chua hoặc một vài miếng trái cây.
3. Bữa tối hoàn hảo cho mẹ mang thai trong tam cá nguyệt 2
Hãy làm một bữa tối đơn giản với mì ống, sốt mariana và salad trộn để giữ sức cho mẹ. Có một cách khác là mẹ mang thai hãy nấu các nguyên liệu cho bữa tối bằng nồi slow-cooker ngay từ lúc sớm để bữa tối diễn ra thật dễ dàng và nhanh chóng.
Nếu như thèm ngọt, mẹ bầu có thể tráng miệng thêm bằng bánh pudding hoặc một mẫu sô-cô-la đắng.
4. Thực đơn bữa phụ cho bà bầu 3 tháng giữa
Mỗi ngày mẹ bầu 3 tháng giữa nên ăn 3 bữa phụ xen kẽ với 3 bữa chính. Ở hai bữa phụ sau bữa sáng và bữa tối, thai phụ có thể uống 200 ml sữa tiệt trùng/sữa công thức hay sữa đậu/sữa hạt. Sau bữa trưa, mẹ bầu hãy dùng thêm một bữa phụ nữa với những loại chè, bánh có hương vị thơm ngon. Dưới đây là các món phù hợp thai phụ có thể dùng trong bữa phụ:
- Sữa: Sữa công thức, sữa tiệt trùng, sữa hạnh nhân, sữa hạt óc chó, sữa hạt sen, sữa đậu xanh, sữa đậu nành, sữa bắp, sữa mè đen,…
- Chè: Chè khúc bạch, chè bưởi, chè long nhãn hạt sen, chè đậu xanh nha đam, chè chuối chưng khoai mì, chè xoài, chè đậu ván,…
- Bánh: Bánh hoa mai, bánh mì yến mạch, bánh ngô, bánh đậu, bánh mì trứng nho khô, bánh hấp nhiều tầng,…
- Các món ăn khác: Rau câu dừa, kem chuối, tàu hũ nước đường,…
>> Xem thêm: Đồ ăn vặt cho bà bầu ngon, bổ theo từng giai đoạn
Thực đơn mẫu cho bà bầu 3 tháng giữa ăn ngon cả tuần
Nếu bạn đã sẵn sàng để bắt đầu xây dựng thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thì hãy xem ngay những gợi ý dưới đây để cả tuần ăn ngon mà không bị thiếu chất.
1. Thực đơn cho thứ 2
Thứ hai của mẹ bầu sẽ tràn đầy năng lượng khi áp dụng mẫu thực đơn dưới đây:
Thực đơn | Món ăn |
Bữa sáng (7h) | Phở bò viên |
Bữa phụ (9h30) | Sữa đậu xanh |
Bữa trưa (11h30) | Cơm trắng, đùi gà sốt mật ong, su hào xào hải sản, canh sườn hạt sen, táo |
Bữa phụ (14h) | Bánh flan |
Bữa tối (17h30) | Cơm trắng, mực hấp hành, nấm bào ngư xào sốt mè, canh bắp cải gói thịt, nho |
Bữa phụ (20h30) | Sữa (loại dành cho mẹ bầu) |
2. Thực đơn cho thứ 3
Tiếp nối khẩu phần đầu tuần dồi dào năng lượng sẽ là một thực đơn bổ dưỡng, lành mạnh cho ngày thứ ba:
Thực đơn | Món ăn |
Bữa sáng (7h) | Hủ tiếu xá xíu |
Bữa phụ (9h30) | Sữa tiệt trùng |
Bữa trưa (11h30) | Cơm trắng, chả cá chiên nước mắm, bông thiên lý xào tỏi, canh dưa leo, thanh long |
Bữa phụ (14h) | Đậu hũ nước đường |
Bữa tối (17h30) | Cơm trắng, thịt băm kho cà, trứng gà xào bí đỏ, canh chả mực thì là, quýt |
Bữa phụ (20h30) | Sữa mè đen |
3. Thực đơn cho thứ 4
Để có thể trạng khỏe mạnh, thai phụ cần dung nạp đầy đủ dưỡng chất thông qua khẩu phần khoa học, đa dạng:
Thực đơn | Món ăn |
Bữa sáng (7h) | Cơm gà |
Bữa phụ (9h30) | Sữa đậu nành |
Bữa trưa (11h30) | Cơm trắng, cá diêu hồng kho thơm, cải thìa xào nấm rơm, canh cải thịt băm, xoài chín |
Bữa phụ (14h) | Chè thưng |
Bữa tối (17h30) | Cơm trắng, trứng hấp tôm nấm, đậu Hà Lan xào thịt băm, canh mướp hương thịt viên, dâu tây |
Bữa phụ (20h30) | Sữa hạt sen |
4. Thực đơn cho thứ 5
Giữa tuần rồi, mẹ bầu cần có thêm năng lượng để tiếp tục làm việc, sinh hoạt… Lúc này, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa ngon miệng, dồi dào dưỡng chất sẽ có vai trò vô cùng quan trọng.
Thực đơn | Món ăn |
Bữa sáng (7h) | Bánh canh giò nạc |
Bữa phụ (9h30) | Sữa (loại dành cho mẹ bầu) |
Bữa trưa (11h30) | Cơm trắng, sườn non kho hành tím, giá xào bông hẹ, canh chua cá hồi, quýt |
Bữa phụ (14h) | Bánh bò + bánh tiêu |
Bữa tối (17h30) | Cơm trắng, cá thu kho riềng, nấm kim châm xào tỏi, canh hẹ đậu phụ tôm nõn, đu đủ chín |
Bữa phụ (20h30) | Sữa bắp |
5. Thực đơn cho thứ 6
Đã gần đến cuối tuần và mẹ bầu đang không biết nên ăn gì để tránh bị nhàm chán thì hãy tham khảo ngay thực đơn hấp dẫn dưới đây:
Thực đơn | Món ăn |
Bữa sáng (7h) | Bánh mì xíu mại |
Bữa phụ (9h30) | Sữa đậu phộng |
Bữa trưa (11h30) | Cơm trắng, cua lột sốt cam, bông cải xanh xào thịt bò, canh cá khoai lá giang, hồng xiêm |
Bữa phụ (14h) | Chè dưỡng nhan |
Bữa tối (17h30) | Cơm trắng, tôm hấp rau củ, cà rốt xào thịt băm, canh cá viên nấu cải chíp, lê |
Bữa phụ (20h30) | Sữa tiệt trùng |
6. Thực đơn cho thứ 7
Sau một tuần bộn bề, mẹ bầu hãy cho bản thân mình thưởng thức những món ăn ngon thhông qua một khẩu phần lành mạnh, nhiều dưỡng chất:
Thực đơn | Món ăn |
Bữa sáng (7h) | Bún cá |
Bữa phụ (9h30) | Sữa hạt óc chó |
Bữa trưa (11h30) | Cơm trắng, vịt kho rau củ, cà tím xào nước tương, canh thịt cải bó xôi, chuối |
Bữa phụ (14h) | Bánh cam |
Bữa tối (17h30) | Cơm trắng, cá tai tượng hấp, thịt băm xào cà rốt, canh mướp đắng đậu xanh, táo |
Bữa phụ (20h30) | Sữa (loại dành cho mẹ bầu) |
7. Thực đơn cho chủ nhật
Thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa được gợi ý dưới đây sẽ mang đến cho thai phụ nhiều năng lượng, sẵn sàng tái khởi động để bước sang tuần mới:
Thực đơn | Món ăn |
Bữa sáng (7h) | Bánh hỏi heo quay |
Bữa phụ (9h30) | Sữa (loại dành cho mẹ bầu) |
Bữa trưa (11h30) | Cơm trắng, mực nướng tương hột, cải ngồng xào nấm, canh sườn táo đỏ, dâu tây |
Bữa phụ (14h) | Chè bắp |
Bữa tối (17h30) | Cơm trắng, tôm sú kho lá quế, cải thìa xào đậu phụ, canh thịt gà băm nấu cải bó xôi, bơ |
Bữa phụ (20h30) | Sữa ngũ cốc |
Bà bầu không nên ăn gì 3 tháng giữa thai kỳ?
Mặc dù thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa thoải mái hơn 3 tháng đầu, nhưng không vì vậy mà mẹ bầu lơ là những món không ăn.
- Đồ ăn nóng và cay: Không chỉ dễ làm mất nước, thực phẩm dạng này còn ảnh hưởng tiêu cực đến hệ bài tiết của mẹ bầu, dẫn đến bệnh đau dạ dày, trĩ và táo bón. Tình trạnh táo bón nặng có thể khiến bụng bị nén xuống khi phải rặn nhiều, tử cung theo đó cũng bị ép, gây động thai hoặc sinh non.
- Nói không với thức uống có chất kích thích: như caffeine hay cocain, bởi nó sẽ gây hệ quả tim đập nhanh, buồn nôn, đau đầu, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi trong bụng.
- Đồ ngọt: Lượng đường nạp vào cơ thể quá nhiều có thể làm hao tổn canxi, hơn nữa, lại rất dễ gây tăng cân và tiểu đường thai kỳ.
- Hạn chế nêm nếm bột ngọt: Sodium glutamate, thành phần chính trong bột ngọt sẽ làm tiêu hao lượng kẽm cần thiết cho sự phát triển thần kinh của thai nhi.
>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu thừa cân giúp bảo vệ sức khỏe của con
Lưu ý khác cho thực đơn bà bầu 3 tháng giữa
Bà bầu mang thai 3 tháng giữa cần chú ý đặc biệt đến thực đơn hàng ngày của mình vì đây là giai đoạn cực kỳ quan trọng của thai kỳ. Để đảm bảo sức khỏe cho bà bầu và cả thai nhi, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa nên đặc biệt chú ý đến những thực phẩm:
- Thực phẩm giàu protein như thịt, cá, trứng, sữa, các loại đậu đỗ… giúp thai nhi phát triển cơ thể, não bộ.
- Thực phẩm nhiều tinh bột như bánh mì, cơm, ngũ cốc…
- Thực phẩm chứa nhiều canxi như trứng, tôm, cua, cá, rau xanh, đậu đỗ… giúp xương cũng như răng của bé chắc hơn.
- Các thực phẩm giàu sắt như thịt, gan, tim, cật, rau xanh (rau muống, rau cải xoong, cải xanh..) và các loại hạt, các loại ngũ cốc, đậu đỗ… sẽ giúp mẹ bầu hạn chế việc thiếu máu trong thai kỳ.
- Thực phẩm chứa kẽm như hàu, thịt, gan, trứng, hải sản giúp xương phát triển tối ưu
- Thực phẩm chứa nhiều DHA như cá béo, sữa, trứng gà, gan động vật,… đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển hệ thần kinh của thai nhi.
- Thực phẩm giàu vitamin A: Vitamin A sẽ giúp bé phát triển toàn hiện hơn từ tim, gan, phổi, thận, mắt, xương và cả hệ thần kinh trung ương. Một số loại thực phẩm giàu vitamin A như cà rốt, khoai lang, rau bina, trái cây họ cam quýt…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin D như trứng, pho mát, thịt bò, gan…
- Thực phẩm chứa nhiều vitamin C như các loại rau xanh, trái cây… Nếu mẹ thắc mắc trái cây gì tốt cho bà bầu thì nên chọn quả có múi như cam, bưởi. Nó sẽ giúp người mẹ tăng cường sức đề kháng cho mẹ bầu, hỗ trợ phát triển xương sụn, cơ và mạch máu cho thai nhi.
[inline_article id=147679]
Ngoài ra, thực đơn cho bà bầu 3 tháng giữa cũng cần chú ý lượng nước uống đầy đủ trong ngày. Thai phụ cần uống ít nhất là 1,5-2 lít nước mỗi ngày.