Dị tật bẩm sinh thai nhi là điều đau lòng nhất đối với các bậc làm cha, làm mẹ. Khi sinh ra một đứa con lành lặn, hẳn ai cũng vui mừng hạnh phúc, song nếu không may em bé bị tật nguyền mà nguyên nhân do sự bất cẩn trong sinh hoạt hoặc thói quen ăn uống của người lớn có lẽ cha mẹ sẽ ân hận cả đời.
Vậy đâu là những nguyên nhân thường dẫn đến dị tật bẩm sinh? Cha mẹ hãy điểm danh ngay danh sách này để phòng tránh cho bé nhé.
Những thói quen của bố dễ gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi
Vẫn giữ những thói quen hút thuốc lá hay uống nhiều rượu bia, đòi “yêu” không đúng thời điểm, bố sẽ khiến thai nhi tăng khả năng bị dị tật bẩm sinh.
Tiến sĩ Joanna Kulinska, làm việc tại Trung tâm Y tế thuộc Đại học Georgetown ở Washington DC đã từng chia sẻ về mối liên hệ giữa bố và thai nhi: “Chế độ dinh dưỡng, nội tiết tố và tâm lý của người mẹ khi mang thai sẽ làm thay đổi cấu trúc cơ quan, phản ứng tế bào và biểu hiện gen ở thai nhi. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây cho thấy tuổi tác và lối sống của người bố cũng có thể được phản ánh trong phân tử kiểm soát chức năng của gen”.
1. “Yêu” không đúng thời điểm
3 tháng đầu thai kỳ và khoảng thời gian tam cá nguyệt thứ 3 là những thời điểm hết sức nhạy cảm để yêu.Tuy không hẳn là cấm nhưng yêu thô bạo hoặc không lành mạnh sẽ ảnh hưởng đến thai nhi. Theo thống kê, có tới 10-18% trường hợp sảy thai đều là do “yêu” sai cách.
Tam cá nguyệt đầu tiên, thai nhi đang trải qua quá trình hình thành nên các cơ quan bộ phận của cơ thể để thành một cơ thể hoàn chỉnh. Quan hệ tình dục lúc này tuy không nhất thiết phải kiêng tuyệt đối nhưng cần phải hạn chế và hết sức thận trọng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của thai. Tuy làm chủ cuộc chơi nhưng bố cần nhẹ nhàng nhé!
3 tháng cuối thai kỳ, thường mẹ bầu sẽ khá ngại “yêu” vì bụng to, cơ thể thường xuyên mệt mỏi. Quan hệ lúc này cũng dễ dàng khiến vi khuẩn đi vào âm đạo gây viêm nhiễm đồng thời dễ sinh non hơn.
2. Tranh cãi thường xuyên với vợ
Mang thai lần đầu cũng cần được yêu chiều như tình yêu mới chớm vậy. Đừng bao giờ tranh cãi với mẹ bầu. Thay vào đó, chiều chuộng hơn một chút, nhún nhường một chút vừa bảo vệ mẹ khỏe lại tặng cho bé cưng tâm trạng vui vẻ.
Luôn mang tâm tính gia trưởng, thái độ khó chịu còn tăng khả năng vô sinh. Nếu có cơ hội thụ tinh thì những căng thẳng của người bố vẫn có thể dẫn đến sảy thai ở người mẹ. Mẹ mang bầu là hành trình một mình và cần sự đồng hành của bố. Bố nên lắng nghe và chia sẻ nhiều hơn với mẹ bởi chính tình yêu thương và sự quan tâm ấy vai trò quan trọng để thai nhi phát triển khoẻ mạnh khi còn trong bụng mẹ.
>>> Bạn có thể tham khảo: 3 thời điểm bà bầu ăn bơ giúp ngừa dị tật thai nhi
3. Giữ thói quen hút thuốc lá và uống rượu bia
Tiến sĩ Joanna Kulinska cho biết, có tới 75% trẻ em sinh ra bị mắc bệnh FASD (chứng ngộ độc rượu ở thai nhi) mặc dù do ảnh hưởng từ người cha. Biểu hiện của chứng này là trẻ đầu nhỏ, chậm phát triển trí tuệ, gặp vấn đề về tư duy, ngôn ngữ và kỹ năng xã hội.
Hút thuốc lá trước mặt bà bầu đồng nghĩa với nguy cơ vợ bị mắc ung thư cao gấp 5 lần sao với người trực tiếp hút thuốc. Trong thuốc lá có chứa tới 20 chất gây độc hại có thể gây nguy hiểm tới phôi thai, làm gen biến hóa dễ dẫn tới nguy cơ sảy thai, sinh non hoặc thai chết lưu.
4. Bị stress nặng
Nếu bố thường xuyên bị stress dễ dẫn tới chất lượng tinh trùng kém. Phôi thai được tạo thành từ tinh trùng yêu thường khó phát triển bình thường, mẹ bầu dễ sinh non hoặc bị sảy thai hơn. Ngoài ra, các nhà khoa học cũng cho rằng những ông bố thường xuyên bị stress thì con của họ sinh ra cũng dễ mắc những vấn đề liên quan đến tâm lý, phổ biến nhất là rối loạn hành vi.
Ngoài 4 thói quen trên thì những ông bố thụ thai khi đã lớn tuổi làm tăng tỷ lệ mắc tâm thần phân liệt, tự kỷ và dị tật bẩm sinh ở trẻ em. Những ông bố mắc bệnh béo phì thì con cái cũng dễ bị béo phì, gặp vấn đề về chuyển hóa, dị tật bẩm sinh đường tiêu hóa, khả năng bệnh tiểu đường cao, dễ tăng cân và tăng nguy cơ ung thư não.
>>> Bạn có thể tham khảo: Bà bầu ăn củ đậu có thể ngăn ngừa táo bón và dị tật ở thai nhi
5. Bố trì hoãn việc thụ tinh quá lâu
Nam giới trì hoãn quá lâu mới có con, dẫn đến việc lúc muốn sinh con thì tuổi đã cao. Lúc này, tế bào tinh trùng có những biến đổi về gen dẫn đến các bệnh lý di truyền nguy hại khôn lường.
Những nghiên cứu mới đây chỉ ra rằng những người đàn ông lớn tuổi dễ có con bị các chứng tự kỷ, hội chứng tâm thần phân liệt, Alzheimer, hội chứng Apert (đầu hình tháp, dính ngón tay), rối loạn lưỡng cực, rối loạn tăng động giảm chú ý, dị tật tim bẩm sinh, ung thư, dị tật vành tai bẩm sinh, dị tật cột sống bẩm sinh, các vấn đề về tự sát và học kém ở trường.
Bác sĩ khuyến cáo ngưỡng an toàn để có con khỏe mạnh của nam giới là độ tuổi 20-30 và khi tuổi tác càng tăng thì chất lượng tinh trùng càng giảm, dễ bị các vấn đề về đột biến gen do tế bào gốc trong túi tinh bắt đầu phân chia bất bình thường.
Trường Đại học Indiana, Mỹ kết hợp với Viện Karolinska, Thuỵ Điển đã tiến hành một cuộc điều tra rộng khắp trên 2,6 triệu người Thuỵ Điển sinh từ năm 1973-2001. Kết quả cho thấy sự khác biệt về tỷ lệ mắc các dị tật bẩm sinh giữa những anh chị em cùng cha được sinh ra khi cha khoảng 45 tuổi và 25 tuổi như sau:
- Tỷ lệ trẻ sinh ra khi cha 45 tuổi bị tự kỷ cao gấp 3,5 lần so với trẻ sinh ra khi cha 24 tuổi
- Mắc chứng rối loạn tăng động giảm chú ý cao gấp 13 lần
- Mắc chứng tâm thần cao gấp 2 lần
- Bị rối loạn lưỡng cực cao gấp 25 lần
- Có hành vi tự sát hoặc vấn đề với chất gây nghiện cao gấp 2,5 lần
- Điểm số thấp hơn ở trường học
Nghiên cứu trên đây đã chứng tỏ nam giới tuổi càng cao sẽ truyền nhiều gen lỗi đi kèm với bệnh tật cho con cái của mình. Đáng ngạc nhiên là tuổi tác của mẹ lại không liên quan gì mấy đến những nguy cơ này, thực ra 97% gen lỗi ở trẻ là do cha di truyền lại cho con!
Không như phụ nữ có thời kỳ mãn kinh chấm dứt sinh sản, nam giới vẫn tiếp tục tạo ra tinh trùng mới trong suốt cuộc đời của mình. Khi tuổi tác tăng cao, bộ máy cơ thể hoạt động không còn hoàn hảo nữa. Gen tế bào tinh trùng cũng vậy, chúng dễ bị lỗi nhiều hơn và là thủ phạm tạo nên những đứa trẻ có bệnh di truyền.
7 thói quen của mẹ dễ gây dị tật bẩm sinh ở trẻ em
1. Thói quen hút thuốc lá, sử dụng thức uống chứa cồn
Hút thuốc lá, hút thuốc thụ động và sử dụng các loại thức uống có cồn luôn là thói quen xấu, gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của con người, đặc biệt là bà bầu. Nếu đang có bầu, mẹ nên từ bỏ ngay thói quen không tốt này.
Hút thuốc và dùng các thức uống chứa cồn không chỉ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ mà còn khiến thai nhi phát triển không ổn định, gây nên các dị tật bẩm sinh.
2. Dùng thuốc không theo chỉ dẫn của bác sĩ
Việc tự ý sử dụng thuốc Tây trong giai đoạn mang thai cũng là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến thai nhi bị dị tật tim bẩm sinh. Điển hình là khi bị cảm cúm, một số mẹ bầu đã tự ý mua thuốc để uống mà không đi khám bác sĩ. Điều này là tuyệt đối không nên vì trong một số loại thuốc chứa các thành phần có thể gây ra dị tật bẩm sinh cho các thiên thần nhỏ.
Mẹ chỉ nên uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ nhằm bổ sung vitamin, khoáng chất, canxi, các dưỡng chất thiết yếu để thai nhi. Ngoài ra, nếu có ý định mang thai, bạn cũng nên tiêm phòng đầy đủ để đảm bảo cho một thai kỳ suôn sẻ, mẹ nhé!
3. Sơn móng tay
Phụ nữ nên làm đẹp mọi lúc, mọi nơi. Dù là đang có thai, mẹ cũng nhất định đừng quên nguyên tắc này nhé. Chỉ khác là mẹ nên sử dụng các phương pháp làm đẹp có nguồn gốc từ thiên nhiên, tránh hóa mỹ phẩm nhiều tạp chất để đảm bảo an toàn cho sự phát triển của con yêu. Sơn móng tay là mỹ phẩm cần phải hạn chế ngay từ giai đoạn đầu thai kỳ.
4. Dùng nước hoa
Cũng như sơn móng tay, các thành phần trong nước hoa cũng là thủ phạm gây nên dị tật bẩm sinh. Thêm vào đó, sử dụng nước hoa sẽ gây rối loạn nồng độ hoóc môn và ảnh hưởng đến thiên chức làm mẹ cũng như gây ức chế sữa sau sinh. Để tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc, mẹ bầu nên tránh sử dụng nước hoa cho đến khi chấm dứt giai đoạn cho con bú!
5. Ăn uống không khoa học
Bà bầu không nên ăn gì trong 3 tháng đầu để giúp thai nhi phòng tránh dị tật bẩm sinh? Chế độ ăn uống cũng là vấn đề mà các mẹ bầu quan tâm để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Thông thường, khi đi làm, một số chị em có thói quen sử dụng đồ hộp để tiết kiệm thời gian. Tuy nhiên khi mang thai, chất độc BPA có trong loại đồ ăn này sẽ gây ảnh hưởng xấu đến khả năng sinh sản và dễ dẫn đến dị tật thai nhi. Vì thế, mẹ nên tránh sử dụng đồ hộp trong suốt thai kỳ nhé.
Thêm vào đó, mẹ bầu cũng nên tránh các món ăn quá cay hoặc quá nóng. Những loại gia vị này sẽ khiến thai nhi phát triển không ổn định, dễ dẫn đến tình trạng sảy thai, sinh non và những biến chứng nguy hiểm khác.
6. Dùng kem dưỡng da chống lão hóa
Trên thị trường, các loại kem dưỡng hay mặt nạ chống lão hóa đều chứa retinoids để giúp làm chậm quá trình lão hóa. Các chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên tránh dùng các loại kem dưỡng có thành phần này. Vì retinoids tạo nên những tác động tiêu cực đến phôi thai trong 2 tuần đầu tiên và gây hệ luỵ lâu dài trong suốt thai kỳ.
Nói một cách cụ thể, thành phần này có khả năng gây ra những khuyết tật ở một số bộ phận cơ thể của thai nhi như sọ mặt, tim mạch và hệ thống thần kinh trung ương.
7. Tiếp xúc với các chất tẩy rửa thường xuyên
Khi mang thai, mẹ bầu nên chia sẻ việc nhà cho những người thân và tránh làm việc nặng, đặc biệt là những việc tiếp xúc với hóa chất tẩy rửa. Vì những chất độc hại này có thể khiến bạn bị ngộ độc khí dễ dẫn đến tình trạng ngất xỉu, nôn mửa hay thậm chí là gây nên những dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
[video-embeb title=’5 hành động của mẹ bầu vô tình gây hại cho thai nhi’ description=” url=’https://youtube.com/embed/oyFtjnSfNEg”>’ ][/video-embeb]
Dị tật bẩm sinh là điều không bà mẹ nào mong muốn. Phòng hơn chữa, ngay từ khi mang thai mẹ nên tránh những thói quen xấu đồng thời đi khám thai định kỳ đều đặn để phát hiện sớm những vấn đề bất thường.
Nhật Lãm