Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Nước ối đục và những điều bà bầu cần biết

Khi khám thai và được chẩn đoán nước ối đục rất nhiều bà mẹ cảm thấy lo lắng vô cùng cho sức khỏe của con yêu. Tuy nhiên thực tế tình trạng này có nguy hiểm không và cải thiện như thế nào?

Trong bài viết này, các mẹ hãy cùng tìm hiểu nước ối đục là gì; nguyên nhân gây ra tình trạng này; và cách khắc phục nước ối bị đục!

Những gì bà bầu cần biết về nước ối

Nước ối là một chất lỏng trong suốt được chứa trong túi ối, có màu hơi vàng, bọc quanh thai nhi trong thời kỳ mang thai. Nước ối trong hơn nước tiểu và không bị đục hoặc đặc như dịch âm đạo. Ngoài ra, nó thường có mùi ngọt hơn các loại xả khác.

Khi ở trong bụng mẹ, em bé nổi trong nước ối. Lượng nước ối tăng dần, nhiều nhất khi thai được khoảng 34 tuần tuổi; lượng nước ối trung bình là khoảng 800ml. Còn khi em bé đủ 40 tuần tuổi, lượng nước ối giảm xuống còn khoảng 500ml.

Những gì bà bầu cần biết về nước ối

Nước ối giúp:

  • Em bé đang phát triển dễ di chuyển trong bụng mẹ; cho phép xương phát triển thích hợp.
  • Phổi phát triển đúng cách.
  • Ngăn chặn áp lực lên dây rốn.
  • Giữ nhiệt độ ổn định, bảo vệ em bé khỏi mất nhiệt.
  • Bảo vệ em bé khỏi thương tích bên ngoài bằng cách đệm cú đánh hoặc chuyển động đột ngột.

[inline_article id=193952]

Tổng quan về nước ối đục

1. Định nghĩa

Ở đầu thai kỳ nước ối sẽ có màu trắng trong như nước dừa non. Khi thai nhi càng lớn thì nước ối sẽ có nhiều chất gây màu trắng kèm theo đó nước ối cũng chuyển dần sang trắng hơi đục.

2. Nguyên nhân

Theo các bác sĩ sản khoa thì tình trạng này thường diễn ra vào những tuần cuối của thai kỳ; nhưng cũng có trường hợp mới mang thai 3 tháng nước ối đã bị đục.

  • Thai đủ tuổi (từ tuần thứ 37, 38 trở đi), nước ối sẽ chuyển dần sang trắng đục
  • Thai nhi thải chất gây vào buồng ối: Chất gây là do tế bào thai nhi từ da, niêm mạc miệng, niêm mạc hô hấp, đường niệu và đường tiêu hóa bong tróc vào buồng ối. Thông thường, khi thai đủ trưởng thành thì các tế bào này bong tróc nhiều và làm nước ối có màu trắng đục do chất gây. Tình trạng này hoàn toàn không nguy hiểm cho thai nhi.
  • Bé thải phân su vào trong buồng ối: Nếu do nguyên nhân này thì thai nhi có thể bị thiếu oxy khiến cơ vòng hậu môn giãn và đẩy phân su vào buồng ối. Trong trường hợp này, mẹ bầu cần phải liên lạc với bác sĩ để tiến hành kiểm tra, tìm ra nguyên nhân chính xác và chữa trị kịp thời.

3. Khi nào bà bầu bị nước ối đục?

Thai nhi càng lớn dần thì màu sắc nước ối sẽ trắng đục dần do có chứa nhiều chất gây. Khi thai đủ trưởng thành (từ tuần lễ thứ 38); nước ối sẽ có nhiều chất gây sệt, màu trắng đục gần giống như màu gạo. Những chất gây này sẽ được thấy trên siêu âm, làm cho hình ảnh nước ối trên siêu âm không được rõ nét như là đục ối.

>>>> Mẹ có thể tham khảo thêm Thai 38 tuần nước ối bao nhiêu là đủ?

4. Ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ và bé

Nước ối đục không nguy hiểm nhiều như thai phụ tưởng trừ khi có dấu hiệu bị suy thai trong quá trình chuyển dạ hoặc gần sinh.

  • Nước ối có màu nâu hoặc màu xanh lục: có thể cho thấy em bé đã đi ngoài phân su trong bụng mẹ. Điều này có thể gây ra vấn đề nếu em bé hít vào hoặc nuốt phải. Nếu tình trạng này xảy ra thì phải điều trị ngay để tránh việc thai nhi bị chết lưu, sinh non. Khi điều trị kịp thời hút dịch ối phân su cho trẻ qua nội khí quản; làm sạch phân su trong đường hô hấp thì các bác sĩ có thể ngăn chặn được các biến chứng này.
  • Nước ối có màu đỏ: có thể cho thấy nhau thai có vấn đề.

Ảnh hưởng đối với sức khỏe của mẹ và bé

Với trường hợp nước ối bị đục trong tháng cuối của thai kỳ thì hoàn toàn có thể yên tâm. Bởi điều này sẽ không gây nguy hiểm gì cho sức khỏe của con yêu.

Trừ khi bị vi khuẩn xâm nhập do viêm màng ối, viêm nhiễm từ âm hộ, âm đạo, cổ tử cung…, còn lại nước ối là môi trường hoàn toàn trong sạch, vô khuẩn. Điều nguy hiểm không phải là bé hít hay uống phải nước ối mà nguy hiểm nhất là bé bị ngạt hay hít phân su trong quá trình chuyển dạ.

Nếu gặp phải trường hợp này, bé có thể bị suy hô hấp cấp dẫn đến tử vong. Hoặc chịu những di chứng sau này do thiếu ôxy lên não.

[inline_article id=184171]

Cách khắc phục nước ối bị đục

Dù đáng lo ngại nhưng rất nhiều mẹ bầu vẫn vô cùng lo lắng khi biết mình bị nước ối đục. Vì thế đã uống rất nhiều nước mía, nước dừa theo kinh nghiệm dân gian để nước ối trong trở lại.

Nhưng theo các bác sĩ sản khoa điều này không có căn cứ khoa học. Uống quá nhiều nước mía để lọc bớt độ đục của nước ối là sai lầm. Bởi cơ chế lọc của buồng ối không giống như thận, bàng quang.

cách khắc phục nước ối bị đục

Cá biệt hơn có nhiều bà mẹ còn đòi bác sĩ cho sinh sớm vì không muốn còn phải sống trong môi trường nước ối đục. Nhưng điều này chỉ khiến bé có nguy cơ bị suy hô hấp cao hơn.

>>>> Mẹ tham khảo thêm nội dung Dư nước ối có nên uống nhiều nước?

Vì vậy khi phát hiện nước ối bị đục; mẹ bầu cần thực hiện những cách khắc phục như sau:

  • Giữ cho tinh thần thoải mái, không lo lắng quá mức: Vì lo sợ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu và thai nhi.
  • Khám thai định kỳ theo đúng lịch hẹn: Các bác sĩ sẽ đưa ra lịch khám thai dành riêng; và mẹ bầu phải tuân thủ đúng lịch trình. Điều này sẽ giúp thai kỳ được theo dõi sát sao, phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường.
  • Nghỉ ngơi và bổ sung dinh dưỡng hợp lý: Mẹ nên uống nước thật nhiều để oxy và chất dinh dưỡng lưu thông tốt. Mẹ nên nằm nghiêng bên trái khi ngủ, ngủ đủ giấc.
  • Không uống quá nhiều nước dừa, nước mía, ăn quá nhiều đồ ăn chiên xào vì sẽ gây khó tiêu, đầy bụng, tăng cân nhanh.

Với những thông tin trên thì chắc chắn rằng các mẹ bầu sẽ yên tâm; bớt lo lắng hơn khi gặp tình trạng nước ối đục. Quan trọng nhất trong thai kỳ là mẹ bầu cần thăm khám định kỳ; bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và giữ tinh thần thoải mái.