Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Đâu là nguyên nhân khiến bà bầu bị đau bụng trên từng cơn?

Khi mang thai, đa phần các bà bầu bị đau bụng trên từng cơn. Tưởng chừng đơn giản nhưng có thể lại là triệu chứng nguy hiểm không nên bỏ qua.

Đau dạ dày, đau bụng hoặc chuột rút là điều phổ biến trong thai kỳ. Sẽ không có gì đáng lo ngại nếu cơn đau nhẹ và biến mất khi mẹ bầu thay đổi tư thế hay vận động. Tuy nhiên, đôi khi bà bầu bị đau bụng trên từng cơn chúng có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm.

1. Nguyên nhân bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra hiện tượng đau bụng ở mẹ bầu, bao gồm:

Áp lực từ tử cung

Quá trình mang thai phát triển khiến tử cung mở rộng tạo áp lực lên rốn và vùng bụng. Do đó, bà bầu bị đau bụng trên rốn khi mang thai 3 tháng đầu và những tháng cuối thai kỳ.

>> Mẹ có thể tham khảo: Thai ngoài tử cung có giữ được không? Đây là những thông tin các chị em nên nắm rõ

Phần cơ bắp quanh bụng bị kéo căng

Để thai nhi có đủ không gian phát triển, da và cơ bắp quanh bụng phải được kéo căng hết mức. Điều này có thể khiến bà bầu bị đau bụng trên từng cơn. 

Thai ngoài tử cung

Đây là khi trứng đã thụ tinh làm tổ bên ngoài tử cung, ví dụ như trong ống dẫn trứng. Thai không thể sống sót và cần được loại bỏ bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Ngoài việc bà bầu bị đau bụng trên từng cơn, các triệu chứng khác thường xuất hiện từ 4 đến 12 tuần của thai kỳ: chảy máu, đau ở đầu và vai, khó chịu khi đi tiểu,…

Sảy thai

Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn và ra máu trước 24 tuần của thai kỳ đôi khi có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc dọa sảy thai.

bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

Tiền sản giật

Đau ngay dưới xương sườn thường xảy ra ở giai đoạn sau của thai kỳ. Nguyên nhân là do thai nhi đang lớn và tử cung đẩy lên dưới xương sườn.

Nhưng nếu cơn đau này dữ dội hoặc dai dẳng, đặc biệt bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải, thì đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật. Tình trạng này gây ảnh hưởng đến một số phụ nữ mang thai. Nó thường bắt đầu sau 20 tuần hoặc ngay sau khi đứa trẻ được sinh ra.

Các triệu chứng khác của tiền sản giật bao gồm:

  • Nhức đầu dữ dội
  • Gặp vấn đề về thị lực
  • Bàn chân, bàn tay và mặt sưng tấy

>> Mẹ có thể tham khảo: Tiền sản giật là biến chứng nguy hiểm nhất trong thai kỳ

Nhau bong non

Hiện tượng này xuất hiện khi nhau thai ra khỏi thành tử cung và gây chảy máu. Các cơn đau kèm theo thường dữ dội, liên tục và bất ngờ. Đôi khi đây là trường hợp khẩn cấp vì có thể nhau thai không thể hỗ trợ em bé đúng cách.

UTI (nhiễm trùng đường tiết niệu)

Nhiễm trùng đường tiểu thường gặp trong thai kỳ và có thể dễ dàng điều trị. Chúng có thể gây đau bụng, nhưng không phải lúc nào cũng gây đau khi mẹ bầu đi tiểu.

Đau dây chằng tròn

Theo BS Nguyễn Công Định, dây chằng tròn là tổ chức dải mô giữa tử cung tại chỗ. Khi tử cung phát triển, dây chằng tròn căng ra, đôi khi gây đau ở bên bụng có thể tỏa ra hông hoặc háng.

Đau dây chằng tròn thường bắt đầu trong quý hai thai kỳ và thường được cảm thấy ở một bên (nhưng đôi khi cả hai). Nó thường xảy ra trong khi tập thể dục, sau khi ra khỏi giường, hắt hơi, ho, cười hoặc khi thực hiện một động tác đột ngột; cảm giác có thể kéo dài trong bất cứ nơi nào từ vài giây cho đến vài phút. Ngoài ra, bà bầu bị đau bụng trên từng cơn do những cơn co Braxton Hicks. Những cơn co thắt này thường bắt đầu vào khoảng 20 tuần của thai kỳ. Các cơn co thắt Braxton Hicks tương đối ngắn (chỉ vài giây) và không đều.

Do chế độ ăn uống

Bà bầu bị đau bụng có thể là do chưa xây dựng được chế độ ăn uống phù hợp. Tử cung thay đổi khi mang thai, vô tình khiến bà bầu gặp nhiều khó khăn trong vấn đề tiêu hóa. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Chế độ ăn uống cho bà bầu 3 tháng đầu tiên của thai kỳ

Ngoài ra, lượng progesterone trong thời thai kỳ tăng cao hơn so với bình thường. Chính sự thay đổi này làm cho quá trình của bà bầu trở nên chậm hơn. Kết quả có thể dẫn đến rỗng túi mật, sỏi mật. Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải sau khi ăn nhiều dầu mỡ. Nếu viêm túi mật xảy ra, bà bầu bị đau bụng trên từng cơn kèm với sốt.

Viêm ruột thừa

Bà bầu bị đau nhói bụng trên bên phải có thể là viêm ruột thừa. Khoảng 0,1% phụ nữ sẽ bị viêm ruột thừa trong khi mang thai, nhất là ở ba tháng giữa thai kỳ. Dấu hiệu đau có thể đột ngột và có thể là đau nhói hoặc đau âm ỉ, thường kèm theo sốt, không ăn uống được, buồn nôn và nôn 

bà bầu bị đau bụng trên từng cơn

2. Bà bầu bị đau bụng có nguy hiểm không?

Nếu trong những tuần đầu sau khi mất kinh, cơn đau âm ỉ tăng dần (kèm theo ra máu âm đạo hoặc không), thì có thể là dấu hiệu của thai ngoài tử cung. Nếu đau dữ dội, vã mồ hôi thì có thể là thai ngoài tử cung đã vỡ. Đây là một cấp cứu sản khoa và cần được phẫu thuật kịp thời. Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn cũng có thể là dấu hiệu của sảy thai hoặc đẻ non. 

>> Mẹ có thể tham khảo: Uống nước khi mang thai, bao nhiêu là đủ?

3. Bà bầu bị đau bụng trên từng cơn phải làm sao?

Khi có các triệu chứng sau đây, mẹ bầu nên cần liên hệ bác sĩ ngay:

  • Đau bụng có hoặc không ra máu trước 12 tuần 
  • Chảy máu hoặc chuột rút mạnh
  • Hơn bốn cơn co thắt trong một giờ trong hai giờ
  • Rối loạn thị giác, nhức đầu dữ dội
  • Sưng tay, chân hoặc mặt nghiêm trọng 
  • Đau khi đi tiểu, khó đi tiểu hoặc tiểu ra máu 
  • Sốt hoặc ớn lạnh

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra cơn đau. Tuy nhiên, bà bầu bị đau bụng trên từng cơn có thể áp dụng một số cách để giảm đau bụng như:

  • Chọn thực phẩm giàu chất xơ, tốt cho hệ tiêu hóa (bao gồm trái cây, rau và ngũ cốc nguyên hạt). Chia khẩu phần ăn thành nhiều bữa nhỏ.
  • Tập thể dục thường xuyên với các động tác nhẹ nhàng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Uống nhiều nước, đi tiểu để làm rỗng bàng quang, thường xuyên nghỉ ngơi.
  • Thay đổi cách di chuyển, nếu thai phụ đang bị đau dây chằng tròn, có thể thử ngồi xuống và đứng dậy chậm hơn.

[inline_article id=297677]

Qua đây, hi vọng mẹ bầu đã biết được khi bà bầu bị đau bụng trên từng cơn là gặp những tình trạng gì và cách giải quyết rồi. Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh!

By Lưu Nguyễn

Lưu Nguyễn là tác giả có thể viết đa dạng nhiều nội dung theo chủ đề: Chăm sóc trẻ sơ sinh, cho con bú, chăm sóc mẹ sau sinh, dinh dưỡng cho trẻ em... Tuy là cây bút trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực nội dung về mẹ và bé, nhưng Lưu cho thấy cô là người có khả năng truyền đạt cảm xúc và diễn đạt nội dung dễ hiểu, giúp đưa nội dung kiến thức sức khỏe trở nên gần gũi hơn với người đọc.