Mẹ bầu khi mang thai phải đối mặt với nhiều rủi ro về sức khỏe. Bà bầu bị rát cổ họng là một trong những hiện tượng hay gặp phải. Tuy nhiên hiện tượng này có gây rủi ro nào cho mẹ và thai nhi không?
Những nguyên nhân khiến bà bầu rát cổ họng
Hiện tượng bị nóng rát cổ họng khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó viêm họng do nhiễm khuẩn là nguyên nhân phổ biến và có thể gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.
1. Nhiễm trùng gây bệnh đường hô hấp gây viêm họng
Tình trạng nhiễm vi khuẩn đường hô hấp cũng là nguyên nhân khiến bà bầu bị rát cổ họng. Liên cầu khuẩn là một trong những loại vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm họng, đau họng.
Ngoài ra với tình hình dịch bệnh hiện nay, nhiễm virus covid19 cũng là một trong những nguyên nhân khiến bà bầu bị rát cổ họng.
2. Ợ nóng khiến rát cổ họng
Các hormon thai kỳ tăng lên cũng là nguyên nhân gây ra các chứng ợ nóng hoặc trào ngược acid. Bà bầu sẽ bị ợ chua nóng cổ và rát cổ họng do tình trạng ợ nóng.
Mẹ bầu hãy xem thêm về bài Ợ nóng khi mang thai để nhận biết các dấu hiệu và điều trị.
3. Tiếp xúc nhiều với môi trường bị ô nhiễm
Có nhiều chất từ môi trường có thể kích thích cổ họng và đường mũi như: không khí khô, bụi, phấn hoa, các chất gây dị ứng khác, khói và hóa chất.
Nếu nguyên nhân là do môi trường và tác nhân dị ứng làm cho bà bầu bị đau rát cổ họng, cách tốt nhất để điều trị là tránh các yếu tố gây kích ứng. Nếu không khí nơi mẹ ở quá khô, hãy thử dùng máy tạo độ ẩm, máy lọc không khí trong phòng nhé.
Bà bầu bị rát cổ họng có nguy hiểm không?
Như trên đã đề cập, nếu mẹ bầu bị rát cổ họng do tình trạng môi trường dị ứng hoặc hormon thai kỳ trong ba tháng đầu thì không có gì nghiêm trọng. Mẹ bầu có thể điều trị triệu chứng và loại bỏ tác nhân dị ứng. Tuy nhiên nếu mang thai bị rát cổ họng do nhiễm trùng thì rất cần nhận biết ngay dấu hiệu để điều trị kịp thời.
1. Dấu hiệu viêm họng
Triệu chứng bị rát cổ họng thường gặp ở bà bầu khi bị viêm họng sẽ biểu hiện rõ ràng như:
- Cổ họng sưng đỏ
- Khó nuốt
- Thường xuyên đau ở cổ họng
- Sốt
- Đau tai
- Amidan sưng đỏ
- Khàn tiếng
2. Bà bầu bị nóng rát cổ họng ảnh hưởng như thế nào đến thai nhi?
Bà bầu bị viêm họng sẽ làm thay đổi nội tiết lúc mang thai và làm cho sức đề kháng của niêm mạc mũi họng bị suy giảm. Đặc biệt là trong 3 tháng đầu của thai kỳ, do sức đề kháng của thai phụ bị giảm sút nên bệnh sẽ không thể tự khỏi, càng để lâu thì càng ảnh hưởng đến sức khỏe và tăng nguy cơ biến chứng.
Do đó, bắt buộc mẹ phải dùng thuốc điều trị viêm họng, điều này có thể gây nguy hiểm đến sự hình thành và phát triển của thai nhi.
Bà bầu bị nóng rát cổ họng do viêm họng phải làm sao?
1. Tìm đến sự hỗ trợ của bác sĩ chuyên môn
Nếu tình trạng viêm họng kéo dài liên tục, nên đến bác sĩ để khám. Bác sĩ sẽ kê cho bạn một số loại thuốc để điều trị. Dưới đây là một số loại thuốc thường được dùng để điều trị viêm họng, nhưng không nên tự ý sử dụng khi không có chỉ định của bác sĩ.
- Cepacol: Dạng xịt
- Sucrets: Dạng viên
- Chloraseptic (không dùng quá 2 ngày): Dạng xịt hoặc dạng viên
- Robitussin: Dạng viên
Một số loại thuốc kháng sinh dùng để điều trị chứng viêm họng liên cầu khuẩn:
- Cephalexin – An toàn cho bà bầu
- Penicillin – An toàn cho bà bầu
- Amoxicillin – Chưa chắc an toàn cho bà bầu
[inline_article id= 288714]
2. Một số phương pháp hỗ trợ điều trị tại nhà
Mang thai bị rát cổ họng có thể áp dụng một số mẹo giúp giảm triệu chứng tại nhà như sau:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý
- Dùng trà hoa cúc ấm. Hoa cúc có tính kháng viêm và làm dịu cảm giác bị rát cổ họng cho bà bầu.
- Gừng và mật ong cũng giúp bà bầu giảm triệu chứng bị nóng rát cổ họng. Gừng và mật ong đều có tính kháng viêm, đồng thời giảm viêm họng.
Tuy nhiên mẹ bầu vẫn nên điều trị theo chỉ định của bác sĩ là chính. Bà bầu cũng tuyệt đối không sử dụng các loại thảo dược để điều trị tại nhà.
Lưu ý cho bà bầu bị nóng rát cổ họng
- Không dùng đồ uống lạnh và có ga trong khi bị viêm họng. Những đồ uống này có thể làm tình trạng nặng thêm.
- Dùng thức ăn nhanh và thực phẩm chế biến, đặc biệt là những thực phẩm có nhiều phẩm màu và chất bảo quản.
- Tránh hút thuốc và hút thuốc thụ động vì nó có thể làm tình trạng bệnh tồi tệ hơn.
Trên đây là những thông tin cần thiết về tình trạng bà bầu bị rát cổ họng. Chị em hãy tham khảo để bảo vệ sức khỏe thai kỳ nhé!
Xem thêm: