Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu trằn trọc khó ngủ là do đâu và cách khắc phục

Trằn trọc khó ngủ cả đêm là một cảm giác không thoải mái, nhất là trong thai kỳ. Thậm chí, điều này có thể khiến bạn cảm thấy mệt mỏi hơn vào ngày hôm sau.

Bà bầu trằn trọc khó ngủ là do đâu? Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Bà bầu trằn trọc khó ngủ là tình trạng gì?

Mất ngủ là tình trạng bà bầu trằn trọc khó ngủ hoặc khó duy trì giấc ngủ dẫn đến mệt mỏi vào ban ngày. Khi chứng mất ngủ xảy ra do các yếu tố liên quan đến thai kỳ thì được gọi là chứng mất ngủ khi mang thai.

Đối với nhiều người, vấn đề về khó ngủ có thể xuất hiện lần đầu tiên khi mang thai. Thai phụ có thể trải qua giấc ngủ kém chất lượng hoặc không ngủ đủ giấc, ngủ ít sâu hơn và thức dậy thường xuyên vào ban đêm.

Nhất là, với những người đã bị rối loạn giấc ngủ có thể sẽ thấy các triệu chứng khó ngủ trở nên nặng hơn khi mang thai.

>> Bạn có thể xem thêm: Triệu chứng mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục cho bà bầu

Nguyên nhân khiến bà bầu trằn trọc khó ngủ

Buồn nôn khi mang thai cũng khiến bà bầu trằn trọc khó ngủ
Buồn nôn khi mang thai cũng khiến bà bầu trằn trọc khó ngủ

Có một số yếu tố góp phần khiến cho bà bầu trằn trọc khó ngủ. Thai phụ có thể bắt đầu khó ngủ ngay từ ba tháng đầu tiên khi nồng độ hormone bắt đầu thay đổi. Và bầu có thể khó ngủ hơn trong tam cá nguyệt thứ ba khi cơ thể thay đổi và do thai nhi ngày càng lớn hơn. Nguyên nhân phổ biến khiến bà bầu trằn trọc khi mang thai gồm:

  • Ợ nóng, ợ chua
  • Buồn nôn
  • Nội tiết tố thay đổi
  • Cảm thấy lo lắng
  • Đi vệ sinh vào ban đêm
  • Tăng cường trao đổi chất và nhịp tim thay đổi khi mang thai
  • Khó chịu với sự thay đổi của cơ thể khi mang thai
  • Đau lưng hoặc chuột rút ở chân

Liên quan đến bà bầu trằn trọc khó ngủ; bạn có thể tìm hiểu thêm về việc bà bầu nằm võng ngủ có tốt không nữa nhé.

Mẹ bầu mất ngủ có ảnh hưởng đến thai nhi?

Bà bầu bị trằn trọc khó ngủ thường xuyên được cho là có ảnh hưởng đến thai nhi. Bên cạnh đó, tình trạng này có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ, sinh non, và tiền sản giật.

Khó ngủ khi mang thai có thể nghiêm trọng hơn nếu tình trạng này gây ra bởi chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn. Đây là một chứng rối loạn giấc ngủ khiến bệnh nhân tạm thời ngừng thở nhiều lần mỗi đêm.

Mất ngủ khi mang thai cũng có thể góp phần gây trầm cảm, lo lắng ở cuối thai kỳ và sau khi sinh. Do đó, bầu cần  cải thiện giấc ngủ trong thời kỳ mang thai để giảm nguy cơ trầm cảm sau sinh.

[key-takeaways title=””]

Theo các chuyên gia, bà bầu nên cố gắng ngủ từ 8-10 tiếng mỗi đêm. Vì mang thai là khoảng thời gian đòi hỏi khắt khe đối với cơ thể và cần có một giấc ngủ chất lượng với thời gian ngủ đủ giấc.

[/key-takeaways]

Mẹo để giúp có một giấc ngủ ngon trong thai kỳ

Để giúp bà bầu không trằn trọc khó ngủ nữa, MarryBaby xin gợi ý các mẹo nhỏ từ việc cải thiện thói quen sinh hoạt ở dưới đây để mẹ bầu có thể tham khảo.

  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Bầu cần tạo môi trường ngủ mát mẻ, tối, yên tĩnh, không để các thiết bị điện tử vào phòng ngủ, sử dụng đèn ngủ thay vì đèn trần để tránh thức giấc quá nhiều khi đi vệ sinh.
  • Dùng gối phù hợp với phụ nữ mang thai: Bạn nên dùng gối để đỡ phần bụng bầu, lưng dưới và giữa hai đầu gối nhằm giảm đau lưng. Một số thai phụ có thể thích một chiếc gối bà bầu được thiết kế đặc biệt để đáp ứng nhu cầu thay đổi của cơ thể.
  • Giữ một lịch trình ngủ đều đặn: Bà bầu cần đi ngủ và thức dậy vào những thời điểm giống nhau mỗi ngày. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn vào buổi trưa cũng có thể giúp bù đắp lại thời gian thiếu ngủ vào ban đêm ở bà bầu. Tuy nhiên, bạn tránh ngủ trong thời gian quá dài vì sẽ gây mất ngủ vào buổi tối.
  • Thử các kỹ thuật thư giãn: Các kỹ thuật thư giãn hoặc các hoạt động nhẹ nhàng như tắm nước ấm hoặc massage có thể giúp giấc ngủ ngon hơn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi quyết định thực hiện các kỹ thuật thư giãn này.
  • Tập thể dục vào buổi sáng: Thói quen tập thể dục thường xuyên rất quan trọng để thai kỳ khỏe mạnh. Nhưng tốt nhất bạn nên sắp xếp thời gian để tập thể dục vào sáng sớm. Trước khi bắt đầu thói quen tập thể dục, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến ​​bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể cách tập thể dục an toàn khi mang thai bạn nhé.
  • Ngủ nghiêng bên trái: Ngủ nghiêng bên trái giúp máu lưu thông đến các cơ quan và thai nhi dễ dàng hơn. Điều này cũng có thể giúp giảm sưng ở chân, mắt cá chân, cũng như dễ chịu hơn cho phổi và tim. Hầu hết các chuyên gia đều khuyên không nên ngủ ngửa vào cuối thai kỳ vì có thể mang lại một số rủi ro cho thai nhi.

[inline_article id=32688]

Như vậy, bạn đã biết bà bầu trặn trọc khó ngủ là tình trạng phổ biến khi mang thai. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này nặng hơn có thể dẫn đến nguy hiểm cho thai nhi và các biến chứng thai kỳ. Tốt nhất, để cải thiện giấc ngủ trong thai kỳ, bà bầu cần thay đổi lối sống lành mạnh hơn.

[key-takeaways title=””]

Phòng khám Phụ Sản 315 thuộc hệ sinh thái Phòng khám 315, chuyên về lĩnh vực Sản – Phụ khoa với các hạng mục dịch vụ như: khám và theo dõi Sản khoa, khám phụ khoa, siêu âm sản – phụ khoa, khám hiếm muộn, tầm soát ung thư, tầm soát HPV,…Hệ thống Phụ Sản 315 hiện đang có hơn 20 chi nhánh trải đều khắp các quận, huyện tại khu vực TP.HCM.

[/key-takeaways]

By Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh

Tác giả Nguyễn Thụy Ngọc Quỳnh đã có kinh nghiệm hai năm với vị trí chuyên viên nội dung về sức khỏe. Với những kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy, Quỳnh hy vọng sẽ mang đến cho độc giả những thông tin bổ ích và thiết thức trong việc chăm sóc sức khỏe. Hiện Quỳnh đang phụ trách viết bài cho chuyện mục Mang thai của MarryBaby.