Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Chàm thai kỳ có chữa được không? Bí quyết giảm ngứa cho các mẹ

Bệnh chàm da rất dễ xuất hiện khi mang thai khiến làn da của bà bầu xuống sắc trông thấy.

Bạn nên làm gì để chữa bệnh chàm da thai kỳ hoặc ngăn ngừa sự bùng phát của căn bệnh này khi mang bầu? Hãy cùng Marry Baby tìm hiểu qua bài biết sau đây nhé.

Chàm thai kỳ là gì?

Quá trình mang thai có thể kích hoạt rất nhiều thay đổi khác nhau trên da của người phụ nữ do sự mất ổn định của nồng độ hormone trong thai kỳ bao gồm: 

  • Thay đổi sắc tố da, chẳng hạn như các đốm đen
  • Mụn trứng cá
  • Phát ban
  • Da nhạy cảm hơn
  • Da khô hoặc tiết dầu
  • Bệnh chàm da

Bệnh chàm da do mang thai là bệnh chàm xảy ra ở phụ nữ trong thai kỳ. Các bà bầu này có thể có hoặc không có tiền sử của bệnh. Bệnh chàm da trong thai kỳ còn được gọi là: 

  • Phát ban dị ứng thai kỳ (AEP)
  • Ngứa trong thai kỳ
  • Viêm nang lông ngứa khi mang thai
  • Viêm sẩn da trong thai kỳ

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Nhau thai bám mặt sau có tốt không và những điều mẹ cần biết

Các triệu chứng bệnh chàm da thai kỳ

Các triệu chứng bệnh chàm da khi mang thai và ngoài thai kỳ đều giống nhau, bao gồm: 

  • Mụn đỏ
  • Da sần sùi
  • Da bị ngứa ở bất cứ chỗ nào trên cơ thể. Các vết ngứa thường mọc gần nhau và có thể được bao phủ bằng một lớp vảy
  • Đôi khi có thể xuất hiện mụn mủ

Nếu có tiền sử bệnh chàm da thì khi bạn mang thai, bệnh có thể phát triển nặng hơn so với trước thai kỳ. 

bị chàm khi mang thai
Triệu chứng bệnh chàm da

Nguyên nhân khiến các chị em bị chàm khi mang thai

Các bác sĩ vẫn chưa hoàn toàn chắc chắn về nguyên nhân gây ra bệnh chàm, nhưng các yếu tố môi trường và di truyền được cho là có vai trò quan trọng trong việc gây ra bệnh.

Bệnh chàm được cho là có liên quan đến chức năng miễn dịch và rối loạn tự miễn dịch. Trong khi mang thai, cơ thể các mẹ sẽ có sự thay đổi về miễn dịch. Điều này là lí do khiến bệnh chàm da dễ khởi phát trong thai kỳ. Với những ca bệnh mắc chàm, một nửa trong số đó là chàm khởi phát trong thai kỳ.

Cách điều trị bệnh chàm da thai kỳ

1. Các phương pháp điều trị an toàn cho các mẹ bị chàm khi mang thai

  • Trong hầu hết các trường hợp, bệnh chàm do mang thai có thể được kiểm soát bằng kem dưỡng ẩm và thuốc mỡ.
  • Nếu bệnh chàm phát triển nặng, bác sĩ có thể kê toa thuốc mỡ steroid để thoa ngoài da. Mặc dù steroid được cho là an toàn với thai kỳ, song bạn nên dùng theo chỉ định của bác sĩ.
  • Ngoài ra, bạn có thể dùng liệu pháp ánh sáng tia cực tím để giúp chữa bệnh chàm da.

2. Các phương pháp chữa bệnh chàm da không nên áp dụng trong thai kỳ

  • Các phương pháp điều trị liên quan đến methotrexate (trexatil, rasuvo).
  • Phương pháp psoralen cộng với tia cực tím A (PUVA).

3. Bà bầu bị chàm phải làm sao? Cách chữa bệnh chàm thai kỳ tại nhà

Những việc nên làm

  • Tắm nước ấm vừa phải, không tắm bằng nước nóng
  • Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm

chàm thai kỳ

  • Mặc quần áo rộng rãi, thoải mái để tránh da bị kích thích
  • Mặc quần áo làm từ các chất liệu tự nhiên như cotton, tơ tằm, lụa
  • Dùng máy tạo độ ẩm trong nhà
  • Uống nhiều nước

Việc không nên làm

  • Tránh mặc quần áo len hoặc quần áo có chất liệu từ cây gai dầu. Nguyên nhân vì các chất liệu này có thể gây kích ứng da
  • Tránh dùng xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh
  • Tránh dùng máy sưởi vì sẽ làm da bị khô

Các thực phẩm nên ăn và không nên ăn khi bị chàm thai kỳ

1. Thực phẩm nên ăn

Một số loại thực phẩm có thể kích hoạt cơ thể giải phóng các hợp chất của hệ thống miễn dịch gây viêm, từ đó góp phần gây ra bệnh chàm da. Vì thế, bà bầu nên bổ sung vào chế độ ăn nhiều loại thực phẩm chống viêm sau đây để cơ thể tăng cơ chế bảo vệ, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh chàm nếu lỡ ăn nhầm các thực phẩm góp phần gây bệnh chàm: 

  • Cá hồi, cá ngừ albacore, cá thu, cá mòi và cá trích: Cung cấp nguồn axit béo omega-3 tự nhiên có thể chống viêm trong cơ thể.  
  • Thực phẩm chứa nhiều men vi sinh: Những vi khuẩn giúp tăng cường sức khỏe đường ruột như sữa chua, súp miso, tempeh, kefir, kombucha, dưa cải bắp.
  • Thực phẩm chứa nhiều flavonoid chống viêm: Bao gồm các loại trái cây và rau quả nhiều màu sắc như táo, bông cải xanh, anh đào, rau cải bó xôi và cải xoăn.chàm thai kỳ

2. Thực phẩm cần tránh

Phản ứng chàm nhạy cảm với thực phẩm thường sẽ xảy ra trong khoảng 6-24 giờ sau khi bà bầu ăn một loại thực phẩm cụ thể. Đôi khi những phản ứng này có thể diễn ra chậm hơn.

Để xác định loại thực phẩm nào có thể gây ra phản ứng bệnh chàm, bạn cần thực hiện chế độ ăn kiêng bằng cách sau:

  • Loại bỏ một số thực phẩm phổ biến nhất có thể gây ra bệnh chàm.
  • Từ từ thêm từng loại thực phẩm vào chế độ ăn uống của mình và theo dõi bệnh chàm trong 4-6 tuần. Việc này nhằm xác định xem cơ thể có nhạy cảm với bất kỳ loại thực phẩm cụ thể nào hay không.
  • Nếu sau khi thêm một loại thực phẩm nào đó vào chế độ ăn uống mà các triệu chứng của bệnh chàm xuất hiện nhiều hơn thì bạn nên loại bỏ ngay thực phẩm đó.

>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Thai ít đạp có sao không? Thai nhi hôm đạp nhiều hôm đạp ít có cần lo lắng?

Mỗi bà bầu lại có những phản ứng khác nhau với một loại thức ăn. Dưới đây là một số thực phẩm có thể khiến bệnh chàm thai kỳ tăng nặng, mẹ cần để ý xem đâu là loại thực phẩm mà mình không nên sử dụng. 

  • Sản phẩm bơ sữa
  • Trứng
  • Gluten hoặc lúa mì
  • Đậu nành
  • Gia vị như vani, đinh hương và quế
  • Một số loại hạt
  • Thực phẩm có nhiều niken như trà đen, thịt hộp, socola, quả hạch, hạt giống, động vật có vỏ,
  • Các loại đậu như đậu lăng, đậu Hà Lan

[inline_article id=169188]

Bệnh chàm da thai kỳ thường không gây nguy hiểm cho bà bầu và thai nhi. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh chàm sẽ tự hết sau khi bạn sinh nở. Song cũng có khi bệnh kéo dài nếu không được chữa trị. Đồng thời, bạn vẫn có nguy cơ mắc bệnh chàm trong bất kỳ lần mang thai nào trong tương lai.