Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Mẹ bầu đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Thực chất, tên gọi đúng khi mẹ gặp trường hợp này là mẹ bầu đau đầu vú khi mang thai tháng cuối chứ không phải đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối. Tuy nhiên, nhiều mẹ quen thường gọi đau đầu nhũ hoa. Ở bài viết dưới đây sẽ diễn giải về trường hợp đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối theo cách nhiều mẹ vẫn dùng, nhưng mẹ cần hiểu đúng là đau đầu vú nhé.

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối là tình trạng khó chịu thường xảy ra trong thời kỳ mang thai. Nhiều mẹ bầu đều bối rối không hiểu lý do là gì và nên làm gì để giảm đau. Vậy nguyên nhân gây đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối là gì?

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối do đâu?

Tăng nội tiết tố khi mang thai: Nhiều mẹ bầu cảm thấy hiện tượng ngứa đầu nhũ hoa khi mang thai hoặc đau nhức đầu nhũ hoa. Điều này là do hormone estrogen và progesterone được sản xuất nhiều lên và sự phát triển của các ống dẫn sữa khiến lượng máu tăng, kích thích tuyến vú của mẹ nở ra. 

Gia tăng kích thước ngực: Ngực gia tăng về kích thước có thể làm cho ngực cảm thấy nặng và mềm. Một số mẹ bầu cũng có mô vú (mô vú phụ) dưới cánh tay. Những điều này khiến áp lực lên ngực nhiều hơn và có thể làm cả bầu ngực lẫn nhũ hoa bị đau.

Sự phát triển của thai nhi: Thai nhi tháng cuối đã hoàn chỉnh về cơ thể và kích thước nên sẽ chèn ép các cơ quan trong cơ thể người mẹ. Điều này khiến các cơ và phần ngực bị áp lực nhiều hơn, do đó mẹ bầu sẽ dễ bị đau đầu nhũ hoa. Ngoài ra, ở giai đoạn này cơ thể cũng thúc đẩy tuyến vú tạo nhiều sữa non để sẵn sàng đón em bé chào đời. Khiến bầu ngực và đầu nhũ hoa nhạy cảm và dễ đau hơn. 

>> Mẹ có thể quan tâm đến quá trình phát triển của thai 30 tuần ở tại đây

Mẹ bầu đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Gần 90% mẹ bầu đều gặp phải tình trạng đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối, nên đây được cho là tình trạng phổ biến khi mang thai. Nhưng nếu đầu nhũ hoa của bạn bị đau kèm theo vùng da bị rát, mẩn đỏ hay sưng tấy thì có thể bạn đã bị viêm da.

Trong một số trường hợp, đau đầu nhũ hoa có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư vú. Dấu hiệu đi kèm cũng dễ gây hiểu nhầm với mẹ mang thai. Các dấu hiệu bao gồm tăng kích thước và hình dáng bầu ngực, căng tức ngực có kèm đau nhũ hoa, màu sắc nhũ hoa thay đổi và có rỉ máu, sờ thấy có cục u nhỏ trong bầu vú. Mẹ bầu thật thận trọng nếu có yếu tố di truyền hoặc yếu tố nguy cơ liên quan đến bệnh ung thư vú. 

Trong trường hợp hiếm xảy ra, đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối có thể là một dấu hiệu của bệnh Raynaud.

>> Mẹ có thể đọc thêm bài viết khi có triệu chứng ngứa đầu nhũ hoa: Ngứa đầu ngực khi mang thai liệu có phải dấu hiệu cảnh báo ung thư?

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai nên làm gì?

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối nên làm gì?

Đau đầu nhũ hoa vào tháng cuối thai kỳ khiến rất nhiều chị em khổ sở vì không biết nên làm gì để giảm đau và an toàn cho hai mẹ con. Bà bầu có thể thử những cách sau đây:

Mặc áo ngực vừa vặn: Một chiếc áo ngực vừa vặn, không quá chặt hoặc quá lỏng. Dây đeo chịu được toàn bộ trọng lượng bộ ngực của mẹ bầu, không có gọng hoặc có gọng cong ôm theo bộ ngực và không quá cứng. Vải áo ngực và miếng mút đệm cũng cần thoáng mát thấm hút mồ hôi để giảm áp lực lên bầu ngực, giảm thiểu đau đớn trên đầu nhũ hoa.

Tắm nước ấm: Dùng vòi hoa sen điều chỉnh nhiệt độ ấm vừa giúp làm giãn nở các ống dẫn sữa vừa giúp mẹ bầu giảm đau. Hoặc mẹ bầu có thể dùng khăn ấm lau qua bầu ngực cũng có thể giúp giảm đau. Lưu ý không tắm nước nóng hoặc lau khăn quá lâu vì sẽ khiến mẹ nhiễm lạnh. 

Chườm lạnh: Mẹ có thể dùng túi đá nhỏ để chườm lên bầu ngực từ 5 đến 10 phút để giảm đau nhanh. Cách này không giảm đau hoàn toàn nhưng sẽ giúp mẹ dễ chịu hơn.

Vận động nhẹ nhàng: Mẹ bầu nên vận động nhẹ nhàng như tập yoga đơn giản giúp các cơ được thả lỏng, không bị căng cứng và giúp máu lưu thông tốt hơn đến thai nhi để giảm đau đầu nhũ hoa từ bên trong cơ thể.

>> MarryBaby gợi ý thêm các Bài tập thể dục cho bà bầu 3 tháng cuối để dễ sinh con

Đau đầu nhũ hoa khi mang thai nên gặp bác sĩ khi nào?

Tuy đau đầu nhũ hoa khi mang thai tháng cuối khá phổ biến nhưng mẹ bầu cũng không nên chủ quan. Bạn nên gặp bác sĩ nếu gặp tình trạng:

  • Đau nhũ hoa có kèm theo rỉ máu nhỏ giọt ít hoặc thường xuyên. 
  • Cục u ở vú kèm theo bầu ngực căng cứng thường xuyên.
  • Màu da ở núm vú bị thay đổi và vùng da bị nhăn nheo hoặc trầy xước, sưng tấy, sưng đỏ.
  • Nhũ hoa có đốm trắng.

Hy vọng mẹ bầu đã yên tâm hơn khi hiểu được những nguyên nhân và các bệnh khác có thể mắc phải khi bị đau đầu nhũ hoa. Mẹ bầu có thể theo dõi sự thay đổi của bầu ngực để kịp thời gặp bác sĩ nếu có dấu hiệu khác lạ. Chúc mẹ bầu có một thai kỳ khỏe mạnh để đón con chào đời nhé.

[inline_article id=274642]