Mọi triệu chứng bất thường trong thời gian mang thai đều làm cho mẹ bầu lo lắng. Và ra máu khi đi tiểu khi mang thai là một trong số đó. Triệu chứng này có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân, đơn giản có, nghiêm trọng cũng có.
Nguyên nhân gây tiểu ra máu khi mang thai
Có nhiều lý do khiến mẹ bầu đi tiểu ra máu khi mang thai tháng đầu hoặc đi tiểu ra máu khi mang thai tháng cuối. Đó là nhiễm trùng đường tiết niệu, , các bệnh tự miễn,lupus, ung thư thận hay bàng quang, sỏi niệu,viêm đài bể thận….
1. Nhiễm trùng đường tiết niệu
Nhiễm trùng đường tiết niệu hay còn gọi là viêm đường tiết niệu là một trong những nguyên nhân phổ biến khiến mẹ bầu đi tiểu ra máu khi mang thai. Khi tử cung phát triển ngày một lớn, kích thước tăng dần thì đồng nghĩa với việc cản trở sự thoát nước tiểu từ bàng quang. Do đó, dễ gây nhiễm trùng, dẫn đến hiện tượng tiểu ra máu khi đang mang thai.
2. Sỏi thận và sỏi bàng quang
Tiểu ra máu đôi khi là triệu chứng của bệnh sỏi thận hoặc sỏi bàng quang. Nguyên nhân là do chất khoáng còn thừa tích tụ lại. Từ đó, tạo thành sỏi khiến bạn cảm thấy đau liên tục ở vùng bụng hoặc tiểu buốt, kèm theo buồn nôn và ói mửa.
3. Bệnh tự miễn.
Cách bệnh tự miễn cơ thể, đặc biệt là lupus ban đỏ có thể làm tổn thương thận dẫn đến việc tiểu máu.
4. Ung thư thận hoặc ung thư bàng quang
Đột nhiên máu xuất hiện trong nước tiểu cũng có thể là do mẹ bầu đang bị ung thư bàng quang hoặc ung thư thận. Tuy nhiên, bạn chỉ nên quan tâm đến bệnh lý này khi đang ở tuổi 40.
5. Áp lực của tử cung trên bàng quang
Ngoài ra, ra máu khi đi tiểu khi mang thai còn xuất phát từ một vài áp lực do tử cung chèn ép bàng quang như:
- Thay đổi nội tiết tố
- Do chấn thương
- Mắc bệnh tiểu đường thai kỳ
- Bệnh hoa liễu
- Viêm vùng chậu
Triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu là gì?
Đa phần, mẹ bầu đi tiểu ra máu là do nhiễm trùng đường tiết niệu. Cho nên, bạn nên cảnh giác với một số triệu chứng của bệnh lý này như:
- Mót tiểu, tiểu liên tục hoặc thường xuyên đi tiểu với một lượng nhỏ
- Có cảm giác nóng rát , buốt khi đi tiểu
- Sau khi tiểu xong nhưng không hết nước tiểu
- Sốt
- Đau lưng
- Khó chịu ở vùng trung tâm của xương chậu
- Nước tiểu có mùi khó chịu
- Nước tiểu đục hoặc có máu (tiểu máu)
Khi phát hiện các triệu chứng nêu trên, bạn nên đến cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời. Bàng quang hoạt động kém có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe mẹ và bé. Cho nên, trong giai đoạn mang thai, hãy theo dõi sát sao mọi bất thường của cơ thể mẹ nhé!
Chẩn đoán tình trạng tiểu ra máu khi mang thai
Nếu tình trạng mẹ bầu đi tiểu ra máu diễn ra liên tục, bạn nên đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Khi chẩn đoán, bạn nên để ý đến chi tiết máu thường xuất hiện vào thời điểm nào trong lúc tiểu. Ví dụ như là tiểu ra máu ngay lập tức hay tiểu cuối cùng,…
Nếu máu xuất hiện vào thời gian đầu đi tiểu thì là dấu hiệu của bệnh lý trong niệu đạo. Nếu máu xuất hiện vào cuối thời gian đi tiểu thì bạn có thể bị chảy máu ở cổ bàng quang. Máu ra trong suốt quá trình đi tiểu là dấu hiệu bệnh lý liên quan đến hệ thống sinh dục.
Ngoài ra, bạn cần theo dõi lượng máu trong quá trình đi tiểu và màu nước tiểu. Máu trong nước tiểu có thể là hậu quả của bệnh lý tiềm ẩn. Do đó, khi chẩn đoán, bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu xác định được nguyên nhân cũng như cách điều trị bệnh hiệu quả.
Điều trị tiểu ra máu khi đang mang thai thế nào?
Các bác sĩ thường sử dụng kháng sinh để loại bỏ tác nhân gây hại nếu tiểu ra máu trong thai kỳ do nhiễm trùng đường tiết niệu. Mẹ yên tâm, những loại kháng sinh này vừa an toàn cho thai kỳ vừa có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.
Các loại thuốc thường được kê đơn là Amoxicillin, Cefuroxime, Azithromycin và Erythromycin. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo, tránh dùng nitrofurantoin hoặc trimethoprim-sulfamethoxazole. Vì chúng có liên quan đến dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Bên cạnh sử dụng thuốc, bạn cần lưu ý những điều sau đây để giảm nguy cơ đi tiểu ra máu trong thai kỳ:
- Nên khám thai định kỳ để đảm bảo mẹ và bé luôn khỏe mạnh.
- Khi thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như tiểu ra máu, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để kịp thời thăm khám và chữa trị.
- Vệ sinh vùng kín hàng ngày, không thụt rửa quá sâu.
Đồng thời, nếu khi phát hiện ra mình bị viêm đường tiết niệu thì hãy làm theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh những biến chứng về sau.
Tuy đi tiểu ra máu khi mang thai không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe mẹ và bé nhưng bạn không nên bỏ qua những dấu hiệu bất thường này. Hãy giữ tinh thần luôn vui vẻ, bổ sung dưỡng chất cho thai kỳ thêm trọn vẹn và đủ sức đề kháng để phòng tránh tiểu ra máu khi mang thai nhé!
Xem thêm:
- Thực đơn cho bà bầu thiếu máu được nhiều người áp dụng nhất!
- Bà bầu có nên ăn thịt lợn sề không, có bị hậu sản không?
- Thai không máy bao lâu thì nguy hiểm? Cách xử trí khi thai máy bất thường
- Những loại mỹ phẩm bà bầu nên tránh xa, xem ngay để rõ
- Bầu ra khí hư màu xanh có ảnh hưởng gì đến thai nhi không?