Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Hội chứng chân không yên – Bệnh khiến bầu dễ “nổi điên”

Tam cá nguyệt thứ 3 là giai đoạn nước rút quan trọng trước khi về đích của mẹ và bé. Cũng chính thời điểm này một số bầu sẽ có cảm giác có con gì đó đang bò bên trong bàn chân khiến phải cử động chân liên tục. Đó có thể là hội chứng chân không yên khi mang thai.

Hội chứng chân không yên hay có tên tiếng Anh là Restless legs syndrome. Hội chứng này gây rối loạn thần kinh khiến hai chân luôn trong trạng thái vận động ngay cả khi đã đi ngủ. Phụ nữ mang thai rất dễ mất ngủ lại thêm cảm giác ngứa ngáy như có kim châm vào chân của bệnh lý này càng thêm mệt mỏi.

Có thể ở Việt Nam bệnh lý này không phổ biến nhưng trên thế giới, theo thống kê từ các nghiên cứu có khoảng 7% dân số chịu ảnh ảnh từ hội chứng này. Một nghiên cứu ở Mỹ thực hiện với sự tham gia của 600 phụ nữ mang thai cho thấy, 16% trong số này mắc hội chứng chân không nghỉ.

Hội chứng chân không yên khi ngủ được đặc trưng bởi cảm giác ngứa, tê bì, buồn hoặc co rút ở chân. Những cảm giác này khiến cho người bệnh buộc phải đứng lên và đi lại loanh quanh, nhưng mọi người thường vẫn luôn kiểm soát được việc di chuyển của mình.

hội chứng chân không yên 1
Chân tay bứt rứt khó chịu khiến bầu càng dễ mất ngủ thường xuyên hơn

Nguyên nhân gây bệnh

Các chuyên gia y khoa cũng như các nhà khoa học vẫn đang nghiên cứu để tìm ra chính xác nguyên nhân gây bệnh. Hiện tại vẫn chưa xác định cụ thể một yếu tố nào. Song song với đó vẫn có một số giả thiết cho rằng nguyên nhân gây nên hội chứng này là do bà bầu thiếu sắt hoặc thiếu a-xit folic, gia tăng lượng estrogen và thay đổi lưu thông máu khi mang thai.

Một nghi vẫn khác cũng đang được đặt ra là do yếu tố gen di truyền. Cụ thể năm 2007 các nhà nghiên cứu tại châu Âu và tại Đại học Emory, Atlanta đã khám phá ra một loại đột biến gen, có thể làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc hội chứng chân không yên.

Năm 2011, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã khám phá ra 2 đoạn gen cũng đóng một vai trò quan trọng trong hội chứng chân không yên khi ngủ. Hội chứng này thường có tính di truyền và thường phổ biến nhất trong các gia đình có gốc Tây Âu.

Dấu hiệu nhận biết

Không khó để nhận biết triệu chứng và chuẩn đoán bệnh chân không yên. Có 4 dấu hiệu đặc trưng:

  • Có tác động khó chịu trực tiếp khiến chân phải chuyển động, có thể là do ngứa hoặc tê buồn
  • Khi nghỉ ngơi hoặc không hoạt động sự thôi thúc chuyển động ở chân càng mãnh liệt hơn
  • Cảm giác “kiến bò” sẽ biến mất hoàn toàn hoặc một phần khi chuyển động
  • Hội chứng chân không yên sẽ nặng hơn vào chiều muộn và đêm

Đây cũng là 4 tiêu chuẩn để bác sĩ có thể chuẩn đoán chính xác liệu bà bầu có mắc phải hội chứng chân không nghỉ hay không. Dĩ nhiên, bác sĩ có thể yêu cầu bầu làm thêm một số xét nghiệm máu hoặc các xét nghiệm cần thiết khác để tìm ra nguyên nhân tieefm ẩn của hội chứng này.

Cách điều trị hội chứng chân không yên

Nếu không quá trầm trọng, bầu không nhất thiết phải dùng thuốc. Có thể áp dụng một số biện pháp cơ bản sau:

  • Đi ngủ muộn hơn nếu chân bị đau và co giật nhiều. Ngủ trể và dậy muộn vào buổi sáng
  • Cần có thời gian biểu ngủ cố định trong ngày. Điều này giúp ngăn chặn chu trình bệnh
  • Thực hiện một vài động tác đơn giản để kéo căng cơ trước khi đi ngủ sẽ giúp ích hạn chế các triệu chứng chân không yên
  • Tuyệt đối tránh sử dụng các chất kích thích như cà phê, nước ngọt, thuốc lá…
  • Ngâm mình trong nước ấm là một liệu pháp thư giãn hiệu quả giúp bạn dễ dàng có được giấc ngủ ngon hơn
  • Khi đôi chân bạn xuất hiện tình trạng co giật, đau nhức bạn có thể di chuyển chân, lắc nhẹ dể giảm bớt cảm giác khó chịu.

Nếu hàm lượng sắt trong cơ thể thấp thì hội chứng có thể sẽ được điều trị bằng việc bổ sung sắt. Chính các chuyên gia cũng tin rằng, khôi phục được đủ lượng sắt trong cơ thể có thể giúp khôi phục lại lượng dopamine trong não và giúp làm giảm triệu chứng chân không yên. Bổ sung folate và magie cũng có thể giúp làm giảm bớt các triệu chứng.

Những lưu ý khi mắc hội chứng chân không nghỉ trong thai kỳ

Nếu hội chứng chân không yên xuất hiệu ở tam cá nguyệt thứ 3 bà bầu cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc nếu không có chỉ định của bác sĩ
  • Quinine (có trong các loại nước điện giải) đôi khi được dùng để điều trị hội chứng chân không nghỉ nhưng nếu bác sĩ nói không bầu cũng đừng dại tin lời đồn thổi
  • Chỉ cần một lượng nhỏ caffeine cũng có thể khiến cho triệu chứng tệ hơn
  • Tạm biệt thói quen nằm trên giường đọc sách hoặc xem tivi trước khi đi ngủ vì có thể tăng các triệu chứng gây khó ngủ
  • Chỉ bước nên giường khi đôi mắt muốn ngủ

Biến chứng có thể xảy ra

Đương nhiên chỉ những ai không may mắc phải hội chứng chân không nghỉ mới có thể tưởng tượng ra được triệu chứng bệnh khó chịu đến mức nào, cản trở sinh hoạt hàng ngày ra sao. Nếu có biến chứng trầm trọng càng không thể coi thường.

Cụ thể hội chứng chân này có thể sẽ dẫn đến tình trạng thiếu ngủ, và từ đó gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe nghiêm trọng khác. Các nghiên cứu đã chứng minh được mối liên quan giữa hội chứng chân không yên khi ngủ với tình trạng tăng huyết áp. Nguyên nhân có thể là do giấc ngủ bị gián đoạn mãn tính hoặc các yếu tố liên quan đến lượng dopamine có trong não.

[inline_article id=80163]

Hội chứng chân không yên sẽ khiến bà bầu mất ngủ kéo dài dài nếu không kịp thời có những biện pháp can thiệp. Mẹ không khỏe trong thai kỳ sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Đừng quên nguyên tắc quan trọng này nhé!