1/ Nguyên nhân mang thai ngoài tử cung
Hầu hết các trường hợp có thai, trứng sau khi thụ tinh sẽ di chuyển qua ống dẫn trứng vào buồng tử cung. Tuy nhiên, trường hợp trứng sau thụ tinh làm tổ ngoài buồng tử cung sẽ dẫn đến hệ quả mang thai ngoài tử cung. Nguyên nhân thông thường là do:
-Dị tật bẩm sinh ở ống dẫn trứng.
– Lạc nội mạc tử cung.
– Tiền sử mang thai ngoài tử cung.
– Nhiễm trùng sau phẫu thuật vùng chậu có liên quan đến cơ quan sinh dục trong.
– Tuổi trên 35.
[inline_article id = 72254]
– Ống dẫn trứng tự nối lại sau triệt sản nhiều năm.
– Sau mổ giữ thai ngoài tử cung.
– Sau điều trị vô sinh.
– Đời sống tình dục không an toàn.
-Nội tiết cũng có thể là nguyên nhân gây thai ngoài tử cung.
2/ Dấu hiệu mang thai ngoài tử cung
– Đau đầu dữ dội
– Chuột rút một bên
– Đau bụng dưới
– Đau lưng dưới
– Chảy máu âm đạo
– Chóng mặt
– Buồn nôn, mệt mỏi, xanh xao, kiệt sức
– Đau vai
– Xuất huyết âm đạo
3/ Mách mẹ những cách phòng ngừa
Khi phát hiện hay nghi ngờ có thai ngoài tử cung, bạn nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Phát hiện sớm khi thai ngoài tử cung chưa vỡ sẽ giúp giảm được tình trạng mất máu do thai vỡ, giảm nguy cơ bị choáng và tử vong do thai ngoài tử cung, gia tăng khả năng giữ lại được vòi trứng – duy trì khả năng thụ thai bình thường.
Đi khám phụ khoa và khám sản thường xuyên, và cố gắng không bỏ qua các lần hẹn kiểm tra sức khoẻ phụ khoa định kỳ, làm đầy đủ xét nghiệm phụ khoa cần thiết. Bạn cũng nên chủ động tìm hiểu kiến thức về hệ sinh sản và sinh dục của mình để dễ nhận biết khi có các vấn đề bất thường, cụ thể là thai ngoài tử cung.
Khi có viêm nhiễm cơ quan sinh dục nên đi khám bệnh để được điều trị đầy đủ. Khám phụ khoa định kỳ và khám phụ khoa ngay khi có dấu hiệu nghi ngờ viêm sinh dục để được điều trị thích hợp, tránh di chứng viêm dính gây tắc vòi trứng, nguy hại cho khả năng sinh sản về sau.
MarryBaby