Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Bà bầu mất ngủ khi mang thai: nguyên nhân và cách cải thiện

Mất ngủ khi mang thai rất dễ xảy ra do những xáo trộn bên trong cơ thể cộng với những lo lắng cho việc sinh nở của phụ nữ ngày càng tăng lên trong thai kỳ. Vậy sao để bà bầu luôn có giấc ngủ ngon mỗi đêm? Hãy cùng MarryBaby đi tìm bí quyết trong bài viết này nhé.

Hiện tượng mất ngủ khi mang thai là gì?

Đa số, bà bầu thường mất ngủ trong tam cá nguyệt đầu tiêntam cá nguyệt thứ ba; thậm chí có người còn mất ngủ suốt thai kỳ. Tình trạng mất ngủ khi mang thai là một sự rối loạn giấc ngủ khiến thai phụ mệt mỏi, mất sức dẫn đến ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ tinh thần.

Dấu hiệu bà bầu bị mất ngủ khi mang thai gồm:

  • Thức dậy quá sớm
  • Khó đi vào giấc ngủ
  • Khó duy trì giấc ngủ
  • Sau khi thức dậy vẫn thấy mệt, không sảng khoái
  • Tỉnh dậy nhiều lần (mỗi lần nhiều hơn 30 phút) trong giấc ngủ.

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu trằn trọc khó ngủ là do đâu và cách khắc phục

Nguyên nhân chứng mất ngủ khi mang thai

Bà bầu bị mất ngủ khi mang thai thường do các nguyên nhân sau:

1. Lo âu và căng thẳng

Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, tài chính gia đình, khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn… đều khiến mẹ bầu mất ngủ khi mang thai.

2. Tiêu hóa

Thai nhi càng lớn càng ép vào dạ dày, đẩy thức ăn từ dạ dày trào ngược vào thực quản. Đồng thời, hệ tiêu hóa trong giai đoạn mang thai cũng hoạt động kém và yếu đi gây chứng khó tiêu, ợ nóngtáo bón.

Những tháng cuối thai kỳ, việc bổ sung nhiều dưỡng chất cộng với những thay đổi hormone trong cơ thể sẽ làm bạn khó tìm đến giấc ngủ, ngủ không sâu và mất ngủ khi mang thai.

>>Bạn có thể quan tâm: Cách chữa đầy hơi cho bà bầu nhanh không cần thuốc an toàn, hiệu quả

3. Thai nhi ngày một lớn hơn

Bụng bạn ngày càng to và khó tìm một tư thế ngủ thích hợp để cảm thấy thư giãn, thoải mái, từ đó bị mất ngủ khi mang thai.

>>Bạn có thể quan tâm: Kích thước bụng bầu: Dấu hiệu báo động sức khỏe?

4. Nhịp tim tăng

Nhịp tim của bạn sẽ tăng để bơm máu nhiều hơn tới dạ con. Tim bạn phải làm việc mệt nhọc hơn bình thường rất nhiều.

mất ngủ khi mang thai

5. Hô hấp

Do tác động của hormone khi mang thai, hơi thở của mẹ chậm và sâu, cảm giác hít thở khó khăn. Càng về sau càng khó thở hơn khi dạ con chiếm chỗ và ép lên cơ hoành.

Mức carbon dioxyde thấp trong máu làm tăng thở nông khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu, ảnh hưởng đến cả chất lượng nghỉ ngơi và giấc ngủ.

6. Tiểu đêm và tăng lượng urê

Thận của mẹ bầu lúc này phải làm việc thêm 30-50% để lọc thêm khối lượng máu trong suốt quá trình mang bầu. Kết quả là lượng urê tăng vọt và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Hơn nữa, dạ con ngày một lớn và chèn ép bàng quang làm mẹ bầu đi tiểu nhiều khi mang thai. Đây là nguyên nhân lớn làm bà bầu bị mất ngủ khi mang thai.

7. Đau lưng và chuột rút

Cơn chuột rút thường diễn ra đột ngột ở đùi, bắp chân, sau đó là cơn đau tại chỗ chuột rút làm bà bầu phải thức giấc vì đau.

Lúc này, lưng và chân ngày càng phải chịu đựng sức nặng của em bé nên thai phụ dễ gặp phải chứng đau vùng lưng. Đây là nguyên nhân phá vỡ giấc ngủ.

[key-takeaways title=”Tác hại khi thai phụ bị mất ngủ”]

Bà bầu ngủ ít hơn 6 giờ mỗi đêm có nguy cơ sinh mổ cao hơn 4,5 lần. Ngoài ra, thai phụ cũng có thể có thời gian chuyển dạ kéo dài hơn so với các thai phụ ngủ từ 7 tiếng trở lên mỗi đêm.

Bên cạnh đó, mất ngủ khi mang thai còn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của thai nhi và mẹ bầu như:

[/key-takeaways]

Cách khắc phục chứng mất ngủ khi mang thai

1. Tập thể dục thường xuyên

Việc tập thể dục đều đặn mỗi ngày giúp bà bầu có một giấc ngủ đêm sâu hơn. Điều này là do cơ thể vận động, khí huyết sẽ được lưu thông, giúp bà bầu giảm được chứng đau nhức chân tay và cải thiện chứng khó thở, từ đó ngủ ngon hơn.

Theo đó, mẹ bầu nên chọn một số hình thức vận động nhẹ nhàng như tập yoga cho bà bầu, bơi lội, đi bộ để giãn gân, cốt. Bạn không nên chọn các hình thức luyện tập nặng như gym, chạy, gây mất sức, không tốt cho thai kỳ. Nếu bà bầu đang gặp vấn đề về sức khỏe, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để chọn được hình thức vận động phù hợp nhất nhé.Mất ngủ khi mang thai

2. Khắc phục các triệu chứng buồn nôn

Triệu chứng nôn và buồn nôn khiến bà bầu ngủ không ngon giấc. Bạn có thể khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai này bằng một số các đơn giản như thêm bánh ăn vặt. Bánh quy làm từ bột lúa mạch thường có hương kem thơm nhẹ và vị ngọt thanh nên có thể giúp bạn bớt nhạt miệng, nôn ói.

3. Nhờ chồng massage

Bạn đừng ngại nhờ chồng giúp massage để thư giãn và đi vào giấc ngủ ngon hơn. Việc này không chỉ giúp giảm tình trạng đau nhức mà còn như một liều thuốc an thần mang đến cảm giác dễ chịu cho bà bầu. Chắc chắn người phụ nữ nào cũng cảm thấy được yêu thương và hạnh phúc khi được chồng chăm sóc đúng không nào?

4. Hạn chế chuột rút

Những tuần đầu của thai kỳ, bà bầu thường bị chuột rút ở vùng bụng, từ tháng thứ 3 bà bầu bị chuột rút ở bắp chân. Các triệu chứng này ngày càng gia tăng theo sự lớn lên của em bé trong bụng mẹ và khiến bà bầu mất ngủ.

Để khắc phục, bạn không nên ngồi một chỗ quá lâu. Bên cạnh đó, bạn nên bổ sung các thực phẩm giàu magiê vào chế độ ăn uống. Một số thực phẩm giàu magiê tốt cho thai kỳ bà bầu có thể bổ sung bao gồm:

5. Giảm chứng ợ nóng

Chứng ợ nóng cũng là thủ phạm quen thuộc gây ra chứng mất ngủ khi mang thai. Để giảm chứng ợ nóng, mẹ bầu cố gắng không ăn gần giờ đi ngủ để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, không làm phiền bạn vào ban đêm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên thay đổi chế độ dinh dưỡng và một số thói quen hàng ngày bao gồm:

  • Uống nhiều nước vào ban ngày
  • Ăn các loại thực phẩm tốt cho tiêu hóa bao gồm sữa chua, rau xanhtrái cây,
  • Uống hỗn hợp mật ong và giấm táo với liều lượng 1 thìa cà phê mật ong/1 thìa cà phê giấm táo/1 cốc nước ấm
  • Không ăn các thức ăn kích thích tiết dịch vị dạ dày bao gồm thực phẩm đóng hộp, đồ ăn chua, cay, nóng, nước ngọt có gas, đồ uống chứa cồn, đồ ăn để qua ngày, đồ ăn nhiều dầu mỡ,…

>> Bạn có thể xem thêm: Bà bầu ăn mì cay được không, mẹ thích ăn cay xem ngay để biết

6. Nằm nghiêng bên trái

Tư thế nằm nghiêng bên trái rất tốt cho bà bầu vì máu lưu thông tốt hơn nên giúp bạn ngủ ngon hơn. Bên cạnh đó, bạn có thể dùng gối cho bà bầu để hỗ trợ nâng bụng, giảm áp lực của thai nhi để mang đến cảm giác dễ chịu khi trên giường. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể chèn gối ở sau lưng, cuộn chăn để bên dưới bụng bầu và kéo về phía bên phải hoặc kẹp một chiếc gối ở giữa đầu gối để tìm cảm giác dễ chịu nhất.

Ngoài ra, để có giấc ngủ tốt hơn bạn nên tránh các tư thế gây khó chịu như nằm ngửa, nằm sấp nhé.

Mất ngủ khi mang thai

7. Không uống nước khi đã lên giường

Việc uống nhiều nước trước khi đi ngủ khiến bà bầu bị mắc tiểu đêm và ngủ không ngon giấc. Vì thế, bạn nên hạn chế uống nhiều nước vào buổi tối, nhất là sau 20 giờ để tránh đi tiểu đêm, từ đó tránh bị mất ngủ khi mang thai.

8. Giữ phòng mát mẻ

Hormone thai kỳ cộng với việc tăng cân khiến cơ thể bà bầu bị tăng nhiệt, cảm thấy nóng nực, khó chịu. Chính vì vậy, bạn nên giữ cho phòng ngủ thoáng mát để giảm nhiệt cơ thể, giúp tránh bị mất ngủ khi mang thai. Bạn có thể mở điều hòa song không nên bật quá lạnh nhé.

9. Không xem sách bào, điện thoại lúc sắp đi ngủ

Việc đọc sách, báo, lướt điện thoại lúc chuẩn bị lên giường sẽ khiến đầu óc tỉnh táo, từ đó làm bạn không còn buồn ngủ nữa. Thay vào đó, bà bầu có thể ngồi thiền 5 phút hoặc nghe nhạc nhẹ để thư giãn đầu óc, từ đó dễ tránh mất ngủ khi mang thai.

10. Uống một số đồ uống giúp ngủ ngon giấc

Mặc dù không nên uống nước khi đã đến giờ đi ngủ nhưng bạn có thể dùng 1 tách thức uống sau để tránh bị mất ngủ khi mang thai nhé:

mất ngủ khi mang thai

11. Dùng tinh dầu

Tinh dầu được chứng minh là có tác dụng giúp an thần, mang đến cảm giác thư giãn, dễ chịu và tránh mất ngủ khi mang thai. Vì thế khi khó ngủ, bà bầu có thể sử dụng liệu pháp tinh dầu để cải thiện giấc ngủ. Theo đó, mẹ bầu có thể dùng tinh dầu dưới dạng:

  • Nến thơm
  • Nước xịt phòng tinh dầu
  • Máy xông tinh dầu

12. Bữa tối không nên ăn quá no

Ăn quá no khiến dạ dày của bạn phải tăng công suất hoạt động vào cuối ngày khiến cơ thể không được nghỉ ngơi, dẫn đến tình trạng bụng khó chịu và ngủ không ngon giấc.

13. Ngâm chân bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ

Nước muối ấm giúp tuần hoàn máu tốt hơn, làm giảm chứng đau, mỏi xương khớp và giúp bà bầu thư giãn. Vì vậy, trước khi đi ngủ, bà bầu nên ngâm chân bằng nước muối ấm để ngừa khô nẻ gót chân và loại trừ mất ngủ khi mang thai.mất ngủ khi mang thai

14. Không ngủ nhiều vào ban ngày

Giấc ngủ trưa rất tốt để xoa dịu não bộ, tuy nhiên nếu bạn ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ dễ gây mất ngủ vào ban đêm. Vì vậy, bạn chỉ nên có giấc ngủ trưa kéo dài không quá 30 phút để không làm ảnh hưởng đến giấc ngủ đêm của bạn nhé.

15. Luôn đi ngủ và thức dậy đúng giờ

Thiết lập các thói quen này để rèn luyện cho đồng hồ sinh học của cơ thể hoạt động đúng cách, giúp mẹ loại trừ chứng mất ngủ khi mang thai ngay cả khi thay đổi về môi trường sống.

Những câu hỏi thường gặp khi bà bầu mất ngủ

1. Bà bầu mất ngủ khi mang thai có nên dùng thuốc ngủ?

Theo danh sách phân loại về độ an toàn của thuốc được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) công bố; hầu như không có loại thuốc ngủ nào hiện nay được xếp vào hạng A là thuốc đã được kiểm nghiệm và có bằng chứng đáng tin cậy không gây hại cho thai nhi.

Phần lớn các loại thuốc ngủ đều được xếp hạng B và hạng C. Trong đó, thuốc hạng B là thuốc an toàn cho phụ nữ mang thai, dựa trên các nghiên cứu trên động vật. Do đó, bà bầu không nên sử dụng thuốc ngủ để điều trị chứng mất ngủ khi mang thai. Trong trường hợp đặc biệt, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ nếu muốn dùng thuốc ngủ để tạm biệt chứng mất ngủ khi mang thai.

2. Mất ngủ có phải là dấu hiệu mang thai sớm không?

Mất ngủ có thể được xem là một trong những dấu hiệu mang thai sớm. Bên cạnh dấu hiệu mất ngủ, nếu bạn nhận thấy các dấu hiệu kèm theo như buồn nôn, đau ngực, chậm kinh, đi tiểu thường xuyên, đau lưng, thay đổi vị giác,… có thể là đã có “tin vui”!

3. Mất ngủ khi mang thai vào tháng cuối có phải là dấu hiệu chuyển dạ?

Mất ngủ khi mang thai vào tháng cuối có thể được xem là một trong những dấu hiệu chuyển dạ. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự gia tăng hormone oxytocin. Điều này khiến cho thai phụ luôn tỉnh táo hoặc gây ra những cơn gò vào ban đêm dẫn đến đau lưng và đi tiểu thường xuyên.

4. Bà bầu cần ngủ bao nhiêu giờ một ngày?

Bà bầu cần ngủ ít nhất 8 giờ mỗi ngày. Nếu bà bầu ngủ ít hơn 6 giờ có thể dẫn đến nguy cơ chuyển dạ kéo dài và sinh mổ. Do đó, bạn nếu bạn mất ngủ vào ban đêm thì cần ngủ bù vào buổi trưa. Tình trạng này sẽ giảm dần khi qua 3 tháng đầu thai kỳ và tăng nhiều hơn khi gần đến thời gian chuyển dạ.

[inline_article id=306368]

Mất ngủ khi mang thai khiến bà bầu căng thẳng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Hy vọng bà bầu có thể áp dụng các cách MarryBaby chia sẻ trong bài viết này để cải thiện giấc ngủ và chứng mất ngủ khi mang thai nhé.

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Cách để hạn chế nguy cơ sảy thai

Tuy nhiên, bạn có thể hạn chế tối đa nguy cơ này nếu hiểu hơn về các nguyên nhân phổ biến gây sảy thai.

1. Nhiễm sắc thể bất thường
Đây là nguyên nhân phổ biến nhất dễ dẫn đến sảy thai. Khi trứng gặp tinh trùng, có thể do trứng hoặc tinh trùng bị lỗi khiến nhiễm sắc thể không thể khớp với nhau theo đúng quy cách. Trong trường hơp này, phôi thai được thụ tinh sẽ có bất thường về nhiễm sắc thể và thai kỳ thường sẽ chấm dứt sớm, tức sảy thai.

>>> Điều nên làm
Bạn vẫn có cơ hội mang thai an toàn và sinh em bé khỏe mạnh nếu mới sảy thai lần đầu. Tuy nhiên, nếu bạn lại sảy thai lần nữa hãy nghĩ đến việc xét nghiệm nhiễm sắc thể để xác định liệu nguyên nhân sảy thai có phải do bất thường nhiễm sắc thể hay không. Nếu nhiễm sắc thể của bạn bình thường, bác sĩ có thể sẽ tư vấn và tìm hiểu các nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng sảy thai liên tiếp của bạn.

Để hạn chế nguy cơ sảy thai
Luôn bảo vệ sức khỏe trong thời kỳ mang thai để hạn chế nguy cơ sảy thai

2. Vấn đề tử cung hoặc cổ tử cung
Một số dị tật bẩm sinh ở tử cung, tử cung có vách ngăn, dính tử cung nghiêm trọng. Lúc này phôi thai không thể làm tổ trên thành tử cung hoặc nếu đã làm tổ thì phôi không nhận được dinh dưỡng đủ để tồn tại, và gây sảy thai.

Cổ tử cung yếu hoặc ngắn một cách bất thường (gọi là suy cổ tử cung), vào cuối tam cá nguyệt thứ nhất, thai nhi đã đủ lớn để tác động lên cổ tử cung, và nếu cổ tử cung yếu, nó có thể không giữ được thai nhi bên trong tử cung.

>>> Điều nên làm
Bạn nên gặp bác sĩ để kiểm tra tử cung và cổ tử cung. Nếu bị vách ngăn tử cung có thể chữa trị bằng phẫu thuật, và cổ tử cung yếu có thể được gia cố bằng cách khâu cố định cổ tử cung tạm thời.

3. Tiền sử sảy thai
Những phụ nữ đã bị sảy thai hai lần liên tiếp hoặc hơn có nguy cơ tiếp tục sảy thai cao hơn so với những phụ nữ khác.

>>> Điều nên làm
Tránh lao động nặng, tranh thủ tối đa thời gian nghỉ ngơi nhưng vẫn phải đảm bảo một sự vận động để cơ thể được thoải mái.

Bổ sung vi khoáng đầy đủ dinh dưỡng qua thức ăn hàng ngày, cần nhất là sắt, canxi, magie, B6…

Giữ tâm lý thoải mái, tránh lo lắng là một việc rất cần thiết

Sau mỗi lần sảy thai, nên dành thời gian nghỉ ngơi (từ 6 tháng đến 1 năm) để cơ quan sinh sản hồi phục rồi mới nên có thai lại.

4. Tuổi tác
Sảy thai có xu hướng tăng cao theo độ tuổi mang thai. Trên thực tế, nguy cơ sảy thai lên tới 15% đối với người trên 35 tuổi, từ 35-45 tuổi, nguy cơ này là 20-35 %. Và nguy cơ sảy thai cao nhất đối với những người mang thai trên 45 tuổi.

Bên cạnh nguy cơ sảy thai, thai nhi của những phụ nữ trên 35 tuổi còn dễ mắc những dị tật bẩm sinh, nguy cơ mắc bệnh down và rất nhiều khuyết tật khác nữa.

>>> Điều nên làm
Tốt nhất bạn nên có con ở độ tuổi từ 22 – 29 tuổi. Lúc này cơ thể bạn đã phát triển toàn diện, chất lượng trứng cũng ở thời kỳ tốt nhất, hạn chế được tình trạng sảy thai sớm sảy ra. Mặt khác, người phụ nữ cũng đã phát triển đầy đủ về cả tâm – sinh lý cho việc mang thai và làm mẹ.

Nếu có thai ở độ tuổi 35 trở lên bạn nên thường xuyên theo dõi sự phát triển của thai nhi bằng việc khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ, chế độ dinh dưỡng cũng như luyện tập cũng phải đặc biệt lưu ý.

5. Bệnh lây nhiễm
Nguy cơ sảy thai sẽ cao hơn nếu bà bầu bị nhiễm listeria, bệnh quai bị, rubella, bệnh sởi, nhiễm cytomegalovirus, nhiễm parvovirus, bệnh lậu, bệnh AIDS, và một số bệnh lây nhiễm khác.

>>> Điều nên làm
Trước khi có thai cần phải khám sức khoẻ tổng quát để biết rõ tình trạng cơ thể và chuẩn bị sức khỏe tốt nhất cho thời kỳ mang thai.
Nên chích ngừa cúm, sởi, rubella… trước khi mang thai 3 tháng.

6. Thói quen uống rượu, hút thuốc
Hút thuốc hoặc ngay cả hút thuốc lá thụ động rất có hại cho thai nhi. Trong khói thuốc lá có chứa hàng ngàn loại hóa chất, trong đó có những chất có hại cho sức khỏe sinh sản, như chì, benzene và cadmium.

>>> Điều nên làm
Để thai kỳ phát triển khỏe mạnh và an toàn bạn nên từ bỏ thói quen uống rượu, hút thuốc và tránh xa môi trường có khói thuốc

7. Bệnh mãn tính hoặc rối loạn
Bệnh tiểu đường không được kiểm soát tốt và những rối loạn đông máu di truyền, rối loạn miễn dịch (như hội chứng antiphospholipid – tình trạng hệ tự miễn dịch bị rối loạn trầm trọng, còn gọi là hội chứng Hughes – hoặc bệnh lupus ban đỏ), và các rối loạn nội tiết tố (như hội chứng buồng trứng đa nang) là một số trong những bệnh có thể làm tăng nguy cơ sảy thai.

>>> Điều nên làm
Thực hiện chế độ ăn hạn chế calorie, ít carbonhydrate (chất bột và đường) và tập thể dục đều đặn.
Thường xuyên thăm khám định kỳ theo chỉ định của bác sĩ

8. Chế độ dinh dưỡng
Khi mang thai, chế độ dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng cho sự phát triển của thai nhi. Việc thiếu máu và thiếu axit folic là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy dinh dưỡng và gây sẩy thai. Mặt khác, ăn quá nhiều một số thực phẩm như: nha đam, lá ngải cứu, đu đủ xanh, gan động vật… cũng làm tăng nguy cơ sảy thai.

>>> Điều nên làm
Khi mang thai, cần có chế độ dinh dưỡng cân đối, uống bổ sung viên sắt và axit folic để tránh thiếu máu và thiếu axit folic. Việc bổ sung dinh dưỡng nên được thực hiện ngay từ trước khi mang thai vì vậy chị em nên lập kế hoạch cho việc bầu bí trước từ 3-6 tháng.

9. Tự ý dùng thuốc
Trong thành phần một số thuốc có những dược liệu có liên quan làm tăng nguy cơ gây sảy thai. Vì vậy bà bầu không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ

>>> Điều nên làm
Khi biết mình có thai, trong trường hợp bạn đang phải uống thuốc điều trị bệnh nào đó thì việc đầu tiên là cần thông báo cho bác sĩ biết để xem xét và điều chỉnh.

Trong giai đoạn mang thai, tuyệt đối không tự ý mua và sử dụng bất cứ loại thuốc nào nếu không có chỉ định của bác sĩ, điều này áp dụng với cả các loại thuốc bổ, các viên bổ sung vitamin vì trong khi khám thai, bác sĩ đã căn cứ vào tình hình sức khoẻ cũng như các kết quả xét nghiệm để chỉ định loại thuốc bổ/vitamin bổ sung cho bạn, nếu tự ý sử dụng thêm thì có thể lại gây tác dụng ngược.

10. Bị những sang chấn
Nguyên nhân sảy thai còn có thể do những sang chấn như tai nạn, mang vác nặng, vận động mạnh, leo cầu thang nhiều, đi xa…

>>> Điều nên làm
Bạn nên vận động nhẹ nhàng, tránh những chấn thương, va chạm mạnh
Không mang vác đồ nặng.
Phương tiện đi lại nên dùng taxi, xe buýt để bảo đảm sự an toàn cho cả hai mẹ con
Khi có những dấu hiệu bất thường, như đau bụng, chảy máu âm đạo, chuột rút, áp lực vùng chậu,…bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ để kịp thời can thiệp.

Nguyễn Dinh

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Cảm cúm khi mang thai: Mách mẹ 11 cách chữa vô cùng đơn giản

Cảm cúm khi mang thai khiến mẹ mệt mỏi, mất sức gây ảnh hưởng đến sức khỏe thai kỳ. Các bà bầu rất dễ mắc phải loại bệnh này trong mùa đông, xuân và ở thời điểm đầu tiên của thai kỳ khi hệ miễn dịch bắt đầu suy yếu do những thay đổi của nội tiết tố.

Bình thường bệnh cảm cúm rất dễ chữa, chỉ cần uống thuốc tây là khỏi, thế nhưng khi mang thai thì việc sử dụng thuốc một cách bừa bãi là không an toàn cho thai nhi. Cho nên mẹ cần tìm đến những biện pháp khác trước khi sử dụng thuốc để không ảnh hưởng đến em bé. MarryBaby xin chia sẻ những cách chữa cảm cúm khi mang thai tự nhiên, đơn giản và an toàn cho thai kỳ, mẹ có thể theo dõi ngay sau đây nhé.

Chữa cảm cúm khi mang thai bằng những việc đơn giản

1. Súc miệng bằng nước muối

Nếu có triệu chứng rát cổ họng hoặc ho dai dẳng, mẹ bầu hãy súc miệng ngay với nước ấm pha chút muối mỗi ngày vài lần. Nước muối có tính sát khuẩn tự nhiên nên cổ họng mẹ sẽ được làm dịu ngay lập tức.

2. Kê gối cao khi nằm ngủ

Có một giấc ngủ ngon mỗi đêm là cách đơn giản để chăm sóc sức khỏe mẹ và bé. Tuy nhiên, nếu bị cảm cúm khi mang thai mẹ bầu khó có thể ngủ ngon giấc. Các triệu chứng sẽ trở nên nặng hơn khi về buổi tối hoặc khuya làm các mẹ thấy khó thở. Khi gặp trường hợp này, mẹ bầu nên chồng nhiều gối lên và kê gối cao khi nằm ngủ để giảm nghẹt mũi.

>>Xem thêm: Triệu chứng mất ngủ khi mang thai và cách khắc phục cho bà bầu

3. Hơi nước

Mẹ bầu có thể sử dụng máy phun sương hoặc máy xông hơi để thư giãn nếu bị cảm cúm khi mang thai 3 tháng đầu hoặc bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ.

Đặt tô nước nóng trước mặt để hơi nước bốc lên hoặc xả vòi nước nóng trong nhà tắm, đóng kín cửa và thư giãn. Không khí ấm áp và ẩm ướt sẽ giúp bạn bớt nghẹt mũi. Nhưng chú ý đừng nên thực hiện quá lâu nhé. 

4. Dùng tinh dầu

Các loại tinh dầu tự nhiên như oải hương, bạch đàn và cây chè có thể làm dịu, giải tỏa và hỗ trợ hô hấp hiệu quả khi mang thai bị cảm cúm. Mẹ bầu có thể pha loãng tinh dầu, thoa lên ngực, lòng bàn chân hoặc bất kỳ nơi nào bạn cảm thấy dễ chịu.

5. Dùng thuốc nhỏ mũi

Nếu xuất hiện các triệu chứng cảm cúm khi mang thai, mẹ bầu nên dùng nước muối sinh lý để vệ sinh mũi. Nước muối giúp làm mềm gỉ mũi để mẹ dễ dàng vệ sinh sạch sẽ. Ngoài ra, nước muối còn có tính sát khuẩn nên sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn và làm cho mũi ẩm ướt, dễ chịu hơn.

6. Uống nhiều đồ nóng

Uống đủ nước trong giai đoạn này là nhiệm vụ tối quan trọng, vừa tốt cho bé, vừa tốt cho sức khỏe của bạn. Tốt nhất, mẹ bầu nên nhâm nhi tách trà nóng, nước ấm pha chanh và mật ong. Hơi nóng sẽ làm dịu chứng viêm họng và nghẹt mũi.

7. Thường xuyên xì mũi

Khi bị cảm cúm khi mang thai sẽ có nhiều dịch nhầy trong mũi của mẹ bầu. Việc hỉ mũi làm chất nhầy thoát ra ngoài cũng là một cách để loại bỏ bớt vi khuẩn ra khỏi đường thở. Tuy nhiên, mẹ cần hỷ vào tờ giấy rồi cuộn lại cho vào thùng rác chứ không nên hỉ mũi lung tung ra môi trường để tránh lây bệnh cho người khác nhé. Và trước khi hỉ mũi, mẹ bầu nên dùng nước xịt mũi làm dịch mũi lỏng ra sẽ dễ dàng cho việc hỉ mũi hơn nhé. 

8. Bổ sung vitamin

Chanh mật ong giàu vitamin C giúp mẹ bầu tăng cường sức đề kháng. Không chỉ vậy, các thực phẩm này còn giúp trị viêm họng hiệu quả và an toàn cho thai kỳ. Bên cạnh đó, tắc chưng đường phèn cũng là một trong những bài thuốc cảm trị viêm họng an toàn mà mẹ bầu nên thử.

Ngoài ra, mẹ nên bổ sung kẽm để giúp hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên, mẹ bầu nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi uống bổ sung nhé.

>>Xem thêm: Bà bầu có nên uống vitamin tổng hợp? Những lưu ý quan trọng mẹ phải biết

Các cách chữa cảm cúm khi mang thai bằng kinh nghiệm dân gian

1. Cách chữa cảm cúm khi mang thai bằng phương pháp xông tinh chất tỏi

Vị hăng hăng của tỏi có thể khiến bạn rất khó chịu. Tuy nhiên, đây là loại gia vị đặc biệt, có công dụng như 1 loại thuốc để trị bệnh cúm rất hiệu quả. Trong tỏi có chứa chất kháng sinh allicin, giúp chống lại các virus gây bệnh. Tinh dầu tỏi giàu glycogen và alen, fitonxit- là những chất có khả năng diệt khuẩn, sát trùng, chống viêm nhiễm. Ngoài ra, tỏi cũng rất giàu vitamin và các khoáng chất nên rất tốt cho sức khỏe bà bầu.

Cách thực hiện:

  • Lấy vài nhánh tỏi giã nhỏ cho đến khi sền sệt
  • Cho tỏi đã giã vào một cái chén và đặt trước mũi để ngửi.

Đây là cách làm đơn giản và rất an toàn để chữa cảm cúm khi mang thai. Nếu muốn “đánh bay” cảm cúm nhanh hơn, bạn có thể giã tỏi để uống với nước.

>>Xem thêm: Bà bầu ăn tỏi được không? Đọc ngay kẻo hối hận mẹ nhé!

2. Chữa cảm cúm khi mang thai bằng lá tía tô, kinh giới

Trong dân gian, tía tô và kinh giới được xem là hai vị thuốc cảm mạo phong hàn, có vị cay tính ấm, trị đau nặng đầu, sưng họng, buồn nôn do lạnh. Ngoài ra, tía tô cũng là một vị thuốc dùng để an thai. Cho nên khi mang thai bị cảm cúm, mẹ bầu có thể dùng bài thuốc này để giảm bớt các triệu chứng khó chịu nhé.

Cách thực hiện:

  • Lấy lá tía tô và kinh giới mỗi thức một nắm rửa sạch, để ráo nước
  • Cho hai loại lá cùng 2 bát nước vào nồi đun sôi đến khi nước trong nồi chỉ còn lại khoảng 1 bát
  • Múc nước ra bát để tới khi bớt nóng thì uống

Ngoài ra, mẹ có thể nấu cháo trứng với lá tía tô hoặc lá kinh giới để ăn lúc nóng. Cháo này cũng có tác dụng trị cảm cúm hiệu quả vì nó giúp thải độc ra khỏi cơ thể thông qua việc toát mồ hôi.

3. Chữa cảm cúm khi mang thai bằng cách xông lá thảo dược

Vỏ bưởi, cây sả, gừng, lá chanh, húng quế… có vị cay, tính ấm có tác dụng trị cảm cúm rất hiệu quả, đặc biệt là khi kết hợp với các loại lá xông thảo dược khác.

Cách thực hiện:

  • Lấy khoảng 50-100g gồm 5- 7 loại lá xông kể trên rửa sạch
  • Cho các loại lá vào nồi đổ ngập nước, đậy nắp thật kín, đun cho tới sôi
  • Khi nước sôi đun tiếp 3-5 phút nữa thì bắc nồi nước xuống
  • Bạn ngồi cạnh nồi nước mở hé vung rồi trùm kín cả người cả nồi nước để xông. Bạn hãy hít thở thật đều để hơi nước đi sâu vào mũi, giúp làm sạch vi khuẩn và thông đường thở.
  • Thời gian xông khoảng 15-30 phút tùy vào khả năng chịu đựng của bạn. Sau khi xông xong hãy dùng khăn lau khô mồ hôi và mặc quần áo

Bà bầu nên xông khoảng 2 -3 ngày liên tiếp để loại bỏ hết virus và độc tố ra khỏi cơ thể để chữa cảm cúm khi mang thai. Bạn có thể kết hợp cách xông lá thảo dược với việc ăn một tô cháo giải cảm, hoặc uống một ly nước chanh có bỏ thêm chút muối để đạt hiệu quả nhanh hơn nhé.

>>Xem thêm: Bà bầu có nên xông vùng kín không? Bật mí 6 rủi ro khi xông khiến mẹ bất ngờ

Ngoài ra, bà bầu có thể dùng một số loại thức uống có công dụng trị cảm lạnh như: trà chanh với mật ong, trà gừng với chanh, trà hoa cúc để uống nếu có dấu hiệu cảm cúm khi mang thai nhé.

 

Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

Xét nghiệm chọc ối khi mang thai: lợi ích và rủi ro?

Xét nghiệm chọc ối là gì?

Chọc ối là một xét nghiệm trước sinh có thể được thực hiện từ tuần 15 đến 19, cho kết quả chính xác đến hơn 99% về các rối loạn nhiễm sắc thể trong quá trình phát triển của bé, điển hình là hội chứng Down. Nó còn chỉ ra hàng trăm rối loạn gen khác như xơ nang, bệnh hồng cầu hình liềm, bệnh Tay-Sachs phá hủy tế bào thần kinh, cũng như các dị tật ống thần kinh (như tật nứt đốt sống và khiếm khuyết bán cầu não). Tuy nhiên, vấn đề khiến nhiều thai phụ lo lắng khi nhắc đến xét nghiệm chọc ối là khả năng làm tăng nguy cơ sẩy thai cùng các nguy cơ có thể gặp phải ở bất cứ thủ thuật xâm lấn nào khác.

Làm thế nào để quyết định có thực hiện xét nghiệm chọc ối hay không?

Phụ nữ khi mang thai dù ở độ tuổi nào đều được bác sĩ sản khoa đề nghị các xét nghiệm sàng lọc và chẩn đoán ở 3 tháng đầu và giữa thai kỳ. Bác sĩ sẽ thảo luận với bạn về những ưu và khuyết điểm của các xét nghiệm, nhưng thực hiện chúng hay không là quyết định của bạn.

xét nghiệm chọc ối
Mẹ nên cân nhắc trước khi quyết định thực hiện xét nghiệm chọc ối

Nhiều phụ nữ chọn xét nghiệm sàng lọc và dựa trên kết quả của nó để quyết định có thực hiện xét nghiệm chẩn đoán hay không. Một số khác lựa chọn xét nghiệm chẩn đoán ngay. Đa số những trường hợp này thuộc nhóm nguy cơ cao với các bệnh về bất thường nhiễm sắc thể hoặc những vấn đề không thể được phát hiện bằng các xét nghiệm sàng lọc, hoặc đơn giản là họ muốn biết càng nhiều càng tốt về tình trạng của con mình và sẵn sàng chấp nhận các rủi ro. Tuy nhiên, cũng có một số phụ nữ lại quyết định không thực hiện xét nghiệm nào.

Nếu bạn chọn làm xét nghiệm sàng lọc trước và kết quả chỉ ra nguy cơ cao, sau đó bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để quyết định có cần thực hiện xét nghiệm chọc ối hay lấy mẫu nhung màng đệm (CVS) để xác định chính xác vấn đề hay không. Bạn cần cân nhắc giữa mong muốn biết được tình trạng của con mình và rủi ro đi kèm khi thực hiện xét nghiệm chẩn đoán.

Thủ thuật chọc dò ối được thực hiện như thế nào?

Nếu bạn quyết định thực hiện chọc dò ối, quá trình này diễn ra trong khoảng 30 phút (thời gian lấy dịch nói riêng chỉ mất chưa đến 30 giây). Bác sĩ sẽ siêu âm xác định vị trí chọc ối ở một khoảng cách an toàn cho thai nhi. Sau đó, dưới sự hỗ trợ của việc siêu âm, bác sĩ sẽ dùng một mũi kim mỏng, dài và rỗng đưa xuyên qua màng bụng và tử cung của mẹ để trích ra một lượng nhỏ nước ối. Thai phụ có thể cảm thấy đau rút, nhói, hoặc áp lực trong quá trình chọc ối với mức độ khó chịu khác nhau tùy từng thai phụ và giai đoạn thai kỳ.