Categories
Mang thai Biến chứng thai kỳ

4 cách phòng ngừa tiền sản giật cực hữu ích cho mẹ bầu

Nếu mẹ bầu được chẩn đoán có nguy cơ bị tiền sản giật, hay có huyết áp cao và các vấn đề sức khỏe khác thì hãy tham khảo 4 cách phòng chống tiền sản giật dưới đây để có một thai kỳ mạnh khỏe nhé.

Tại sao cần phòng ngừa tiền sản giật? Tiền sản giật là một hội chứng bệnh lý nghiêm trọng xuất hiện nửa sau thai kỳ (khoảng sau tuần thai thứ 20). Đây là biến chứng thai kỳ nguy hiểm do huyết áp tăng cao và một số cơ quan khác như thận bị tổn thương. 

Chỉ số huyết áp ≥ 140/90mmHg được cho là cao với mẹ bầu. Đây là một dấu hiệu của hội chứng tiền sản giật. Mẹ bầu bị tiền sản giật nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến sản giật gây những biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và bé.

Tiền sản giật gây ra một số vấn đề như sau:

  • Hạn chế sự phát triển của bào thai
  • Làm dễ bị sinh non
  • Khiến nhau thai dễ bị tách khỏi tử cung trước khi sinh
  • Gây tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và các tổn thương cơ quan khác

Theo các bằng chứng y khoa hiện tại, có 2 phương pháp dự phòng tiền sản giật được khuyến cáo là sử dụng aspirin ở những người có nguy cơ cao và bổ sung đủ canxi ở những phụ nữ có khẩu phần canxi thấp. Các phương pháp sau đây mặc dù chưa đủ mạnh về chứng cứ nhưng mẹ bầu có thể tham khảo để phòng ngừa tiền sản giật. 

1. Duy trì cân nặng ổn định

duy trì cân nặng để phòng ngừa tiền sản giật

Duy trì cân nặng ổn định bằng bài tập thể dục và chế độ ăn uống là cách phòng ngừa tiền sản giật rất quan trọng vì giúp ổn định huyết áp cho bà bầu.

  • Tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ bầu có thể lựa chọn thực hiện các bài tập nhẹ nhàng từ 10 đến 15 phút mỗi ngày để cơ thể lưu thông máu tốt hơn đến thai nhi, củng cố hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại căng thẳng. Đây là cách giảm huyết áp cao khi mang thai giúp phòng ngừa tiền sản giật và các bệnh khác hiệu quả.
  • Ăn uống lành mạnh: Bị tiền sản giật nên ăn gì? Chế độ ăn uống vô cùng quan trọng giúp bà bầu duy trì cân nặng ổn định. Mẹ bầu cần tránh các đồ uống có cồn và caffeine, các đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ và đồ ăn vặt. Ngoài ra, nên hạn chế muối trong bữa ăn. Thay vào đó, hãy bổ sung rau củ và nước trái cây nhằm bổ sung các dưỡng chất thiết yếu và lượng điện giải cao để nhờ đó phòng ngừa tiền giản giật hiệu quả hơn.

>> Mẹ bầu có thể tìm hiểu thêm: Tập thể dục cho mẹ bầu: 7 bài tập yoga cho thai kỳ luôn khỏe mạnh

2. Khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ rất cần thiết để phòng ngừa tiền sản giật. Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát và kiểm tra các thông số về huyết áp, tiểu đường, protein trong nước tiểu nhằm xác định mẹ bầu có nguy cơ bị tiền sản giật hay không. Khi đó, bác sĩ sẽ cho lời khuyên hữu ích và điều trị phù hợp.

[quotation title=””]

Mẹ bầu nên theo dõi lịch khám thai và đi khám định kỳ đầy đủ. Trường hợp có bất kì triệu chứng nào như khó thở, đau nhói bụng, đau đầu dữ dội hay mắt bị mờ không hồi phục thì cần gặp bác sĩ ngay lập tức để được thăm khám và xử lí kịp thời.

[/quotation]

>> Mẹ bầu có thể quan tâm: Lịch khám thai 3 tháng cuối và những lưu ý quan trọng cho mẹ bầu

3. Thư giãn để phòng ngừa tiền sản giật

uống đủ nước để phòng ngừa tiền sản giật

Để phòng ngừa tiền sản giật, ngoài duy trì cân nặng ổn định và khám thai định kỳ thì mẹ nên giữ tâm trạng thoải mái bằng các cách sau:

  • Uống đủ nước: Mẹ bầu nên uống từ 8 đến 10 cốc nước mỗi ngày để đủ nước cho cả mẹ và thai nhi.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ cũng vô cùng quan trọng giúp mẹ bầu giảm căng thẳng. Mẹ bầu nên ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng một ngày. Ngoài ra nên có giấc ngủ ngắn vào buổi trưa để cơ thể và đầu óc được thư giãn. 

4. Bổ sung vitamin thiết yếu

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu cần rất nhiều dưỡng chất. Đặc biệt, bác sĩ đề xuất mẹ bầu nên bổ sung vitamin D trong thai kỳ. Tuy nhiên, vì là vitamin tan trong dầu và liên quan đến hấp thu canxi nên cần tham khảo ý kiến bác sĩ về liều lượng và cách dùng.

[quotation title=””]

Mẹ bầu có thể tắm nắng tầm 20 phút vào buổi sáng hoặc bổ sung dưới dạng viên theo sự hướng dẫn của bác sĩ. 

[/quotation]

Bên cạnh đó, việc bổ sung viên uống vitamin chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất cũng rất cần thiết, bao gồm: các vitamin C, B, E; axit folic, sắt, iốt, phốt pho, magie và canxi… Những chất này giúp bù đắp lượng dinh dưỡng bị thiếu hụt trong chế độ ăn uống, làm tăng sức đề kháng cho cả mẹ bầu và thai nhi.

[inline_article id=298897]

Trên đây là 4 cách giúp ổn định huyết áp để phòng ngừa tiền sản giật mà bầu có thể tham khảo. Ngoài ra mẹ hãy tầm soát dị tật thai nhi để giúp ngăn chặn những rủi ro đến thai nhi nhé.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo và không thể thay thế các điều trị hay quản lý y khoa.