Trong suốt thai kỳ, chất lỏng có thể tích tụ trong các mô, thường là ở bàn chân, mắt cá chân và cẳng chân, khiến chúng sưng lên và có vẻ sưng húp, gây ra tình trạng phù nề. Không chỉ xuất hiện ở chân, tình trạng phù nề cũng xuất hiện ở tay và mặt của mẹ.
Nguyên nhân gây phù tay khi mang thai tháng cuối
Khi mang thai, lượng chất lỏng trong cơ thể tăng lên, tổng lượng nước trong cơ thể có thể tăng lên tới 8 lít, khoảng hơn 33 cốc! Trong khi đó, thể tích huyết tương của mẹ tăng vọt từ 30% – 50%. Điều này cũng đồng nghĩa với việc tổng thể tích máu của mẹ cũng tăng theo.
Một lượng chất lỏng sẽ nằm trong các tế bào để đảm bảo hoạt động của chúng. Phần còn lại sẽ tích tụ bên ngoài tế bào để tăng cường cung cấp oxy, loại bỏ chất thải và kiểm soát dòng điện phân. Hơn nữa, tình trạng phfu tay khi mang thai tháng cuối có nguyên nhân chủ yếu là:
- Sự gia tăng huyết tương: Điều này nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của nhau thai và các cơ quan của mẹ. Đặc biệt, trong 3 tháng cuối thai kỳ, lượng máu của mẹ sẽ đạt đến mức cao nhất, gây ra tình trạng phù nề lên đến đỉnh điểm vào khoảng thời gian này.
- Sự gia tăng nồng độ Natri: Natri ảnh hưởng đến cách cơ thể mẹ hấp thụ và xử lý nước. Do đó, dù chỉ là một sự tăng nhẹ của Natri cũng đã gây ra tình trạng phù nề, đặc biệt là phù tay khi mang thai tháng cuối.
Phù tay khi mang thai tháng cuối nguy hiểm không?
Phù tay bình thường trong thai kỳ sẽ có những đặc điểm sau:
- Thường đau nhức hơn vào cuối ngày
- Xảy ra vào cuối thai kỳ
- Sẽ đỡ hơn nếu mẹ nằm xuống
- Cơn đau diễn ra từ từ
- Cơn đau xuất hiện ở cả hai chân và tay
[key-takeaways title=””]
Sưng phù trong thai kỳ là điều bình thường, đặc biệt là ở chân, mắt cá chân, bàn chân và ngón tay. Đối với tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối, cơn đau sẽ xuất hiện dần dần, tuy không gây hại cho mẹ và bé, nhưng nó có thể gây khó chịu.
[/key-takeaways]
Mẹ lưu ý, nếu cơn đau do phù tay khi mang thai tháng cuối tăng lên đột ngột và dữ dội, đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật và cục máu đông. Do đó, mẹ nên lưu ý để giảm rủi ro mắc bệnh hoặc phát hiện sớm để điều trị trong trường hợp mắc bệnh.
>>Xem thêm: Bà bầu nổi gân xanh ở tay: Mách mẹ nguyên nhân và cách khắc phục tại nhà
1. Đối với trường hợp nghi ngờ bị tiền sản giật
Phù ở tay, chân hoặc mặt có thể đi kèm với huyết áp tăng đột biến, mẹ nhớ lưu lại các triệu chứng của tiền sản giật để sớm phát hiện và xử lý kịp thời nhé:
- đau đầu
- buồn nôn
- nôn mửa
- đau bụng và hoặc đau vai
- đau lưng dưới
- tăng cân đột ngột
- thị lực kém
- tăng phản xạ
- khó thở, lo lắng
2. Đối với trường hợp nghi ngờ bị cục máu đông
Nếu vết sưng chỉ ở một chân và bắp chân có màu đỏ, mềm và nổi cục, mẹ có thể bị cục máu đông. Lúc này, mẹ nên đi khám ngay để được chẩn đoán và điều trị.
3. Đối với trường hợp nghi ngờ mắc hội chứng ống cổ tay
Hội chứng này có thể xảy ra khi chất lỏng quá mức chèn ép dây thần kinh giữa ở cánh tay của mẹ (dây thần kinh này mang lại cảm giác cho ngón giữa, ngón trỏ và ngón cái). Vì thế, nếu mẹ bị đau, tê hoặc ngứa ran bên cạnh vết sưng ở tay và đột nhiên yếu hoặc vụng về hơn trước, mẹ hãy báo ngay cho bác sĩ nhé.
>>Mẹ xem thêm: Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị
Cách khắc phục tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối
1. Tư thế ngủ nghiêng về bên trái
- Mẹ bầu nằm nghiêng về bên trái sẽ giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chủ dưới, tĩnh mạch lớn mang máu khử oxy từ nửa dưới cơ thể đến tâm nhĩ phải của tim.
- Nếu mẹ nằm ngửa, điều này vô tình gây áp lực lên tĩnh mạch chủ, vì thế, mẹ nên nghiêng bên trái giúp giảm trọng lượng của em bé lên gan và tĩnh mạch chủ.
- Tuy thỉnh thoảng mẹ đổi tư thế nằm sang phải sẽ không quá nguy hiểm, nhưng mẹ vẫn nên nằm nghiêng về phía bên trái khi có thể mẹ nhé.
2. Uống nhiều nước để giảm phù tay khi mang thai
Nghe có vẻ ngược đời, vì tích trữ nước là nguyên nhân gây ra tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối. Dẫu vậy, mẹ nên uống nhiều nước vì nước có thể giúp giảm tình trạng tích nước bằng cách đào thải ra khỏi cơ thể mẹ.
>>Mẹ xem thêm: Bà bầu uống nước vối có tốt không? Câu trả lời đầy bất ngờ dành cho bầu!
3. Thử ngâm mình trong nước
Tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối cũng có thể khắc phục bằng cách bơi hoặc đứng trong nước. Bởi áp lực nước bên ngoài cơ thể mẹ có thể giúp nén các mô bên trong cơ thể giúp tuôn ra các chất lỏng bị mắc kẹt.
Hơn nữa, bơi lội cũng là bài tập thể dục tuyệt vời khi mang thai. Mẹ nhớ đảm bảo những nguyên tắc bơi an toàn cho bà bầu nhé.
4. Bà bầu bị sưng ngón tay cần chú ý cách ăn mặc
Không mặc hoặc đeo bất cứ thứ gì bó sát hoặc chật ở cổ tay để giảm tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối.
5. Ăn uống điều độ và lành mạnh
Mẹ bầu thiếu Kali có thể gây sưng phù tay khi mang thai tháng cuối. Do đó, mẹ hãy thêm chuối vào thực đơn của mình nhé. Bên cạnh đó, mẹ cũng lưu ý tránh ăn quá nhiều muối gây thừa natri và dễ dẫn đến sưng tấy.
Theo đó, mẹ nên thực hiện chế độ ăn uống cân bằng giàu protein nạc, trái cây và rau quả giàu vitamin và ít thực phẩm chế biến sẵn. Còn đối với vấn đề lợi tiểu nhằm đào thải bớt nước ra khỏi cơ thể, mẹ hãy thử những thực phẩm sau:
- Rau cần tây
- Atiso
- Rau mùi tây
- Gừng
Ngoài ra, lá bắp cải ướp lạnh có thể giúp hút chất lỏng dư thừa và giảm sưng tấy. Trà bồ công anh có thể giúp cơ thể chuyển hóa chất lỏng. Mẹ cũng có thể pha trà từ rau mùi hoặc thì là. Mẹ nhớ tham khảo bác sĩ trước để chắc chắn việc uống trà thảo mộc an toàn cho cả mẹ và bé nhé.
>>Mẹ xem thêm: Các loại rau thơm bà bầu không nên ăn vì dễ gây sảy thai, sinh non
6. Massage để giảm phù tay khi mang thai
Massage tay bằng dầu mù tạt hoặc dầu hạt lanh có thể làm giảm sưng, phù tay khi mang thai tháng cuối hiệu quả.
Trên đây là chia sẻ của MarryBaby về tình trạng phù tay khi mang thai tháng cuối. Hy vọng những thông tin về bệnh và cách khắc phục này sẽ giúp mẹ giảm cơn đau và yên tâm đón bé chào đời trong vài tuần sắp tới.