Ốm nghén khi mang thai nên ăn gì?
Vỏ cây họ cam quýt
Cụ thể là vỏ cam, vỏ quýt, vỏ quất, còn gọi là trần bì, có tác dụng chống nôn khá tốt. Đó là lý do vì sao nhiều người thường đem theo chúng để ngửi khi lên xe nhằm chống say xe, buồn nôn. Bạn có thể ăn mứt trần bì hoặc đun nước uống.
Bí đao
Bí đao có vị ngọt, tính mát, thanh nhiệt tốt và giúp hạn chế buồn nôn. Bên cạnh việc chế biến thành món ăn cho bữa cơm hằng ngày, mẹ bầu cũng có thể ép bí đao lấy nước uống.
Củ cải
Tương tự như bí đao, củ cải cũng có vị ngọt, tính mát, giúp thanh nhiệt và hạn chế buồn nôn. Củ cải giã nát hoặc ép lấy nước đun với mật ong là món uống giúp cải thiện tình trạng ốm nghén khi mang thai.
Gừng
Gừng có vị cay và tính ấm, có khả năng tăng cường nhu động ruột và giảm co thắt dạ dày nên rất tốt cho việc chữa buồn nôn. Gừng tươi, nước gừng, mứt gừng hoặc kẹo gừng đều là sự lựa chọn lý tưởng để trị ốm nghén cho bà bầu.
Công thức chế biến cho bà bầu bị ốm nghén
Dưới đây là một số món ăn và món uống sử dụng các nguyên liệu kể trên
Cháo mề vịt
Nguyên liệu
- 1 cái mề vịt khô
- 4 gram trần bì (vỏ quýt sấy khô)
- 50 gram gạo hạt dài
- 100 gram thịt nạc
Các bước thực hiện
- Rửa sạch các nguyên liệu ở trên
- Ngâm trần bì vào nước cho mềm
- Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi. Thêm nước và đun sôi cho đến khi gạo mềm.
- Dùng khi còn nóng
Bánh pudding sữa với nước gừng
Nguyên liệu
- 200 ml sữa tươi
- 10 ml nước gừng
- 25 gram đường
Các bước thực hiện
- Đun sôi sữa trong nồi. Thêm đường và tiếp tục đun trong hai phút.
- Đổ sữa và nước gừng vào chén.
- Để yên cho đến khi đặc lại.
- Dùng khi còn ấm
Nước mận đen với gừng
Nguyên liệu
- 15 gam gừng
- 10 gram mận đen sấy khô
- 4 chén nước
- Đường nâu để làm ngọt
Các bước thực hiện
- Rửa sạch tất cả các nguyên liệu cho vào nồi.
- Đun sôi cho đến khi nước rút còn khoảng 2 chén. Sau đó lọc lấy phần nước.
- Thêm đường nâu và đun tới khi sôi.
- Uống khi còn ấm hoặc để nguội và cho đá tùy sở thích.