Những con số thống kê gần đây cho thấy có khoảng 30% phụ nữ mang thai có triệu chứng thiếu máu não. Đây không phải là bệnh nguy hiểm bởi thực tế, chỉ cần phát hiện và kiểm soát theo hướng dẫn của bác sĩ mọi chuyện sẽ suôn sẻ.
Thiếu máu là tình trạng giảm số lượng hồng cầu hay còn gọi là huyết sắc tố trong máu. Khi có thai cơ thể mẹ phải sản xuất gấp đôi lượng máu để cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Tuy nhiên, số lượng hồng cầu lại không nhiều theo tỷ lệ thuận đó. Khi cơ thể thiếu sắt, sắt sẽ gây thiếu máu và gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, đau đầu…
Tại sao bà bầu dễ thiếu máu?
Trong những lần khám thai định kỳ, mẹ luôn cần phải xét nghiệm máu, nhất là trong tam cá nguyệt đầu tiên bởi có rất nhiều lý do khác nhau dẫn đến tình trạng này:
- Thai nhi càng lớn thì nồng độ huyết sắc tố trong máu mẹ càng giảm
- Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng
- Ốm nghén kéo dài, chán ăn, ăn vào là buồn nôn
- 2 lần sinh đẻ quá gần nhau
- Mang đa thai, xuất huyết trước sinh…
Bà bầu thiếu máu não sẽ như thế nào?
Hồng cầu chứa các hemoglobin – một loại protein giàu chất sắt, có nhiệm vụ vận chuyển ô-xy cung cấp cho thai nhi. Mẹ thường bị thiếu sắt trong thời gian thai kỳ ở tháng thứ 4 đến thứ 9.
Nếu sự chênh lệch này quá lớn, tình trạng thiếu máu sẽ xảy đến, và tất yếu sẽ dẫn tới hiện tượng thiếu máu não có thể dẫn tới sinh non, trẻ sinh ra thiếu cân và mẹ dễ bị trầm cảm sau sinh hơn. Cụ thể:
- Thiếu máu giai đoạn 3 tháng đầu của thai kỳ: Lý do tam cá nguyệt đầu tiên mẹ phải xét nghiệm máu mỗi lần siêu âm vì đây là thời điểm quan trọng đối với sự hình thành cơ thể của thai nhi. Thiếu máu trong giai đoạn này bé có nguy cơ dị tật bẩm sinh.
- Thiếu máu trong giai đoạn 3 tháng giữa và 3 tháng cuối thai kỳ: Trong giai đoạn giữa và cuối thai kì, nếu mẹ bầu bị thiếu máu có thể phải đối mặt với nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân, suy dinh dưỡng.
[inline_article id=78945]
Triệu chứng thiếu máu não mẹ cần biết
- Đau đầu thường xuyên
- Hoa mắt, chóng mặt
- Cơ thể uể oải, mệt mỏi
- Hay bị đánh trống ngực
- Khó thở suốt thời kỳ mang thai
- Thèm ăn các vật thể phi thực phẩm như nước đá, giấy hoặc đất sét, còn gọi là hội chứng Pica
Thiếu máu não bà bầu nên ăn gì?
Khởi phát ban đầu của tình trạng thiếu máu não ở phụ nữ mang thai là do thiếu hụt folate (a-xít folic – vitamin B6). Đây là vitamin quan trọng với sự phát triển của thai nhi cũng như sứ khỏe bà bầu.
Nếu không được cung cấp đủ folate trong suốt 40 tuần thai trẻ có thể gặp phải chứng bệnh gai đôi cột sống (bệnh bẩm sinh), thiếu cân khi sinh, thiếu máu nguyên hồng cầu… ảnh hưởng đến cuộc sống sau sinh của trẻ.
Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng, muốn duy trì một thai kỳ khỏe mạnh, mẹ bầu nên bổ sung ít nhất 27mg chất sắt mỗi ngày và không vượt quá 45mg sắt trong suốt 9 tháng “mang nặng”.
Ngoài ra, thiếu hụt vitamin B12 cũng dẫn đến tình trạng thiếu máu lên não ở phụ nữ mang thai. Mẹ bầu nên đảm bảo nồng độ vitamin B12 trong giai đoạn đầu thai kỳ trên 300 ng/L để ngăn ngừa tình trạng dị tật thai nhi
Một số thực phẩm giàu sắt:
- Ngũ cốc, bánh mì
- Đậu lăng và các loại đậu
- Gan động vật
- Đậu phụ
- Cá
- Thực phẩm sấy khô như nho, quả mơ
- Củ cải đường
- Táo
- Rau dền
Bên cạnh chế độ ăn khoa học, để phòng chống thiếu máu não khi mang thai, hàng ngày thai phụ cần uống bổ sung thêm viên sắt/ folate (loại viên chứa 60mg sắt nguyên tố và 0,4mg a-xít folic) ngay từ lúc bắt đầu có thai đến sau khi sinh 1 tháng.
[inline_article id=160407]
Triệu chứng thiếu máu não dễ nhận ra nhưng cũng dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác khi mang thai vì vậy, mẹ cần khám thai đầy đủ để kiểm soát tốt tình hình nhé!