Tuy nhiên, những cơn đau dạ dày trong thai kỳ sẽ khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó chịu; nhất là trong khi sinh hoạt và ăn uống. MarryBaby sẽ giúp mẹ nhận diện các biểu hiện đau dạ dày khi mang thai; và các cách phòng tránh để có một thai kỳ khỏe mạnh. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé!
Vì sao bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai?
Trước khi nhận biết các biểu hiện đau dạ dày khi mang thai, mẹ bầu cần biết rõ các nguyên nhân gây ra tình trạng này. Dưới đây là các nguyên nhân khiến bà bầu bị đau dạ dày theo chia sẻ của Hiệp hội Mang thai Hoa Kỳ.
1. Do thai nhi phát triển
Khi thai nhi ngày càng lớn khiến tử cung cũng phát triển theo. Lúc đó, hai dây chằng tròn – dây chằng lớn chạy từ tử cung đến háng bị kéo căng và tạo ra cảm giác khó chịu. Cơn đau này thường được xuất hiện trong tam cá nguyệt thứ hai và được coi là vô hại.
2. Đầy hơi và táo bón
Do hormone progesterone tăng lên khiến đường tiêu hóa hoạt động chậm lại; làm thức ăn di chuyển chậm hơn. Thức ăn lưu lại trong ruột ruột già càng nhiều sẽ trở nên khô và khó trôi đi. Từ đó dẫn đến đau dạ dày, táo bón khi mang thai.
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Đau bụng lâm râm sắp sinh, đâu là dấu hiệu em bé muốn chào đời?
Biểu hiện đau dạ dày khi mang thai
Khi mẹ bầu đã hiểu các nguyên gây đau dạ dày khi mang thai. Mẹ bầu cần phải biết nhận biết các biểu hiện đau dạ dày khi mang thai. Dưới đây là các dấu hiệu cảnh báo theo Dịch vụ Y tế Anh quốc.
Bầu đau dạ dày phải làm sao?
Nếu mẹ bầu đã nhận biết các biểu hiện đau dạ dày khi mang thai. Thì bà bầu đau dạ dày phải làm sao? Dưới đây là các cách phòng tránh theo chia sẻ của tổ chức Lifespan ở Rhode Island.
- Thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh. Mẹ bầu cần tăng lượng chất xơ trong chế độ ăn uống. Tránh thực phẩm chế biến sẵn có đường; caffeine; hoặc sữa.
- Tăng lượng cường uống nước lọc, nước hoa quả và nước canh. Việc uống nhiều chất lỏng có thể giúp tiêu hóa hoạt động thường xuyên.
- Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường lưu thông máu và mang nhiều oxy giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả. Mẹ bầu cố gắng tập thể dục vừa phải ít nhất 2,5 tiếng/tuần, hoặc 30 phút mỗi ngày.
- Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng axit, men tiêu hóa và một số loại thuốc khác. Nếu cần uống thuốc để hỗ trợ hệ tiêu hóa, mẹ bầu cần phải hỏi thăm ý kiến của bác sĩ trước nhé.
Như vậy, mẹ bầu đã hiểu về nguyên nhân và biểu hiện đau dạ dày khi mang thai. Nếu vấn đề này trở nên nghiêm trọng, mẹ bầu nên đi khám bệnh ngay để được bác sĩ khám và điều trị kịp thời.
[inline_article id=172486]
Với những thông tin về biểu hiện đau dạ dày khi mang thai, MarryBaby hy vọng sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Nếu còn thắc mắc gì về vấn đề này, mẹ bầu có thể để lại bình luận ở bài viết. Đội ngũ y bác sĩ của chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc ngay nhé.