Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Tai hại của chứng ngộ độc thức ăn khi mang thai

Không ít bà bầu bị ngộ độc thức ăn trong thai kỳ do ăn uống sai cách. Liệu những rối loạn về tiêu hóa này có gây xáo trộn và tác động tiêu cực đến thai nhi?

1/ Dấu hiệu bà bầu bị ngộ độc thức ăn

Khi ăn phải thực phẩm không hợp vệ sinh, chứa vi khuẩn, ký sinh trùng, virus gây hại,…, tình trạng ngộ độc sẽ xuất hiện sau ăn khoảng 30 phút, có thể sau 2-3 giờ, cũng có khi sau vài ngày. Thông thường, bệnh diễn biến qua vài ngày là khỏi. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, tình trạng có thể trở nên nghiêm trọng nếu không được theo dõi và xử lý kịp thời.

bà bầu bị ngộc độc thức ăn
Bà bầu bị ngộ độc thức ăn rất dễ gây nguy hại đến thai nhi

Dấu hiệu nhận biết bệnh thường là tiêu chảy, đi tiêu phân lỏng. Ngoài ra, đi kèm triệu chứng này còn là tình trạng nôn mửa, đau bụng, sốt hoặc không sốt, đau đầu, toàn thân nhức mỏi, cơ thể rã rời, nặng nhất là mê sảng và co giật.

2/ Bà bầu bị ngộ độc thức ăn có ảnh hưởng đến thai nhi?

Câu trả lởi là có. Ngộ độc thức ăn khi mang thai tiềm ẩn nguy cơ gây hại đến sự phát triển của thai nhi, cũng như sự an toàn về tính mạng của bé con trong bụng. Tuy vào mức độ độc tính của vi khuẩn và tuổi thai, tình trạng ngộ độc có thể nặng, nhẹ hoặc trung bình.

Với phụ nữ mang thai 3 tháng đầu, ngộ độc thức ăn có thể dẫn đến hệ quả dọa sảy thai, sảy thai hay thai chết lưu. Trường hợp bạn đang mang thai 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối, rủi ro sẽ tăng cao, theo đó, thai nhi bị chậm phát triển, thai suy, bị sinh non hoặc chết lưu.

[inline_article id = 69980]

3/ Cách xử lý khi bị ngộ độc trong thai kỳ

Điều đầu tiên mẹ bầu cần làm khi phát hiện mình có dấu hiệu bị ngộ độc thực phẩm đó là nôn ra hết những món vừa ăn. Cách này ngăn cản sự hấp thụ của ruột đối với chất độc, giúp phá hủy độc tính, đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Kích thích nôn bằng cách dùng ngón tay sạch móc họng.

Sau đó, ngay lập tức đi thăm khám để được theo dõi và điều trị kịp thời. Nếu tình hình trầm trọng, bác sĩ có thể chỉ định bạn rửa dạ dày bằng nước ấm hoặc nước muối sinh lý. Để giải độc cho cơ thể, phương pháp hấp thụ chất độc bằng than hoạt tính sẽ được áp dụng. Trong lúc này, việc bù nước và chất điện giải là cực kỳ quan trọng. Mẹ bầu nên chịu khó bổ sung nước và thuốc theo toa của bác sĩ, tranh thủ nghỉ ngơi, thư giãn dể nhanh chóng hồi phục.

4/ Thực phẩm bầu cần tránh để ngăn ngừa ngộ độc

-Thức ăn chưa chín: Những món sống như sashimi, gỏi, lẩu, cần bị loại khỏi danh sách thực phẩm cho bà bầu trong thai kỳ. Khi ăn những loại thức ăn này, nguy cơ bị ngộ độc, đau bụng, nhiễm khuẩn và giun sán là rất cao.

-Đồ hộp, thực phẩm chế biến sẵn: Vi khuẩn listeria có trong những dạng thực phẩm này dễ dàng xâm nhập vào cơ thể mẹ, gây ra hiện tướng sảy thai, sinh non. Do đó, tốt nhất mẹ bầu nên hạn chế ăn. Nếu muốn, có thể đun nóng trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.

-Nội tạng động vật: Nhất là gan, tập trung nhiều độc tố, rất dễ gây hại cho mẹ bầu và thai nhi. Hơn nữa, món ăn dạng này chứa nhiều cholesterol và vitamin A, ăn quá liều lượng có thể tác động tiêu cực đến bé con trong bụng.

-Chế phẩm từ sữa chưa diệt khuẩn: Phô mai mềm, bơ, sữa chưa qua diệt khuẩn có thể làm bạn đối diện với tình trạng ngộ độc thực phẩm. Đặc biệt là phô mai cừu, sữa dê, mẹ nên tránh xa.

-Các món nên tránh khác: Quẩy: Trong quẩy có phèn chua, chứa nhôm, ăn nhiều có nguy cơ gây down ở thai nhi.

MarryBaby

 

By Hà Trần

Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.