Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu uống bò húc được không: Mẹ bầu xem ngay để tránh nguy cơ

Bò húc là loại thức uống rất được ưa chuộng hiện nay không chỉ với đàn ông mà còn với cả phụ nữ. Có tác dụng tạo hưng phấn, giảm căng thẳng, mệt mỏi, tuy nhiên sử dụng quá nhiều loại nước uống này với một số đối tượng sẽ mang lại những tác hại không mong muốn. Vậy có bầu uống bò húc được không? Chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu

Thành phần bò húc là gì, bầu uống được không? 

Trong nước bò húc có chứa 2 thành phần Taurine và Caffein  có khả năng kích thích não bộ, tạo cảm giác hưng phấn, khỏe khoắn, xua tan mệt mỏi. Nhưng caffein (có nhiều trong cà phê) thì không an toàn cho mẹ bầu.

Thêm vào đó, nước bò húc có chứa hàm lượng đường rất lớn và lượng calo cao. Khi đó, rất dễ dẫn đến tình trạng thừa đường, gây tăng cân, béo phì, đái tháo đường, ảnh hưởng đến cuộc sống và công việc hàng ngày.

Nước bò húc đặc biệt nguy hiểm với mẹ bầu dân văn phòng khi sử dụng hàng ngày. Do đặc thù công việc phải ngồi nhiều, cùng lượng mỡ tích tụ từ đường trong bò húc sẽ khiến vòng 2 ngày càng có xu hướng gia tăng.

bầu uống bò húc được không 1

Vậy mẹ bầu có uống bò húc được không? Câu trả lời là không nên. Mẹ bầu nào lỡ uống thì nên hạn chế lại nhé.

Những nguy cơ khiến mẹ bầu không được uống bò húc

Thật ra chưa có một nghiên cứu cụ thể nào nói về việc uống bò húc sẽ gây nguy hiểm ngay lập tức đến mẹ bầu. Nhưng dựa trên các thành phần có trong thức uống này, mẹ bầu vẫn không nên chủ quan vì nguy cơ dưới đây.

>>>Mẹ hãy xem thêm: Bà bầu uống C sủi được không? Lợi ích tuyệt vời của Vitamin C sủi

1. Nguy cơ sinh non và sảy thai cao

Như chúng ta thấy trong nước bò húc có chứa lượng đường và caffeine khá cao. Trong giai đoạn mang thai tốc độ chuyển hóa caffeine ở bà bầu chậm hơn từ 1.5 đến 3.5 lần. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, mẹ bầu nạp 100mg caffeine vào cơ thể mỗi ngày sẽ làm tăng nguy cơ sinh non lên 3%. (1)

bầu uống bò húc được không 4

2. Tăng nguy cơ tiểu đường thai kỳ

Lượng đường trong một lon bò húc là khá cao (27gr) không chỉ khiến mẹ bầu tăng cân nhanh mà còn làm tăng nguy cơ bị tiểu đường thai kỳ, béo phì. Việc này sẽ tăng nguy cơ gây ra biến chứng thai kỳ. Đây là điều mẹ bầu cần cân nhắc không được uống bò húc, nhất là mẹ có nguy cơ tiểu đường thai kỳ.

>>>Mẹ hãy xem thêm: Tìm hiểu về xét nghiệm HbA1c cho bà bầu giúp tầm soát nguy cơ tiểu đường thai kỳ

3. Tăng nguy cơ tăng huyết áp

Trong nước bò húc còn tồn tại hoạt chất natri. Khi cơ thể hấp thu quá nhiều sẽ gây nên những bệnh như huyết áp cao, bệnh thận, bệnh tim, đột quỵ… Mẹ bầu không được uống bò húc khi có các dấu hiệu tăng huyết áp.

4. Tăng nguy cơ thiếu máu 

Nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là chất caffeine có nhiều trong bò húc. Chất này cản trở sự hấp thu sắt vào cơ thể mẹ bầu. Khi cơ thể thiếu sắt, dễ dẫn tới tình trạng thiếu máu ở mẹ bầu, gây nên tình trạng mệt mỏi, thậm chí là sinh non. Mẹ bầu nào có nguy cơ thiếu máu thì không được uống bò húc, nhất là trong 3 tháng đầu.

Bên cạnh bò húc, các món thức uống nào mẹ cần cẩn thận?

Khi mang thai, việc dinh dưỡng cho mẹ bầu vô cùng quan trọng, vì thế mẹ nên tham khảo trước khi dùng. Ngoài bò húc ra thì có một số loại nước mẹ cần cẩn thận như:

bầu uống bò húc được không 2

 

Trà sữa: Tuy trà sữa là món “gây nghiện”, không phải là loại đồ uống tốt cho mẹ bầu nên sử dụng nhiều. Hội Dinh dưỡng Việt Nam cho biết, trà và sữa là thức uống lành mạnh cho sức khỏe. Tuy nhiên, kết hợp hai loại đồ uống này với nhau kèm chất phụ gia để tạo độ ngọt thì lợi ích của trà và sữa sẽ bị hủy hoại.

Trà kombucha: Theo Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), kể cả khi không mang thai, lượng khuyến nghị có thể dùng cho kombucha là từ một đến ba lần một ngày với tổng lượng nước uống là khoảng 350ml.

Bia: Bà bầu uống bia có tốt không? Không tốt một chút nào mẹ nhé. Bởi vì cồn trong máu của mẹ sẽ truyền sang cho con qua dây rốn. Theo các tổ chức y khoa trên thế giới, sử dụng rượu trong thời kỳ mang thai có thể gây sẩy thai, thai chết lưu và một loạt các khuyết tật về thể chất, hành vi và trí tuệ suốt đời.

Vậy Marrybaby đã trả lời câu hỏi “Mẹ bầu uống bò húc được không?”. Mẹ hãy tham khảo thêm một số loại nước cũng cần cẩn trọng dùng khi mang thai như: nước dừanước míanước đậu đennước rau mánước râu ngô,… để biết cách dùng sao cho an toàn trong thai kỳ nhé.

[inline_article id=248051]

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bệnh Rubella khi mang thai có nguy hiểm đến thai nhi không?

Phụ nữ nhiễm bệnh rubella khi mang thai là một trong những nguyên nhân gây ra những dị tật ở trẻ sơ sinh. Hơn nữa, nếu mẹ bầu bị nhiễm rubella trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể gặp phải những tai biến sản khoa nguy hiểm. Bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ những thông tin về bệnh rubella khi mang thai. Mẹ bầu đừng bỏ qua nhé!

Dấu hiệu nhận biết bệnh rubella khi mang thai

Bệnh rubella hay còn là bệnh sởi Đức – là một bệnh truyền nhiễm do virus rubella gây ra. Điểm đặc trưng là người bệnh thường có biểu hiện phát ban da hoặc sốt nhẹ. Trong một vài trường hợp, bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng.

Tuy nhiên, người ta nhận thấy nó cũng gần giống như bệnh cảm cúm thông thường. Đồng thời, tình trạng phát ban sẽ mất đi trong từ 7 đến 10 ngày. Các triệu chứng bệnh tương tự như cúm gồm:

  • Nhiệt độ cơ thể khoảng 38,5°C trong vài ngày.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi.
  • Đau họng và ho.
  • Sưng, viêm hoặc đỏ mắt có kèm theo chảy nước mắt.
  • Sưng và đau ở các hạch bạch huyết có thể kéo dài hơn một tuần; ngay cả sau khi phát ban biến mất.
  • Nổi mẩn hồng hoặc đỏ xuất hiện đầu tiên trên đầu, mặt sau dần lan ra khắp cơ thể; kéo dài trong ba ngày nên còn gọi là sởi 3 ngày.
  • Nốt ban có thể có hình tròn hoặc bầu dục; đường kính tầm 1 – 2 mm; mọc từng mảng hoặc riêng rẻ không tuần tự như ban sởi.
  • Đau đầu hoặc đau nhức cơ hoặc khớp.
  • Trong một số ít trường hợp, virus có thể dẫn đến viêm tai hoặc sưng; viêm trong não.

Ngoài ra, các dấu hiệu bệnh rubella khi mang thai có thể dẫn đến các vấn đề trong thai kỳ như:

  • Xuất hiện cơn đau đầu khi mang thai liên tục và có thể trở nên tồi tệ hơn theo thời gian.
  • Đau tai dai dẳng, gây ra cảm giác khó nghe.
  • Cứng cổ
  • Nếu mẹ bầu phát hiện bệnh rubella khi mang thai nên đến bệnh viên ngay. Các bác sĩ sẽ chỉ định các hình thức can thiệp y tế ngay lập tức để điều trị kịp thời.

>> Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu bị Covid-19 uống thuốc gì đảm bảo an toàn không gây biến chứng cho cả hai mẹ con?

Con đường lây nhiễm bệnh rubella 

Theo dịch tễ học thì bệnh này có mặt ở khắp nơi trên thế giới; thường gặp nhất là vào mùa đông – xuân. Virus sẽ lây lan qua không khí khi người nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi. Người khỏe mạnh nếu vô tình tiếp xúc với các giọt nước bọt ấy sẽ tạo điều kiện cho virus xâm nhập vào cơ thể.

Nhất là, cơ thể mẹ bầu lại dễ bị tổn thương hơn do hệ thống miễn dịch đã bị suy giảm. Do đó, điều quan trọng cần làm là theo dõi các triệu chứng mắc phải nếu khu vực sinh sống có người bị phát hiện nhiễm rubella.

Những biến chứng do bệnh rubella khi mang thai

rubella

Nếu mẹ bầu bị bệnh rubella khi mang thai trong 20 tuần đầu tiên của thai kỳ; có thể dẫn đến những biến chứng sau:

  • Sảy thai (thai nhi mất trước 20 tuần)
  • Thai chết lưu trong tử cung (thai nhi mất sau 20 tuần)
  • Sinh non (trẻ thường được sinh trước tuần thai thứ 37)
  • Trường hợp virus từ mẹ truyền sang thai nhi được gọi là trẻ bị mắc hội chứng rubella bẩm sinh (CRS). Hội chứng này có thể dẫn đến các vấn đề về thị lực (đục thủy tinh thể); tim mạch; thính giác (điếc)… Đôi khi trẻ sơ sinh có thể bị nhẹ cân; chậm tăng trưởng và chậm phát triển trí tuệ.

Mức độ trầm trọng của các dị tật sẽ phụ thuộc rất lớn vào thời điểm người mẹ phơi nhiễm với Rubella và nhìn chung phơi nhiễm với Rubella ở thời điểm càng sớm của thai kì thì hậu quả càng nặng nề. Nguy cơ mắc CRS ở trẻ cao hơn nếu mẹ mắc rubella trong 12 tuần đầu tiên; và thấp hơn sau 20 tuần.

[inline_article id=287844]

Trường hợp nào thai nhi sẽ bị mắc hội chứng CRS?

Theo thống kê, việc người mẹ bị nhiễm bệnh rubella khi mang thai sớm bao nhiêu thì nguy cơ trẻ mắc bệnh này càng cao. Nguy cơ này rơi vào khoảng 90% nếu mẹ mắc bệnh trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

Trường hợp nhiễm rubella trong 12 tuần đầu tiên của thai kỳ; thai nhi có đến 85% nguy cơ bị lây truyền virus. Hậu quả là trẻ có thể bị mắc hội chứng CRS với nhiều biến chứng nguy hiểm.

Nếu người mẹ mắc bệnh trong khoảng từ 13-20 tuần đầu thai kỳ; nguy cơ thai nhi bị nhiễm rubella và gặp phải tình trạng CRS sẽ thấp hơn.

Còn nếu mẹ nhiễm rubella sau 20 tuần thai đầu tiên; có thể sẽ không có vấn đề nào xảy ra với thai nhi.

Từ những biến chứng trên, việc nhiễm bệnh rubella khi mang thai là điều không thể xem nhẹ. Vì thế các mẹ bầu cần hiểu rõ hơn về nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết của bệnh để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và con.

Phương pháp chẩn đoán bệnh rubella khi mang thai

bệnh rubella

1. Xét nghiệm huyết thanh học

Cách chẩn đoán bệnh rubella khi mang thai là thực hiện xét nghiệm máu. Nếu mẹ bầu đã được tiêm vaccine. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp bác sĩ xác định khả năng miễn dịch đối với rubella dựa trên các kháng thể kháng rubella; tức là IgG và IgM trong cơ thể mẹ bầu.

Việc xét nghiệm được tiến hành sau khoảng từ 7-10 ngày ngay khi có những biểu hiện khởi phát của bệnh. Vì lúc này các kháng thể IgM trong máu ở mức cao nhất và sẽ giảm dần sau một vài tuần. Vì vậy, xét nhiệm máu sẽ được thực hiện lại sau hai đến ba tuần để xác định lại mức nồng độ của kháng thể.

Các kháng thể IgG sẽ chỉ xuất hiện sau khi các kháng thể IgM cho thấy sự hiện diện của chúng. Một khi các kháng thể IgG xuất hiện, các kháng thể này có thể tồn tại suốt đời.

Giải thích kết quả xét nghiệm huyết thanh học với người nghi nhiễm bệnh rubella khi mang thai:

  • Rubella IgG âm tính: Nếu nồng độ kháng thể IgG là ≤ 10 IU/mL. Có nghĩa là mẹ bầu không được tiêm vaccine phòng bệnh rubella; hoặc không bị phơi nhiễm với loại nhiễm trùng này.
  • Rubella IgG dương tính: Nếu nồng độ kháng thể IgG là ≥ 10 IU/mL; điều này có nghĩa là đã được tiêm chủng hoặc có nhiễm trùng trước đó.
  • Rubella IgM âm tính: Nếu có rất ít hoặc không có kháng thể IgM xuất hiện với sự tăng nhẹ của kháng thể IgG; nó cho thấy nguy cơ tái nhiễm.
  • Rubella IgM dương tính: Nếu các kháng thể IgM (≥ 0,3IU/mL) xuất hiện cùng hoặc không có kháng thể IgG thì nó chỉ ra nhiễm trùng rubella gần đây.

2. Nuôi cấy virus

Ngoài xét nghiệm huyết thanh học, một xét nghiệm khác để chẩn đoán rubella là nuôi cấy virus. Xét nghiệm này được thực hiện qua việc kiểm tra một mẫu dịch cơ thể. Cách thực hiện là dùng tăm bông lấy phần dịch ở họng hoặc mũi. Điều này giúp phát hiện RNA của virus rubella để xác nhận có nhiễm trùng hay không. Tuy nhiên xét nghiệm này ít được áp dụng trên lâm sàng.

>> Mẹ có thể xem thêm: Mẹ bầu sôi bụng khi mang thai 3 tháng đầu, có sao không? 

Phương pháp điều trị bệnh rubella khi mang thai

Hiện nay, vẫn chưa có thuốc điều trị cho phụ nữ bệnh rubella khi mang thai và hội chứng rubella bẩm sinh. Tuy nhiên, các triệu chứng của nó vẫn có thể được kiểm soát tốt.

Do rubella gây ra các triệu chứng tương tự cảm cúm. Nên mẹ bầu cần thực hiện các biện pháp như giảm đau; hạ nhiệt; tránh ra gió khi bị phát ban. Và mẹ bầu nên kết hợp với việc ăn uống đủ chất để cải thiện sức khỏe.

Cách phòng tránh bệnh rubella khi mang thai

rubella khi mang thai

Cách tốt nhất để mẹ phòng ngừa bệnh rubella khi mang thai là tiêm vaccine trước khi mang thai. Tuy nhiên, nếu mẹ đã được tiêm vaccine ngừa rubella khi còn nhỏ; thì nguy cơ nhiễm trùng là không đáng kể.

Nếu các cặp vợ chồng đang có kế hoạch mang thai. Nhưng không chắc chắn liệu đã được tiêm vaccine hay chưa thì nên đi khám. Việc xét nghiệm máu sẽ giúp kiểm tra các kháng thể trong đó.

[inline_article id=278659]

Nếu phụ nữ chưa được tiêm phòng vaccine bệnh rubella khi mang thai, có thể tham khảo các cách dưới đây:

– Trước khi mang thai: Hãy tiêm vaccine MMR (sởi – quai bị – rubella) ít nhất bốn tuần trước khi mang thai và tốt nhất 3 tháng trước mang thai.

– Khi mang thai: Không nên tiêm vaccine MMR. Thay vào để tránh bệnh rubella khi mang thai mẹ bầu cần:

  • Tránh tiếp xúc gần với những người bị nhiễm rubella
  • Đi khám ngay lập tức nếu đã tiếp xúc với người có triệu chứng giống rubella.

– Sau khi mang thai: Tiêm vaccine ngay sau khi sinh để phòng ngừa bệnh trong lần mang thai tiếp theo.

Hy vọng những thông tin về bệnh rubella khi mang thai sẽ giúp ích cho các mẹ bầu. Chúc mẹ sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu uống milo được không? Thèm quá thì xem để biết mẹ nhé

Có nhiều  thắc mắc xoay quanh việc bà bầu uống sữa milo được không, vì đây là loại thức uống khá quen thuộc và được yêu thích. Nhiều mẹ bầu ốm nghén, và không muốn uống món gì khác thì xem ngay bài viết này.

Thành phần dinh dưỡng của sữa Milo

  • Chiết xuất từ mầm lúa mạch 31%.
  • Đường, sữa bột tách kem, bột cacao, sirô glucose, dầu thực vật, bột whey.
  • Các khoáng chất (canxi, phospho, natri, sắt)
  • Các vitamin (vitamin C, vitamin B3, vitamin B6, B2, vitamin D, vitamin B12)
  • Dầu bơ và hương vani tổng hợp.

bầu uống sữa milo được không 4

Cứ như vậy ta có trong 100g bột sữa milo chứa:

  • Năng lượng: 410kcal
  • Đường: 47g
  • Chất béo: 8.5g
  • Chất đạm: 10.4g
  • Chất xơ: 4.3g

Như vậy có thể thấy sữa milo chứa rất nhiều năng lượng cùng với vitamin và khoáng chất.

>>>Mẹ có thể xem thêm: Bà bầu thèm ngọt sinh con trai hay gái? Cách dự đoán này có chính xác?

Có bầu có được uống sữa milo không?

Nhiều mẹ bầu truyền tai nhau hoặc xem các thông tin trên internet rằng sữa Milo chứa nhiều chất không tốt cho bà bầu. Tất cả những thông tin trên chỉ là tin đồn và chưa có một bằng chứng khoa học hay kết luận nào đáng tin cậy.

Vậy bà bầu có được uống sữa milo không? Câu trả là là có. Mẹ bầu được uống nếu quá thích sữa Milo, không ảnh hưởng gì cả.

Bột cacao chứa Theobromine và caffein. Mặc dù sữa milo có cacao nhưng hàm lượng không nhiều nên mẹ bầu được uống. Vì thế nếu sử dụng vừa đủ sẽ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi.

bầu uống sữa milo được không 2

Mẹ bầu không được uống sữa milo khi nào?

Như phân tích ở trên, ta có thể thấy sữa này cung cấp khá nhiều năng lượng và đường. Điều này đặc biệt lưu ý vì sẽ gây thừa cân khi mang thai.

Đối với mẹ bầu có nguy cơ tiểu đường thai kỳ hoặc đang bị, sữa milo không phải là lựa chọn để uống. Mẹ hãy tham khảo các loại nước giải khát an toàn khi mang thai.

Mẹ bầu có tiền sử dị ứng hay nhạy cảm quá đối với chất thích như caffeine thì cũng không nên uống.

Đặc biệt là có một món nổi tiếng gần đây, sữa milo dầm, chắc hẳn các mẹ cũng biết món này. Để đảm bảo an toàn và kiểm soát cân nặng khi thì mẹ bầu không được uống món này nhé.

[inline_article id= 64067]

Mẹ bầu được uống bao nhiêu sữa milo?

 Với hàm lượng calo khá cao như trên đã phân tích thì mẹ bầu chỉ nên dùng 2-3 ly mỗi tuần, bên cạnh đó nên dùng các loại sữa dành riêng cho phụ nữ mang thai.

Mẹ bầu nào nếu quá yêu thích sữa milo và ốm nghén với sữa bầu thì có thể trộn 1 ít sữa milo với sữa bầu cho dễ uống. Thời điểm tốt nhất là uống  trước khi đi ngủ 2 – 3 tiếng hoặc vào buổi sáng sau khi ăn xong 1 – 2 tiếng.

bầu uống sữa milo được không 5

Như vậy, với câu hỏi “Mẹ bầu uống sữa milo được không?” thì mẹ bầu vẫn có thể uống nhưng không nên uống nhiều. Việc bổ sung dinh dưỡng trong thai kỳ rất quan trọng cho nên mẹ hãy tìm hiểu kỹ trước khi ăn uống nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bà bầu có nên tắm biển và những lưu ý cần nhớ để đảm bảo an toàn cho cả hai mẹ con

Tất tần tật những thắc mắc của chị em phụ nữ về việc bà bầu có nên tắm biển hay không sẽ được giải đáp rõ ràng trong bài viết dưới đây. Tham khảo để biết mình phải làm gì để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh.

Bà bầu có nên tắm biển hay ở nhà để đảm bảo an toàn cho thai nhi?

Theo các chuyên gia, trong giai đoạn mang thai các mẹ bầu nên hạn chế đi du lịch để đảm bảo an toàn cho cả 2 mẹ con. Còn nếu mẹ bầu muốn đi du lịch biển hay đơn giản chỉ là một kỳ nghỉ ngắn cùng gia đình thì nên tham khảo ý kiến của bác sĩ. 

Thông thường, nếu bà bầu sức khoẻ bình thường thì có thể đi tắm biển. Việc bà bầu có nên đi tắm biển hay không phụ thuộc phần lớn vào sức khoẻ hiện tại của cả 2 mẹ con. Các khuyến cáo, trong khoảng thời gian 6 tuần cuối thai kỳ thì mẹ bầu nên tránh đi lại.

Bà bầu có nên đi tắm biển
Bà bầu có nên tắm biển nếu sức khoẻ hiện tại của 2 mẹ con đều tốt?

Vì nếu không may chuyển dạ sớm hơn ngày dự sinh sẽ mất vui và có thể phát sinh nhiều chi phí ngoài tầm kiểm soát. Các mẹ nên ưu tiên chuyến du lịch biển ngắn ngày. 

Thời gian tốt nhất để mẹ bầu trải nghiệm kỳ nghỉ đi biển là trong tam cá nguyệt thứ 2. Bởi lúc này, mẹ bầu vừa hết nghén và thai nhi cũng đang trong giai đoạn ổn định phát triển.

Chắc chắn đi du lịch biển trong thời gian này sẽ giúp mẹ bầu có một kỳ nghỉ đáng nhớ mà vẫn đảm bảo an toàn cho nhi. Phần lớn các bác sĩ đều khuyên mẹ bầu không nên đi du lịch biển trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ 3. 

Lợi ích mẹ bầu nhận được khi đi tắm biển ai cũng bất ngờ

Mỗi lần đi bộ trên cát, một cảm giác mềm mại và ấm áp dưới các ngón chân sẽ khiến bạn có cảm giác rất thư giãn và nhẹ nhàng. Đi biển trong thời gian mang thai có thể đem đến rất nhiều lợi ích.

Sóng vỗ rì rào, ánh nắng ấm áp và cát mềm mại có thể giúp bạn cảm thấy thư giãn. Ngoài ra, khi đi du lịch biển trong thời gian này, bạn còn có nhận được nhiều lợi ích như:

  • Bạn cần nghỉ ngơi nhiều trong thời gian mang thai và biển là nơi có thể giúp bạn thư giãn rất tốt.
  • Đây là nơi lý tưởng để trò chuyện hoặc dành thời gian với bạn bè và các thành viên trong gia đình.
  • Những món ăn mà bạn không thích ăn khi ở nhà có thể biến thành những món ngon trên bãi biển. Sự thay đổi địa điểm và thói quen có thể đem đến cho bạn những trải nghiệm khác biệt với mọi khi.
  • Bãi biển là nơi tuyệt vời để đi bộ, tập yoga trong thai kỳ. Bạn có thể thử một số bài tập nhẹ trên bãi biển, bạn sẽ cảm thấy khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.
  • Bạn có thể ngồi trên bãi biển và làm một việc yêu thích, chẳng hạn như đọc sách, nghe nhạc…
Bà bầu có nên đi tắm biển
Đi du lịch biển mang lại rất nhiều lợi ích cho cả mẹ và thai nhi

Những điều cần lưu ý khi đi du lịch biển trong thời gian mang thai

Bà bầu có nên tắm biển? Nếu bạn muốn đi du lịch biển trong thời gian này, bạn nên chuẩn bị thật kỹ. Dưới đây là một số việc mà bạn cần lưu ý khi đi du lịch biển:

  • Chọn một địa điểm mà không cần phải di chuyển quá lâu. Hãy chọn những bãi biển gần nhà để bạn có một chuyến du lịch thoải mái chứ không phải một chuyến đi quá mệt mỏi và kiệt sức.
  • Hãy đi chung với người thân hoặc bạn bè để có người chăm sóc bạn. Đi một mình trong thời gian này có thể không phải là một ý tưởng hay.
  • Chọn đúng thời gian để đi du lịch biển, việc chọn sai thời điểm có thể phá hỏng cả kỳ nghỉ. Bạn không nên đi vào những tháng cuối của thai kỳ và bạn hãy chọn những khu vực có các cơ sở y tế ở gần đó.
  • Không nên thử các trò chơi mạo hiểm trên biển trong khi mang thai. Bạn có thể ngủ, đọc sách hoặc đi bộ trên bãi biển. Tuy nhiên, bạn không nên tham gia các trò chơi như lặn biển, lướt ván hoặc các môn thể thao mạo hiểm khác.
  • Bạn có thể mang theo một chiếc ghế xếp tiện lợi cùng với một chiếc dù to để bạn có thể ngồi và thư giãn thoải mái trên bãi biển.
  • Mặc quần áo rộng để cảm thấy dễ chịu và thoải mái.

Bà bầu cần mang theo gì trong những chuyến đi biển?

Bà bầu có nên tắm biển và cần mang theo những gì? Khi đi du lịch biển, đối với người bình thường thì đồ mang theo cũng không cần quá nhiều. Vậy còn với những chị em phụ nữ đang mang thai thì sao? Cụ thể, đồ tắm biển cho bà bầu cần chuẩn bị là gì để mẹ có một kỳ nghỉ ý nghĩa.  

1. Quần áo đầy đủ

Nếu mẹ bầu đi du lịch hơn 1 ngày thì quần áo là thứ không thể thiếu đúng không nào. Bên cạnh đó, mẹ bầu đừng quên mang theo chiếc áo khoác mỏng để khi cảm thấy lạnh có thể mặc. Quần áo và đồ dùng cá nhân là không thể thiếu nhé các mẹ bầu khi đi du lịch biển hay bất cứ đâu. 

2. Đừng quên một đôi giày vải

Mẹ bầu đừng cố mang theo những đôi giày da cứng nhắc mà thể hiện được phong cách thời gian của mình. Bởi điều đó có thể khiến mẹ bầu cảm thấy khó chịu hơn. Cách tốt nhất để cảm thấy dễ chịu, thoải mái khi đi tắm nắng hay dạo biển là mẹ nên mang một đôi giày vải thật mềm.

3. Một chiếc gối nhỏ

Khi đi du lịch biển, mẹ bầu đừng quên mang theo chiếc gối nhỏ để tựa lưng hay kê đầu. Nó sẽ giúp mẹ cảm thấy thoải mái, được thư giãn và an toàn hơn khi ngồi trên xe ô tô.

Bà bầu có nên đi tắm biển
Bà bầu có thể kết hợp tập yoga khi đi du lịch

4. Một số loại thuốc cần thiết

Trong giai đoạn thai kỳ, mẹ bầu vẫn cần bổ sung một số loại dưỡng chất cần thiết mà bác sĩ kê toa. Hoặc với một số mẹ bầu cũng đang trong quá trình điều trị bệnh và cần uống thuốc mỗi ngày.

Vì vậy, mẹ bầu đừng quên mang theo những loại thuốc uống này khi đi du lịch biển. Đừng để quá trình điều trị bị gián đoạn trong một vài ngày mẹ bầu đi du lịch biển. Vì điều đó rất có thể làm ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị và gây ảnh hưởng xấu đến cả 2 mẹ con.

5. Kem chống nắng dành riêng cho bà bầu

Đi du lịch biển thì không thể thiếu kem chống nắng để bảo vệ làn da mỏng manh của mình. Điều đó lại càng cần thiết đối với các mẹ bầu. Kem chống nắng phù hợp với bà bầu sẽ bảo vệ làn của mẹ khỏi tác hại của tia UV, ngăn ngừa nám sạm, da bị bỏng rát. 

Những thai phụ nào chống chỉ định với du lịch biển?

Chắc chắn là mẹ bầu cần đi thăm khám bác sĩ trước khi có một chuyến đi xa. Nhưng vẫn có một số trường hợp đặc biệt mà mẹ bầu không nên đi du lịch tắm biển để đảm bảo an toàn cho thai nhi.

Vậy cùng tìm hiểu xem mình có thuộc những trường hợp không nên đi du lịch biển ngay dưới đây nhé!

  • Một số trường hợp phụ nữ mang thai chống chỉ định đi du lịch biển như những chị em có tiền sử tiền sử sảy thai, sinh non, hở cổ tử cung, nhiễm độc thai nghén. Những bà bầu đã từng mắc các bệnh đái tháo đường, suy tim, thiếu máu nặng, huyết khối nghẽn mạch… cũng không nên đi du lịch biển. 
  • Một số khu du lịch có nguy cơ gây sảy thai cao thì mẹ bầu cũng không nên tới như vùng có núi cao, vùng có dịch sốt rét hay những vùng cần tiêm chủng.
  • Với những thai phụ bị sốt rét trong thai kỳ cũng thuộc trường hợp chống chỉ định đi du lịch biển. Vì bệnh sốt rét có thể gây ra các biến chứng như sốt rét thể não, tán huyết ồ ạt và suy thận. Còn ảnh hưởng của sốt rét với thai nhi cũng rất nghiêm trọng như sảy thai tự nhiên, thai chết lưu, sinh non và nhiễm khuẩn bẩm sinh.
  • Nếu chị em phụ mang thai bị tiêu chảy thì cũng không nên đi du lịch biển. Vì tiêu chảy dẫn đến mất nước và lưu lượng máu đến rau thai không đủ để nuôi thai nhi. Do đó, thời gian này mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến chế độ dinh dưỡng để đảm bảo sự an toàn cho thai. Thai phụ cần ăn chín, uống sôi, dùng nước uống đóng chai hoặc nước đun sôi để nguội. Thức ăn cần nấu kỹ và sử dụng các loại sữa đã được khử khuẩn. Các mẹ bầu cũng cần tránh ăn rau sống, mắm tôm, tép sống; không ăn thịt bò tái, hải sản tái để phòng tránh bệnh tiêu chảy, viêm gan E. Những bệnh này có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

Bà bầu có nên tắm biển nếu sức khỏe của cả 2 mẹ con bình thường? Câu trả lời là có mẹ nhé! Và thời gian tốt nhất để đi du lịch biển được các bác sĩ khuyên là trong 3 tháng giữa thai kỳ. Khi đi du lịch biển mẹ bầu cũng đừng quên chuẩn bị đồ đi biển đầy đủ để có một kỳ nghỉ đáng nhớ nhất mà vẫn đảm bảo an toàn cho cả mẹ và thai nhi.

Xem thêm:

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mách mẹ: Cách kiểm soát ù tai khi mang thai hiệu quả bất ngờ!

Ù tai khi mang thai là triệu chứng thai kỳ khá phổ biến. Mặc dù không gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé nhưng nó lại khiến bạn cảm thấy vô cùng khó chịu.

Ù tai khi mang thai là gì? có phổ biến không?

Ù tai là tình trạng xuất hiện tiếng ồn hoặc tiếng kêu trong tai, bạn có thể nghe thấy tiếng kêu đơn âm hoặc những âm phức như tiếng sóng biển, tiếng dế kêu, tiếng quạt máy chạy…

Tình trạng này có thể là tạm thời, kéo dài dai dẳng hoặc mãn tính. Tuy không gây nguy hiểm nhưng ù tai khi mang thai có thể làm cho bạn khó chịu cực độ.

Ù tai có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là những người từ 50 tuổi trở lên. Phụ nữ mang thai bị ù tai trong thai kỳ là điều khá bình thường, nhất là trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể kéo dài cho đến khi thai kỳ kết thúc.

Nhìn chung, hiện tượng này không gây nguy hiểm đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Tuy nhiên, có những nguyên nhân gây ù tai do bệnh lý mà mẹ bầu cần phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Ù tai khi mang thai
Ù tai khi mang thai gặp khá nhiều ở các mẹ bầu

Nguyên nhân nào khiến bà bầu bị ù tai?

Ù tai có thể đi kèm với triệu chứng mệt mỏi, có tiếng động lạ trong tai với mức độ ngày càng nhiều. Hiện tượng này thường hay xuất hiện vào các thời điểm khác nhau trong ngày. Nguyên nhân chủ yếu làm cho bà bầu bị ù thai khi mang thai là do thiếu máu, khiến lượng oxy vận chuyển lên não không đủ.

Ngoài ra, còn có một số nguyên nhân khác gây ù tai như:

  • Bà bầu bị viêm nhiễm vùng tai mũi họng như khiến mũi bị tắc nghẹt
  • Bà bầu bị căng thẳng, có tâm trạng không ổn định, hay lo lắng, suy nghĩ… dẫn đến mất ngủ, suy nhược cơ thể
  • Bà bầu mắc các bệnh về tai như viêm tai giữa, viêm màng nhĩ tai…
  • Bà bầu bị tăng huyết áp thai kỳ
  • Do thay đổi nội tiết tố trong thai kỳ
  • Do bị chấn thương cổ, tai hoặc chấn thương vùng đầu
  • Do tiếp xúc với tiếng ồn trong thời gian dài
  • Sử dụng rượu, bia, thuốc lá, cà phê quá nhiều.
  • Trong một số trường hợp, ù tai phát triển do các vấn đề răng miệng, đặc biệt là vấn đề khớp cắn. Một số triệu chứng phổ biến nhất của vấn đề khớp cắn là cứng hàm, đau âm ỉ ở hàm và đau đầu. Và, đôi khi, tất cả các triệu chứng này đều đi kèm với ù tai.

Ngoài ra, những bà bầu từng bị ù tai ở lần mang thai trước cũng có nguy cao bị ù tai ở những lần mang thai tiếp theo.

Ù tai khi mang thai
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng ù tai của mẹ bầu

Điều trị chứng ù tai khi mang thai

Ù tai khi mang thai hầu hết là do một trong những nguyên nhân kể trên. Do đó, nếu nguyên nhân là do bệnh lý thì điều trị các căn bệnh này sẽ giảm chứng ù tai.

Nếu bị ù tai là do tích tụ ráy tai, các vấn đề về khớp cắn răng và chấn thương cổ, bạn có thể tìm cách điều trị ngay lập tức và kiểm tra xem tình trạng có cải thiện hay không.

Bí quyết giúp bà bầu tránh ù thai khi mang thai

Để kiểm soát chứng ù tai khi mang thai, bà bầu có thể thử một số bí quyết sau:

1. Tập yoga, thể dục thường xuyên

Tập thể dục thường xuyên là lời khuyên bạn được nghe nhiều nhất khi muốn có một thai kỳ khỏe mạnh. Thực tế, điều này hoàn toàn đúng bởi các bài tập yoga, tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp tăng cường thể lực, giảm căng thẳng, cải thiện lưu thông máu mà còn giúp giảm nguy cơ gặp phải các triệu chứng khó chịu thường gặp trong thai kỳ, trong đó có chứng ù tai.

2. Tránh căng thẳng

Mệt mỏi, mất ngủ, bồn chồn, lo lắng là những nguyên nhân khiến bạn cảm thấy căng thẳng trong thai kỳ. Ngoài việc gây ra nhiều triệu chứng thai kỳ, tình trạng căng thẳng cũng có thể khiến bà bầu bị ù tai.

Do đó, để tránh gặp phải triệu chứng này, bà bầu tìm cách giảm căng thẳng, giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ trong suốt thời gian mang thai.

3. Tránh tiếp xúc với tiếng ồn lớn

Những tiếng động lớn có thể làm triệu chứng ù tai trở nên nghiêm trọng và khiến bạn vô cùng khó chịu. Chính vì vậy, bạn hãy cố gắng tránh tiếp xúc hoặc đi đến những nơi có tiếng ồn lớn trong thời gian này.

Ù tai khi mang thai
Tập yoga giúp mẹ giảm ù tai

4. Xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng

Việc duy trì một chế độ ăn giàu dinh dưỡng, lành mạnh và cân bằng trong thai kỳ không chỉ giúp cơ thể tràn đầy năng lượng mà còn giúp giảm nguy cơ gặp phải những biến chứng thường gặp trong thai kỳ như ù tai.

Bên cạnh đó, bạn cũng tránh ăn nhiều các thực phẩm chứa nhiều muối bởi điều này có thể gây tăng huyết áp và làm tăng nguy cơ bị ù tai.

5. Nghe nhạc hoặc sử dụng tiếng ồn trắng

Tiếng ồn trắng là những âm thanh có thể che lấp những âm thanh khác thường được phát ra từ môi trường xung quanh như tiếng mưa, tiếng sóng vỗ, tiếng máy sấy tóc, tiếng suối chảy xuôi dòng, tiếng tivi nhiễu sóng…

Những âm thanh này có thể “che bớt” tiếng ồn xung quanh giúp bạn thư giãn và đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Ngoài ra, bạn cũng có thể bật những bài hát, những bản nhạc yêu thích để tránh bị làm phiền bởi những tiếng ồn xung quanh.

6. Bổ sung kẽm

Đôi khi, bác sĩ có thể kê đơn bổ sung dinh dưỡng, đặc biệt là bổ sung kẽm, có thể giúp giảm tác động của chứng ù tai.

Tuy nhiên, bạn nên kiểm tra với bác sĩ phụ khoa và bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng trước khi dùng bất kỳ chất bổ sung nào cho chứng ù tai.

Khi nào chứng ù tai khi mang thai mới biến mất?

Ù tai khi mang thai chỉ là một triệu chứng tạm thời và nó sẽ tự biến mất sau khi bạn sinh em bé. Nếu tình trạng này kéo dài, bạn nên đi khám để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Nếu bạn thấy chứng ù tai khi mang thai không thuyên giảm hoặc gây khó chịu quá mức, bạn nên đến bệnh viện khám để được chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có cách can thiệp kịp thời. Bác sĩ có thể đề nghị bạn kiểm tra tai mũi họng toàn diện để đưa ra phương pháp điều trị tốt nhất.

Xem thêm:

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn khổ qua được không? Mẹ xem ngay nếu đang ăn nhé

Bầu ăn khổ qua được không? Canh khổ qua là món ăn rất quen thuộc trong nhiều bữa cơm gia đình nên mẹ hãy tìm hiểu để biết cách ăn sao cho phù hợp

Thành phần và công dụng của khổ qua

Mẹ bầu hãy tìm hiểu về thành phần dinh dưỡng có trong khổ qua và công dụng của nó trước khi sử dụng.

Khổ qua (mướp đắng) tên khoa học là Momordica charantia – là một loại quả thuộc họ bầu bí và có họ hàng gần với bí xanh, bí, bí đỏ và dưa chuột.
Khổ qua khá phổ biến ở nhiều vùng Đông Nam Á vì có nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Khổ qua hay còn gọi là mướp đắng đặc biệt giàu Vitamin C, vitamin A, cung cấp folate, một lượng nhỏ kali, kẽm và sắt, catechin, axit gallic, epicatechin và axit chlorogenic – những hợp chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Chứa ít calo nhưng lại giàu chất xơ – đáp ứng khoảng 8% nhu cầu chất xơ hàng ngày.

bầu ăn khổ qua được không 4

>>>Mẹ hãy xem thêm: Cách nấu canh khổ qua không bị đắng để bạn dễ ăn

Tác hại khi mẹ bầu ăn khổ qua quá nhiều

Bà bầu không nên ăn canh khổ ở giai đoạn đầu của thai kỳ (3 tháng đầu). Một số trường hợp nguy cấp khi mẹ bầu lạm dụng quá nhiều.

1. Thiếu máu

Một phân tử vicine có trong khổ qua có thể gây ra chứng thiên vị, tức là phá hủy các tế bào hồng cầu mang oxy đến các mô của cơ thể mẹ bầu. Điều này có thể dẫn đến thiếu máu và dẫn đến các biến chứng thai kỳ.

Thiếu máu trầm trọng trong thai kỳ có liên quan đến tăng nguy cơ sinh non, sinh con nhẹ cân và thậm chí tử vong ngay trước hoặc sau khi sinh.

2. Bầu ăn khổ qua được không? Ngộ độc khi ăn quá nhiều

Vị đắng cũng chứa các phân tử như quinine, momordica và glycoside có trong hạt khổ qua có thể gây ngộ độc cho cơ thể.

Ăn phải những chất này có thể gây đau ruột, các vấn đề về thị lực, nôn mửa, mệt mỏi, mỏi cơ, buồn nôn và tiết quá nhiều nước bọt.

Mướp đắng

3. Nguy cơ sảy thai, chảy máu đường tiêu hóa

Người ta cho rằng ăn khổ qua hay hạt khổ qua khi mang thai sẽ gây đau bụng, khó tiêu, tiêu chảy, đau bụng.
Một số chuyên gia cho biết uống nước ép khổ qua khi mang thai có thể gây ra các cơn co thắt, thậm chí gây chảy máu, có thể dẫn đến sảy thai.

Giải đáp: Bầu không được ăn khổ qua khi nào?

1. Mới có bầu 1 tháng ăn khổ qua được không?

Có bầu không được ăn khổ qua trong 1 tháng đầu. Giai đoạn mới có bầu, mỗi bà mẹ nên chú ý nhiều hơn vì đây là giai đoạn hình thành phôi thai, từ đi lại ăn uống đều hết sức cẩn thận.

>>>Mẹ hãy xem thêm: 5 lý do bà bầu không nên ăn đu đủ xanh và đu đủ chín hườm

2. Uống nước ép khổ qua khi mang thai có an toàn không?

Các chuyên gia khuyên nên uống nước ép khổ qua vì nó giúp trung hòa hàm lượng chất độc hại ở một mức độ nào đó. Nhưng đối với mẹ bầu thì không nên dùng nước ép khổ qua sống.

Khổ qua ở dạng chín chỉ nên ăn nếu đã nấu chín và với lượng vừa phải trong thời kỳ mang thai.

bầu ăn khổ qua được không 2

3. Thời điểm tốt nhất để bắt đầu ăn khổ qua khi mang thai?

Mẹ có thể ăn khổ qua trong suốt giai đoạn mang thai (nên tránh tháng đầu) nhưng với lượng tối thiểu. Mặc dù thời điểm tốt nhất để ăn khổ qua là nửa sau của thai kỳ vì khả năng sẩy thai rất thấp.

Bầu ăn khổ qua được không? Lợi ích với mẹ bầu

Một số tác dụng của khổ qua với bà bầu mà bạn có thể tham khảo gồm:

1. Hỗ trợ sự phát triển thần kinh trong bào thai

Khổ qua chứa hàm lượng folate cao, cần thiết cho sự phát triển của tủy sống và hệ thần kinh của bé. Folate giúp giảm nguy cơ bé sinh ra mắc các bệnh liên quan đến khuyết tật ống thần kinh.

2. Bầu ăn khổ qua được không? Hỗ trợ tiêu hóa

Các vấn đề về tiêu hóa thường gặp trong thời gian mang thai do tử cung mở rộng và hormone thay đổi. có thể được cải thiện khi dùng khổ qua. Khổ qua chứa chất xơ giúp kích thích tiêu hóa, giảm các vấn đề như táo bón thai kỳ, khó tiêu…

bầu ăn khổ qua được không 1

3. Ngăn ngừa bệnh đái tháo đường thai kỳ

Hoạt chất charantinpolypeptide-P có trong khổ qua giúp cân bằng lượng đường trong máu. Ăn khổ qua giúp mẹ bầu phòng ngừa được nguy cơ tăng đường huyết, không mắc tiểu đường thai kỳ. 

4. Bầu ăn khổ qua được không? Tăng cường hệ miễn dịch

Trong thời gian mang thai, hệ miễn dịch của sẽ bị suy yếu. Khổ qua rất giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch.

5. Cung cấp đầy đủ vitamin và khoáng chất

Khổ qua còn có chứa kẽm, sắt, niacin, kali, axit pantothenic, magiê, mangan và pyridoxin. Tất cả đều cần thiết cho sự phát triển của bào thai.

[inline_article id= 258040]

6. Bầu ăn khổ qua được không? Kiểm soát sự tăng cân

Chất xơ có trong khổ qua sẽ giúp kiềm chế cơn đói của bạn. Điều này giúp kiểm soát cân nặng và hạn chế thèm các món ăn vặt gây hại.

Tuy nhiên, mẹ bầu chỉ nên ăn khổ qua với 1 lượng vừa phải, có thể tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Mẹ bầu ăn bánh tráng trộn được không? Thèm quá thì xem ngay mẹ nhé

Bà bầu ăn bánh tráng trộn được không là câu hỏi được tìm kiếm khi mẹ bầu tới cơn nghén.

Bánh tráng trộn là một trong những món ăn vặt rất được ưa chuộng nhất là với phái nữ. Sự kết hợp gia vị tạo nên vị chua chua, cay cay, béo ngậy khiến nhiều chị em trong thời gian mang thai rất thích ăn.

Tuy nhiên, mới có bầu ăn bánh tráng trộn được không hay bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng trộn được không vẫn là thắc mắc của nhiều người.

Thành phần của bánh tráng trộn

Thành phần của bánh tráng trộn bao gồm: bánh tráng và thêm một số các nguyên liệu khác như bò khô, trứng cút, đậu phộng, xoài. Vậy bầu ăn bánh tráng trộn có được không khi các nguyên liệu nhìn qua không có gì quá nguy hiểm?

Theo các chuyên gia phân tích thì cứ 100g với đủ các nguyên liệu như trên sẽ cung cấp khoảng 329,8 kcal cho cơ thể. Trong bánh tráng trộn có chứa chất béo và tinh bột khá cao nên nếu bà bầu ăn bánh tráng trộn nhiều rất có thể sẽ bị tăng cân.

bầu ăn bánh tráng trộn được không 1

Bầu ăn bánh tráng trộn được không?

Bánh tráng trộn có vị chua chua, ngọt ngọt dễ ăn nên được các mẹ bầu rất yêu thích, đặc biệt là trong giai đoạn ốm nghén.

Vậy có bầu ăn bánh tráng trộn được không? Câu trả lời là CÓ.

Tuy nhiên mẹ bầu có thể ăn bánh tráng trộn được nhưng không nên mua vỉa hè. Mẹ cần phải đảm bảo vệ sinh thực phẩm để tránh nhiễm khuẩn, ngộ độc và chỉ nên ăn ít. Lượng calo khá cao trong bánh tráng trộn sẽ khiến mẹ không kiểm soát cân nặng được.

Bầu 3 tháng đầu ăn bánh tráng trộn được không? Ở giai đoạn 3 tháng đầu, thai kỳ không ổn định, việc ăn các loại bánh tráng trộn không đảm bảo vệ sinh, dễ bị nhiễm khuẩn, ký sinh trùng… vì vậy bà bầu nên hạn chế, tốt nhất là không nên ăn bánh tráng trộn trong giai đoạn này

Mẹ có thể tham khảo cách làm bánh tráng trộn an toàn tại nhà để có món ăn vặt an toàn nhé.

bầu ăn bánh tráng trộn được không 4

>>>Mẹ bầu hãy xem thêm: Bà bầu ăn hạt hướng dương có tốt không?

Mẹ bầu không được ăn bánh tráng trộn khi nào?

Bầu không được ăn bánh tráng trộn quá nhiều. Như đã nói trên, hàm lượng calo của món ăn vặt này khá cao, và khi mua ngoài đường với các nguyên liệu như trên mẹ có các nguy cơ về sức khỏe.

  • Sảy thai: Trong 3 tháng đầu thai kỳ mẹ bầu cần kiêng rau răm, nên nếu ăn bánh tráng trộn nếu có nhiều rau răm rất dễ sảy thai hoặc động thai.
  • Táo bón: Khi mang thai, việc ăn quá nhiều đồ cay rất dễ bị nóng trong, từ đó gây ra táo bón, ợ nóng hay mẹ có thể bị trĩ, sinh non. 
  • Nổi mụn: Bánh tráng trộn có mùi vị thơm ngon, nhưng lại rất nóng có thể khiến cho mẹ bầu bị nổi mụn như mụn trứng cá, mụn viêm hoặc mụn mủ.
  • Tiêu chảy: Việc đảm bảo cho mẹ bầu rất quan trọng vì khi mang thai cơ thể mẹ nhạy cảm hơn bao giờ hết. Xoài sống chua trong bánh tráng có thể khiến mẹ tiêu chảy, mất nước cả ngày.

Mẹ hãy tham gia cộng đồng ghiền bánh tráng trộn này để trao đổi xem ăn sau cho an toàn nhé.

[inline_article id= 64067]

Một số món ăn vặt cho mẹ bầu

Ngoài bánh tráng trộn các mẹ bầu có thể tham khảo một số món ăn vặt dưới đây để vừa được bổ sung chất dinh dưỡng vừa không nhàm chán.

  • Táo, bánh quy, bơ đậu phộng
  • Sữa chua trộn với trái cây tươi hoặc các loại hạt
  • Socola và trái cây
  • Trái cây sấy khô, chà là, các loại hạt
  • Sinh tố hoa quả
  • Phô mai, nho khô, bơ hạt dẻ

bầu ăn bánh tráng trộn được không 2

Mẹ có thể xem thêm: Món ăn vặt cho bà bầu: Những công thức làm nhanh gọn lẹ, vạn chị em mê mẩn

Bánh tráng trộn là một món ăn được nhiều chị em yêu thích. Hy vọng với những thông tin kể trên, mẹ đã giải quyết được thắc mắc bà bầu ăn bánh tráng trộn được không đồng thời sẽ có một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu ăn nhót được không? Mẹ bầu nào đang thèm hãy xem ngay

Khi mang thai, liệu bầu ăn nhót được không là một thắc mắc đáng để đi sâu tìm hiểu. Bầu nên ăn nhót xanh hay nhót chín, ăn với lượng bao nhiêu là phù hợp? Mời mẹ cùng xem bài viết này,

Thành phần dinh đưỡng có trong quả nhót

Đối với nhiều người, nhất là ở miền Bắc, ký ức cả nhà quây quần bên mâm cơm có món canh chua thịt băm với trái nhót xanh, hay mài nhót chín ăn cùng muối ớt là kỷ niệm nhiều người lưu giữ.

Theo Đông y, quả nhót có vị chua, chát, tính bình, đi vào các kinh phế, đại tràng, có tác dụng giảm ho, trừ đờm. Một số nghiên cứu (1) cho thấy, quả nhót chứa một số hợp chất chống ôxy hóa, rất giàu vitamin và khoáng chất…

Các hoạt chất sinh học có trong nhót là phenolic, flavonoid, lipid và carotennoid từ hạt, vitamin C, sắt, canxi… giúp tăng cường hệ miễn dịch và sức đề kháng cho mẹ bầu.

Bà bầu ăn nhót được không?

Cho đến nay, khoa học chưa ghi nhận nghiên cứu chứng minh là bà bầu không nên ăn quả nhót. Vậy nên, nếu bà bầu thèm ăn nhót thì câu trả lời là được. Mẹ có thể ăn nhót chín. Với nhót xanh thì chỉ nên ăn 1-2 quả vì nhót xanh rất chua, dễ gây sôi bụng khi mang thai, nhất là trong 3 tháng đầu.

Trong nhót chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt, bà bầu ăn quả nhót sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch và chức năng tiêu hóa. Tuy nhiên không nên ăn quá nhiều và tuyệt đói không được ăn lúc đói.

bầu ăn nhót được không 3
Có bầu ăn nhót được không? Câu trả lời là được, nhưng mẹ nên ăn vài trái khi thèm thôi nhé.

Tác dụng của quả nhót đối với mẹ bầu

Với hàm lượng các chất dinh dưỡng trên, việc sử dụng quả nhót một cách đúng và đủ sẽ mang lại lợi ích cho mẹ bầu.

1. Mẹ bầu ăn nhót được không: Được, vì nhót giúp ngăn ngừa thiếu máu

Mẹ đang mang thai rất dễ rơi vào tình trạng thiếu máu dẫn đến các triệu trứng như chóng mặt, mệt mỏi, khó thở, hoa mắt. Nguyên nhân gây thiếu máu chính là hàm lượng sắt cung cấp vào cơ thể mẹ không đủ. Ăn nhót giúp bà bầu bổ sung sắt cho cơ thể. Sắt tham gia sản sinh các tế bào máu, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu, và hàm lượng vitamin C cao trong quả nhót cũng giúp hấp thu sắt tốt hơn. Từ đó giảm những biến chứng nguy hiểm như sinh non, em bé sinh ra nhẹ cân.

2. Tăng cường hệ miễn dịch 

Vitamin C trong nhót có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể, tham gia vào quá trình sản xuất tế bào mới. Ngoài ra các hoạt chất sinh học trong nhót như flavonoid cũng có khả năng bảo vệ cơ thể. Thêm vào đó hàm lượng vitamin và khoáng chất có trong loại quả này giúp tăng cường sức đề kháng. Nên hẳn nhiên, với câu hỏi có bầu có ăn nhót được không thì đáp án là được, mẹ yên tâm nhé.

3. Tốt cho tiêu hóa

Hàm lượng acid tự nhiên trong nhót giúp tiêu hóa thức ăn dễ dàng hơn. Ngoài ra hàm lượng chất xơ có trong nhót cũng giúp cải thiện tiêu hóa, ngăn ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa ở mẹ bầu như: ợ nóng, táo bón.

Tuy nhiên, loại quả này, nhất là quả xanh, lại chứa một lượng lớn vitamin C, nên ăn trong lúc đói sẽ rất dễ gây đau bao tử, viêm loét dạ dày,… trên mẹ bầu có tiền sử bị bệnh dạ dày. Vậy nên, mẹ bầu đau bao tử cần tránh ăn nhót xanh khi đói nhé.

bầu ăn nhót được không 1

4. Giảm ốm nghén, trị ho

Từ lâu, nhót đã trở thành bài thuyết lưu truyền trị ho hiệu quả. Quả nhót có vị chua, tính bình, đi vào kinh phế, đại tràng có tác dụng trị ho, trừ đờm,…

Ngoài ra vị chua của nhót cũng góp phần giúp mẹ bầu giảm cơn ốm nghén.

>>> Mẹ hãy xem thêm: Ho khi mang thai 3 tháng đầu có nguy hiểm không? Mẹ cẩn thận nhé!

5. Hạn chế thâm nám ở mẹ bầu

Hàm lượng vitamin C có trong nhót sẽ góp phần bảo vệ da, ngăn ngừa hình thành melanin khi tiếp xúc với tia UV. Tình trạng thâm nám ở mẹ bầu cũng được ngăn ngừa một phần. Nếu mẹ thắc mắc có bầu ăn nhót được không, câu trả lời là được, tại sao không? Mẹ nên ăn để cải thiện sức khỏe của làn da nhé.

[inline_article id= 285124]

Mẹ bầu ăn nhót được không? Các lưu ý cho mẹ

Lưu ý đầu tiên và quan trọng nhất là khi ăn nhót nên chà sạch lớp vẩy (bụi phấn) bên ngoài để tránh bị đau họng. Ngoài ra, mẹ cần lưu ý:

1. Mẹ bầu không được ăn nhót quá nhiều và không nên ăn lúc đói

Vì loại quả này chứa một lượng lớn vitamin C và có tính acid, nên nếu ăn quá nhiều, đặc biệt là ăn trong lúc đói sẽ rất dễ gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, như viêm loét dạ dày. Mẹ bầu không nên ăn quá 10 quả/ngày và chỉ nên ăn khi bụng no. Tốt nhất là sau bữa ăn 30 phút.

2. Bà bầu ăn nhót chín được không?

Với nhót chín đỏ, người ta thường dùng làm nguyên liệu để chế biến nộm, gỏi cá,… Nhót chín đỏ thường có vị chua ngọt nên loại nhót chín phù hợp cho mẹ bầu hơn.

Với nhót chín, mẹ có thể làm món nhót ngâm đường, nhót nấu canh chua để thưởng thức

 

bầu ăn nhót được không 1
Có bầu ăn nhót được không? Được. Nhưng ăn nhót xanh được không? Mẹ nên hạn chế ăn ít vì nó khá chua nhé.

3. Bà bầu ăn nhót xanh được không?

Nhót xanh thường được ăn bằng cách trộn chẩm chéo rất ngon. Ngoài ra, do nhót xanh có vị chua, chát nên mẹ bầu cần tránh ăn quả khi đang đói bụng vì dễ gây kích ứng dạ dày. Tuy nhiên mẹ bầu hạn chế ăn nhót xanh quá nhiều để tránh đau bao tử nhé.

4. Bà bầu có nên dùng thuốc từ là và rễ cây nhót không?

Theo Đông y, dù là và rễ nhót có nhiều công dụng. Tuy nhiên, đối với mẹ bầu thì lá và rễ nhót không được dùng cho phụ nữ có thai.

Như vậy MarryBaby đã trả lời được câu hỏi mẹ bầu có ăn nhót được không. Mẹ hãy xem xét và đưa ra lựa chon để an toàn cho thai kỳ nhé.

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Bầu mọc lông bụng, hiện tượng bình thường hay vấn đề đáng quan tâm?

Hiện tượng bà bầu mọc lông bụng khi mang thai là điều bình thường và sẽ tự biến mất sau khoảng 6 tháng kể từ lúc con yêu ra đời. Nguyên nhân bà bầu mọc lông bụng khi mang thai do đâu? Hãy cùng MarryBaby tìm hiểu qua bài viết sau nhé.

Nguyên nhân bà bầu mọc lông bụng

Tại sao khi có bầu bụng lại mọc nhiều lông là thắc mắc rất phổ biến. Theo các chuyên gia sức khỏe, có bầu mọc lông bụng có thể là cơ thể bạn đang có sự thay đổi hormone đột ngột bao gồm estrogen.

Đây là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng bà bầu mọc lông bụng. Bạn có thể nhận thấy rằng các sợi lông bụng bầu mới mọc sẽ dày và dài hơn so với lông tay chân. Ngoài lông bụng bầu, mẹ bầu cũng có thể mọc lông ở các khu vực như:

  • Hông
  • Thắt lưng
  • Vai
  • Lưng
  • Cánh tay
  • Ngực
  • Mặt

Tại sao một số mẹ bầu mọc lông ở bụng trong khi một số thì không?

Mặc dù tất cả phụ nữ trong thời kỳ mang thai đều sản sinh ra cả nội tiết tố nam và nữ, nhưng không phải tất cả đều gặp phải tình trạng mẹ bầu mọc lông ở bụng quá mức, đặc biệt là ở những vùng không mong muốn. Mặt khác, một số phụ nữ bị tăng sắc tố da, mụn trứng cá và sưng tấy .

Hiện tượng bầu mọc lông bụng khi nào kết thúc?

Lông bụng mọc khi mang thai thường biến mất khoảng 6 tháng sau sinh. Ngoài ra, bạn cũng có thể nhận thấy rụng lông, tóc ở các bộ phận cơ thể khác trong thời gian này.

Nếu hiện tượng mang thai lông bụng mọc nhiều không biến mất hoặc thậm chí lan rộng và trở nên dày hơn, hãy đến bác sĩ để được kiểm tra máu nhằm đảm bảo đây không phải là do các tình trạng khác gây nên như:

  • Hội chứng cushing
  • Bệnh to đầu chi
  • Khối u gần buồng trứng hoặc tuyến thượng thận.
bầu mọc lông bụng
Bầu mọc lông bụng là hiện tượng bình thường trong thai kỳ

Bầu lông bụng mọc nhiều là trai hay gái ?

Có rất nhiều lời đồn cho rằng lông bụng mọc nhiều khi mang thai có thể cho biết giới tính của thai nhi nên nhiều người băn khoăn không biết bầu lông bụng mọc nhiều là trai hay gái. Đa phần, nhiều người tin rằng mọc lông bụng là dấu hiệu cho thấy bạn đang mang thai bé trai.

Tuy nhiên, vẫn chưa có nghiên cứu nào chứng minh cho ý kiến trên. Mang thai lông bụng mọc nhiều chỉ đơn giản cho biết rằng các hormone trong cơ thể bạn đang làm việc chăm chỉ để giúp cơ thể nuôi dưỡng con yêu khỏe mạnh.

Khi nào mọc lông bụng trong thai kỳ báo hiệu tình trạng nguy hiểm?

Tuy lông bụng mọc nhiều khi mang thai không có gì phải lo lắng nhưng trong một số ít trường hợp, có bầu mọc lông bụng có thể là dấu hiệu cho thấy cơ thể sản xuất quá nhiều androgen (hormone sinh dục nam giới như testosterone).

Một số nguyên nhân có thể gây ra chứng tăng sinh androgen bao gồm hội chứng buồng trứng đa nang và uống thuốc điều trị động kinh.

Ngoài gây mọc lông vùng bụng, cơ thể tăng sản xuất androgen còn gây ra: cao huyết áp, mụn trứng cá, kinh nguyệt không đều, giọng trầm, tăng cân nhanh, khối cơ lớn hơn.

Dù tình trạng này rất hiếm nhưng nó có thể ảnh hưởng đến thai nhi. Ví dụ, bé gái có nguy cơ phát triển các đặc điểm giống như con trai do lượng androgen dư thừa trong máu của mẹ. Bạn nên thông báo với bác sĩ nếu có bất kỳ triệu chứng tăng sản xuất androgen. Bác sĩ sẽ kiểm tra lượng hormone cho bạn và kê toa thuốc nếu cần.

Bà bầu có thể triệt lông hay không?

Dù tình trạng mọc lông bụng khi mang thai sẽ biến mất sau khi sinh, nhưng một số thai phụ vẫn muốn loại bỏ vì lý do thẩm mỹ. Các phương pháp loại bỏ lông đơn giản như cạo, wax lông thường an toàn đối với thai phụ.

Tuy nhiên, lúc này, da của bạn mỏng manh và nhạy cảm hơn bình thường. Bạn hãy thoa một chút dầu dừa lên vùng bụng sau khi tẩy để tránh bị kích ứng.

bầu mọc lông bụng
Các phương pháp wax lông thông thường khá an toàn với thai phụ

Tẩy lông bằng nguyên liệu thiên nhiên an toàn cho mẹ bầu

Dưới đây là một số cách tự nhiên để loại bỏ lông không mong muốn trên cơ thể khi mang thai. Tuy nhiên, mẹ bầu vẫn nên hỏi ý kiến ​​bác sĩ trước khi thực hiện

1. Tẩy lông bằng nghệ

Nếu bạn muốn tẩy lông bụng khi mang thai, hãy trộn nghệ với sữa. Đắp hỗn hợp bột nghệ này lên bụng của bạn và để nó cho đến khi nó khô hoàn toàn. Sau đó rửa sạch bằng nước ấm. Bạn có thể thêm bột mì vào hỗn hợp nếu lông dày hơn bình thường.

2. Đu đủ xanh

Đắp đu đủ sống lên da là một trong nhiều cách tự nhiên để loại bỏ lông không mong muốn trên cơ thể. Nó hoạt động bằng cách phá vỡ các nang lông và ngăn lông mới mọc. Phần lông ở bụng sẽ nhạt hơn, thưa hơn. Đồng thời, vùng da bụng sẽ có được độ căng mịn.

3. Hỗn hợp đường và chanh

Chanh hoạt động bằng cách tẩy trắng lông và làm cho lông ít bị bết hơn. Mặt khác, đường là một chất tẩy tế bào chết tuyệt vời và khi hai thứ này được kết hợp trong một hỗn hợp sẽ mang lại kết quả tốt hơn khi đối mặt với tình trạng bụng nhiều lông trong thai kỳ.

Trộn nước cốt chanh với đường và nước. Đắp hỗn hợp lên bụng và để khoảng 15 phút. Rửa sạch hỗn hợp khỏi bụng bằng cách xoa nhẹ.

bầu mọc lông bụng
Nguyên liệu thiên nhiên giúp mẹ bầu wax lông an toàn hơn

4. Mặt nạ trứng

Trộn lòng trắng trứng với đường và bột ngô rồi thoa lên bụng. Để hỗn hợp khô bớt. Nó sẽ tạo thành một lớp mặt nạ có thể được loại bỏ bằng cách nhẹ nhàng kéo nó ra cùng với phần lông không mong muốn trên cơ thể.

5. Bột yến mạch chuối

Nếu bạn đang gặp vấn đề về bụng nhiều lông khi mang thai, đắp hỗn hợp chuối chín và bột yến mạch lên da có thể giúp bạn.

6. Mật đường

Nếu bạn muốn loại bỏ lông không mong muốn từ dạ dày của bạn, bạn có thể trộn một ít đường với mật mía và chanh lên da để tẩy lông.

Ngược lại với những biện pháp trên, hững phương pháp tẩy lông hiện đại không được nghiên cứu rộng rãi về độ an toàn đối với bà bầu mọc lông bụng. Đó là các phương pháp: tẩy trắng, kỹ thuật đốt điện, tẩy lông bằng laser, kem tẩy lông.

Tuy nhiên, nếu sau khi sinh, lông vùng bụng không biến mất mà phát triển nhiều hơn, bạn nên đến bác sĩ khám hay lựa chọn những mỹ phẩm tẩy lông cần thiết.

Xem thêm:

Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Thuốc dị ứng cho bà bầu: Mẹ lưu ý để chọn sao cho an toàn

Có thể lựa chọn dùng thuốc dị ứng cho bà bầu để khắc phục triệu chứng nhưng cần hết sức thận trọng. Mẹ bầu hãy xem ngay những tiêu chí dưới đây để tìm giải pháp hoặc phương pháp thay thế phù hợp.

Danh sách loại thuốc dị ứng cho bà bầu

Nếu mẹ bầu có tiền sử dị ứng trước khi mang thai thì khi bước vào thai kỳ, các triệu chứng này có thể biến mất, diễn tiến nghiêm trọng hơn hoặc cũng có thể xảy ra giống như trước thai kỳ.

Tuy nhiên, các triệu chứng này hoàn toàn không ảnh hưởng đến bé cưng trong bụng, quan trọng là mẹ cần cẩn thận khi điều trị. Nếu các triệu chứng dị ứng là một vấn đề lớn, chẳng hạn như chúng khiến mất ngủ thì việc dùng thuốc có thể tốt hơn cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.

Có rất nhiều loại thuốc kháng histamin không kê đơn và thuốc xịt mũi steroid an toàn cho bà bầu bị dị ứng

Đối với các loại thuốc uống:

  • Loratadine (Claritin)
  • Cetirizine (Zyrtec)
  • Fexofenadine (Allegra)
  • Diphenhydramine (Benadryl)

Đối với các loại thuốc xịt:

  • Budesonide (Rhinocort)
  • Mometasone (Nasonex)
  • Fluticasone (Flonase / Veramyst)

thuốc dị ứng cho bà bầu 4

Cách giảm các triệu chứng dị ứng không dùng thuốc cho bà bầu 

Các triệu chứng dị ứng thường gặp ở mẹ bầu: viêm mũi xoang dị ứng, hen phế quản, mề đay, chàm… Nếu các triệu chứng dị ứng không quá nguy hiểm hoặc ảnh hưởng cho sức khỏe, bà bầu có thể hạn chế dùng thuốc và tham khảo dưới đây để thực hiện:

1. Tránh xa tác nhân gây dị ứng

Các chất gây dị ứng trong môi trường như nấm mốc, phấn hoa, bụi mịn, mạt bụi nhà và lông động vật là “thủ phạm” gây dị ứng phổ biến. mẹ bầu có thể tránh xa các tác nhân này mẹ bầu các giữ vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tránh nuôi vật nuôi và đóng cửa sổ để tránh phấn hoa, bụi mịn bay vào nhà khi không khí bị ô nhiễm.

[inline_article id=212584]

Giảm các dị ứng nhẹ cho bà bầu tại nhà mà không dùng thuốc

  • Nên chú ý nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng. Một số thực phẩm cần được bổ sung là ra rau xanh, các loại trái cây tươi.
  • Hạn chế ăn những thực phẩm dễ gây dị ứng, chẳng hạn như chất kích thích, rượu bia, đồ ăn cay nóng, hoặc những loại hải sản tôm, cá, cua,…
  • Nên uống đủ nước. Tránh uống nước ngọt thay vào đó là nước trái cây nhà làm.
  • Không nên tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh và cũng không nên tắm quá lâu.
  • Nếu thời tiết quá lạnh thì cần giữ ấm cơ thể thật tốt để tránh gây ngứa.
  • Mẹ bầu nên mặc thoáng mát, rộng rãi và có chất liệu thấm hút mồ hôi. Tránh được tình trạng ngứa do vùng da tiếp xúc nhiều mồ hôi.
  • Có thể sử dụng nước muối sinh lý cho bà bầu nghẹt mũi để nhỏ mũi thay vì dùng thuốc dị ứng.
  • Có thể sử dụng máy lọc không khí với mục đích loại bỏ chất gây dị ứng.
  • Hạn chế gãi để da bị trầy xước hoặc nhiễm khuẩn.

>>>Mẹ có thể tìm hiểu Bà bầu bị ngứa khi mang thai: 7 nguyên nhân và 10 cách chữa trị

Lưu ý khi sử dụng thuốc dị ứng cho bà bầu

Trong tam cá nguyệt đầu tiên, để đảm bảo an toàn cho bé, bà bầu nên hạn chế tất cả các loại thuốc bao gồm thuốc dị ứng. Các loại thuốc bao gồm cả thuốc dị ứng có thể làm tăng nguy cơ xảy ra một số dị tật bẩm sinh

thuốc dị ứng cho bà bầu 3

1. Cách chọn một số loại thuốc dị ứng trong thai kỳ 

  • Corticoid đường mũi và đường hít tương đối an toàn để tiếp tục trong thời kỳ mang thai (budesonide là loại thuốc được lựa chọn). Tuy nhiên mẹ vẫn nên hạn chế sử dụng các thuốc thông mũi trong ba tháng đầu.
  • Thuốc đối kháng thụ thể leukotriene được cho là an toàn.
  • Omalizumab có thể được sử dụng cho cả bệnh hen suyễn không kiểm soát và nổi mề đay kháng histamin.
  • Các thuốc kháng histamin thế hệ thứ hai: loratadin, cetirizin, terfenadin, mizolastine, acrivastin…  So với thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất thì loại này ít gây tác dụng phụ hơn. Đã có nghiên cứu về độ an toàn của thuốc trên đối tượng sử dụng là phụ nữ mang thai.

2. Các loại thuốc dị ứng cần tránh dùng cho bà bầu

thuốc dị ứng cho bà bầu 1

Hầu hết các loại thuốc kháng histamin đều an toàn để dùng trong thai kỳ nhưng có một số loại thuốc mẹ bầu cần cẩn thận khi sử dụng.

  • Thuốc kháng histamin thế hệ thứ nhất: mycophenolate mofetil, methotrexate, cyclosporine, azathioprine và zilueton.
  • Thuốc xịt trị nghẹt mũi pseudoephedrine (Sudafed) cũng nên hạn chế sử dụng. Dù thuốc thông mũi không có nguy cơ gây ra vấn đề với thai nhi nhưng nó có thể khiến một số bà bầu bị tăng huyết áp (tăng nguy cơ gây tiền sản giật). Có một số nghiên cứu cho thấy vẫn có nguy cơ dị tật bẩm sinh liên quan đến pseudoephedrine nhưng chỉ xuất hiện trong 3 tháng đầu.
  • Đề phòng thuốc kháng histamin kết hợp với thuốc thông mũi. Vì không có đủ dữ liệu về số mẹ bầu chứng minh cho sự an toàn của chúng, nên khuyến cáo là mẹ bầu nên tránh dùng thuốc xịt mũi kháng histamin.
  • Nasacort (triamcinolone) là loại thuốc dị ứng không dành cho bà bầu. Một đánh giá năm 2018 cho thấy loại thuốc xịt này có nguy cơ gây dị tật bẩm sinh đường hô hấp cao nhất. Do đó, trong thời gian mang thai, tốt nhất mẹ bầu nên tránh sử dụng loại thuốc này.

Trên đây là những thông tin cần thiết về thuốc dị ứng cho bà bầu. Chị em hãy lưu ý để bảo vệ thai kỳ an toàn nhé!