Categories
Mang thai Chăm sóc mẹ bầu

Siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?

Vì quá lo lắng, không ít mẹ bầu lạm dụng chuyện siêu âm trong thai kỳ. Vậy siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi? Mẹ tham khảo thông tin sau nhé!

1/ Thực hư thông tin siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi?

Theo nghiên cứu gần đây nhất của các nhà khoa học Thụy Điển, việc các bà mẹ khi mang thai lạm dụng chuyện siêu âm có thể gây tổn thương đến não bộ của thai nhi. Theo đó, não bé trai có nguy cơ tổn thương nhiều hơn, để lại dị tật lâu hơn so với bé gái.

siêu nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi
Trước tuần thai thứ 12, mẹ bầu không nên siêu âm trừ khi được chỉ định từ bác sĩ

Các chuyên gia và nhà khoa học khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai chỉ nên siêu âm theo chỉ định của bác sĩ và tuyệt đối không nên siêu âm vào những tuần đầu tiên của thai kỳ, trừ khi bạn có dấu hiệu bị chửa ngoài dạ con.

Nguyên do của chuyện cấm kỵ siêu âm ở những tuần đầu thai kỳ: Việc chiếu liên tục của máy siêu âm trong vòng 1 phút sẽ làm tăng thân nhiệt của người mẹ lên khoảng 1-5 độ C. Chỉ cần quá 1 phút, thân nhiệt mẹ tăng 5 độ C sẽ gây những tổn thương nghiêm trọng ở não và thành mạch máu của thai nhi.

2/ Siêu âm thai kỳ bao nhiêu lần là đủ?

Mặc dù chưa có thêm bất cứ kết luận chính thức nào về việc siêu âm nhiều có ảnh hưởng đến thai nhi vào 3 tháng giữa và 3 tháng cuối, nhưng mẹ cũng tránh lạm dụng. Tốt nhất nên khám thai định kỳ và làm các xét nghiệm cũng như siêu âm cần thiết nếu bác sĩ chỉ định.

[inline_article id = 69630]

Thông thường, với thai kỳ khỏe mạnh và bình thường, 3 thời điểm siêu âm quan trọng là vào tuần thai thứ 12-14, tuần thai thứ 22-24 và tuần thai thứ 32-34. 3 lần siêu âm là số lần tối thiểu bà bầu nên thực hiện trong suốt quá trình mang thai 9 tháng 10 ngày của mình. Trừ khi bác sĩ phát hiện những dấu hiệu bất thường, lúc đó con số này có thể tăng lên. Theo đó, chi tiết 3 mốc siêu âm quan trọng là như sau:

-Siêu âm tuần 12-14: Xác định tuổi thai, số lượng thai đơn hay thai đôi, đoán ngày dự sinh,… Buổi siêu âm này cực cần thiết đối với những mẹ bầu không nhớ rõ ngày kinh cuối hoặc có kinh nguyệt không đều. Trong lần này, bác sĩ sẽ đo độ mờ da gáy để dự đoán một số bất thường nhiễm sắc thể cũng như những bất thường khác ở thai nhi.

-Siêu âm tuần 22-24: Kiểm tra hình thể thai nhi nhằm phát hiện kịp thời những dấu hiệu bất thường về nhau thai, nước ối. Trong lần này, bác sĩ cũng tiến hành tầm soát các dị tật bẩm sinh ở thai nhi như sứt môi, hở hàm ếch, dị dạng ở các cơ quan nội tạng.

– Siêu âm tuần 32-34: Phát hiện một số bất thường xảy ra muộn ở tim, mạch máu và não… của thai nhi, đồng thời chẩn đoán cân nặng thai nhi, ngôi thai, nhau thai, dây rốn, nước ối… để tiên lượng cho quá trình chuyển dạ diễn ra sắp tới.

>>> Các thảo luận có cùng chủ đề:

MarryBaby

 

 

By Hà Trần

Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.