Thai ngoài tử cung là hiện tượng bào thai hình thành và phát triển ở vị trí bên ngoài tử cung. Nó có thể được xem như một bệnh sản phụ khoa cấp tính; có khả năng đe dọa đến tính mạng của bà bầu; và cần được điều trị. Chi phí điều trị thai ngoài tử cung là bao nhiêu? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé.
1. Thai ngoài tử cung là gì?
Trước khi tìm hiểu về chi phí điều trị thai ngoài tử cung, chúng ta cần hiểu rõ về tình trạng này. Thai ngoài tử cung là trường hợp bào thai được hình thành và phát triển ở khu vực ngoài tử cung. Theo Trung tâm Thông tin Công nghệ sinh học Quốc gia Hoa Kỳ (NCBI); tình trạng thai ngoài tử cung có thể nằm ở vòi trứng; sẹo mổ tử cung; buồng trứng; ống cổ tử cung; hoặc ở ổ bụng.
Cũng theo NCBI, tỷ lệ thai ngoài tử cung thường là 1-2% ở các sản phụ mang thai tự nhiên và 2-5% sản phụ có hỗ trợ sinh sản. Đây là một bệnh lý phụ khoa cấp tính, nguy hiểm đến tính mạng của mẹ bầu. Khi khối thai bị vỡ sẽ xảy ra hiện tượng chảy máu ồ ạt. Nếu không được cấp cứu kịp thời, mẹ sẽ có nguy cơ tử vong hoặc ảnh hưởng đến chức năng sinh sản sau này.
>>> Bạn có thể tham khảo Cổ tử cung thấp khi mang thai có khiến mẹ bầu sinh non không?
2. Nguyên nhân thai ngoài tử cung
Chúng ta cũng cần hiểu về nguyên nhân khiến thai ngoài tử cung trước khi biết chi phí điều trị thai ngoài tử cung. Thông thường, trứng sau khi được thụ tinh tại vòi trứng sẽ được dẫn đến buồng tử cung để làm tổ tại đây. Tuy nhiên, khi vòi trứng bị biến dạng hoặc viêm nhiễm, bào thai sẽ không thể làm tổ trong tử cung. Nguyên nhân khiến vòi trứng bị viêm đó là:
- Vòi trứng bị vi khuẩn bên ngoài xâm nhập vào
- Mẹ từng nạo, phá thai dẫn đến vòi trứng bị ảnh hưởng
- Vòi trứng bị tắc, hẹp do quan hệ tình dục không an toàn
- Do dị tật bẩm sinh
- Vệ sinh vùng kín không sạch sẽ
- Chị em từng thực hiện các cuộc phẫu thuật tại vị trí vùng chậu
- Bên cạnh đó, đối với những mẹ đã từng có tiền sử thụ thai ngoài tử cung, khi có sự can thiệp phẫu thuật y khoa sẽ dễ dẫn đến để lại sẹo và nguy cơ viêm nhiễm tại vòi trứng.
- Một số nguyên nhân khác như các bệnh ở buồng trứng; tử cung bị tổn thương do sảy thai; do phương pháp đặt vòng tránh thai không đúng; các bệnh bị lây khi quan hệ tình dục…
3. Dấu hiệu thai ngoài tử cung
Các mẹ cần xác định các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung trước khi tìm hiểu chi phí điều trị thai ngoài tử cung. Có rất nhiều triệu chứng xảy ra khi mang thai ngoài tử cung mà các mẹ nên lưu ý:
- Dấu hiệu giống như khi có thai: nôn, nghén, khó chịu, mệt mỏi trong người.
- Kỳ kinh nguyệt đến trễ: đây được xem là hiện tượng bình thường khi mang thai, tuy nhiên nó cũng là dấu hiệu khi có thai ngoài tử cung.
- Bụng có dấu hiệu đau bất thường, sau đó đau từng cơn, nhất là ở vùng bụng dưới.
- Lượng máu trong chu kỳ kinh nguyệt ít hoặc nhiều hơn so với bình thường.
- Trong trường hợp khối thai ngoài tử cung đã vỡ, mẹ sẽ cảm thấy đau bụng dữ dội, vã mồ hôi, da xanh, lạnh chân lạnh tay, tụt huyết áp, mạch đập nhanh.
4. Chi phí điều trị thai ngoài tử cung
Nếu có các dấu hiệu mang thai ngoài tử cung, mẹ bầu cần đến ngay các bệnh viện uy tín để được thăm khám và chữa trị kịp thời. Chi phí điều trị thai ngoài tử cung giá bao nhiêu? Điều này phụ thuộc vào từng phương pháp điều trị. Dưới đây là các phương pháp điều trị mẹ nên tham khảo.
1. Điều trị nội soi
Là việc thực hiện nội soi để loại bỏ khối thai, vòi trứng tùy vào từng trường hợp bệnh. Để tiếp nhận phương pháp điều trị này, các mẹ cần có thể chất tốt; tình trạng sức khỏe ổn định; và đang không sử dụng hay điều trị bằng thuốc. Nếu không đáp ứng được các yêu cầu trên, việc tiến hành sẽ khó khăn hơn và đòi hỏi tay nghề bác sĩ cao hơn để đảm bảo an toàn.
- Ưu điểm: Cuộc phẫu thuật sẽ diễn ra trong thời gian khá ngắn, vết mổ không để lại sẹo lớn và thời gian hồi phục nhanh.
- Nhược điểm: Có thể để lại các biến chứng như dị ứng thuốc, tổn thương các cơ quan lân cận như ruột; bàng quang; trực tràng và có nguy cơ viêm vòi trứng.
Chi phí điều trị thai ngoài tử cung có đắt không? Do sử dụng phương pháp tiên tiến; đòi hỏi công nghệ hiện đại và tay nghề cao của bác sĩ nên chi phí khá cao. Trung bình chi phí điều trị thai ngoài tử cung nội soi trọn gói dao động trong khoảng từ 20 đến 27 triệu đồng.
2. Điều trị nội khoa
Đây là phương pháp sử dụng thuốc để các tế bào thai ngừng phát triển và chết đi. Sau đó, bào thai đã chết sẽ hấp thụ vào cơ thể mẹ; thay vì bị đào thải ra ngoài như các phương pháp phá thai thông thường.
Để có thể điều trị thai ngoài tử cung bằng phương pháp nội khoa, cơ thể mẹ cần đáp ứng các yêu cầu: không có xuất huyết trong ổ bụng; chưa có tim thai; sức khỏe mẹ ổn định; đường kính túi thai không vượt quá 3.5cm.
- Ưu điểm: Điều trị thai ngoài tử cung bằng thuốc đem lại khả năng thành công khá cao (trên 90%) và tránh được các biến chứng của điều trị bằng nội soi.
- Nhược điểm: Phương pháp này đòi hỏi sự kiên trì do mẹ sẽ được theo dõi nhiều ngày; thực hiện các xét nghiệm máu; siêu âm; khám lâm sàng. Bên cạnh đó, thuốc điều trị bệnh có thể gây nên một số tác dụng phụ như chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, rụng tóc.
Chi phí điều trị thai ngoài tử cung nội khoa giá bao nhiêu? chi phí điều trị thai ngoài tử cung của phương pháp này dao động từ 3 – 6 triệu đồng, bao gồm cả thuốc điều trị và quá trình được bác sĩ thăm khám.
3. Phương pháp mổ hở
Ngoài hai phương pháp trên, thai ngoài tử cung còn có thể điều trị bằng cách mổ hở. Thông thường, kỹ thuật này chỉ được sử dụng khi khối thai đã vỡ; máu xuất huyết quá nhiều trong ổ bụng nên không thể thực hiện mổ nội soi.
Chi phí điều trị thai ngoài tử cung được đề cập trong bài chỉ mang tính chất tham khảo. Chi phí thực tế sẽ tùy thuộc vào tình trạng thai, sức khỏe của mẹ và tùy từng cơ sở khám chữa bệnh.
Việc có thai ngoài tử cung là một trường hợp không mong muốn xảy ra ở phụ nữ. Nếu chẳng may gặp phải trường hợp này, chị em cần giữ bình tĩnh, tiến hành đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Chi phí điều trị thai ngoài tử cung dựa theo từng bệnh viện và phương pháp điều trị. Việc lựa chọn phương pháp nào để chữa trị cần được sự tư vấn và đồng ý của bác sĩ nữa mẹ nhé.