Categories
Mang thai Chuyển dạ - Sinh nở

Đỡ đẻ bằng forcep: 4 điều mẹ cần biết

Dù muốn hay không, khi bạn gặp khó khăn trong chuyện rặn đẻ, bác sĩ bất đắc dĩ phải đỡ đẻ bằng forcep để hỗ trợ bé ra đời. Những mối nguy nào mẹ cần biết?

Đỡ đẻ bằng forcep có gì đặc biệt? Nếu bà bầu có ý định nhờ đến phương pháp đỡ để bằng forcep thì nên tham khảo ngay các thông tin dưới đây nhé.Đỡ đẻ

Đỡ đẻ bằng forcep

Chẳng có mẹ nào lại muốn nhờ đến sự hỗ trợ của các dụng cụ y khoa trong lúc vượt cạn mà muốn được đỡ đẻ thường. Tuy nhiên, nếu chuyện rặn đẻ của bạn có vấn đề, bác sĩ bắt buộc phải dùng kẹp forcep để đỡ đẻ nhanh chóng và kịp thời, đảm bảo an toàn cho bé con. Tham khảo những thông tin về phương pháp này để yên tâm hơn mẹ nhé!

1. Kẹp forcep là gì?

Kẹp forcep là dụng cụ y khoa gồm hai miếng kim loại nối vào nhau có kết cấu như chiếc kẹp, nhưng được phóng to. Chiếc kẹp này được bác sĩ dùng để ôm gọn đầu em bé bằng cách cố định 2 đầu kẹp ở hai bên đầu bé, và kéo bé ra từ trong ống âm đạo.

2. Khi nào cần sử dụng kẹp forcep để đỡ đẻ?

Khoảng 4-5% trường hợp sinh nở cần đến sự hỗ trợ của kẹp forcep. Hiện nay, việc sử dụng kẹp đỡ đẻ không còn phổ biến, bởi đa số các trường hợp đã được nhận định là khó sẽ chuyển qua sinh mổ.

Trừ khi tuy không có dấu hiệu bất thường ngay từ đầu, nhưng trong lúc vượt cạn lại xảy ra tình trạng suy thai, xương chậu yếu, mẹ kiệt sức hoặc em bé ở tư thế ngôi mông, kẹp forcep bắt buộc phải được dùng để hỗ trợ đỡ đẻ kịp thời.Đỡ đẻ

3. Forcep được sử dụng như thế nào?

Bác sĩ sẽ chèn kẹp vào âm đạo và xung quanh hai bên đầu bé. Khi có cơn rặn đến, bạn thực hiện thao tác co và đẩy, lúc này, bác sĩ nằm đầu kẹp nhẹ nhàng kéo bé ra. Rất nhiều mẹ lo lắng về tác dụng phụ của kẹp forcep lên bé con của mình.

Tuy nhiên, dị tật vĩnh viễn hay tử vong do phương pháp hỗ trợ này là hoàn toàn rất hiếm. Theo các chuyên gia, rủi ro do đỡ đẻ bằng kẹp forcep là rất thấp.

4. Tác dụng phụ nào đáng quan tâm?

  • Mặt hoặc đầu trẻ sơ sinh bị bầm tím.
  • Vết xước trên đầu trẻ có thể lành trong khoảng vài tuần.
  • Tác động nhẹ tạm thời lên dây thần kinh của trẻ.
  • Kẹp làm tăng nguy cơ rách tầng sinh môn nhiều hơn.
  • Khi đỡ đẻ bằng kẹp forcep không thành công, bác sĩ sẽ chỉ định mổ sinh ngã âm đạo.Đỡ đẻ

Chia sẻ của một người chồng phải bất đắc dĩ đỡ đẻ tự nhiên cho vợ ngay trên xe taxi

Chuyện có thật, ngay tại Sài Gòn, vào sáng ngày 11-1-2018, trong lúc đưa vợ tới Bệnh viện Từ Dũ, ông bố Hoàng Long đã phải tự tay đỡ đẻ cho vợ ngay trên taxi vì đã sờ thấy đầu con và đường thì tắc, chắc chắn không tới bệnh viện kịp.

“Đang đi nghe tiếng bụp là biết nước ối vợ đã vỡ ra. Tôi sờ vào thấy đầu em bé, cũng hoảng lắm vì chưa đỡ đẻ bao giờ nhưng lỡ rồi làm luôn chứ biết sao”, sau khi vợ và con đã được các bác sĩ chăm sóc anh Luân mới bình tĩnh kể lại.

Sáng sớm ngày 11-1-2018, tại TP.Hồ Chí Minh, vợ chồng anh Trịnh Hoàng Long và chị Nguyễn Thị Duyên đã cùng đón con ngay trên taxi tới bệnh viện Từ Dũ. Hiện chị Duyên đang nằm ở khoa Hồi sức BV Từ Dũ và em bé hoàn toàn khỏe mạnh, hồng hào, nặng 3.5kg.

Theo lời kể của anh Long, lý do anh phải trở thành “ông đỡ” bất đắc dĩ chính là do tắc đường. Sáng sớm ngày 11-1, vợ anh cảm thấy những cơn gò liên tục, đau quặn từng cơn, dù còn cách ngày dự sinh 3 ngày nhưng cả hai vợ chồng quyết định phải tới bệnh viện ngay. Đặt taxi lúc 7h30 đi được một lúc, trên đường Cách Mạng Tháng Tám đến đầu đường Nguyễn Thượng Hiền, vợ anh bấu tay chồng nói: “Anh ơi, em muốn rặn, con sắp ra rồi!”.

Anh Long nhớ lại: “Đang đi nghe tiếng bụp là biết nước ối vợ đã vỡ ra. Tôi lấy cái bỉm chuẩn bị sẵn cho đứa con lớn bịt cầm nước ối cho vợ. Tôi sờ vào thấy đầu em bé, cũng hoảng lắm vì chưa đỡ đẻ bao giờ nhưng lỡ rồi làm luôn chứ biết sao. Đến đường Cao Thắng, khoảng hai phút nữa là tới Bệnh viện Từ Dũ là em bé ra luôn.

Đỡ đẻ
Hình ảnh cặp vợ chồng sinh con trên taxi

Tôi cởi áo quấn con rồi đặt con lên ngực cho bà xã ôm. Mọi chuyện diễn ra quá nhanh, chỉ mất chừng ba phút. Bé trai đầu cũng chứng kiến cảnh này luôn và nó cũng không quá bất ngờ, vội ôm hôn em bé vì ở nhà con hay được mẹ dạy hôn em bé”.

Anh Long chia sẻ chưa bao giờ nghĩ sẽ có ngày đỡ đẻ cho vợ vì hồi nào giờ toàn xem cảnh các bà bầu sinh trên mạng. Khi đến bệnh viện, làm thủ tục cho vợ nhập viện anh vẫn còn cảm giác run và mất năm phút mới bình tâm cầm viết viết tên vợ.

Anh bày tỏ: “Nói chung, mình cũng coi trên mạng để biết cảm giác vợ đẻ ra sao, tại vì ở Việt Nam người ta không cho gia đình vào xem vợ đẻ ra sao trừ mấy bệnh viện có dịch vụ đắt tiền. Thấy loài nào đẻ con cũng tình cảm cả, không ngờ mình lại trực tiếp giúp con ra đời. Nếu lần sau mà vợ có đẻ nữa chắc chắn sẽ bớt run và ổn hơn nhiều. Nếu làm ăn khá thì vợ chồng tôi sẽ đẻ thêm con nữa”.

Theo anh Long, may mắn là lần này vợ sinh khá dễ nên anh không phải vất vả nhiều để đỡ đẻ cho vợ. Đợt sinh con lần đầu, do chưa có kinh nghiệm nên vợ anh ăn uống chưa khoa học, mẹ thì béo mà con tăng không bao nhiêu cân. Lần sinh con thứ hai này, vợ anh chuẩn bị kỹ và ăn uống khoa học hơn. Vợ anh ăn rất nhiều dứa, trái cây, mè luộc, nước sâm nên có lẽ vì thế mà nước ối rất sạch, con ra đời dễ dàng.

Anh chia sẻ câu chuyện lên mạng xã hội với mong muốn chia sẻ cho mọi đàn ông sẽ đưa vợ đi sinh, biết đâu sẽ có ngày đỡ đẻ cho vợ ngay trên xe. Anh Long bộc bạch: “Đỡ đẻ như vậy càng thấy vợ rất vất vả khi sinh con, càng thấy thương vợ hơn”.

[inline_article id=176632]

Sinh đẻ có thể coi là thời khắc sinh tử đối với phụ nữ. Vì vậy việc tìm hiểu kỹ và lựa chọn một phương pháp đỡ đẻ an toàn, tránh tối đa rủi ro là hết sức quan trọng.

MarryBaby

By Hà Trần

Hà Trần là một tác giả của MarryBaby, hoạt động từ giai đoạn MarryBaby trực thuộc Ringier Việt Nam. Hà phụ trách các bài viết thuộc chuyên mục Chuẩn bị mang thai và một số chuyên mục khác. Các nội dung của cô luôn hướng đến giá trị đọc và cập nhật thông tin, kiến thức hữu ích cho các cặp đôi trên hành trình chuẩn bị có con của mình.