Mẹ cần chuẩn bị những gì khi sắp chuyển dạ và để sinh nở dễ dàng hơn? Những gợi ý trong chuyên mục này chắc chắn không làm mẹ thất vọng khi gia đình sắp chào đón thành viên mới.
Rỉ ối bao lâu thì sinh là vấn đề quan trọng nhưng không phải mẹ bầu nào cũng biết. Bạn thì sao? Nếu cũng đang băn khoăn, cùng MarryBaby tìm hiểu ngay nhé!
Nước ối cung cấp dinh dưỡng nuôi thai. Đồng thời cũng là “tường thành” bảo vệ thai nhi khỏi những tác động bên ngoài. Với những trường hợp bình thường, màng ối sẽ tự động vỡ khi chuyển dạ.
Chắn hẳn bạn sẽ không quá lạ lẫm với hình ảnh một bà bầu chuyển dạ ngay sau khi vỡ ối. Tuy nhiên, hình ảnh này chỉ xuất hiện trên phim. Thực tế, sau khi vỡ ối, bạn có thể phải chờ 12-24 giờ các cơn co thắt tử cung mới xuất hiện. Đây mới chính là dấu hiệu báo động đỏ.
Chỉ 10-15% phụ nữ sinh con ngay sau khi vỡ ối. Với những trường hợp này, các cơn co thắt tử cung sẽ xuất hiện từ rất sớm, nhưng lại dễ bị nhầm lẫn với cơn co thắt sinh lý Braxton-Hicks.
Dấu hiệu vỡ ối, rỉ ối
Có 2 trường hợp: Bạn có thể cảm giác như bịch nước bị vỡ òa hoặc từng giọt dịch lỏng chảy ra. Cảm giác khá giống việc bị són tiểu nên nhiều mẹ bầu dễ bị nhầm lẫn. Khác với nước tiểu, nước ối không màu và cũng không có mùi đặc trưng. Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng quỳ tím để kiểm tra độ pH. Giấy quỳ chuyển màu có nghĩa bạn đang bị rỉ ối.
[inline_article id=102239]
Rỉ ối khi mang thai – Khi nào cần lo?
Rỉ ối ở tuần 38 hoặc 39 của thai kỳ là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh. Tuy nhiên, nếu rỉ ối xảy ra trước tuần 37, bạn có nguy cơ đối mặt với việc sinh non và nhiều biến chứng nguy hiểm khác.
Với thai nhi, rỉ ối có thể ảnh huởng nghiêm trọng đến sự phát triển của bé, gây suy thai hoặc dị tật bẩm sinh. Thậm chí một số trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến sảy thai, thai chết lưu. Với mẹ bầu, rỉ ối tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào âm đạo, dẫn đến viêm nhiễm tử cung, nhiễm khuẩn máu…
Trường hợp rỉ ối ở những tuần cuối thai kỳ nhưng nước ối có màu bất thường như nâu, xanh lá, mẹ bầu cũng nên nhập viện ngay. Đây có thể là dấu hiệu thai nhi đang gặp vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lưu ý: Tuyệt đối không dùng băng vệ sinh hay tampon để tránh nhiễm trùng.
[inline_article id=57756]
Xử sao khi bị vỡ ối
Khi phát hiện tình trạng vỡ ối hoặc rỉ ối, bình tĩnh là điều đầu tiên mẹ bầu cần nhớ. Sau đó, bạn nên đến bệnh viện để được kiểm tra và theo dõi. Những trường hợp rỉ ối sớm trước 37 tuần, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc kháng sinh để phòng ngừa nhiễm trùng ối và thuốc chống co bóp tử cung để ổn định.
Trường hợp vỡ ối sau 37 tuần hoặc gần đến ngày dự sinh, bác sĩ có thể áp dụng các phương pháp giục sinh để kích thích việc “vượt cạn” diễn ra nhanh hơn.
Rỉ ối bao lâu thì sinh là vấn đề quan trọng. Tuy nhiên, điều mẹ cần quan tâm trên hết là màu sắc, đặc điểm, lượng nước ối bị rỉ và thời gian bị rỉ ối. Tốt nhất, khi nhận thấy những dấu hiệu bất thường, mẹ bầu nên đến bệnh viện để được kiểm tra ngay.
Những dấu hiệu chuyển dạ sớm mẹ bầu cần biết
Để chuẩn bị sẵn tinh thần chào đón con yêu, bên cạnh vỡ ối, rỉ ối, mẹ bầu cũng nên tìm hiểu những dấu hiệu chuyển dạ sớm sau đây.
Bụng bầu tụt xuống: Vài tuần trước khi chào đời, thai nhi sẽ dịch chuyển về phía cuối khung xương chậu làm mẹ bầu gặp khó khăn hơn khi đi lại.
Nút nhầy tử cung bị bong ra theo mảng hoặc tiết ra theo dịch âm đạo. Thỉnh thoảng sẽ kèm theo máu.
Cơn đau lưng ngày một tăng: Đây là dấu hiệu cho thấy các cơ bắp và xương được kéo dãn chuẩn bị cho quá trình sinh nở.
Tần suất đi tiểu tăng: Thai nhi di chuyển về phía xương chậu sẽ gây chèn ép bàng quang nên mẹ bầu sẽ đi tiểu nhiều lần hơn, trung bình 1 giờ/lần vào 2 tuần cuối trước sinh.
Các cơn co thắt xuất hiện đều đặn: Khác với những cơn co thắt sinh lý, cơn co chuyển dạ xuất hiện với cường độ mạnh và tần suất đều đặn, đồng thời không có dấu hiệu giảm khi thay đổi tư thế.
Thai nhi và nước ối được bao bọc trong một màng ối. Thông thường, lớp màng ối này chỉ vỡ khi mẹ bầu đến lúc chuyển dạ, khi thai nhi từ 37 tuần trở đi. Tình trạng vỡ ối sớm xảy ra khiến nước ối rò rỉ ra khỏi tử cung sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Trong một số trường hợp, vỡ nước ối sớm cũng có thể khởi phát dấu hiệu huyển dạ sớm và làm mẹ sinh non. Ở Việt Nam, các bác sĩ dùng 2 khái niệm khác nhau để phân biệt giai đoạn vỡ ối: Vỡ ối sớm dùng cho trường hợp đã chuyển dạ nhưng cổ tử cung chưa mở, vỡ ối non dùng cho trường hợp vỡ ối mà chưa có chuyển dạ.
Nguy hiểm cận kề khi bầu bị vỡ ối sớm
Tùy theo giai đoạn mang thai, tình trạng vỡ nước ối trước khi thai nhi được xem là đủ tháng (37 tuần) có thể gây ra mức độ ảnh hưởng khác nhau. Trong đó, 2 nguy cơ lớn nhất là nhiễm trùng và sinh non.
Nhiễm trùng do vỡ ối sớm
Nước ối và màng ối có tác dụng bảo vệ thai nhi tránh khỏi sự xâm nhập của vi trùng. Khi màng ối vỡ và nước ối rò rỉ ra bên ngoài sẽ khiến lớp bảo vệ đó suy yếu, thai nhi dễ bị tổn thương do vi sinh vật từ bên ngoài có điều kiện thuận lợi để xâm nhập vào nước ối. Không chỉ thai nhi bị nhiễm trùng, có thể gây suy hô hấp khi ra đời.
Nhiễm trùng ối trong trường hợp ngôi thai chưa được ổn định sẽ có thể dẫn tới sa dây rốn, thậm chí trường hợp biến chứng dẫn rụng rốn khiến thai nhi không còn lấy được dinh dưỡng và oxy.
Người mẹ bị vỡ ối sớm cũng sẽ gặp phải những vấn đề như viêm phúc mạc (màng bao bọc tất cả các cơ quan trong ổ bụng và hố chậu), nhiễm trùng máu…
Sinh non ảnh hưởng đến sức khỏe của bé
Trong các trường hợp vỡ ối sớm kèm theo nhiễm trùng hoặc biến chứng, các bác sĩ có thể sẽ yêu cầu mổ lấy thai. Việc bé sinh ra trước tuần thứ 37 của thai kỳ thường đem đến nhiều nguy cơ lâu dài cho sức khỏe như bệnh hô hấp, bệnh về thị giác, nhiễm trùng. Các bé ra đời trước tuần thứ 24 thường không có nhiều cơ hội sống sót. Nếu vỡ ối sớm dẫn đến chuyển dạ sớm thì các bé sinh non cũng sẽ đối mặt với những nguy cơ tương tự.
Những dấu hiệu đặc trưng
Khi nhận thấy những dấu hiệu dưới đây, mẹ nên ghĩ đến tình trạng vỡ ối sớm và vào bệnh viện để kiểm tra chắc chắn.
Hiện tượng rỉ nước từ âm đạo: Nước ối có thể chỉ rỉ ra một ít, nhưng cũng có trường hợp chảy ồ ạt. Thông thường, khi bị rỉ nước ối, nước sẽ chảy ra chậm hơn so với trường hợp bị són tiểu. Nước ối không có màu và mùi, đồng thời độ p.H cũng khác xa nước tiểu và có thể được phát hiện bằng giấy quỳ.
Rỉ nước kèm xuất huyết: Trong trường hợp nước ối chảy ra nhiều, đồng thời kèm theo chảy máu, mẹ nên đến bệnh viện hoặc phòng khám ngay lập tức để được hỗ trợ.
Nước ối chảy ra có màu hoặc mùi bất thường: Trong trường hợp nước ối chảy ra có màu lạ như vàng, xanh, mẹ nên chuẩn bị tinh thần để tiếp nhận những chuyển biến xấu, vì đó là dấu hiệu của những vấn đề như nước ối bị nhiễm trùng hoặc lẫn phân su.
3 bước “phản ứng nhanh” khi bị vỡ ối sớm
Ngay khi nghi ngờ mình bị vỡ ối non, mẹ nên thực hiện những điều sau:
Bước 1: Đến bệnh viện để kiểm tra
Để chắc chắn mình có đang bị vỡ ối hay không, mẹ nên đến bệnh viện để được các bác sĩ kiểm tra cổ tử cung. Bác sĩ sẽ giúp mẹ chẩn đoán các vấn đề:
Nước rỉ ra có phải là nước ối không
Nước ối có bị nhiễm trùng không
Mẹ có dấu hiệu chuyển dạ hay không
Ngoài ra, mẹ cũng sẽ được siêu âm để xác định xem còn bao nhiêu ối trong buồng ối.
Mẹ sẽ được yêu cầu dùng một miếng thấm và theo dõi ở bệnh viện trong vài giờ. Nếu tình trạng không nghiêm trọng, mẹ sẽ được về nhà.
[inline_article id=102239]
Bước 2: Tiếp tục theo dõi tại nhà
Khi ở nhà, mẹ nên chú ý đến 2 vấn đề:
Đo nhiệt độ cơ thể mỗi 4-8 giờ: Nếu sốt trên 37 độ C, hoặc sốt cao trên 38,5 độ C, có thể đó là dấu hiệu nhiễm trùng và mẹ cần quay trở lại bệnh viện ngay.
Theo dõi sự thay đổi màu sắc của nước ối: Mẹ có thể sử dụng miếng băng vệ sinh hàng ngày để theo dõi sự khác thường của nước ối. Khi xảy ra bất cứ sự thay đổi nào về màu sắc và mùi nước ối, mẹ nên đến bệnh viện để được xử lý đúng cách.
Bước 3: Chuẩn bị cho ca sinh sớm
Nếu những lợi ích khi sinh trước ngày dự sinh lớn hơn những nguy cơ do vỡ ối sớm đem lại, mẹ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để đảm bảo an toàn. Để chuẩn bị sinh mổ, mẹ cần tìm hiểu kỹ về các biện pháp giảm đau, cách chăm sóc bản thân sau sinh mổ, cách chăm sóc trẻ sinh non để không bị bối rối khi đi vào bước ngoặt này.
Trong bài viết này, MarryBaby sẽ chia sẻ cho các mẹ bầu về kinh nghiệm đẻ mổ. Hãy cùng tham khảo nhé!
Sinh mổ được thực hiện như thế nào?
Trước khi tìm hiểu những kinh nghiệm sinh mổ, chúng ta cần hiểu về phương pháp sinh này. Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật đưa em bé ra ngoài thông qua vết rạch trên thành bụng và tử cung của mẹ [2]. Sinh mổ có thể được lên kế hoạch nếu phát hiện sớm các rủi ro khi sinh thường gọi là sinh mổ chủ động. Sinh mổ không có kế hoạch, được bác sĩ chỉ định do phát sinh vấn đề trong khi chuyển dạ gọi là sinh mổ cấp cứu [3].
Hầu hết các ca sinh mổ đều chỉ gây tê phần dưới của cơ thể từ thắt lưng trở xuống [4]. Điều này cho phép bạn tỉnh táo suốt quá trình phẫu thuật mổ lấy thai. Bạn sẽ cảm nhận được thao tác của bác sĩ và nhìn thấy sự chào đời của em bé nhưng không cảm thấy đau đớn. Ngược lại, một số trường hợp sinh mổ khẩn cấp có thể cần được gây mê toàn thân. Điều này nghĩa là bạn sẽ hôn mê suốt trong quá trình phẫu thuật [2].
Kinh nghiệm sinh mổ và cách cải thiện những vấn đề thường gặp
1. Đau vết mổ
Hầu hết các mẹ đều cảm thấy khó chịu trong vài ngày đầu sau sinh mổ. Đối với một số trường hợp, cơn đau có thể kéo dài đến vài tuần. Vì thế, theo kinh nghiệm sinh mổ của nhiều mẹ, bạn không thể bỏ qua bước giảm đau khi sinh. Bạn có thể dùng các thuốc giảm đau thông thường như paracetamol hoặc ibuprofen. Đối với các loại thuốc giảm đau như aspirin hoặc codein, bạn nên tránh sử dụng và cần tham vấn ý kiến bác sĩ bởi những loại thuốc này thường không được khuyến khích dùng khi bạn cho con bú [5].
Bên cạnh đó, mẹ cần chú ý nghỉ ngơi hợp lý. Trong vài tuần đầu tiên sau sinh mổ, bạn cần tránh nâng bất cứ vật gì nặng hơn em bé để không gây ảnh hưởng đến vết mổ [6].
2. Nguy cơ nhiễm trùng
Nhiễm trùng tại vết mổ, trong đường tiết niệu hoặc viêm nội mạc tử cung có thể xảy ra, đặc biệt là trong trường hợp mẹ không dùng kháng sinh dự phòng trước phẫu thuật [4], [7]. Trong đó, nhiễm trùng tại vết mổ là phổ biến với các dấu hiệu như gây đau, sưng, đỏ, tiết dịch [4].
Để tránh nguy cơ này, mẹ cần chú ý vệ sinh vết mổ đúng cách, uống thuốc theo toa đã được kê khi xuất viện và tái khám đúng hẹn để các bác sĩ kiểm tra cũng như kịp thời phát hiện tình trạng nhiễm trùng nếu có [5], [6].
3. Mẹ sinh mổ gặp khó khăn khi cho bé bú
Mẹ sinh mổ thường gặp khó khăn khi bắt đầu cho bé bú do vết mổ bị đau, cử động không dễ dàng, mệt mỏi do gây tê hoặc gây mê, sữa về chậm… Để khắc phục vấn đề này, mẹ nên đảm bảo tiếp xúc da kề da với bé trong 24 giờ đầu sau khi sinh; cho con bú thường xuyên, có thể áp dụng tư thế cho con bú ôm bóng để tránh gây áp lực lên vết mổ và nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ, nữ hộ sinh khi cần thiết [2], [8].
Các vấn đề thường gặp và kinh nghiệm chăm sóc trẻ sinh mổ
1. Trẻ sinh mổ có thể đối mặt với nhiều nguy cơ về sức khỏe
Điểm khác biệt chính giữa trẻ sinh mổ và trẻ sinh thường đó là hệ vi sinh đường ruột. Đối với trẻ sinh mổ, hại khuẩn từ bệnh viện thường chiếm ưu thế hơn do trẻ không tiếp xúc với vi khuẩn từ âm đạo của mẹ [9]. Điều này khiến trẻ có thể đối mặt với một số vấn đề sức khỏe liên quan đến:
Hệ miễn dịch: Kết quả nghiên cứu cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ miễn dịch kém cao hơn 1,5 lần so với trẻ sinh thường và nguy cơ này có thể kéo dài cho đến tận 5 tuổi [9], [10]. Các nghiên cứu cũng phát hiện sinh mổ có liên quan mật thiết đến nguy cơ trẻ mắc các bệnh như tiểu đường, dị ứng thực phẩm… [11]
Hệ hô hấp: Trẻ sinh mổ có nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [12]. Bên cạnh đó, do trẻ không phải chịu lực ép như khi qua ống sinh nên có thể dẫn đến sót dịch ối trong phổi và gây ra các vấn đề hô hấp như thở khò khè, khó thở, tăng nguy cơ mắc hen suyễn về sau [9], [13].
Hệ tiêu hóa: Nhiều nghiên cứu đã phát hiện rằng sinh mổ dường như đang làm giảm đi sự đa dạng của vi sinh vật ở trẻ sơ sinh, dẫn đến chứng rối loạn vi khuẩn đường ruột [11]. Qua đó, trẻ sinh mổ sẽ có nguy cơ mắc bệnh về tiêu hóa như đau bụng, trào ngược dạ dày thực quản, táo bón, tiêu chảy… [14] Ngoài ra, nghiên cứu cũng cho thấy bé sinh mổ có thể có hại khuẩn cao hơn 80% so với bé sinh thường [24].
2. Kinh nghiệm chăm sóc bé sinh mổ
Theo khuyến cáo, bạn nên nuôi con bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời. Bởi sữa mẹ có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết mà trẻ cần để phát triển gồm chất béo, carbohydrate, protein, vitamin, khoáng chất, nước, HMO, Nucleotides, lợi khuẩn… [15] Các nghiên cứu cũng cho thấy sữa mẹ có thể hỗ trợ điều chỉnh rối loạn vi khuẩn ở trẻ sinh mổ, giúp cải thiện tình trạng này với kết quả tương đương được thấy ở trẻ sinh thường 1 tháng tuổi [11].
Tuy nhiên, trường hợp không thể cho bé bú, mẹ có thể cân nhắc lựa chọn công thức sữa có các thành phần giúp bé sinh mổ tăng cường hệ miễn dịch như:
HMO: Dưỡng chất với hàm lượng nhiều thứ ba trong sữa mẹ. Trong đó, 5 HMOs nhiều là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3’-SL và 6’-SL. Một số nghiên cứu đã phát hiện những lợi ích của HMO đối với sức khỏe của trẻ sơ sinh bao gồm giúp cải thiện hệ vi sinh đường ruột, tăng cường miễn dịch và chống lại mầm bệnh hiệu quả hơn [16].
Nucleotides: Hợp chất được tìm thấy với hàm lượng cao trong sữa mẹ. Nucleotides giúp tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể. Nucleotides cũng mang đến lợi ích cho hệ vi sinh đường ruột và giúp giảm tiêu chảy ở trẻ [19], [20], [21].
Lợi khuẩn BB-12: Đây là chủng lợi khuẩn chiếm ưu thế ở trẻ bú mẹ nên được đánh giá là có vai trò quan trọng đối với hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Bổ sung lợi khuẩn BB-12 sẽ giúp trẻ cân bằng hệ vi sinh đường ruột [22].
Trẻ sinh mổ có nguy cơ gặp nhiều vấn đề sức khỏe hơn trẻ sinh thường. Thế nhưng, nếu bạn đảm bảo nuôi con bằng sữa mẹ hoặc chọn cho trẻ công thức sữa phù hợp trong trường hợp không thể cho bé bú thì vẫn có thể giúp bé yêu phát triển khỏe mạnh.
Chuẩn bị tâm lý trước khi sinh để vượt qua các nỗi sợ
Việc chuẩn bị tâm lý trước khi sinh con là điều vô cùng cần thiết. Nhiều mẹ chỉ nghĩ chuẩn bị sinh con là chuẩn bị một túi đồ đi sinh, một bộ hồ sơ giấy tờ đầy đủ để nhập viện, nhưng có mấy ai dành thời gian để đối diện với những nỗi sợ hãi, hoang mang khi gần đến ngày sinh và xử lý chúng “gọn gàng” trước khi bước vào bệnh viện. Cùng “điểm danh” 6 nỗi sợ phổ biến nhất khi chuẩn bị sinh con và sự thực mẹ cần biết để vượt qua chúng nhé.
1. Tôi sẽ không chịu đau nổi
Có tới 20% sản phụ cho biết đây là nỗi sợ hàng đầu trong 3 tháng cuối thai kỳ. Đây cũng chính là lý do nhiều phụ nữ quyết định sẽ chọn một cách giảm đau nào đó trong quá trình chuẩn bị sinh con khi đang ở giai đoạn gần đến ngày sinh. Họ muốn dùng thuốc giảm đau trong quá trình sinh nở hoặc chọn phương pháp giảm đau đến mức thấp nhất là gây tê ngoài màng cứng.
Sự thực là: Đa số các bà mẹ đều có thể vượt qua cơn đau chuyển dạ và vượt cạn thành công. Họ chấp nhận khả năng chịu đau đớn, khó chịu và tìm hiểu các phương pháp giúp kiểm soát cơn đau khi sinh. Có rất nhiều cách giúp mẹ vượt qua cảm giác đau đớn mà không cần can thiệp bằng thuốc. Với sự chuẩn bị và hỗ trợ đúng cách, những phụ nữ này thấy rằng sinh con tự nhiên giúp họ mạnh mẽ hơn. Họ hoàn toàn hài lòng về quyết định của mình.
2. Tôi sẽ phải rạch tầng sinh môn hoặc âm hộ sẽ bị rách
Rạch tầng sinh môn là một thủ thuật thường gặp khi sản phụ chọn phương pháp sinh thường. Bác sĩ sẽ tạo một vết cắt ở khu vực giữa âm đạo và hậu môn (đáy chậu), được thực hiện ngay trước khi sinh để mở rộng cửa âm đạo. Một số phụ nữ bị rách tầng sinh môn một cách tự nhiên trong lúc sinh con ngay cả khi đã được rạch. Các vết rách này có thể không đáng kể hoặc khá nghiêm trọng, đòi hỏi phải được khâu lại bằng nhiều mũi.
Sự thực là: Thủ thuật này từng được xem là bắt buộc khi sinh thường, nhưng nay các chuyên gia đều đồng ý rằng việc này không nên được thực hiện một cách máy móc. Mẹ bầu nên trao đổi với bác sĩ trong quá trình chuẩn bị sinh con khi nào bạn buộc phải rạch tầng sinh môn, ở mức độ ra sao, và làm thế nào giúp bạn hạn chế tối đa trường hợp phải rạch hoặc bị rách. Có một số nghiên cứu y học cho thấy việc bắt đầu xoa bóp đáy chậu trong khoảng năm tuần trước ngày sinh sẽ giúp ích trong trường hợp này.
3. Tôi sẽ bị chột bụng trong quá trình đau đẻ
Khá nhiều phụ nữ cho biết họ sợ sẽ… rặn ra phân trong khi sinh. Thực tế, có nhiều mẹ gặp tình huống này và một vài người cảm thấy thực sự xấu hổ. Tuy nhiên, chuyện này là hoàn toàn bình thường khi sản phụ rặn đẻ, vì thế các bác sĩ và y tá sẽ thông cảm cho bạn. Y tá hoặc hộ lý sẽ lau sạch thậm chí trước cả khi bạn biết chuyện gì đã xảy ra. Ngay trong những ngày chuẩn bị sinh con, bạn nên tự trấn an mình, đây chỉ là một chuyện cực nhỏ trong quá trình vượt cạn.
4. Tôi sẽ bị can thiệp y tế quá mức cần thiết
Cách tốt nhất để giải quyết vấn đề này là nói chuyện thẳng thắn với bác sĩ. Nếu tin tưởng và tôn trọng bác sĩ đỡ đẻ của mình, bạn có thể yên tâm rằng họ sẽ làm điều tốt nhất cho bạn và em bé trong ngày sinh nở. Nếu bác sĩ nhận thức được mong muốn của bạn, họ có thể nỗ lực hết sức để làm theo mong muốn đó, chẳng hạn như khi bạn không muốn gây tê ngoài màng cứng hay thực hiện da tiếp da sau sinh, cần trao đổi với bác sĩ và bệnh viện càng sớm càng tốt để có sự chuẩn bị tốt nhất.
5. Tôi sẽ phải sinh mổ
Với tỷ lệ 1/5 số phụ nữ sinh con so phải mổ bắt con, nỗi sợ này là điều dễ hiểu. Nếu bạn luôn mong muốn sinh thường, việc phải sinh mổ có thể khiến bạn thất vọng. Khá nhiều phụ nữ cảm thấy rằng sinh mổ không thực sự cần thiết. Một số bà mẹ nói rằng họ cảm thấy như bị lừa, đặc biệt là khi đã học các lớp tiền sản về việc lâm bồn và chờ đợi cảm giác sinh con một cách hoàn toàn tự nhiên.Nếu bạn có cảm giác này, có thể phải mất một thời gian để dung hòa giữa thực tế với những gì bạn kỳ vọng trong quá trình mang thai. Đây cũng là một trong những điểm quan trọng mà bạn cần chuẩn bị tâm lý trước khi sinh con. Sinh mổ ngoài dự tính có thể là một thử thách cực lớn về mặt tâm lý nếu bạn không chuẩn bị một tâm thế sẵn sàng.
6. Tôi sẽ không đến bệnh viện kịp lúc
Trường hợp sinh con khẩn cấp tại nhà là cực kỳ hiếm, đặc biệt là khi sinh con so. Cơn đau chuyển dạ thường xuất hiện nhiều giờ trước khi bé được sinh ra. Thậm chí, ngay cả khi bạn đã vỡ ối thì cũng rất lâu sau đó bé mới chào đời. Nếu sự thật này vẫn không giúp bạn giảm lo lắng, hãy thử tìm hiểu các kiến thức cần thiết để chuẩn bị cho việc sinh con tại nhà.
Chuẩn bị sinh con: Chuyện trò với bạn đời
1. Con – cầu nối hay mối bất hòa?
Việc thiếu thông hiểu, chuyện trò cùng nhau giữa hai vợ chồng dễ dẫn đến những hiểu lầm. Và mâu thuẫn từ việc nhỏ, lâu ngày chồng chất sẽ trở thành “lỗ nhỏ làm đắm con thuyền hạnh phúc”. Chị Lan Phương, một công chức tại TP.HCM buồn buồn chia sẻ: “Con mình đã ba tuổi rồi, nhưng nhớ lại lúc đầu có cháu mình không khỏi chạnh lòng. Mình ngỏ ý muốn có con nhưng anh cứ bảo chưa phải lúc. Ba năm cưới nhau rồi mà anh cứ thoái thác không muốn làm cha. Đến một ngày tụi mình làm chuyện ấy và mình quên không uống thuốc ngừa thai đều đặn thế là có cháu. Nhưng anh cứ giận mình là ép anh vào tình thế đã rồi, rằng mình lừa anh ấy. Mãi đến lúc sinh được bé gái kháu khỉnh và giống hệt cha thì anh mới chịu học làm cha từ những bước vỡ lòng nhất. Thời gian trong thai kỳ, mình đã rất buồn”.
Theo một nghiên cứu của viện Sức khỏe Tâm thần Mỹ (the National Institute of Mental Health), 2/3 các cặp đôi kém hạnh phúc trong hôn nhân hơn sau khi sinh con đầu lòng. Mặc dù các bậc cha mẹ trẻ có thể đổ lỗi cho sự mệt mỏi vì những đêm mất ngủ chăm con hay phải liên tục đáp ứng nhu cầu của trẻ sơ sinh nhưng nguyên nhân thực sự của những phiền muộn này chính là việc mối quan hệ của hai vợ chồng không đủ vững bền để đương đầu với stress quá mức. Nói như thế không có nghĩa là bạn phải chịu đựng, hi sinh những 18 năm để đứa trẻ sinh ra và trưởng thành. Chỉ với việc chuyện trò và thông hiểu nhau, 9 tháng mai thai con có thể là cơ hội tuyệt vời để cả hai vợ chồng cùng xây dựng tương lai và bắt đầu hành trình cao cả hơn trong cuộc đời: Làm cha mẹ.
Có nhiều cách để các vợ chồng trẻ chuẩn bị sinh con. Và quan trọng nhất vẫn là việc cả hai thấu hiểu nhau. Tất nhiên bạn sẽ phải hi sinh một số sở thích cá nhân để tập trung thời gian vào việc việc chăm sóc con nhưng điều đó không có nghĩa là bạn không làm được gì khác hay đánh mất chính mình.
2. Nói lên suy nghĩ của mình
Chìa khóa cho một mối quan hệ khỏe mạnh chính là sự giao tiếp tốt cùng nhau. Thực ra, việc chuyện trò về con cái hai bạn phải thực hiện trước khi quyết định về chung sống dưới một mái nhà. Nhưng nếu việc ấy đã diễn ra, sẽ chưa muộn khi có những cuộc nói chuyện thẳng thắn về con cái trước khi quyết định thật sự có em bé. Hãy nói lên tất cả những mong ước, hi vọng, nỗi sợ hãi, niềm vui sướng, nỗi khát khao được làm mẹ… đang diễn ra trong lòng bạn. Nếu lắng nghe, chồng bạn sẽ hiểu thêm về người bạn đời của mình cũng như chia sẻ những suy nghĩ của chính anh ấy. Còn nếu anh ấy không muốn lắng nghe đó là vì bạn chưa chọn được thời điểm thích hợp để chuyện trò. Đừng nhắc đi nhắc lại mãi điệp khúc “Em muốn có con” mà hãy thực hiện những cuộc nói chuyện nghiêm túc ở những không gian phù hợp.
3. Đối diện với sự thật
Không nên tô vẽ màu sắc đẹp đẽ về niềm hạnh phúc của viễn cảnh được làm cha mẹ, bạn phải cho anh ấy thấy rằng trách nhiệm mới sẽ khó khăn đến dường nào. Điều này rất cần thiết vì thực tế có rất nhiều cha mẹ trẻ bị sốc khi lần đầu tiên nhìn thấy bé con chào đời. Họ không hình dung được hình ảnh đầu tiên về thiên thần nhỏ của mình là một em bé nhỏ xíu, đỏ hỏn, mắt thiêm thiếp, tóc lưa thưa, da nhăn nheo và những ngày sau, em bé ấy trở thành chiếc máy khóc liên tu bất tận đến bực cả người. Sao bạn và ông xã không tìm hiểu đầy đủ thông tin về quá trình hình thành thai nhi, sự phát triển từng tuần tuổi của thai kỳ, các giai đoạn biến đổi của trẻ sơ sinh và cùng nhau đi xem hình ảnh thực tế em bé ngoài đời tại bệnh viện hay thăm con của bạn bè.
4. Phân chia nhiệm vụ
Trước khi làm cha mẹ, hai bạn cũng cần phân chia rõ vai trò, nhiệm vụ chính của ba và mẹ trong suốt thời gian sinh và nuôi dạy bé. Nếu như thời gian đầu mẹ dành 100% thời gian để chăm con thì bố cũng phải dành ít nhất 70% sau giờ làm về với hai mẹ con. Nếu người mẹ đi làm trở lại thì cả hai người phải sắp xếp lịch nghỉ trưa, lịch sau khi tan sở, cuối tuần,… phù hợp để thay phiên nhau chăm con. Điều này nên được hoạch định trước khi có em bé để đạt sự đồng thuận, tránh phát sinh mâu thuẫn về sau và gánh nặng chăm sóc con chỉ dồn lên đôi vai phụ nữ mang thai và sau sinh. Mọi người thường nghĩ rằng, sự yêu thương nhau tự nhiên sẽ hình thành và gắn bó bền chặt giữa những người có huyết thống nhưng sự thật, đây chỉ là một trong nhiều yếu tố. Bạn cần phải nuôi dưỡng, xây dựng tình cảm giữa các thành viên thì gia đình mới có thể bền chặt.
5. Đi du lịch Babymoon
Nếu hai bạn có kỳ trăng mật Honeymoon ngọt ngào sau lễ cưới thì tại sao không thực hiện một chuyến tương tự như thế để chào đón thành viên thứ ba. Hãy đến một nơi cả hai cùng yêu thích, có phong cảnh đẹp hữu tình và chỉ có hai người với nhau. Trong suốt kỳ Babymoon, hãy làm mới chuyện gối chăn và cả tình yêu của mình. Đề tài của những câu chuyện tại bữa tối lãng mạn chỉ nên xoay quanh đứa con như: những kỳ vọng của hai bạn về con, những điều hai bạn sẽ làm khi trở thành cha mẹ, đưa ra những lựa chọn tên gọi cho con hay kể về những câu chuyện thuở thơ ấu của hai người…
6. Giữ khoảng trời riêng
Trước khi có con, bạn có một cuộc sống tràn đầy hạnh phúc với những khát vọng, đam mê. Có con không có nghĩa là mục đích sống của bạn sẽ phải thay đổi. Hãy tiếp tục làm những gì mình yêu thích. Nếu bạn tìm thấy những điều ngoài đời sống gia đình khiến cho bạn hạnh phúc thì mối quan hệ giữa bạn và bạn đời, giữa bạn cà con cái cũng sẽ được thừa hưởng niềm vui, sự thành công ấy. Bạn là một người vui vẻ, cân bằng, luôn yêu đời và suy nghĩ tích cực. Bạn nghĩ chồng bạn sẽ cảm thấy thế nào khi có một người vợ như thế. Con bạn sẽ tự hào biết bao khi có một người mẹ như bạn!
Khi chuẩn bị sinh con, hai bạn cũng đừng quên học cách chia sẻ những mối lo toan của mình với những người thân. Đừng chịu đựng mọi thứ một mình nếu xung quanh bạn có gia đình lớn và những người thân luôn sẵn sàng hỗ trợ. Sự giúp đỡ và truyền đạt kinh nghiệm từ cha mẹ hai bên có thể là nguồn động lực có sẵn tuyệt vời giúp cho bạn vượt qua những khó khăn của phụ nữ mang thai và buổi đầu làm cha mẹ.
Chọn bệnh viện để sinh như thế nào?
1. Có đủ thông tin trước khi quyết định
Trước hết, bạn cần có đủ thông tin mà mình cần để chọn lựa nơi sinh. Ngay cả khi bạn đã quyết định, một lựa chọn tốt hơn vẫn có thể khiến bạn thay đổi. Bạn có thể cùng bác sĩ thân quen của mình tìm ra một lựa chọn tốt nhất gần nơi bạn sống. Các diễn đàn mẹ và bé cũng là nơi bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin từ các bà mẹ đã có kinh nghiệm.
Khi chuẩn bị sinh con, bạn đừng bao giờ ngần ngại đặt câu hỏi với những người có kinh nghiệm khi bạn có điều gì đó chưa hiểu. Nếu chưa đủ thông tin mà bạn cần, đừng vội vã đưa ra bất kỳ quyết định nào. Bên cạnh các bệnh viện phụ sản đầu ngành, bạn còn có thể chọn bệnh viện tỉnh, bệnh viện quận, huyện, hay thậm chí các trạm xá nếu bạn cảm thấy tin tưởng.
2. Sinh ở bệnh viện
Tùy theo lựa chọn của bạn, sẽ có những nữ hộ sinh hoặc bác sỹ trực tiếp xử lý ca sinh. Nữ hộ sinh và bác sĩ sẽ cho bạn biết những lựa chọn khác nhau như sinh thường, gây tê ngoài màng cứng hay sinh mổ…
Khi chọn sinh ở những bệnh viện chuyên về phụ sản như Từ Dũ, bệnh viện phụ sản Trung Ương, bạn có nhiều thuận lợi như bác sĩ có tay nghề cao, được xử lý ngay khi có các biến chứng, có thể chọn lựa nhiều phương pháp sinh khác nhau, có các bác sĩ am hiểu về nhi khoa để chăm sóc cho bé con vừa mới sinh của bạn.
Nếu ở quanh khu vực bạn sống có nhiều bệnh viện, có thể chọn lựa kỹ lưỡng để có được một nơi sinh thích hợp nhất với mình. Một số điều mà bạn cần lưu ý:
Bạn có thể tham quan khu vực sinh được không?
Khi nào bạn có thể đặt phòng sinh?
Bạn cần mang theo giấy tờ gì?
Số tiền tạm ứng là bao nhiêu?
Bạn được trang bị những gì sau khi sinh: nệm, chăn, băng vệ sinh cho mẹ mới sinh, bộ đồ cho bé…
Bạn sẽ ở lại bao lâu?
Bạn có thể đưa người thân vào phòng sinh không?
Bạn có thể sinh con ở tư thế nào: nằm, ngồi…
Bệnh viện có sẵn thuốc giảm đau không?
Nếu bé sinh non hay bị ốm, bác sĩ của bệnh viện có thể chăm sóc không?
Bé sẽ được ở cạnh mẹ hay ở một phòng riêng?
Bạn có thể nuôi con bằng sữa mẹ hay sữa công thức trong ngày đầu tiên?
Bệnh viện có quy định nào về việc thăm nuôi?
3. Sinh ở trạm xá
Trạm xá tạo cho bạn cảm giác gần gũi hơn khi sinh ở bệnh viện. Ít người lựa chọn trạm xá nên bạn sẽ được chăm sóc một cách chu đáo hơn. Nơi sinh ở gần nhà sẽ giúp người thân dễ đến thăm và chăm sóc cho bạn. Nếu bạn đang ở điều kiện sức khỏe tốt trong suốt quá trình thụ thai và mang thai, đây sẽ là một lựa chọn tốt. Trạm xá cũng là lựa chọn lý tưởng khi bạn quen biết các bác sĩvà hộ sinh ở đây. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý:
Bạn sẽ được chuyển đến bệnh viện nếu có bất kỳ biến chứng nào xảy ra trong quá trình sinh.
Bạn không thể chọn biện pháp giảm đau khi sinh
Nếu đã chọn sinh ở trạm xá, khi chuẩn bị sinh con, bạn đừng quên tham khảo các thông tin sau:
Mất bao lâu để bạn di chuyển từ trạm xá đến một bệnh viện tuyến trên nếu ca sinh xảy ra trục trặc?
Bạn sẽ được đưa đến bệnh viện nào?
Sẽ luôn có nữ hộ sinh ở bên cạnh bạn chứ?
Trang thiết bị bao gồm những gì?
Bạn ở lại đó bao lâu sau khi sinh?
Nếu mới sinh con đầu lòng hoặc cảm thấy không yên tâm về sức khỏe của mình, bạn nên nghiêng về lựa chọn sinh ở bệnh viện hơn.
Cơ thể nặng nề cùng những tác dụng phụ cuối thai kỳ làm phần lớn mẹ bầu sắp sinh cảm thấy lười, chỉ muốn nằm dài nghỉ ngơi. Ngược với suy nghĩ của các mẹ, chuyên gia khuyến cáo mẹ bầu nên thường xuyên vận động nhẹ nhàng, đặc biệt là trong giai đoạn gần cuối thai kỳ. Điều này sẽ giúp hành trình vượt cạn dễ dàng hơn. Đi bộ là lựa chọn hoàn hảo nhất cho mẹ trong giai đoạn này.
2. Mẹ bớt lo, sinh con mới dễ
Không ít thì nhiều, hẳn mẹ bầu sắp sinh đều có cảm giác lo lắng, sợ hãi chuyện sinh con và những cơn đau đẻ. Thực tế, sợ hãi này chẳng giúp bạn vượt qua quá trình sinh con dễ dàng hơn. Ngược lại, sợ hãi còn làm cho quá trình này thêm “hãi hùng”, bởi khi mẹ bầu sợ hãi, quá trình co thắt tử cung sẽ bị ức chế, dẫn đến quá trình chuyển dạ kéo dài hơn, thậm chí có thể gây khó sinh.
[inline_article id=72592]
3. Hạn chế chán nản, mệt mỏi
Giống lo lắng, chán nản mệt mỏi cũng không phải cảm giác tốt cho mẹ bầu và thai nhi lúc này. Thậm chí, tâm trạng không vui của mẹ còn có thể ảnh hưởng đến quá trình bé cưng chào đời nữa đấy. Tốt nhất, mẹ bầu sắp sinh nên cố gắng giữ một tâm trạng thoải mái, vui tươi trước “giờ G” để hành trình vượt cạn được an toàn, khỏe mạnh.
4. Tránh tự kích thích núm vú
Để chuẩn bị cho quá trình chào đời của bé, gần những tháng cuối thai kỳ, “núi đôi” của bạn sẽ căng phồng, sẵn sàng để tiết sữa cho bé bú. Bạn có thể massage nhẹ nhàng bầu ngực để dễ chịu hơn. Tuy nhiên, tránh không nên kích thích núm vú, bởi hành động này có thể giải phóng hormone oxytocin, loại hormone chịu trách nhiệm làm co bóp tử cung.
5. Vệ sinh “cô bé” không đúng cách
Bình thường, việc thụt rửa âm đạo sâu đã không được các chuyên gia khuyến khích. Với tình trạng hiện tại, “cô bé” đang trong tình trạng sung huyết, việc thụt rửa càng nên tránh. Mẹ bầu chỉ nên vệ sinh vùng kín bằng nước sạch, hoặc dung dịch vệ sinh. Vệ sinh từ trước ra sau, tránh để vi khuẩn từ hậu môn di chuyển lên phía trước và tấn công “cô bé”.
Những tháng cuối cùng của thai kỳ, nhất là giai đoạn cận kề ngày dự sinh, mẹ bầu sẽ trở nên nhạy cảm hơn hẳn. Tử cung thỉnh thoảng sẽ xuất hiện những cơn co thắt kéo dài sau khi quan hệ. Tuy quan hệ tình dục không thể làm cổ tử cung mở ra để chuyển dạ, nhưng bà bầu cũng nên nhắc nhở anh xã, không nên “tấn công” quá sâu, tránh làm đau mẹ bầu.
7. Cẩn thận chuyện ăn uống
Trong giai đoạn cuối thai kỳ, thai nhi đã thành hình và ổn định nên nhiều mẹ có xu hướng dễ dãi hơn với chuyện ăn uống của mình. Tuy nhiên, có dễ bao nhiêu, bầu cũng không nên ăn thực phẩm sống, hoặc chưa chín kỹ đâu nhé! Thực phẩm tươi sống rất dễ bị nhiễm khuẩn, chứa ký sinh trùng toxoplasmosis hoặc khuẩn E. Coli, hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của mẹ và bé.
[inline_article id=4203]
8. Tránh đi du lịch xa
Từ tuần thai 37, bé cưng có thể sẽ chào đời bất cứ lúc nào. Vì vậy, để tránh tình huống không mong đợi, chẳng hạn như bé cưng chào đời ngay trên xe, mẹ bầu nên hạn chế đi du lịch đến những nơi xa. Hơn nữa, việc di chuyển, đi lại vào lúc này xung có thể làm mẹ mệt mỏi, ảnh hưởng không tốt đến thai nhi.
Chỉ có khoảng 5% trẻ sơ sinh chào đời đúng ngày dự sinh. Chính vì vậy, việc nhận biết được các dấu hiệu sắp sinh sẽ giúp mẹ bầu chuẩn bị tốt hơn. Nếu thấy xuất hiện những dấu hiệu sau, ngày mẹ và bé chính thức “chào hỏi” nhau sẽ không còn xa nữa.
– Bụng bầu tụt xuống: Dấu hiệu này thường xuất hiện trước ngày sinh một vài tuần.
– Cổ tử cung mở: Tùy theo sức khỏe từng mẹ, độ mở của cổ tử cung cũng sẽ khác nhau.
– Chuột rút và đau lưng nhiều hơn: Lúc này, các cơ khớp vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho sự chào đời của bé “vô tình” làm tình trạng chuột rút và đau lưng nghiêm trọng hơn.
– Tăng dịch tiết âm đạo: Trước ngày sinh 1 tuần, mẹ bầu sẽ thấy dịch âm đạo có màu đỏ hồng. Nếu dịch tuân thành dòng, bầu nên đến bệnh viện ngay.
– Các cơn co thắt xuất hiện ngày càng nhiều, với một tần suất nhất định. Ngay khi các cơn co thắt xuất hiện liên tục cứ mỗi 5 phút/lần, mẹ bầu nên nhanh chóng đến bệnh viện ngay.
Bất cứ mẹ bầu nào cũng muốn quá trình vượt cạn của mình diễn ra suôn sẽ, tự nhiên. Tuy nhiên, vì một số lý do, bác sĩ sẽ phải can thiệp để giúp bạn “mẹ tròn con vuông”. Và một trong những biện pháp phổ biến nhất là giục sinh, hay còn gọi là kích đẻ.
Phương pháp giục sinh là gì?
Nếu quá trình chuyển dạ của bạn không tự bắt đầu, bác sĩ sẽ đề nghị việc dùng một số thuốc và kỹ thuật nhất định để kích thích tử cung co thắt. Phương pháp này sẽ được thực hiện khi những rủi ro của thai kỳ kéo dài cao hơn so với những rủi ro do việc giục sinh đem lại. Chẳng hạn, khi bạn mang thai quá ngày dự sinh 1-2 tuần và không có dấu hiệu chuyển dạ. Lúc này, khả năng vận chuyển chất dinh dưỡng cung cấp cho thai nhi đã kém dần. Hơn nữa, nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm cũng cao hơn rất nhiều.
Một số trường hợp khác cũng được chỉ định giục sinh như:
– Mẹ bầu bị tiền sản giật hoặc cao huyết áp mãn tính
Có rất nhiều phương pháp giục sinh khác nhau. Tùy vàp tình trạng tử cung, tình trạng sức khỏe cũng như tính khẩn cấp, bác sĩ sẽ chỉ định phương án phù hợp.
Thông thường, nếu cần giục sinh mà cổ tử cung vẫn chưa giãn ra, bạn sẽ được cho nhập viện. Sau đó, bác sĩ sẽ bắt đầu tiêm thuốc giục sinh chứa prostaglandins vào trong âm đạo. Thuốc giục sinh sẽ giúp kích thích cổ tử cung mềm ra và tạo ra sự co bóp đủ để bắt đầu chuyển dạ. Nếu prostaglandins không giúp bạn chuyển dạ, bác sĩ sẽ tiếp tục tiêm thuốc Pitocin hay còn gọi là Oxytocin truyền qua tĩnh mạch. Pitocin dùng để kích thích quá trình chuyển dạ hoặc tăng cường sự co bóp. Trong trường hợp cổ tử cung đã bắt đầu mềm ra, bác sĩ sẽ bắt đầu ngay với Pitocin.
Giục sinh không quá nguy hiểm và là phương pháp cần thiết trong trường hợp sức khỏe bà bầu và thai nhi có vấn đề. Sử dụng thuốc giục sinh cũng chỉ là biện pháp nhân tạo giúp cơ thể hình thành các cơn co tử cung. Vì vậy, phương pháp này không ảnh hưởng đến sức khỏe hay trí thông minh của bé cưng trong bụng. Mẹ có thể hoàn toàn yên tâm.
[inline_article id=73148]
Kinh nghiệm giục sinh tự nhiên khi thai quá ngày liệu có đáng tin?
Theo các chuyên gia, phương pháp giục sinh chỉ nên thực hiện tại các bệnh viện phụ sản và dưới sự kiểm soát của các bác sĩ sản khoa kinh nghiệm. Khi bạn gặp vấn đề sức khỏe, hoặc khi thai nhi có vấn đề, chỉ bác sĩ mới có quyền chỉ định sử dụng phương pháp giục sinh. Cho đến hiện tại, vẫn chưa có kỹ thuật kích thích chuyển dạ tự nhiên nào được chứng minh là hiệu quả và an toàn. Do đó bạn không nên thử bất cứ điều gì mà không có sự hướng dẫn của bác sĩ. Dưới đây là một số phương pháp bạn có thể đã nghe nói đến:
– Quan hệ tình dục: Tinh dịch có chứa prostaglandins và việc đạt cực khoái có thể kích thích tạo ra một số cơn co thắt. Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng quan hệ tình dục có thể là một phương pháp giục sinh tự nhiên. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng nào có thể xác nhận khả năng chính xác của việc này.
– Kích thích núm vú: Kích thích núm vú giải phóng oxytocin, chất giúp bắt đầu quá trình chuyển dạ. Mức độ an toàn và hiệu quả của phương pháp này còn cần được nghiên cứu sâu hơn. Kích thích núm vú có thể tạo nên những kích thích quá đà cho tử cung. Hơn nữa, các cơn co thắt và phản ứng của bé cần được theo dõi qua máy. Tốt nhất, mẹ đừng nên thử phương pháp này tại nhà.
[inline_article id=79958]
– Dầu thầu dầu là một loại thuốc nhuận tràng mạnh và có thể tạo ra một số cơn co thắt. Không có bằng chứng nào cho thấy nó giúp kích thích chuyển dạ trong khi rất nhiều phụ nữ đã phải chịu đựng các hiệu ứng khó chịu mà nó gây ra.
– Các phương pháp thảo dược: Một loạt các loại thảo mộc được giới thiệu là có ích cho việc giục sinh. Trong số đó có những loại rất nguy hiểm vì chúng có thể gây nên những cơn co thắt quá dài hoặc quá mạnh cùng nhiều vấn đề khác có thể không an toàn cho bé. Mẹ bầu nên hết sức cẩn thận với phương pháp này.
Đáy chậu là vùng da mềm giữa âm đạo và hậu môn. Vì đây là vùng nằm ngay sát nơi bé sẽ chui ra ngoài trong một ca sinh thường, nó cũng sẽ chịu không ít áp lực và dễ bị rách, nhất là đối với những mẹ bầu sinh con lần đầu. Để hạn chế những vết thương khó lành ở vùng này, các nữ hộ sinh và bác sỹ sản khoa thường dùng thủ thuật cắt tầng sinh môn để giúp vết thương chỉ đi theo 1 đường thẳng, dễ dàng được khâu lại và lành nhanh chóng.
Việc thực hiện massage đáy chậu là một biện pháp giúp hạn chế các vết thương tự nhiên, đồng thời các mẹ bầu cũng không phải cắt tầng sinh môn nhiều, vì nó sẽ giúp tăng cường sự dẻo dai của vùng đáy chậu. Điều này cũng một phần sẽ giúp mẹ vượt cạn dễ dàng hơn.
Bắt đầu việc massage đáy chậu
Tam cá nguyệt cuối luôn là giai đoạn nước rút để bạn chuẩn bị những bước quan trọng cho kế hoạch vượt cạn dễ dàng của mình. Khoảng từ tuần thứ 34, bạn có thể bắt đầu việc massage đáy chậu.
Các bước tiến hành:
-Hãy đảm bảo rằng bạn đã rửa tay sạch và cắt móng tay.
-Bắt đầu bằng việc ngồi ở một tư thế thoải mái, hai chân cách xa nhau để bạn có thể dễ dàng tiếp cận vùng đáy chậu của mình.
-Để massage dễ dàng, nên sử dụng dầu có vitamin E như dầu thực vật hay dầu massage, cho vùng bàn tay và vùng đáy chậu của bạn. Điều này cũng tương tự như khi massage toàn thân vậy. Lưu ý, không nên dùng dầu em bé hay các loại dầu khoáng để massage đáy chậu.
-Đặt các đốt trên cùng của các ngón cái của bạn vào phía trong âm đạo, nhấn xuống phía trực tràng và về 2 bên cùng 1 lúc.
-Tiếp tục giữ và ấn cho đến khi bạn cảm thấy một chút nóng hay ngứa.
-Giữ nguyên khoảng 2 phút.
-Massage vùng đáy chậu bằng cách đưa tay lên và xuống, sang hai bên.
-Đặt các đốt trên cùng của ngón cái vào phía trong âm đạo, nhẹ nhàng kéo các mô về phía trước. Vì trong ca sinh, đầu của em bé cũng đẩy ra ở cùng một hướng. Giữ khoảng 3 đến 4 phút.
-Cuối cùng, nhẹ nhàng massage vùng đáy chậu với bàn tay vuốt lên và xuống, sang hai bên.
-Lưu ý, tránh chạm vào đầu ống tiểu vì có thể làm bạn bị nhiễm trùng đường tiểu.
-Nên thực hiện động tác massage nhẹ nhàng để tránh sưng và đau.
Ngoài ra, bạn có thể sẽ cần một chiếc gương để quan sát và làm quen với vùng đáy chậu của mình.
[inline_article id=122245]
Những lưu ý về massage đáy chậu
Như mọi phương pháp khác, massage đáy chậu không phải lúc nào cũng hiệu quả. Mặc dù đây là một trong những cách không mới để tăng khả năng vượt cạn dễ dàng, không phải mẹ bầu nào cũng thực hiện. Có thể bạn chưa quen với việc phải tiếp cận với những vùng rất riêng tư của cơ thể.
Bạn cũng có thể nghĩ rằng điều này thực sự quá mức riêng tư đến nỗi cả chính bản thân mình cũng thấy… ngại. Và nếu bạn thấy không thoải mái thì cũng không cần miễn cưỡng bản thân. Vẫn còn rất nhiều cách khác để giúp bạn vượt cạn dễ dàng mà không cần dùng đến thuốc giảm đau hay kết thúc ca sinh trong phòng mổ.
[inline_article id=67139]
Ngoài ra, nếu bạn thuộc nhóm những ca mang thai cần theo dõi đặc biệt như nhau tiền đạo, đã từng bị dọa sảy thai hay sảy thai ở lần mang thai trước đó, tốt nhất chỉ nên làm theo các chỉ định của bác sỹ mà thôi, không nên thử bất cứ phương pháp nào nếu chưa được sự đồng ý của các chuyên gia.
Việc chuẩn bị trước khi sinh mổ kỹ lưỡng sẽ giúp mẹ bầu không bị bỏ sót những thứ quan trọng. Vì vậy, hãy cùng Marrybaby xem trước khi đi đẻ bà bầu cần chuẩn bị những gì nhé.
♦ Các mẹ không nên ăn gì trong 8 tiếng trước khi lên bàn mổ: Mẹ bầu nên hạn chế ăn bất cứ thứ gì trước khi lên bàn mổ. Sở dĩ như vậy, bởi vì trước khi mổ mẹ thường phải gây mê hoặc gây tê, việc ăn uống sẽ khiến có nguy cơ gây tai biến trào ngược thức ăn vào từ dạ dày vào phổi gây đột tử cho mẹ do viêm phổi hay xẹp phổi.
♦ Cạo lông vùng “tam giác mật”: Điều này thường được bệnh viện tiến hành trước khi cho mẹ vào phòng mổ.
♦ Cảm giác lạnh run: Sau khi phẫu thuật lấy em bé ra, mẹ sẽ được chuyển về phòng hậu phẫu và có cảm giác lạnh run lên. Một phần là do mẹ bị mất sức sau phẫu thuật, một phần là do phòng hậu phẫu thường khá lạnh.
♦ Nên dùng thuốc giảm đau: Thời gian sau khi phẫu thuật, các mẹ sẽ rất đau đớn vì vết mổ. Vì vậy, mấy ngày đầu, các bác sĩ sẽ tiêm thuốc giảm đau cho các mẹ. Ngoài việc phải chịu đau nhức do những mũi khâu vết mổ lại với nhau, sản phụ còn phải trải qua những cơn đau đớn của chuột rút sau khi sinh.
♦ Có thể bị rối loạn đường ruột: Thời gian sau khi sinh, sản phụ thường bị rối loạn đường ruột khiến bạn đi vệ sinh khó khăn. Bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi và mất nhiều sức lực. Để cải thiện vấn đề này, bạn nên ăn thật nhiều rau xanh và hoa quả, nước ép là biện pháp khắc phục táo bón hiệu quả rất tốt.
♦ Cảm giác đau đớn ở vết mổ: Khác với các mẹ sinh thường, các mẹ sinh mổ phải chuẩn bị tâm lý để chịu đau sau giải phẫu. Ngược lại với các mẹ sinh thường phải chịu cơn đau đẻ nhưng sau khi em bé ra đời sẽ không còn cảm giác đau đớn, các mẹ sinh mổ phải đau vết thương ít nhất một tuần. Trong thời gian đó, mẹ sẽ dần hồi phục sức khỏe và mới bắt đầu có sữa nhiều cho con bú. Trong thời gian này, bạn sẽ không tránh được những mệt mỏi đau đớn của vết thương nên cần sự giúp đỡ của người thân trong gia đình.
-Sữa sẽ về chậm: Thông thường, việc dùng thuốc gây mê và kháng sinh, thuốc giảm đau sẽ ảnh hưởng khá nhiều đến quá trình sản xuất sữa của mẹ. Thông thường, các mẹ sinh mổ sẽ phải chờ vài ngày mới thấy sữa về, tuy nhiên, nếu cho con bú thường xuyên và áp dụng đúng các biện pháp để kích thích tiết sữa thì mẹ vẫn thoải mái cho con bú hệt như các mẹ sinh thường.
Chuẩn bị đồ đi sinh mổ
Đẻ mổ cần chuẩn bị những gì? Các mẹ sinh thường hay sinh mổ thông thường đều phải chuẩn bị đồ cho mẹ và con như nhau. Tuy nhiên, với những người sinh mổ phải ở lại bệnh viện lâu hơn, từ 5-7 ngày, vì vậy đồ đạc chuẩn bị cần nhiều hơn và cẩn thận hơn. Khi đã nhận quyết định sinh mổ do hẹp khung chậu, thai già tháng hay do bé nằm ngôi ngược hoặc các lý do khác, mẹ bầu cần nhớ mang theo trong hành lý đi sinh của mình những thứ sau:
Bộ quần áo dài dành cho ngày ra viện vì trong thời gian ở viện, các mẹ thường mặc quần áo ở bệnh viện.
Tất (vớ) 3-5 đôi
Bông gòn dùng để nhét tai.
Đôi dép đi trong nhà.
Quần lót tiện lợi
Băng vệ sinh loại dành riêng cho sản phụ để dùng cho những ngày đầu sản dịch ra nhiều.
Đồ vệ sinh cá nhân cho mẹ và người nhà.
Đồ dùng sơ sinh cho bé
Chuẩn bị viện phí
Chuẩn bị gì khi sinh mổ? Chi phí viện phí của mỗi ca sinh là khác nhau, với những ca sinh mổ giá thường cao hơn sinh thường từ 2-3 triệu đồng, điều này tùy thuộc vào việc chọn phòng, dịch vụ và bệnh viện mà bạn chọn. Thông thường mỗi ca sinh mổ dao động từ 5-10 triệu đồng. Nếu chọn phòng thường có giá khoảng 100-200 nghìn đồng/giường. Nếu bạn chọn phòng dịch vụ 2-3 người khoảng 300-500 nghìn đồng/giường. Nếu muốn thoải mái hơn nữa, các mẹ có thể chọn phòng dịch vụ với giá 700-1 triệu đồng/giường hoặc hơn.
Sau đây là bảng chi phí tham khảo:
– Các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện: 3-4 triệu đồng
– Bệnh viện Từ Dũ: 5-7 triệu đồng
– Bệnh viện Phụ sản Quốc tế Sài Gòn: 30-40 triệu đồng
– Bệnh viện Việt Pháp: 30-50 triệu đồng
– Bệnh viện Phụ sản Mê kông: 15-20 triệu đồng
– Bệnh viện Việt Nhật: 4-6 triệu đồng
– Bệnh viện Phụ sản Hà Nội: 4-5 triệu
– Bệnh viện Phụ sản Trung ương: 4-5 triệu
[inline_article id=136410]
Khi mẹ chuẩn bị trước khi sinh mổ kỹ lưỡng thì sau khi sinh sẽ chủ động được nhiều thứ hơn. Những điều Marrybaby chia sẻ trong bài viết này bầu hãy ghi nhớ nhé.
Tùy theo cơ địa của từng mẹ, những dấu hiệu sắp sinh có thể sẽ khác nhau. MarryBaby mách mẹ 11 dấu hiệu “báo động đỏ” cơ bản, phổ biến nhất để mẹ chuẩn bị sẵn sàng tâm lý cho hành trình đón bé yêu sắp tới nhé!
1/ Giảm chứng ợ nóng
Ợ nóng là một trong những triệu chứng mang thai gây khó chịu cho các mẹ bầu trong giai đoạn cuối thai kỳ, do sức ép ngày càng lớn của thai nhi lên dạ dày của mẹ, làm axit dễ tràn vào khí quản. Tuy nhiên, trong những tuần gần đến ngày dự sinh, triệu chứng này sẽ giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân là do bé cưng đang dịch chuyển dần xuống phía dưới khung xương chậu để chuẩn bị cho hành trình chào đời của mình.
2/ Cơn đau dưới thắt lưng
Mẹ bầu cảm nhận được cơn đau dưới thắt lưng chứng tỏ hành trình quay đầu của bé cưng đang diễn ra khá suôn sẻ. Các cơn đau này có thể sẽ diễn ra một tuần trước ngày dự sinh, và có thể làm mẹ cảm thấy hơi khó chịu.
Mách nhỏ cho mẹ: Nâng cao chân, nhờ anh xã xoa nhẹ lưng hoặc làm ấm lưng bằng cách chườm nóng sẽ giúp mẹ làm dịu cơn đau hiệu quả.
3/ Tăng tiết nhầy âm đạo
Chất nhầy đóng vai trò như một cái nút “bịt kín” cổ tử cung trong suốt thai kỳ. Khi ngày dự sinh cận kề, chất nhầy trong cổ tử cung sẽ trở nên lỏng hơn và nước ối dễ dàng rò rỉ hay vỡ hẳn.
Trước khi sinh một tuần, bầu có thể thấy âm đạo xuất hiện dịch màu hồng đỏ. Đến bệnh viện ngay nếu thấy dịch này bắt đầu tuôn thành dòng. Có khả năng cổ tử cung đã bắt đầu mở để chuẩn bị cho việc ra đời của bé yêu rồi mẹ ơi.
4/ Rỉ sữa non
Không chỉ diễn ra trong thời gian cho con bú, triệu chứng rỉ sữa non còn xuất hiện trong khoảng 3 tháng trước ngày dự sinh.
Trước vài tuần khi con yêu chào đời, bạn có thể sẽ nhận thấy dấu hiệu chuyển dạ này rõ nhất. Đây chính là sữa non “thần thánh” đầy dinh dưỡng các mẹ thường truyền tai nhau. Nếu vết sửa rỉ dính áo, bầu có thể mua miếng lót chuyên dụng đặt trong áo ngực để tránh ướt áo.
5/ Tiêu chảy
Vào khoảng vài giờ trước khi bé cưng ra đời, các hormone sinh nở sẽ khiến tử cung của mẹ bầu co giãn gây nên hiện tượng tiêu chảy.
Nếu dấu hiệu chuyển dạ này xảy ra, bạn nên uống thật nhiều nước và tránh uống sữa hoặc những đồ uống có đường vì sẽ làm tình trạng xấu hơn. Đồng thời, bạn nên ăn thực phẩm thanh đạm như cơm để nạp năng lượng cho cơ thể, mẹ bầu nhé.
[inline_article id=74743]
6/ Sưng phù môi âm đạo
Trong suốt thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác sưng phù ở nhiều vùng khác nhau trên cơ thể, bao gồm môi âm hộ – lối dẫn vào âm đạo. Dấu hiệu sắp sinh này là do sự gia tăng của thể tích máu trong cơ thể đấy. Hơn nữa, sau tuần 37, khi em bé dịch chuyển xuống vùng xương chậu đã vô tình tạo nên một sức ép lên âm hộ.
7/ Đi tiểu thường xuyên hơn
Trong suốt thai kỳ, ắt hẳn các mẹ đã quá quen với việc đi tiểu thường xuyên rồi đúng không? Nhưng dấu hiệu này sẽ tăng nhiều hơn nữa trong tuần cuối khi bé cưng chào đời. Áp lực của thai nhi lên bàng quang ngày càng tăng là nguyên nhân dẫn dến việc đi tiểu thường xuyên hơn.
Một lời khuyên quan trọng cho mẹ bầu lúc này: Duy trì việc uống nước nếu bạn không muốn dẫn đến hiện tượng cơ thể thiếu nước. Tránh uống cà phê, nước giải khát có đường, bởi những thức uống này có xu hướng sẽ kích thích bàng quang hoạt động nhiều hơn.
8/ Bản năng làm tổ
Ba tháng cuối tháng kỳ là khoảng thời gian mệt mỏi, uể oải nhất của mẹ bầu do cơ thể lúc này đã trở nên cồng kềnh hơn hẳn. Nhưng bỗng nhiên sau một giấc ngủ dài, bạn cảm thấy cơ thể lại tràn đầy năng lượng và có hứng thú bắt tay vào dọn dẹp lại “tổ ấm” của mình.
Lời khuyên cho mẹ bầu: Tận dụng nguồn năng lượng này để đi lại dọn dẹp phòng ngủ, gian bếp, chuẩn bị những thứ cần thiết cho việc chào đón con yêu về “tổ” nhưng bạn nên nhẹ nhàng và không nên làm quá sức sẽ khiến cho mẹ và bé cùng mệt đấy nhé.
9/ Thay đổi dáng đi
Ở phương Tây, có môt cách nói khá hài hước rằng nếu dáng đi của mẹ bầu trông giống như sự pha trộn giữa anh cao bồi và chú vịt thì đó là dấu hiệu con yêu sắp ra đời. Nguyên nhân của dấu hiệu sắp sinh này là do xương chậu đã giãn ra chuẩn bị cho việc sinh nở, dẫn đến sự ảnh hưởng dáng đi của các mẹ.
Tuy nhiên, nếu dáng đi của bạn thay đổi kèm theo cảm giác khó chịu, đó có thể là dấu hiệu đau vùng chậu thắt lưng. Hãy trao đổi ngay với bác sĩ để được cung cấp một quá trình vật lý trị liệu an toàn cho mẹ và bé. Ngoài ra, các bác sĩ sẽ hướng dẫn cho mẹ bầu những bài tập thích hợp hoặc cho bạn sử dụng vành đai chuyên dụng để hỗ trợ xương chậu.
10/ Cơn co thắt thường xuyên
Khi dấu hiệu sắp sinh này xuất hiện, việc đầu tiên mà mẹ bầu cần làm là xác định liệu đó có phải đó là những cơn co thắt giả (Braxton Hicks) hay không? Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, những cơn co thắt giả này sẽ băt đầu xuất hiện sẽ khiến bạn lầm tưởng dấu hiệu của việc con yêu sắp chào đời. Những cơn co thắt hay còn gọi là “đau đẻ” chỉ xuất hiện trước ngày dự sinh 1 đến 2 tuần thôi các mẹ nhé.
Thông thường, những cơn co thắt sẽ ở mức độ nhẹ, ngắn cho đến mạnh mẽ và thường xuyên hơn. Nếu gặp dấu hiệu này gần vào ngày dự sinh, bạn cần đến bệnh viện ngay.
[inline_article id=78803]
11/ Vỡ nước ối
Nước ối vỡ đồng nghĩa với việc các thiên thần nhỏ sẽ bị mất đi môi trường tự nhiên. Nước ối có thể tuôn thành dòng hoặc kéo theo là từng giọt dịch lỏng nhỏ chậm dễ làm mẹ nhầm tưởng là hiện tượng chảy nước tiểu trong giai đoạn cuối thai kỳ.
Vỡ nước ối luôn là một trong những dấu hiệu sắp sinh rõ nhất báo hiệu bé yêu sắp chào đời. Vì thế, khi hiện tượng này xảy ra, các nữ hộ sinh sẽ yêu cầu bạn phải sinh bé ngay lập tức vì nguy cơ nhiễm trùng nước ối xảy ra với mẹ bầu lúc này sẽ tương đối cao. Đồng thời, các mẹ cần lưu ý nước ối nên có màu trắng đục gần giống với nước vo gạo. Nếu nước ối có màu xanh – dấu hiệu bị nhiễm trùng, bạn cần đến bệnh viện ngay để các bác sĩ kiểm tra.
Nhắc đến gây tê ngoài màng cứng, phần lớn các mẹ đều chỉ biết đây là phương pháp đẻ không đau hiệu quả. Tuy nhiên, mọi việc không đơn giản như vậy. Rất nhiều thông tin hữu ích về gây tê ngoài màng cứng mẹ nên tìm hiểu trước khi lựa chọn nếu không muốn bị bất ngờ khi gặp vài “trục trặc” nho nhỏ.
Phương pháp đẻ không đau là gì?
Là một phương pháp gây tê vùng được áp dụng cho giảm đau khi chuyển dạ. Thuốc tê được tiêm vào một khoang bao bọc xung quanh tủy sống (khoang NMC), thuốc gây tê sẽ được tiêm ngắt quãng hoặc bằng bơm kim điện tự động, bơm liên tục với tốc độ rất nhỏ và ổn định cho tới khi em bé ra đời .
Nhờ đó sản phụ sẽ được giảm đau để cuộc đẻ nhẹ nhàng hơn, nhanh hơn, bé cũng ít bị sang chấn hơn. Đa phần, phương pháp gây tê màng cứng được thực hiện khi cổ tử cung của sản phụ mở từ 3 đến 8cm, nhưng cũng có thể được thực hiện sớm hơn nếu sản phụ cảm thấy đau nhiều hoặc trong một số trường hợp bệnh lý của người mẹ.
Một vài trường hợp “đẻ không đau” cũng được thực hiện khi cổ tử cung đã mở nhiều hơn 8cm. Miễn là em bé vẫn chưa xuống quá sâu trong khung chậu của mẹ.
Các bước thực hiện gây tê ngoài màng cứng
Bác sĩ thăm khám trước khi thực hiện phương pháp đẻ không đau. Sản phụ được hướng dẫn ngồi hoặc nằm nghiêng một bên và giữ nguyên tư thế, Bác sĩ sẽ thực hiện sẽ tiến hành tìm khoang ngoài màng cứng (giữa 2 đốt sống).
Sau đó, vùng lưng của sản phụ sẽ được sát trùng một cách cẩn thận và thực hiện gây tê tại chỗ với một cây kim rất nhỏ, nhằm làm cho bớt đau khi đâm kim lớn gây tê ngoài màng cứng. Khi đã xác định được khoang ngoài màng cứng, Bác sĩ sẽ đặt ống thông vào đó và cố định dọc theo lưng.
Thuốc tê được bơm qua ống thông vào khoang ngoài màng cứng, cơn đau sẽ giảm hẳn sau khoảng 10 phút. Tiêm một liều thuốc tê qua ống thông vào khoang ngoài màng cứng chỉ giảm đau trong khoảng thời gian từ 45 – 70 phút. Để duy trì tiếp tục hiệu quả giảm đau cho đến khi sinh xong có thể dùng 2 phương pháp:
Truyền thuốc tê liên tục bằng một bơm tiêm tự động.
Hoặc bằng một bơm tiêm đặc biệt: sản phụ sẽ bấm nút để bơm tiêm tự động bơm một lượng thuốc tê mỗi khi sản phụ thấy đau (sản phụ sẽ chủ động điều khiển máy bơm để cắt cơn đau).
Với những sản phụ đã thực hiện đẻ không đau, nếu sau đó có chỉ định mổ lấy thai, sản phụ sẽ được tiêm thuốc tê với liều lượng và nồng độ lớn hơn để tiến hành mổ. Tác dụng của thuốc gây tê ngoài màng cứng sẽ tự mất đi sau đó 1 – 3 giờ (tùy liều thuốc).
Những thông tin cần biết về phương pháp đẻ không đau
Dưới đây là những thông tin cần biết cho các mẹ sinh con bằng phương pháp này:
1/ Gây tê ngoài màng cứng khác với gây tê tủy sống
Gây tê ngoài màng cứng là thủ thuật tiêm thuốc giảm đau vào vùng giữa các đốt sống và dịch tủy sống, còn gọi là khoang màng cứng. 15 phút sau khi thực hiện, thuốc giảm đau mới có tác dụng.
Với phương pháp gây tê tủy sống, thuốc giảm đau có hiệu quả sau 5 phút thực hiện, và được tiêm trực tiếp vào tủy sống. Gây tê tủy sống thường được sử dụng trong những ca sinh mổ, còn gây tê ngoài màng cứng được dùng để giảm đau trong quá trình chuyển dạ, hay còn gọi là phương pháp đẻ không đau.
[inline_article id=123462]
2/ Không phải ai muốn cũng được!
Trước khi thực hiện gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ sẽ phải thăm khám chi tiết xem liệu bạn có phù hợp với phương pháp này không. Nếu thuộc 1 trong những trường hợp sau, có thể bạn sẽ bị từ chối, không được thực hiện phương pháp đẻ không đau này.
Đã và đang dùng thuốc chứa chất làm loãng máu trong thai kỳ.
Chất lượng máu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.
Tình trạng thừa cân gây khó xác định được vị trí khoan trên ngoài màng cứng để truyền thuốc vào.
Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.
Bà bầu bị viêm nhiễm ở vùng lưng.
Cổ tử cung đã mở đủ chuẩn để sinh thường (8-10cm).
3/ Bạn vẫn có thể cảm nhận mọi việc
Gây tê ngoài màng cứng chỉ có tác dụng giảm đau mà không gây mất ý thức. Bà bầu vẫn tỉnh táo, ý thức được mọi chuyện đang xảy ra xung quanh.
4/ Sinh con nhanh hay chậm tùy thời điểm gây tê
Với những mẹ đã có dấu hiệu đau bụng, gây tê ngoài màng cứng sẽ tạo điều kiện cho xương chậu “thư giãn”, âm đạo có thể giãn ra nhanh hơn. Tuy nhiên, nếu thuốc được đưa vào quá sớm, quá trình sinh con có thể kéo dài hơn, thậm chí chậm tới 20 phút.
[inline_article id=69178]
5/ Gây tê ngoài màng cứng cũng có biến chứng
Đa số các trường hợp gây tê ngoài màng cứng đều rất an toàn. Nếu có biến chứng xảy ra cũng ngắn hạn, ít trường hợp gây nguy hiểm đến tính mạng mẹ và bé. Một số phản ứng phụ phổ biến của phương pháp đẻ không đau này có thể bao gồm: tụt huyết áp, buồn nôn, khó chịu, đau lưng, đau đầu.
Những biến chứng hiếm gặp gây nguy hiểm nghiêm trọng khác bao gồm: nhiễm trùng, chảy máu, tổn thương thần kinh, thở chậm, ngừng thở, co giật, thậm chí có thể gây tử vong nếu thuốc được tiêm vào đột ngột.
6/ Cử động của mẹ bị ảnh hưởng
Nếu chọn lựa phương pháp đẻ không đau này, thuốc gây tê sẽ gây ảnh hưởng đến vùng lưng và chi dưới nên sau khi sinh nhiều mẹ sẽ gặp khó khăn khi đứng thẳng hoặc đi lại. Cảm giác này có thể kéo dài đến 5 giờ sau khi mẹ sinh xong.
Gây tê ngoài màng cứng khá an toàn cho mẹ và bé. Vai trò của Bác sĩ gây mê giảm đau rất quan trọng, cần trình độ chuyên môn cao. Nếu được thực hiện bởi đội ngũ Bác sĩ gây mê giảm đau chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ giúp các sản phụ trải qua một cuộc đẻ không đau an toàn nhất.